Dân Việt làm gì có quyền bầu cử
Hoàng Long
Ông
Nguyễn Minh Thuyết trong buổi tọa đàm trực tuyến qua Hangouts-on-Air
của BBC Tiếng Việt nói: "Nếu hỏi vì sao chúng ta lại có một Quốc hội mà
người dân không hài lòng như vậy, thì tôi cho là chính người dân cũng
phải tự trách mình."
Giáo
sư Nguyễn Minh Thuyết mới đây cho rằng khi có một Quốc hội mà người dân
không hài lòng như vậy thì “chính người dân phải tự trách mình” và nếu
“chọn lọc cẩn thận thì lúc ấy mình sẽ có Quốc hội như ý”.
Cảm
ơn giáo sư đã thẳng thắn nói rằng Quốc hội bây giờ chưa tốt, nhưng có
lẽ giáo sư chưa bao giờ đi thị sát một cách đầy đủ các điểm bỏ phiếu ở
địa phương.
“Trò bầu cử”
Người
dân bao năm qua vẫn thắc mắc rằng: mình không bầu cho ông này, người
xung quanh cũng không ai bầu, vì chẳng ai (trừ số ít người quen họ hàng
ứng viên) muốn ông ấy làm thêm nhiệm kỳ nữa, thế mà ông ta vẫn tái đắc
cử như thường.
Cũng chỉ thắc mắc đến thế chứ
không ai nhọc công mạo hiểm tìm tòi thêm, may mà nhà tôi có người quen
được ở trong Ban kiểm phiếu: “Ôi ăn gian lắm em ơi, chỉ những vị trí cấp
thấp thì may ra…”.
Thế là từ đó tôi đã biết nguồn gốc của từ “trò bầu cử”.
Ngay
cả ở vị trí thấp nhất người dân còn chẳng bầu được thì lấy đâu ra tác
động được tới vị trí Đại biểu Quốc hội, và đương nhiên lên đến những
lãnh đạo cấp cao nhất thì không có quyền rồi, đến đây thì đã là luật.
“Phổ
thông đầu phiếu” và “bầu cử trực tiếp” chỉ là hình thức, mà có cho bầu
trực tiếp tất cả các vị trí đi chăng nữa thì cũng không có nhiều ý
nghĩa, vì các ứng cử viên đều được cơ cấu sẵn.
Với
hình thức bầu cử hiện nay cũng chẳng ai biết các ứng viên đã làm hoặc
sẽ làm được những gì, đó là chuyện nội bộ của các quan chức với nhau.
“Đảng phân công”
Các
quan chức ở địa phương làm được một thời gian là tìm cách chạy lên
Trung ương, nói cách khác là chuyển ra Hà Nội nắm giữ các chức vụ do
“Đảng phân công”.
Ví dụ như bí thư hay chủ tịch
thì sang làm bộ trưởng hoặc trưởng ban, phó bí thư hay phó chủ tịch thì
làm phó ban hay thứ trưởng, miễn là chức tương đương bất chấp vị trí
chuyên môn có phù hợp hay không.
Ở Việt Nam ai
nghe đến “ngoại giao” là cũng nể lắm, vì thường dân ngoại giao được đi
nước ngoài, nói ngoại ngữ như gió… nhưng thực tế có khi người đứng đầu
ngành ngoại giao lại mù tịt về ngoại giao và ngoại ngữ.
Tất
nhiên cấp dưới phải giỏi các thứ tiếng để đi tháp tùng rồi, những người
ấy sẽ lo mọi việc cho lãnh đạo. Nhưng cơ hội cho những người đi lên
bằng con đường học hành để nắm những vị trí quan trọng nhất thì không
nhiều.
Lý
do là việc luân chuyển, đề bạt cán bộ cao cấp cũng không liên quan đến
thành tích tại nơi làm việc ban đầu. Lãnh đạo của những tỉnh yếu kém bậc
nhất vẫn ra Trung ương, nắm giữ những vị trí chóp bu phải là họ, phải
là “Đảng phân công”.
Có nhiều người rất giỏi làm
ở một cơ quan cả đời chẳng lên được sếp; trong khi có những anh khôn
ngoan hơn, tìm cách chuyển sang nơi ít danh giá nhưng ở đó có thể lên
làm lãnh đạo rồi cuối cùng lại được “luân chuyển” về làm sếp của cơ quan
cũ mà ngày xưa mình chẳng là gì cả.
Rõ ràng năng lực chỉ là chuyện nhỏ, “không thoái thác nhiệm vụ Đảng phân công” mới là chuyện lớn.
Người dân không quan tâm đến bầu cử?
Khi
mà người dân đứng ngoài gần như mọi cuộc bầu cử, tại sao họ phải quan
tâm đến những cuộc “bầu bán”? Bầu cho ai mà chẳng thế, rồi đâu lại vào
đấy cả thôi.
Còn về chuyện nhà nước có mở rộng quyền ứng cử và bầu cử cho người dân hay không, đừng hy vọng hão!
Bầu
cử “khép kín” hiện tại là một trong những điều kiện để duy trì quyền
lực, bởi nếu dân chúng được tự do bầu cử, họ sẽ không ngại ngần mà chọn
con đường khác cho đất nước.
Đến lúc ấy thì người dân chắc chắc sẽ quan tâm đến bầu cử lắm.
Người ta sẽ thấy không phải dân Việt Nam “không quan tâm đến chính trị” đâu, họ không được phép quan tâm thì đúng hơn.
Lãnh đạo là người ra những chính sách tác động trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của họ thì làm sao mà không quan tâm cho được.
Đến
kỳ bầu cử người ta sẽ nô nức đi bỏ phiếu và bàn tán xôn xao xem nên bỏ
cho ai – điều không thấy ở xã hội hiện tại (có chăng là bàn tán ông nào
sẽ mất chức, ông nào sẽ “lên” theo một kết quả nội bộ có thể biết trước
từ nhiều tháng).
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của người viết,
một độc giả BBC từ Hà Nội.
H.L.
Nguồn: BBC Tiếng Việt
Nói chuyện bầu cử ở nước CHXHCNVN là nói chuyện đùa, chuyện vui . Cái gì cũng chỉ là hình thức . Cứ thế rồi cũng quen . Ngay đến bàu trưởng thôn, trưởng ấp cũng phải là người Đảng ủy Xã, của chi bộ !
Trả lờiXóaKhi người dân có trách nhiệm với chính mình thì chắc chắn sẽ có kết quả bầu cử theo ý dân ! Khi bỏ phiếu cho một đại biểu mà không có sự hiểu biết để đánh giá đại biểu đó là bỏ bừa, bỏ cho xong việc thì sẽ có những ông nghị không cần cho QH. Khóa nào cũng vậy, qua quan sát theo dõi, ta thấy có những ông nghị suốt nhiệm kỳ chẳng thấy có phát biểu nào có đóng góp giá trị cả !
XóaHoàn toàn đúng là không có quyền bầu cử vì có cũng như không. Ngay từ bước lựa chọn ứng cử viên đã là không có dân chủ. Không được tự do ứng cử, không được tham gia vào cái gọi là hiệp thương (chọn đủ số người nằm trong diện quy hoạch). Tiếp đó là quá trình bỏ phiếu. Từ sáng còn đêm tổ trưởng dân phố đã đi gõ cửa từng nhà, đôn đốc sao cho không còn sót một ai ở nhà. Họ đặt ra những phần thưởng căn cứ vào tỷ lệ người đi bầu của từng cụm dân cư. Hỏi ai dám không đi bỏ phiếu?
Trả lờiXóaTại phòng bỏ phiếu, ứng cử viên là những người làm việc ở địa phương khác, cả đời chưa biết mặt, chẳng biết họ làm được công trạng gì. Mỗi phòng lại có rất nhiều công an lảng vảng cả bên trong và bên ngoài, đảm bảo cho quá trình bỏ phiếu "đúng quy trình". Mỗi khi có người hỏi, nhân viên bầu cử lại nhanh nhảu hướng dẫn: 9 gạch 2, thậm chí gạch ai. Mặc dù luật bầu cử từ lâu đã quy định phiếu không hợp lệ chỉ là phiếu gạch tất cả hoặc không gạch ai. Hướng dẫn như thế, cử tri nghĩ gạch 3 người là không hợp lệ. Đây là tiểu tiết nhưng cũng chính vì tiểu tiết này mà số người trúng bao giờ cũng đạt 80-90% phiếu bầu. Đấy là chưa kể đến quy trình kiểm phiếu. Nếu không có giám sát độc lập, ai bảo đảm kiểm phiếu không có gian lận?
Anh Thuyết có tài, có tâm, có nhiều ý liến xác đáng. Tuy nhiên, anh chưa nói thẳng vào nhiều vấn đề đang là vấn nạn. Việc bầu cử ở ta chỉ là hình thức hiệp thương chỉ là cách giả vờ dân chủ, cố lắm thì cũng chỉ loại được vài % trong số ứng cử viên do đảng cử để dân bầu. Luật bầu cử phải bỏ quy định hiệp thương như hiện nay, nghĩa là phải bỏ các ứng cử viên đã được định sẵn do các ban tổ chức tỉnh, thành uỷ và ban tc TƯ đảng đã định sẵn. Mỗi địa phương tự chọn các ứng viên, các ứng viên phải có chương trình tranh cử, nội dung tranh cử. Cứ như hiện nay thì đến 50 nam nữa cũng chưa có Quốc hội thực sự của dân.
Trả lờiXóaGS Nguyễn Minh Thuyết nên nghiên cứu câu "đảng cử dân bầu" để đừng trách dân, oan cho dân lắm đó.
Trả lờiXóaCON DÂN VIỆT