Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Hiệu Minh: ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ VẤN ĐỀ TÂM THẦN

Đại biểu QH và vấn đề tâm thần 
Hiệu Minh
 
dbqh.jpg

Mới đây trên mạng lề trái và cả lề phải đang rộ tin về một đại biểu QH có vấn đề về tâm thần. Chả là vị này từng viết bài “Tứ đại ngu” trên blog công kích ông DTQ. Mấy hôm nay lại có bài viết về ông TTN. Cả hai đối tượng đều là đại biểu QH.

Tin cho hay, ông HHP có những bài viết có nội dung công kích, vu khống, bôi nhọ và có chủ đích làm nhục” ông TTN, dùng những từ ngữ mạnh như ‘mông muội’, ‘ngu muội’ và ‘mê muội’ để nói về ông TTN.

Cũng có thể, sự bức xúc của dân chúng về tham nhũng, hối lội, về biển đảo, người ta cần một ông cầm cờ bung xung để dư luận tập trung vào đó mà quên đi thực tại. Truyền thông moi tin “hở, sex, trộm, cướp, hiếp…” mãi cũng nhàm. Nay được một vài ông nghị buồn cười người đọc cảm thấy nhẹ đầu.Nhưng đó là Cua Times đoán mò.

Một luật sư khẳng định “Ông HHP, đại biểu quốc hội đã mắc chứng tâm thần thể nhẹ. Triệu chứng rõ nhất nằm ở chỗ ông ấy không làm chủ được những từ ngữ mà ông ấy viết ra. Trường hợp này đã có ở nhiều trí thức khác, chẳng hạn nhà thơ Bùi Giáng, nhà văn Nguyễn Ngu Ý.

Việc ông P phát ngôn với ông DTQ hay ông TTN nằm ngoài ý thức một con người bình thường và nó rơi vào tình trạng loạn ngôn của người có tâm bệnh. Trong trường hợp này, nếu xem xét những việc làm của ông Phước trong tư cách người mạnh khỏe thì sẽ thiệt thòi cho ông ấy.”

Và ông luật sư này đề nghị giải pháp cụ thể “Quốc hội cần có giải pháp giám định sức khỏe tâm thần của ông P. Việc này không khó. Chỉ cần trưng cầu giám định những văn bản “không giống ai” của ông P, các nhà chuyên môn sẽ có kết luận chính xác. Đừng để một ngày nào đó, khi căn bệnh của ông P bùng phát bất ngờ trong một phiên họp Quốc hội đang truyền hình trực tiếp, cả thế giới phải chứng kiến một nghị sĩ Việt Nam lên cơn la hét hoặc thậm chí cởi áo quần nhảy múa điên cuồng trên màn hình.”

Thiển nghĩ, đây là bình luận và giải pháp có hơi hướng về … tâm thần. Một người được nhân dân giao phó trọng trách, đại diện cho khu vực bầu cử, được MTTQ giới thiệu và đảng duyệt lý lịch, thì khó mà nói, người được chọn qua nhiều vòng sơ tuyển lại có vấn đề về sức khỏe.

Nhìn bề ngoài ông P cũng chỉn chu, đeo kính đạo mạo, đầu hói, biết lối trình diễn trước ống kính tivi. Khi bầu vào QH, ông P trúng tới 52.3% số phiếu tại Tp. HCM trong nhiệm kỳ QH 2011-2016. Ông P. từng đi tranh cử với chủ tịch Trương Tấn Sang và ông Trần Du Lịch. Những bậc lãnh đạo không nhận ra ông P. có triệu chứng bất bình thường.

Như vậy, thay vì giám định sức khỏe và tâm thần của ông P., nên chăng QH phải “rà soát quyết liệc” dân khu vực mà từng bỏ phiếu ủng hộ ông. Thay vì hạ bệ ông P, chúng ta nên xem lại cơ chế đảng cử, MTTQ giới thiệu và dân bầu, xem có vấn đề gì khiếm khuyết. Cơ chế chính trị quyết định tất cả.

Vấn đề là xem ai tâm thần: người cử, người duyệt, người đi bầu hay người được bầu. “Quá trình tuyển chọn” mà tâm thần thì người được bầu dễ mắc thần kinh, dù trước đó anh ta là người bình thường vì cứ phải nói ngược những gì anh ta nghĩ, với thời gian cũng làm cho cho đầu óc không bình thường.

Để một người phát biểu lung tung trên nghị trường nhà QH mới tinh, tivi phát đi khắp thế giới, là điều nên tránh. Không biết các cụ nghĩ thế nào?

HM. 12-11-2014

2 nhận xét :

  1. Thà tâm thần như nghị Phước, cử tri còn được cười còn hơn nghị gật chỉ mang lại ấm ức cho dân. Xem ra tâm thần còn có nét đáng yêu hơn "ngậm hạt thị". Không biết có bao giờ những ông nghị này tự vấn lương tâm thấy xấu hổ khi mang danh "đại biểu cho quyền lợi của nhân dân" không nhỉ? Mình mà thế thì quay đầu từ "vòng gửi xe" rồi.

    Trả lờiXóa
  2. Chỉ những vị lãnh đạo Đảng-nhà nước-Quốc Hội mới có quyền yêu cầu ông Phước đi giám định.Ai là người dám làm việc này?có sợ"đứt dây động rừng không?hay vì giữ bình qiý mà không dám đánh chuột?
    Xét cho cùng thì ông Phước cỏ tâm thần,thì cũng do cơ chế"đảng cử"mà ra.Như vậy không chỉ riêng ông Phước bị tâm thần.
    Chấn Phong

    Trả lờiXóa