Gia Minh
RFA
Ảnh:Lãnh đạo các Quốc gia Đông Nam Á chụp ảnh chung với tổng thống
Thein Sein (giữa) trong lễ khai mạc của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần
thứ 25 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Myanmar ở Naypyidaw vào ngày 12
Tháng 11, 2014
Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á- ASEAN lần thứ
25, cùng một số hội nghị cấp cao liên quan diễn ra trong hai ngày 12 và
13 tại thủ đô Naypyidaw của Miến Điện, nước chủ nhà năm nay của ASEAN.
Vấn đề tranh chấp tại khu vực Biển Đông được cho biết là một nội
dung chính của thượng đỉnh ASEAN lần này. Liệu mong muốn có thể đạt được
hướng giải quyết cho vấn đề tranh chấp Biển Đông tại lần gặp này với sự
hiện diện nhiều vị nguyên thủ và lãnh đạo quốc gia như thế không?
Vấn đề tranh chấp và mong mỏi
Ngay trước khi thượng đỉnh ASEAN diễn ra, truyền thông quốc tế cho
biết vấn đề tranh chấp chủ quyền tại khu vực Biển Đông mà phía Trung
Quốc với những hành động quyết đoán khiến cho tình hình luôn căng thẳng
tại đó sẽ là một trong những vấn đề được mang ra bàn thảo.
Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, bà Susan Rice, được hãng thông tấn
AFP trích dẫn nói rằng khi tổng thống Barack Obama gặp gỡ những lãnh đạo
ASEAN tại Naypyidaw, ông này sẽ nêu rõ vai trò lãnh đạo của nước Mỹ
trong việc giải quyết những tranh chấp lãnh hải.
Chính những quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền tại khu vực Biển
Đông với Trung Quốc như Việt Nam và Philippines luôn bày tỏ mong muốn
được Hoa Kỳ và các nước khác hổ trợ. Thông tin cho biết tổng thống
Philippines, Benigno Aquino sẽ gặp thủ tướng Nhật Bản và thủ tướng
Australia bên lề Thượng đỉnh ASEAN để bàn về vấn đề Trung Quốc xâm phạm
lãnh hải của Philippines.
Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt
nam, cho biết mong mỏi của các nước trong khu vực tại kỳ thượng đỉnh
ASEAN này về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông như sau:
Theo tôi nghĩ, các nước trong khu vực tập trung vào việc cố gắng
làm thế nào đó giải quyết vấn đề tranh chấp trong khu vực Biển Đông một
cách hòa bình để đảm bảo cho tình hình khu vực được ổn định, hợp tác và
phát triển vì nền hòa bình khu vực và thế giới. Đó là mục tiêu và nguyện
vọng tha thiết nhất của các nước trong khu vực, kể cả cộng đồng quốc tế
nữa. Đó là nội dung chắc chắn người ta đề cập đến; nhưng theo tôi nghĩ
vấn đề cụ thể về mặt chính trị sẽ kêu gọi các bên không nên gây ra những
tranh chấp làm cho tình hình phức tạp thêm lên không thể kiểm soát
được.
Giải pháp CoC?
Giải pháp cho vấn đề nóng tranh chấp tại khu vực Biển Đông được nêu
ra là phải đẩy mạnh tiến trình đàm phán giữa Trung Quốc và các nước có
tranh chấp khác về Bản Quy tắc Ứng xử mang tính ràng buộc CoC. Tuy nhiên
theo giới quan sát thì phía Trung Quốc vẫn chưa tỏ rõ thiện chí về một
bản qui tắc ứng xử như thế.
Chuyên gia Ian Storey thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á tại Singapore
được trích dẫn cho biết tiến triển về đàm phán Bộ qui tắc ứng xử CoC đã,
đang và sẽ chậm vì Trung Quốc tìm cách kéo dài đàm phán càng lâu càng
tốt.
Thạc sĩ Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu về tình hình Biển Đông, trong
cuộc trả lời phỏng vấn chúng tôi vào tháng trước đưa ra nhận định của
ông về khả năng đẩy nhanh tiến trình đàm phán CoC như sau:
CoC được thành lập giữa các nước ASEAN và Trung Quốc và CoC đang
khắc phục những lỗi của DoC, nên nhiều quốc gia đều kỳ vọng vào CoC.
Ngay cả ngoại trưởng Hoa Kỳ và các cường quốc trên thế giới vẫn luôn
luôn mong mỏi ASEAN cùng với Trung Quốc sẽ ký kết và thông qua CoC. Tuy
nhiên cho đến bây giờ phía ASEAN cũng đã cho biết bản thân ASEAN đã nhất
trí với nội dung của bản CoC, nhưng phía quan trọng là Trung Quốc họ
vẫn chưa chấp nhận tham gia vào CoC này. Thậm chí cho đến bây giờ Trung
Quốc mới chỉ khởi động việc là đàm phán có ngồi lại để xem xét nội dung
của CoC hay không. Chứ họ chưa nói họ xem xét và chấp thuận trong một
tiến trình cụ thể sắp tới mà họ bỏ lửng là ‘trong thời gian cần thiết’.
Do đó CoC vẫn đang dậm chân tại chỗ, hy vọng rằng – hy vọng nhưng theo
tôi nghĩ điều này rất khó xảy ra vì nếu Trung Quốc không bị sức ép lớn
từ toàn thế giới, đặc biệt là các cường quốc cũng như các nước ASEAN thì
Trung Quốc vẫn muốn theo cách nói của chúng ta là ‘câu giờ’ chưa muốn
tham gia CoC. Chính vì sự không muốn tham gia của Trung Quốc nên CoC vẫn
chưa ra đời.
Âm mưu của Trung Quốc
Đối với Trung Quốc nhiều người vẫn không thể tin vào những tuyên bố
muốn giải quyết tranh chấp lãnh hải tại khu vực Biển Đông. Lý do Trung
Quốc vẫn kiên định với tuyên bố đến hơn 90% chủ quyền tại vùng biển này.
Tiến sĩ Trần Công Trục nói về âm mưu của Trung Quốc và sự bất nhất giữa lời nói và việc làm thực tế của họ:
Trung Quốc nói và làm khác nhau như thế nào thì trong thực tế cho
đến nay theo tôi có những điểm hoàn toàn không thống nhất với nhau. Tôi
nghĩ đó là những bước Trung Quốc tính toán để thực hiện và quyết tâm của
họ trong ý muốn độc chiếm Biển Đông là không thay đổi. Vì vậy các nước
đến lúc này không còn nghi ngờ gì nữa về chiến lược của Trung Quốc nên
cần có biện pháp mạnh mẽ hơn, sự đoàn kết nhất trí cao hơn, có tiếng nói
đồng tình mạnh mẽ hơn và có những quan tâm thực chất hơn, không phải là
những tuyên bố có tính chất ngoại giao. Tôi nghĩ đó cũng là những điều
rất thiện chí cho việc thúc đẩy các bên ngồi lại với nhau để giải quyết
một cách thực chất, đặc biệt là phía Trung Quốc. Tôi tin rằng nếu có
tiếng nói thống nhất trong khu vực và quốc tế thì câu chuyện có thể được
giải quyết một cách hòa bình, và giúp cho loài người thoát được nguy cơ
của cuộc đụng độ, cuộc chiến tranh mà không ai muốn cả.
Yêu cầu đoàn kết
Tại thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu- Thái Bình Dương APEC
diễn ra tại Bắc Kinh trong hai ngày 10 và 11 vừa qua, Trung Quốc tỏ ra
dịu giọng với những quốc gia có tranh chấp lãnh hải như khen ngợi chính
sách ngoại giao của Malaysia mà theo họ là không đối đầu, lôi kéo quốc
tế can dự. Chủ tịch Tập Cận Bình khi gặp tổng thống Philippines cũng bày
tỏ có thể xử lý vấn đề tranh chấp lãnh hải một cách xây dựng.
Trong cuộc gặp chủ tịch nước Việt Nam tại Bắc Kinh ở thượng đỉnh
APEC, chủ tịch Tập Cận Bình cũng cho rằng quan hệ Trung- Việt từ khi
thiết lập luôn tiến triển mặc dù có những lúc thăng trầm. Hai bên đồng ý
giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông thông qua đối thoại.
Tuy nhiên theo giới chuyên gia như tiến sỹ Trần Công Trục và thạc sĩ
Hoàng Việt thì âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc là rõ ràng và
các nước cần phải có một tiếng nói chung, mạnh mẽ và đoàn kết chặt chẽ,
biết tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia trên thế giới… thì mới có thể
phá vỡ được mưu đồ của Trung Quốc, duy trì sự ổn định trong khu vực, giữ
vững được chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
Nguyên thủ các quốc gia có khi nào nghĩ rằng : Dùng giải pháp hòa bình mà TQ kiên quyết không nghe (hoặc giả vờ đánh lừa quốc tế ) mà về hành động thì vẫn âm thầm gặm nhấm biển Đông từng ngày từng giờ , thì nên làm gì tiếp theo??? Vẫn giải pháp "hòa bình" à? Nếu thế thì là ngu toàn tập! Thực tế TQ đã và đnag thực hiện sách lược như vậy rồi!
Trả lờiXóaTrên biển thì VN không dám mạnh tay,chỉ"cực lực phản đối".Trên đất liền thì VN cho TQ vào "đông như quân Nguyên".Vừa rồi tỉnh Thừa Thiên lại cho TQ thuê hơn 200 ha để xây dựng khu du lịch,xây biệt thự,nhà hàng ở vị trí xung yếu về quân sự.Vị trí này được ví như lưỡi dao chặt đôi đất nước từ vĩ tuyến 16.Nguy hiểm đến an ninh Quốc gia như vậy mà các ông lãnh đạo nhà ta vẫn cho TQ thuê.Trên biển thì"cực lực"còn trên đất liền thì tự rước giặc vào.Cứ đà này TQ chiếm VN chẳng tốn một viên đạn nào,khi đất liền mất rồi thì biển đâu còn, mà cần thựợng đỉnh ASEAN.
Trả lờiXóaChấn Phong
Không hy vọng gì nhiều khi còn đó một ASEAN "nhút nhát" và chia rẽ. Có 4 nước có tranh chấp với TQ trên Biển Đông nhưng bản thân 2 trong số đó cũng rất e dè, giữ thái độ im lặng trước sự lộng hành của TQ, chưa kể các nước khác chỉ miễn cưỡng phản đối một cách chung chung. Chính vì thái độ này của ASEAN mà đến nay TQ vẫn không chịu bàn thảo một cách nghiêm túc về COC, cố tình câu giờ. Trong khi đó TQ vẫn âm thầm bồi đắp một số đảo trên QĐ TS của VN.
Trả lờiXóa