Hậu duệ Anh hùng Nguyễn Trung Trực “kêu cứu”:
Thờ hài cốt giả, rước sắc thần khống, giỗ sai ngày…
Anh Kiệt
31-08-2014
Anh
hùng Dân tộc (AHDT) Nguyễn Trung Trực nổi tiếng với thành tích “Lửa
hồng Nhật Tảo oanh thiên địa. Kiếm bạch Kiên Giang khấp quỷ thần”, đã
được nhà nước Việt Nam dành cho nhiều ưu ái tôn vinh. Thế nhưng cái sự
tôn vinh ấy sai lệch quá nhiều, cháu con cụ Nguyễn nhiều năm khiếu nại
nhưng không ai sửa..
Lễ hội Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia bị khiếu nại
Năm 1987, chính quyền địa phương đã đưa
bộ hài cốt mới khai quật vào làm mộ trong ngôi đình mà dân gian thờ
Nguyễn Trung Trực. Ngôi mộ và đình đã được phong tặng di tích lịch sử
cấp quốc gia. Năm 1988, Hội thảo Khoa học về sự nghiệp và thân thế AHDT
Nguyễn Trung Trực tại tỉnh Kiên Giang lại công nhận một chi tộc họ
Nguyễn ở Cà Mau là hậu duệ của AHDT Nguyễn Trung Trực. Năm 2001, UBND
tỉnh Cà Mau xây dựng mộ và nhà mồ cho “cha mẹ đẻ” của AHDT Nguyễn Trung
Trực tại xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi. Ngày giỗ AHDT Nguyễn Trung Trực
được nâng lên làm lễ hội cấp quốc gia. Báo Kiên Giang số 3158 ngày
01/10/2013 đã thông tin lễ hội kỷ niệm ngày hy sinh của AHDT Nguyễn
Trung Trực là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia kể từ năm 2014.
Những tưởng sự ưu ái ấy đủ để cháu con
và những người ngưỡng mộ anh hùng Nguyễn Trung Trực hài lòng, mãn
nguyện, thế nhưng từ năm 1988 đến nay, ông Nguyễn Khương Ninh, cháu đời
thứ năm của AHDT Nguyễn Trung Trực và một số nhân sĩ, cán bộ hưu trí lão
thành của Kiên Giang liên tục khiếu nại với các cấp chính quyền về bốn
nghi vấn: hài cốt được cho là của AHDT Nguyễn Trung Trực là hài cốt của
một người Hoa, ngày giỗ không đúng ngày hy sinh, chi tộc mới được công
nhận ở Cà Mau cũng không có căn cứ.
Báo chí trong nước như Pháp Luật Việt Nam, Thanh Niên, từng nhiều lần lên tiếng về sự việc này.
Gần đây, sắp đến ngày giỗ lần thứ 146
AHDT Nguyễn Trung Trực, một lần nữa, ông Nguyễn Khương Ninh lại viết thư
gởi đến các cơ quan nhà nước “cầu cứu” làm rõ và sửa lại những sai sót
đã nêu.
Hài cốt Nguyễn Trung Trực hay của một người Hoa?
Căn cứ duy nhất để tỉnh Kiên Giang khẳng
định bộ hài cốt đang được thờ cúng là của Nguyễn Trung Trực là sự chỉ
dẫn và lời cam kết của cố nhà văn Sơn Nam, nội dung như sau “Năm
1943-1944, tôi có làm thư ký ở Tòa Bố Rạch Giá. Vì tò mò, tôi có tìm
hiểu về Nguyễn Trung Trực, nhất là nơi chôn hài cốt. Tên Phó Tham biện bấy giờ là Roger Lucas, có nhà riêng ở khuôn viên Tòa Bố, nói nhiều lần với tôi rằng xác của Nguyễn Trung Trực chôn ở sát bên Tòa Bố,
tức là chỗ mà tôi đã chỉ rõ để khai quật. Tòa Bố thời Pháp, từ năm 1880
về sau xây không chính xác đúng nền Tòa Bố cũ. Vì vậy Tòa Bố sau có
vách đá kiểu đồn lính, lại sát kề bên mộ….”.
Bản cam kết này khác hẳn bài viết của Sơn Nam trên tập san Sử Địa năm 1968 như sau Ttình cờ được nghe tên chủ tỉnh Maxime Vialar
nói với người thơ ký phụ trách việc cơ mật “Mộ Nguyễn Trung
Trực ở sát gốc cây đa đàng kia. Đừng cho lính mã tà dẩn tội
tới làm cỏ gần đó”. Cây đa này ở sau tòa Bố, trên khoảng đất trống giữa tòa Bố và dinh chủ tỉnh”. Cũng trên tập san này, bài viết của Phù Lãng Trương Bá Phát nói về ngôi mộ như sau: “Tôi hỏi thêm Sơn Nam:
– Mả Nguyễn Trung Trực nằm trong tòa bố mà cụ thể là ở chỗ nào?
– Ở nơi mấy cây đa trong vòng rào tòa Bố.
– Có bia hay dấu gì khác cho người ta biết?
– Không có gì hết, tôi chỉ nghe nói trong khoảng đất trống giữa mấy cây đa, vậy thôi”
Nhà nghiên cứu Trương Thanh Hùng, nguyên Chủ tịch Hội Văn Nghệ Kiên Giang còn phát hiện thêm, trong quyển Người Anh Hùng Dân Chài viết chung với Ngọc Linh in năm 1959, Sơn Nam viết “Xác
cụ Nguyễn chôn sau lầu ông Chánh (tức dinh Tỉnh trưởng, ngày nay là nhà
Văn hóa thiếu nhi-NV), dưới gốc cây đa, cách lầu 70 mét, lâu ngày rễ đa
phủ mất không còn thấy mộ”. Theo ông Hùng thì hai vị trí Sơn Nam
viết trước đây và nơi chỉ mộ, cam kết với tỉnh Kiên Giang cách nhau rất
xa về phương hướng tọa độ và nhất là về hiện trạng ngôi mộ. Trước đây,
ông khẳng định ngôi mộ đã bị lấp bằng nhưng lại chỉ dẫn khai quật một ngôi mộ đá có bia bằng chữ Hán. Người bình thường nhất cũng sẽ tự hỏi lẻ nào chính quyền Pháp thời ấy nhân đạo đến mức xây mộ, lập bia cho tử tội?
Một nghi vấn khác là theo lịch sử,
Nguyễn Trung Trực bị chết chém vào năm 30 tuổi nhưng theo biên bản giám
định hài cốt của Tiến sĩ khảo cổ Lê Trung Khá thì đây là hài cốt của
người trên 50 tuổi. Theo xác nhận của ông Khá với nhiều người thì xương
cổ của hài cốt này còn nguyên.
Ông
Nguyễn Tấn Thanh (chín Cửu) nguyên Chủ Tịch UBND tỉnh Kiên Giang được
cấp nhà cạnh bên ngôi mộ được khai quật cũng khẳng định đó là ngôi mộ
đá, hài cốt còn nguyên vẹn, con trai ông đã từng khai quật và lấp lại.
Yêu cầu chính đáng của ông Nguyễn Khương Ninh là nên tái giám định hài
cốt và đưa ra khỏi khu tưởng niệm này. Không nên để hàng vạn người hàng
năm cúng vái hài cốt một người Hoa không rõ tung tích.
Ông Nguyễn Khương Ninh còn lưu ý hiện
trong đình có thờ hộp sọ của một người bí mật đã tiến cúng vào năm 1956
và cho biết đó là hộp sọ của cụ Nguyễn mà nghĩa quân đã cướp được và cất
giử. Hộp sọ hiện được thờ trên bàn thờ của Nguyễn Hiền Điều. Đó là sự
nhầm lẩn của Ban Quản Lý hiện nay vì Nguyễn Hiền Điều quan triều đình
chết trong khi dẹp loạn người Khmer, trước khi Pháp chiếm Nam Kỳ hàng
chục năm thì không lý do gì phải cất giấu đến khi Pháp không còn ảnh
hưởng ở Việt Nam mới đem ra tiến cúng.
Ngày kỷ niệm (giỗ) sai với ngày chết nửa tháng
Theo các tài liệu lịch sử xưa nay, anh hùng Nguyễn Trung Trực hy sinh vào ngày 27/10/1868 nhằm ngày 12/09 năm Mậu Thìn AL.
Các chi tộc con cháu cụ Nguyễn ở Long
An, Cái Bè đều giỗ vào ngày 12/09 Al. Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo
tỉnh Long An tổ chức kỷ niệm hy sinh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung
Trực vào ngày 12/9 AL. Hầu hết các đình, đền thờ cụ Nguyễn cũng đều làm
lễ giỗ, kỷ niệm theo ngày này.
Được biết sau giải phóng, tỉnh Kiên
Giang cũng đã có lần tổ chức kỷ niệm cụ Nguyễn theo ngày dương lịch là
27/10. Tuy có khác nhau về sử dụng dương lịch hay âm lịch nhưng vẫn theo
mâu số chung là căn cứ vào ngày hy sinh nên vẫn xem là phù hợp. Thế
nhưng từ năm 1987 đến nay, sau khi Đình Nguyễn Trung Trực được phong di
tích quốc gia, tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ giỗ Nguyễn Trung Trực vào ngày
28/08 ÂL (trước ngày mất gần nửa tháng) không biết dựa vào căn cứ nào.
Việc làm này đã nhiều lần được ông Nguyễn Khương Ninh và các nhân sĩ địa
phương góp ý nhưng Ban Quản lý Di tích và chính quyền vẫn không thay
đổi.
Được phong thần năm 12 tuổi?
Trong lễ hội kỷ niệm ngày mất của Nguyễn
Trung Trực, có nghi thức rước Sắc Thần long trọng, thu hút hàng vạn
người tham dự trong đó có cả các quan chức.
Ông Nguyễn Khương Ninh cho biết hiện nay tại đình Nguyễn Trung Trực có tới 2 Sắc Thần như sau:
1/ Sắc Thần Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Đại Tướng Quân do vua Tự Đức ấn phong vào năm 1852
2/ Sắc phong Thần Hoàng Bổn Cảnh (được
cho rằng phong cho anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực) cũng được vua Tự
Đức ấn phong cùng thời gian với Sắc Thần Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Đại
Tướng Quân vào năm 1852
Điều này hoàn toàn vô lý vì năm 1852 cụ
Nguyễn Trung Trực mới 14 tuổi chưa tham gia chống Pháp, chưa hy sinh vì
sao lại được phong thần?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Nghị căn cứ ”Cơ
mật viện trích tư sự,” đề ngày 6 tháng 2 năm Tự Đức 24, tức 1872 cho
biết: “Mãi bốn năm sau khi Nguyễn Trung Trực mất, triều đình Huế mới có
văn thư yêu cầu cứu xét rõ nguyên ủy, sự trạng của hai tên này (Nguyễn
Trung Trực và Hồ Huân Nghiệp) xuất thân như thế nào, đã từng làm quan
hay chưa, theo ai làm việc gì, chết ngày nào để xem có nên hay không nên
tặng thưởng..”. Như vậy, rõ ràng hai sắc thần này đều không liên quan
đến Nguyễn Trung Trực.
Tuổi mẹ bằng tuổi con?
Trước
đây, người ta chỉ biết AHDT nguyễn Trung Trực quê ở Bình Định, vào Nam
từ nhỏ, có ba anh em là Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Trung Trụ (chi Cái Bè
hiện nay) và Nguyễn Thị Đạt. Trong Hội thảo khoa học về thân thế và sự
nghiệp anh hùng Nguyễn Trung Trực năm 1988, Bà Nguyễn Thị Mỹ Thu (giám
đốc bảo tàng tỉnh Kiên Giang thời đó) và ông Dương văn Cầu (cán bộ lịch
sử tỉnh Kiên Giang) có bài tham luận: Thêm một phát hiện về thân thế anh
hùng Nguyễn Trung Trực, giới thiệu một chi hậu duệ khác của cụ Nguyễn ở
Tân Thuận, Đầm Dơi, Cà Mau.
Theo đó, Nguyễn Trung Trực là anh cả của
tám anh em. Hiện tại, Cà Mau có sáu ngôi mộ chỉ thiếu mộ Nguyễn Trung
Trực và người em thứ sáu. Chi tộc này cho rằng, người thứ sáu bị thất
lạc ở Long An là bà Nguyễn Thị Đạt. Cũng theo chi tộc này thì cha Nguyễn
Trung Trực là Nguyễn Văn Phụng hay còn gọi là Nguyễn Cao Thăng và mẹ là
Lê Kim Hồng. Thông tin gia phả của chi tộc này thì không có ông Nguyễn
Trung Trụ. Ngược lại theo các chi phái ở Bình Nhật và Cái Bè thì không
có thông tin nào cha mẹ Nguyễn Trung Trực vào Nam.
Năm 1991, ông Mạc Liêm phó GĐ sở VHTT
kết hợp cùng với Nguyễn Khương Ninh đi xác minh đối chiếu gia phả bia
mộ. Qua sự xác minh này, ông Phạm Đăng Giới (lúc đó là cán bộ Sở Văn hóa
Kiên Giang) có làm văn bản báo cụ thể gởi cho sở VHTT và Bảo tàng tỉnh
Kiên Giang với kết luận: Dòng họ Bến Lức- Long An và dòng họ Cái Bè -Tiền Giang có thể là một, cụ Nguyễn Trung Trực thuộc dòng họ của hai chi này. Còn dòng họ Tân Thuận, Minh Hải (Cà Mau) không đủ cơ sở khoa học để chứng minh cụ Nguyễn Trung Trực thuộc dòng họ này. Để bảo vệ tính trung thực của lịch sử, đề nghị sở VHTT và bảo tàng Tỉnh Kiên Giang cần xem xét để chấn chỉnh sửa sai.
Điển hình rõ nhất về sự không trùng khớp
của chi nhánh Tân Thuận so với chi nhánh gốc ở Bình Nhật, Long An là
năm sinh của người được cho là em thứ sáu của Nguyễn Trung Trực (bà
Nguyễn Thị Đạt) ở Tân Thuận bằng với năm sinh của bà Đào Mỹ Xuân con gái
của Nguyễn Thị Đạt ở Bình Nhật.
Ông Ninh cho biết, theo các cán bộ Bảo
Tàng Kiên Giang bà Mỹ Thu dựng ra chi tộc là hậu duệ Nguyễn Trung Trực
nhằm đền ơn với gia đình này đã có ơn nuôi dưởng bà Mỹ Thu trong chiến
tranh.
——
Chú thích ảnh:
Ông Nguyễn Khương Ninh và bộ hồ sơ khiếu nại in thành tập dài
Ông Nguyễn Khương Ninh (giữa) với các cán bộ Ban quản lý di tích và cái hộp sọ
—-
Link một số bài viết trong nước đã đăng:
- Báo Pháp Luật Việt Nam (không tìm được link gốc, lấy link dẫn lại): Ai thực sự là hậu duệ Nguyễn Trung Trực? (DV).
- Báo Thanh Niên: Tranh cãi về ngôi mộ trong đền Nguyễn Trung Trực — Băn khoăn ở đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực — Tranh cãi về ngôi mộ trong đền Nguyễn Trung Trực: Không nên kéo dài sự ngờ vực
—–
Bức thư mới nhất của ông Nguyễn Khương Ninh:
Nguồn: Basam
Sai rồi khó sửa ! AHDT có linh thiêng xin hãy hiển linh báo điềm chính xác về ngôi mộ của mình . Không lẽ để mọi người tôn kính một người không phải AHDT Nguyễn Trung Trực ?
Trả lờiXóaLại chuyện thờ người Hoa! Có khi đầu ... Bác Mao cũng nên!
Trả lờiXóaSự việc như thế này mà cứ để mãi như vậy là không được. Đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang mà trực tiếp là Sở VHTT&DL tỉnh phải xem xét làm rõ, chứ không thể thờ hài cốt giả, rước sắc thần khống, giỗ sai ngày…mãi như thế này được.
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaNgười ta chỉ cần có cái cớ để xây dựng công trình , tổ chức lễ hội vì rằng thì là " dẫu sao cứ thấy hơi đồng ( tiền ) thì mê " .chứ cần gì chích xác hay không .
Những nội dung của bức " Tâm thư kiến nghị ..." minh triết , cụ thể là thế ; sự việc trọng đại là thế...vậy mà các cấp quản lý có thẩm quyền , trên dứơi đều làm ngơ như câm như điếc kể cũng là lạ ...Một sự im lặng đáng sợ .
Trả lờiXóaNhưng cứ nhìn lại , biết bao sự kiện lịch sử bị bẻ cong , biến không thành có hoặc ngược lại thì sự sai lệch về mồ mả , kỉ niệm ngày hy sinh của vị anh hùng dân tộc NTT , cũng không phải là chuyện lạ mà là chuyện ...thường ngày ở huyện .
Qua việc sai lầm " chết người " này lại chợt nhớ đến cái vụ anh hùng tưởng tượng Lê văn Tám , tác gỉa của cái tác phẩm LVT ấy đã lên tiếng xin trả lại sự thật nhưng ai quan tâm ?! Người ta cần đạt mục đích chính trị chứ không cần sự thật . Cái tên LVT vẫn hiện diện khắp mọi nơi , sự lừa dối trăng trợn vẫn ngang nhiên tồn tại , làm tấm gương gỉa dối cho con trẻ ...
Trả lờiXóaVậy thì bức Tâm thư này đòi sự thật cho vi AHDT NTT phỏng có ích gì !?