Phó Chủ tịch QH: Phong tướng quá nhiều, giờ giảm xuống họ không chịu
Hải Châu/ Infonet
Ảnh bên:Cử tri Nguyễn Trí Tổng (phường Thanh Bình, quận Hải Châu, Đà Nẵng):
"Chiếu theo luật mới thì "dư ra 74 tướng. Họ sẽ làm gì?" (Ảnh: HC)
“Vừa rồi phong nhiều rồi, phong quá nhiều nên bây
giờ giảm xuống họ không chịu. Như thế thôi, “tâm tư” là chỗ đó thôi chứ
không có gì cả!” – Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nói với cử tri
Đà Nẵng
“Dư” ra 74 tướng sẽ làm gì?
Ngày 1/12, tại buổi tiếp xúc cử tri Đà
Nẵng nhằm báo cáo kết quả kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa VIII, Phó Chủ tịch
Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho hay, kỳ họp đã thông qua Luật công an nhân
dân (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan QĐND
Việt Nam.
Theo đó, bảo đảm tổng số các vị trí có
hàm cấp tướng trong quân đội không quá 415 và công an không quá 205. Các
quy định liên quan đến thẩm quyền phong, thăng, giáng cấp tướng trong
hai Luật này có hiệu lực ngay sau khi luật được Chủ tịch nước ký quyết
định công bố.
Tuy nhiên nhiều cử tri Đà Nẵng cho rằng
việc phong tướng như vậy là quá nhiều. Theo cử tri Nguyễn Trí Tổng
(phường Thanh Bình, quận Hải Châu), điều mà đông đảo cử tri quan tâm là
ngày 12/1/1948, Bác Hồ ký sắc lệnh số 115 phong quân hàm cấp tướng cho
11 người, trong đó có 1 đại tướng là Võ Nguyên Giáp, 1 trung tướng là
Nguyễn Bình, còn lại là 9 thiếu tướng. Sau 30 năm chiến tranh, thống
nhất đất nước năm 1975 cả nước có 36 tướng. Và hiện nay, theo thống kê
của Quốc hội thì tại chức có 489 tướng.
“Như vậy, chiếu theo luật mới thì “dư”
ra 74 tướng. Thế thì 74 tướng này hiện nay sẽ làm gì? Chưa đến tuổi làm
sao nghỉ hưu? Tôi không có khuyết điểm gì làm sao cho tôi nghỉ? Như vậy
là “ngồi chơi xơi nước” để chờ về hưu à? Đó là chưa kể đến tướng “chìm”,
tướng là “đại tá đổi”, mang quân hàm đại tá nhưng thực chất là ăn lương
tướng thì chưa biết là bao nhiêu. Cho nên cử tri đặt vấn đề: Sao phong
tướng nhiều thế?
Ở nghị trường Quốc hội, Đại tướng, Bộ
trưởng Quốc phòng trả lời: “Không phong thì sợ anh em có tâm tư”. Như
vậy là đi bộ đội để mà được tướng? Rồi “phong là để chuẩn bị cho thời
chiến”. Biết bao giờ đến thời chiến? Đến thời chiến thì số tướng này có
còn tuổi để phục vụ nữa không hay đã về hưu rồi? Cho nên tôi thấy chỗ
này không thuyết phục được cử tri!” – ông Nguyễn Trí Tổng nói.
Tỉ lệ biểu quyết tán thành không cao
Trả lời ý kiến các cử tri, Phó Chủ tịch
Quốc hội cho hay, đây là vấn đề hết sức khó và nhạy cảm được cử tri,
nhân dân cả nước quan tâm, thế giới theo dõi. Nhiều ý kiến cử tri phản
ảnh quân đội thời bình sao nhiều tướng thế; tình hình trật tự an toàn xã
hội nảy sinh tội phạm ngày càng nhiều sao công an cũng nhiều tướng thế?
“Phản ảnh đó hoàn toàn đúng và rất nhạy cảm!” – Phó Chủ tịch Quốc hội
Huỳnh Ngọc Sơn nói.
Với tư cách là người được Ủy ban Thường
vụ Quốc hội phân công chịu trách nhiệm về mảng này, ông cho biết, vấn đề
này từng được đưa ra kỳ họp Quốc hội trước đây nhưng dừng lại, đến kỳ
họp thứ 7 mới cho ý kiến. Ý kiến lúc đầu không phải như luật đã thông
qua nhưng “nhiều vấn đề hết sức nhạy cảm, tế nhị” như các cử tri Đà Nẵng
đã đề cập.
“Vấn đề tâm tư rồi so sánh với nước
ngoài thế này, thế kia. Cũng phải nói rõ Trung Quốc cao nhất chỉ thượng
tướng, trong khi Campuchia chỉ trung đoàn trưởng cũng là đại tướng 4
sao. Không thể so sánh được. Nhưng vừa rồi nhiều vấn đề này khác, phân
tích lên, phân tích xuống, họp rất nhiều lần. Tôi cũng nhiều lần dự các
buổi báo cáo với các cơ quan quan trọng của Đảng về vấn đề này!” – Phó
Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nói.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Ngọc Sơn cám ơn cử tri Đà Nẵng đã có những ý kiến rất thẳng thắn và xác đáng! (Ảnh: HC) |
Do có nhiều ý kiến khác nhau nên theo
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, tỉ lệ biểu quyết thông qua hai
luật nên trên không cao. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ
quan chỉ có 73,4% tán thành, Luật Công an nhân dân chỉ nhích hơn 71%;
còn lại năm, bảy chục đại biểu Quốc hội không đồng ý và không biểu
quyết.
“Ngay trong lực lượng công an cũng có
những cái không thống nhất. Giám đốc Công an Hà Nội, TP.HCM là trung
tướng, còn các tỉnh khác chỉ đại tá. Có những tỉnh rất lớn như Thanh
Hóa, Nghệ An, Đồng Nai, Khánh Hòa, Đăk Lăk... cũng chỉ đại tá. Quân đội
cũng thế, hai TP lớn thì có thể quân hàm lên đến trung tướng nhưng các
sư đoàn đổ quân, các đơn vị không quân... trang bị rất hiện đại cũng chỉ
đại tá thôi” – Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho hay.
“Tâm tư” là ở chỗ đó thôi!
Tuy nhiên Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh
Ngọc Sơn cũng chỉ rõ, cái được của lần này là quy định cụ thể vị trí nào
có cấp tướng, chứ không như trước đây cứ lấy đơn vị đặc biệt, địa bàn
trọng yếu, rồi vấn đề này, vấn đề khác mà phong tướng. Ông nhấn mạnh:
“Bây giờ thì bỏ. Luật ghi rõ chức nào có thiếu tướng, chức nào có trung
tướng, chức nào có thượng tướng, chức nào là đại tướng. Cấp phó cũng quy
định rõ mỗi một chức, ví dụ cấp phó của Tư lệnh Quân khu thì không quá 4
người, chứ không phải như trước đây thích là cứ thế mà phong. Địa bàn
trọng yếu rồi thế này, thế khác và cứ thế mà phong!”.
Theo ông, tuy luật quy định tổng số các
vị trí có hàm cấp tướng trong quân đội là 415, công an 205 nhưng rất khó
để tới con số đó. Vì cấp tướng vẫn thực hiện 4 năm mới được lên một
cấp. Nếu là thiếu tướng thì sau đủ 4 năm mới lên được trung tướng, nhưng
chưa chắc lên được trung tướng vì đã hết tuổi, 60 là phải về. Đầu vào
của thiếu tướng không quá 57 tuổi, còn cao hơn khi có yêu cầu cụ thể thì
do Chủ tịch nước quyết định.
“Cho nên con số 415 không thể đạt được.
Không thể đạt được vì có người mới lên, chưa đủ năm thì đã hết tuổi.
Theo cách bây giờ, thời bình này, để lên thiếu tướng, ai phấn đấu giỏi
thì 57 tuổi mới có thể đạt được, còn không thì qua từng cấp từ tiểu đội,
trung đội, đại đội, tiểu đoàn... lên cho đến phó Tư lệnh Quân khu để có
được thiếu tướng là hết tuổi!” – Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn
phân tích.
Ông xác nhận, đúng như cử tri đã phản
ảnh, việc thông qua Luật công an nhân dân (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật sĩ quan QĐND Việt Nam “chưa thật ưng lắm”,
nhưng ông cho rằng đây cũng là bước cố gắng lớn “vì đây là vấn đề rất
khó, rất nhạy cảm chứ không phải đơn giản”.
Ông nhấn mạnh: “Vừa rồi phong nhiều rồi,
phong quá nhiều nên bây giờ giảm xuống họ không chịu. Như thế thôi,
“tâm tư” là chỗ đó thôi chứ không có gì cả. Vùng trọng yếu, địa bàn
trọng yếu, đơn vị đặc biệt cho nên phong nhiều lắm. Giám đốc công an các
tỉnh gần như bây giờ đều là thiếu tướng hết, quân đội được một ít bây
giờ rút về quân khu thì cũng nhiều. Khi tôi về làm Phó Tư lệnh, Tham mưu
trưởng Quân khu 5 thì 6 năm trời đại tá chứ chưa nói đến lúc làm Tư
lệnh. Bây giờ thì nhiều quá nên phải dừng lại, bớt lại!”.
Phải nâng tầm quân đội ta lên chứ! Đề nghị Bộ trưởng QP mang hàm đại nguyên soái, các thứ trưởng – nguyên soái, tư lệnh quân khu – đại tướng 7 sao, sư trưởng – đại tướng 6 sao, trung đoàn trưởng – đại tướng 5 sao, tiểu đoàn trưởng – thượng tướng, đại đội trưởng – trung tướng v.v…cuối cùng là tân binh phong luôn thiếu tá.
Trả lờiXóaMột đất nước hết chiến tranh đã hơn 30 năm, luôn theo đuổi hòa bình đến nỗi kẻ thù xâm phạm lãnh thổ cũng chỉ coi là anh em va chạm. Quân đội thì gần nửa làm kinh tế, kĩ thuật. Công an thì quá nửa đứng đường vậy mà lắm tướng lắm tá quá thé, tiền đâu mà nuôi cho xuể. Không rõ kẻ nào tâm tư nhưng nhân dân đã thực sự phẫn nộ.
Trả lờiXóaTễu thân thiết,
Trả lờiXóaThời gian qua nhiều ngày không truy cập Tễu được (cùng một số trang khác như Bọ Lập chẳng hạn). Thấy như thiếu cơm ăn, thiếu nước uống.
Đề nghị Tễu có các biện pháp về kỹ thuật/công nghệ để chống hack, đảm bảo việc truy cập trang không bị gián đoạn, phục vụ đông đảo bạn đọc.
Một ĐV nhưng mà tốt.
bây giờ mới có 200.000 người lĩnh lương hiu trên 10.000.000 vnd/ tháng chứ mấy. trông đó chắc có tới 90% là tướng tá quân đội công an vì lương thứ trưởng bây giờ mới có 14 triệu. nếu về hiu tại thời điểm này cùng lắm là 14 triệu x75% = 10.5 triệu ( đã có thâm niên lương 14 triệu 5 năm trước khi về hiu)
Trả lờiXóaĐề nghị mới nhập ngũ là phong cho tân binh chức Thiếu tướng luôn! Cho anh em hết "Tâm tư nắm..." Ai cũng là tướng, mà chả phải đánh đấm bảo vệ nhân dân (cụ thể là ngư dân VN) gì cả!
Trả lờiXóa"Bây giờ giảm xuống họ không chịu". Phát biểu của ông PCT QH không thuyết phục! Việc phong hay giảm tướng phải do QH quyết định chứ, sao lại phụ thuộc vào ý kiến của Quân đội hay công an? Chẳng lẽ khi "họ không chịu" thì QH cũng chịu sao? Trong vấn đề này chẳng có chuyện "nhạy cảm", "tế nhị" theo kiểu nể nang, gia đình như ông PCT QH nói cả. Cứ theo luật mà làm.
Trả lờiXóaKhông thuyết phục nhưng nó có thực.
XóaQuốc hội là cái quốc hội chứ là cái gì mà chịu với chả không chịu.
Nên bổ sung vào từ điển tiếng Việt ý nghĩa của 2 từ "tâm tư".
Trả lờiXóaTâm tư. tt. Tâm trạng thiếu ổn định, ủ rũ, u sầu của người không được phong tướng.
Vd: không phong tướng thì anh em tâm tư (Phùng Bộ trưởng)
Tớ thì thấy tahf phong tướng cho mấy ông bên quân đội còn nghe được chứ mấy ông bên công an, tướng nhiều quá, hóa ra tình hình trị an đất nước có vấn đề ah? Dân chúng ta là giặc hết à?
Trả lờiXóaTướng tá cả bầy, nhưng gặp giặc TC thì chạy thục mạng như bầy sơn dương gặp hổ.
Trả lờiXóaTâm tư là gì? Xin anh chị giúp giải thích cho tôi hiểu.
Trả lờiXóaThời chiến phong tướng vì Dân.
Trả lờiXóaThời bình phong tướng vì mình,vì ta
Chấn Phong
Nhiều tướng thế trách gì người nước ngoài họ đánh giá VN là một quốc gia hiếu chiến.Không sai.
Trả lờiXóaToàn thấy tướng đớp, tướng nhậu, tướng gái, tướng dọa dân thì giỏi.
Trả lờiXóa