“Vừa hợp tác vừa đấu tranh” – Đâu là sự thật
Đức Thành
Chiều
ngày 19/11/2014, trong phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc Hội, thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập đến cụm từ “vừa hợp tác vừa đấu tranh”
để biểu thị quan điểm trong quan hệ với Trung Quốc. Thực ra cụm từ “vừa
hợp tác vừa đấu tranh” chẳng có gì mới trong đối sách với nước láng
giềng phương Bắc này. Cha ông ta cũng đã sử dụng chiến lược này rất tốt.
Chính vì thế dân tộc Việt luôn trường tồn cùng với dân tộc Hán mặc dù
lưỡi dao Hán hóa không bao giờ thôi chĩa vào dân tộc Việt chúng ta.
Tuy
thủ tướng đã nêu quan điểm này tại diễn đàn Quốc hội với vai trò người
đứng đầu chính phủ, mà chính phủ thì là cơ quan chấp hành Quốc hội.
Nhưng Quốc hội thì chưa bao giờ có nghị quyết riêng về vấn đề đối sách
với Trung Quốc (lẽ ra đại biểu phải chất vấn Chủ tịch Quốc hội hoặc lôi
ông Tổng bí thư Đảng ra mà chất vấn vì sao không ra nghị quyết về quan
hệ với Trung Quốc). Trở lại Hiến Pháp, Quốc hội đã trao quyền lãnh đạo
nhà nước và xã hội cho Đảng Cộng sản và Đảng quán triệt đường lối chính
sách lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng các nghị quyết, chỉ thị, quyết
định thì cũng chưa thấy có nghị quyết, quyết định chỉ thị hay văn bản
riêng về vấn đề quan hệ với Trung Quốc kiểu vừa hợp tác vừa đấu tranh
như Thủ tướng đề cập.
Từ
trước đến nay chỉ thấy Đảng muốn dân phải ca ngợi người láng giềng cộng
sản phương Bắc kiểu bạn bè bốn tốt và 16 chữ “vàng” nhưng qua những
hành động của láng giềng lại thể hiện là ngược lại. Biển đảo của Việt
Nam chúng đến cắm dàn khoan, chúng giết chết cán bộ chiên sỹ của đã canh
giữ từng tấc đất vuông đảo của ông cha để lại vậy mà Đảng không dám
điều động quân, lương, vũ khí khí tài để cứu cán bộ chiến sỹ ta và lấy
lại biển đảo đã bị chúng xâm lược.
Nhân dân căm thù bọn bành trướng biểu tình biểu thị lòng yêu nước thì Đảng lại bắt bớ tù đày.
Trong
lúc cả dân tộc sục sôi vì biển quê hương bị chúng đem giàn khoan khủng
nghênh thách thức cả dư luận thế giới. Toàn dân tộc thì mong mỏi Quốc
hội của Đảng , ban chấp hành của Đảng sớm ra cái nghị quyết để phản đối
sự xâm lăng này . Thực sự cho đến nay nhân dân vẫn trông đợi một quyết
sách tập thể về việc này mà vẫn chưa được thì lời phát biểu lạc lõng của
cá nhân Thủ tướng như vừa rồi liệu hiệu quả đến đâu.
Dù
sao thì sách lược hay đối sách của người điều hành đất nước về quan hệ
bang giao với nước ngoài nhất là với quan hệ Viêt- Trung cũng đã được
phát ra, có thể cũng giải tỏa nỗi lo âu của một vài cái đầu nông cạn.
Nhưng phần lớn con dân nước Việt vẫn phải băn khoăn vì “nói vậy mà không
phải vậy” giữa vai trò cá nhân người phát ngôn là thủ tướng với vai trò
của tổ chức đáng lẽ phải ra nghị quyết để Thủ tướng phải hành động theo
nghị quyết đó, thì đằng này Thủ tướng đã phát biểu trước khi có nghị
quyết . Liệu lời nói của thủ tướng trước Quốc hội có trở thành nghị
quyết của Đảng làm kim chỉ nam cho guồng máy Nhà nước vận hành theo đúng
như lời nói của Thủ tướng.
Người Tàu cộng sản
thừa thủ đoạn mánh khóe để không dùng vũ khí nóng đi xâm chiếm lãnh thổ
nước khác một cách trực diện nhưng họ đã không từ mọi mưu hèn kế bẩn để
đạt được mục đích. Họ phá hoại từ rễ cây, cọng lá của người dân Việt ,
họ dùng chính sách người Việt trị người Việt một cách cực kỳ thâm hiểm .
Với chiêu bài kinh tế họ đang dần dần chiếm lĩnh các vị trí trọng yếu
về an ninh quốc phòng chờ cơ hội giống như ngày xưa cha ông họ dùng khổ
nhục kế thu gom vàng bạc đem chôn xuống đất yểm bùa chú làm thần giữ của
đợi cơ hội đem quân sang vơ vét đem về. Họ dùng tiền gái mua chuộc và
khống chế khóa mồm những cán bộ có chức quyền.
Về truyền thông họ cậy nước lớn người đông tuyên truyền lấn át, tung hỏa mù gây thật giả lẫn lộn trên cộng đồng quốc tế…
Đối
với nhân dân nước họ, họ kích động thù hằn dân tộc, rao giảng những thứ
không có thật về lãnh thổ của họ. Có bao nhiêu nước chung đường biên
giới thì chừng ấy nước họ gieo giắt chiến tranh hoặc gây hấn.
Nhưng
họ lại rất sợ đấu tranh pháp lý, đấu tranh ngoại giao đa phương, đấu
tranh nghị trường khu vực và Quốc tế… Điều này người dân Việt Nam bình
thường nhất ai cũng nhận ra. Thật tiếc rằng những kênh đấu tranh đó
không được Đảng của ông Thủ tướng ra nghị quyết cho ông làm thì không
hiểu ông và chính phủ của ông sẽ đấu tranh với người Tàu cộng sản của
ông kiểu gì.
Còn nói về hợp tác với người Tàu
cộng sản trong thực tế đã làm dân tộc Việt ớn đến tận xương tủy, với Các
công trình trọng điểm của quốc gia mà chiếm tới 90% nhà thầu Trung Quốc
trúng thầu. Khu công nghiệp Vũng Áng chưa giải tỏa được nỗi lo của dân
Việt thì nay lại xuất hiện thêm mũi Cửa Khẻm Hải Vân.
Người
dân Việt Nam hôm nay thì lo sợ bởi những kiểu đấu tranh bảo vệ nhau
trong các nhóm lợi ích liên quan đến người Tàu cộng sản hơn là cách đấu
tranh đối phó với việc xâm lấn lãnh thổ của người Tàu mà cụ thể như vụ
mũi Cửa Khẻm vừa rồi, trong khi mọi cấp mọi ngành và người dân đang lo
âu về sự mất an ninh quốc phòng trong dự án du lịch mũi Cửa Khẻm do
người Tàu làm chủ và tìm cách để ngăn chặn dự án này thì ông chủ tịch
UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế lại vin vào chuyện “cấp phép đúng qui trình” để
che dấu cái sai của mình.
“Biển Đông vạn dặm giang tay giữ” đó là lời dặn dò của cụ trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm từ hơn 500 năm nay cho toàn dân Việt.
Chỉ mong sao Thủ tướng đừng vừa hợp tác vừa đấu tranh kiểu Cửa Khẻm.
Đ.T.
Tác giả gửi BVN
"ông và chính phủ của ông sẽ đấu tranh với người Tàu cộng sản của ông kiểu gì." Kiểu "chân nhấn ga , chân nhấn phanh" chứ còn kiểu gì! Thực tế , chỉ nói nhiều chứ hành động được bao nhiêu. Vậy nên Tàu cộng chẳng sợ.
Trả lờiXóaNếu chủ trương hiện nay là " Vừa hợp tác , vừa đấu tranh " thì cụm từ nầy có thể hiểu theo 4 cách mà từ trước đến nay đất nước ta đã theo đưỗi một trong 4 cách đó đối với Trung Quốc:
Trả lờiXóa1-Không hợp tác, không đấu tranh.
2-Không hợp tác, đấu tranh
3-Hợp tác , không dấu tranh
4-Vừa hợp tác, vừa đấu tranh.
1 và 2 có thể bị loai ra vì " Không hợp tác " với TQ thì nước ta đâu đến nỗi như ngày hôm nay.
Trường hợp 4 " Vừa hợp tác , vừa đấu tranh " được xem là sáng kiến mới của Thủ Tướng sẽ áp dụng kể từ nay.( Thật ra kiểu nầy cũng giống như chiến thuật " Vừa đánh vừa đàm " trước đây trong chiến tranh chống Mỹ.)
Như vậy thì không lẽ chính sách của ta đối với Trung Quốc từ trước đến nay lại lọt vào trường hợp 3. Nếu đúng như vậy thì thật là tai hại cho đất nước nầy.
Có nước "Đánh trâu" thì có...
Trả lờiXóa