Phim 21 tỉ không bán nổi một vé
Ngọc Diệp
Thứ Năm, 18/09/2014 09:18
Thể thao & Văn hóa - Trong hai tuần trụ ở Rạp Kim Đồng, ngay trung tâm Thủ đô Hà Nội, bộ phim được đầu tư 21 tỉ đồng: Sống cùng lịch sử không bán được dù chỉ một vé.
Cuối tháng 8, đầu tháng 9 có năm phim Việt ra rạp: Mất xác, Sống cùng lịch sử, Mộ gió, Đam mê, Scandal 2 – Hào quang trở lại. Trong số những phim này chỉ có 2 phim trụ lại được, còn lại có những phim không thể bán nổi lấy một vé. Cụ thể, Mất xác, Scandal 2 – Hào quang trở lại là phim do các hãng tư nhân sản xuất, làm ra với mục tiêu số một là doanh thu, nên chuẩn bị chiến lược truyền thông cực kỳ bài bản, thậm chí không ngại cả "chiêu trò". Còn lại ba bộ phim nhà nước Sống cùng lịch sử, Đam mê, Mộ gió theo tiêu chí "phim nhà nước" xưa nay có vẻ không đặt nặng yếu tố doanh thu.
Phim Việt cũng… “mất xác”
Ngay từ khi chưa bấm máy, Scandal đã tung ra kế hoạch truyền thông, gần như phủ sóng thông tin hàng tuần trên mạng... Còn Mất xác thì bám sát vụ án Thẩm mỹ viện Cát Tường để PR, dù nội dung phim không liên quan nhiều đến vụ án. Thậm chí đạo diễn Mất xác còn dùng chiêu dọa kiện đạo diễn Victor Vũ vì trùng ý tưởng kịch bản. Bên PR của Scandal 2 cũng chẳng chịu ngồi yên, lập tức có những bài viết phản đòn.
Sau cuộc chiến truyền thông cả hai phim này đều đã đạt được một mục đích gây chú ý với khán giả. Doanh thu Scandal không lớn như Quả tim máu trước đó, nhưng vẫn rất ổn. Đây là bộ phim Việt ăn khách nhất ở rạp hiện nay, trong khi Mất xác có lượng khách khá ổn định.
Còn ba bộ phim nhà nước nói trên, chưa ra rạp người ta cũng biết trước số phận của chúng thế nào. Sống cùng lịch sử do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất và Mộ gió do Hãng phim Nhã Phương sản xuất, được Cục Điện ảnh tài trợ 400 triệu vì phim đề tài miền núi, hải đảo. Hai phim này vừa làm xong trong năm nay cũng chỉ có thể tận dụng “lợi thế sân nhà” là Trung tâm Chiếu phim quốc gia (rạp chiếu thuộc Bộ VH,TT&DL quản lý). Cả hai phim đều ra vào dịp kỉ niệm Quốc khánh 2/9.
Theo thống kê của Trung tâm, những buổi chiếu đầu được khoảng chục khách đến xem, hai ba ngày sau là "tạnh" hẳn. Cả hai chỉ trụ rạp được 5 ngày là rút. Trong khi đó phim Đam mê do Hãng phim truyện 1 sản xuất từ năm 2012, mãi đến 5/9 năm nay mới chính thức ra rạp, cũng không khả quan hơn là bao.
Tại một "sân nhà" khác là Rạp Kim Đồng (trực thuộc Sở VH,TT&DL Hà Nội), hai phim Đam mê và Sống cùng lịch sử được ưu ái chiếu trong vòng hai tuần. Đây là những bộ phim nhà nước đầu tư từ 10 tỉ đến 20 tỉ đồng. Nhưng trong hai tuần nằm trên lịch chiếu của rạp Kim Đồng, điều đáng buồn là Sống cùng lịch sử và Đam mê không bán nổi một vé cho khán giả.
Những tồn tại vô lý
Điện ảnh Việt Nam đang tồn tại hai thực thể: phim tư nhân và phim nhà nước. Trong khi phim tư nhân hiện nay chủ yếu làm phim thương mại, thì phim nhà nước vẫn trung thành với mục tiêu làm phim truyền thống, có điều mô hình đã hoàn toàn lạc hậu so với hiện tại.
Trước kia các hãng phim nhà nước có thể yên tâm với một hệ thống rạp chiếu khắp 63 tỉnh thành. Nhưng ngày nay khi các hãng nước ngoài vào thì rạp chiếu đã rơi vào các công ty nước ngoài cực kỳ chuyên nghiệp, hùng mạnh. Hệ thống phát hành của nhà nước cũng tan rã, nên số phận của các bộ phim nhà nước làm ra là để… cất kho.
Mặt khác phim nhà nước không hề đầu tư phần quảng bá, nên dù Sống cùng lịch sử có đầu tư đến mấy cũng khó có thể cạnh tranh với phim thương mại trong nước chứ chưa nói đến phim nước ngoài. Việc không bán được vé nào đã được báo trước.
Trong khi đó những người làm phim nghệ thuật ở trong nước thì bơ vơ, vì cả hãng tư nhân và các hãng nhà nước đều không muốn đầu tư.
Ngọc Diệp
Thể thao & Văn hóa
CÁC TIN BÀI LIÊN QUAN VỀ PHIM 21 TỶ:
- Đầu tư tiền tỉ, phim “chết” khi ra rạp (TT). – Phim 21 tỉ không bán nổi một vé (TTVH). – Đầu tư 21 tỷ vẫn… “đắp chiếu”: Điều gì đang xảy ra với phim Việt? (GDVN). – Phim “cúng cụ” là phim được thiết kế dành cho một thiểu số hạn chế (FB Mạnh Kim). – Phim tuyên truyền tướng Giáp triệu đô, không có ai buồn coi (Dân News). “Cố gắng lấy lại bộ mặt đã quá ư tàn tạ, CSVN quyết định chi hơn 1 triệu đô la để xây dựng bộ phim ca ngợi tướng Võ Nguyên Giáp, có tên Sống Cùng Lịch Sử. Thế nhưng siêu phẩm điện ảnh này đã thất bại đến mức thảm hại. Nhiều ngày công chiếu ngay tại Hà Nội, dù được tuyên truyền ầm ĩ, bộ phim tuyên truyền này đã không bán được một vé nào“. – Kính gửi đạo diễn Thanh Vân! (Dân News). – Báo Nhân Dân quảng cáo bộ phim “Sống cùng lịch sử“
- Phim ca ngợi Tướng Giáp hủy chiếu ‘vì ế’ (BBC). “Vấn đề không nằm ở chỗ phim nhà nước hay tư nhân sản xuất mà là: làm phim về lịch sử nếu ko trung thực với lịch sử thì sẽ tiếp tục thất bại và khán giả hờ hững“. – Ai chịu trách nhiệm khi phim tiền tỉ không ai xem? (DT). Dân!
- ‘Cha đẻ’ phim 21 tỷ không bán nổi 1 vé lên tiếng (MTG). – Phim Việt đầu tư chục tỷ rồi “cất vào kho”: Khó chấp nhận được! (GDVN).
Tễu:
Năm 2010 là phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long làm hết trên 100 tỷ. Vì là phim Tàu: Bịa đặt và nhạo báng lịch sử, phản văn hóa, phản quốc, nên không chiếu được trong đại lễ, cũng không thể chiếu trên VTV, thành ra từ đó đến nay vẫn đắp chiếu.
Năm nay phim Sống cùng lịch sử làm hết 21 tỷ, không bán được vé nào. Phim làm về Tướng Võ Nguyên Giáp. Tướng Giáp chết chưa được một giỗ, hình ảnh, video clip còn đầy trên mạng internet thì làm sao mà làm phim lịch sử được?! Điều quan trọng nhất của phim lịch sử là phải có độ lùi lịch sử. Xưa nay phim cúng cụ không bao giờ đáng bỏ tiền để xem!
Có người kể lại với tôi, hôm Nhà hát Chèo VN diễn vở Chèo về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, có mời con trai Tướng Giáp đến xem. Khi màn nhung khép lại, đạo diễn và lãnh đạo nhà hát xúm lại hỏi ông Võ Điện Biên về cảm tưởng. Ông Biên đành miễn cưỡng đáp: "Đấy không phải bố tôi" rồi không nói một câu nào nữa, lẳng lặng ra về trong sự tẽn tò của họ.
Biết bao giờ điện ảnh Việt Nam mới đứng lên được?
Chả trách, Trần Đăng Khoa bảo rằng:
Ngồi buồn cởi cúc xem chim
Còn hơn vào rạp xem phim nước mình!
Tốt nhất, đem đốt hết đi.
Và từ nay, trên toàn cõi Việt Nam này, không nên đổ tiền vào làm 2 thứ này:
1- Tượng đài hoành tráng
2- Phim lịch sử
Hiện tại, đã đình chỉ được việc dựng các loại tượng đài hoành tráng. Còn Phim lịch sử thì đến bao giờ đây?
Cuối tháng 8, đầu tháng 9 có năm phim Việt ra rạp: Mất xác, Sống cùng lịch sử, Mộ gió, Đam mê, Scandal 2 – Hào quang trở lại. Trong số những phim này chỉ có 2 phim trụ lại được, còn lại có những phim không thể bán nổi lấy một vé. Cụ thể, Mất xác, Scandal 2 – Hào quang trở lại là phim do các hãng tư nhân sản xuất, làm ra với mục tiêu số một là doanh thu, nên chuẩn bị chiến lược truyền thông cực kỳ bài bản, thậm chí không ngại cả "chiêu trò". Còn lại ba bộ phim nhà nước Sống cùng lịch sử, Đam mê, Mộ gió theo tiêu chí "phim nhà nước" xưa nay có vẻ không đặt nặng yếu tố doanh thu.
Phim Việt cũng… “mất xác”
Ngay từ khi chưa bấm máy, Scandal đã tung ra kế hoạch truyền thông, gần như phủ sóng thông tin hàng tuần trên mạng... Còn Mất xác thì bám sát vụ án Thẩm mỹ viện Cát Tường để PR, dù nội dung phim không liên quan nhiều đến vụ án. Thậm chí đạo diễn Mất xác còn dùng chiêu dọa kiện đạo diễn Victor Vũ vì trùng ý tưởng kịch bản. Bên PR của Scandal 2 cũng chẳng chịu ngồi yên, lập tức có những bài viết phản đòn.
Sau cuộc chiến truyền thông cả hai phim này đều đã đạt được một mục đích gây chú ý với khán giả. Doanh thu Scandal không lớn như Quả tim máu trước đó, nhưng vẫn rất ổn. Đây là bộ phim Việt ăn khách nhất ở rạp hiện nay, trong khi Mất xác có lượng khách khá ổn định.
Sống cùng lịch sử được đầu tư kinh phí 21 tỉ đồng, dàn dựng kì công
Còn ba bộ phim nhà nước nói trên, chưa ra rạp người ta cũng biết trước số phận của chúng thế nào. Sống cùng lịch sử do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất và Mộ gió do Hãng phim Nhã Phương sản xuất, được Cục Điện ảnh tài trợ 400 triệu vì phim đề tài miền núi, hải đảo. Hai phim này vừa làm xong trong năm nay cũng chỉ có thể tận dụng “lợi thế sân nhà” là Trung tâm Chiếu phim quốc gia (rạp chiếu thuộc Bộ VH,TT&DL quản lý). Cả hai phim đều ra vào dịp kỉ niệm Quốc khánh 2/9.
Theo thống kê của Trung tâm, những buổi chiếu đầu được khoảng chục khách đến xem, hai ba ngày sau là "tạnh" hẳn. Cả hai chỉ trụ rạp được 5 ngày là rút. Trong khi đó phim Đam mê do Hãng phim truyện 1 sản xuất từ năm 2012, mãi đến 5/9 năm nay mới chính thức ra rạp, cũng không khả quan hơn là bao.
Tại một "sân nhà" khác là Rạp Kim Đồng (trực thuộc Sở VH,TT&DL Hà Nội), hai phim Đam mê và Sống cùng lịch sử được ưu ái chiếu trong vòng hai tuần. Đây là những bộ phim nhà nước đầu tư từ 10 tỉ đến 20 tỉ đồng. Nhưng trong hai tuần nằm trên lịch chiếu của rạp Kim Đồng, điều đáng buồn là Sống cùng lịch sử và Đam mê không bán nổi một vé cho khán giả.
Những tồn tại vô lý
Điện ảnh Việt Nam đang tồn tại hai thực thể: phim tư nhân và phim nhà nước. Trong khi phim tư nhân hiện nay chủ yếu làm phim thương mại, thì phim nhà nước vẫn trung thành với mục tiêu làm phim truyền thống, có điều mô hình đã hoàn toàn lạc hậu so với hiện tại.
Trước kia các hãng phim nhà nước có thể yên tâm với một hệ thống rạp chiếu khắp 63 tỉnh thành. Nhưng ngày nay khi các hãng nước ngoài vào thì rạp chiếu đã rơi vào các công ty nước ngoài cực kỳ chuyên nghiệp, hùng mạnh. Hệ thống phát hành của nhà nước cũng tan rã, nên số phận của các bộ phim nhà nước làm ra là để… cất kho.
Mặt khác phim nhà nước không hề đầu tư phần quảng bá, nên dù Sống cùng lịch sử có đầu tư đến mấy cũng khó có thể cạnh tranh với phim thương mại trong nước chứ chưa nói đến phim nước ngoài. Việc không bán được vé nào đã được báo trước.
Trong khi đó những người làm phim nghệ thuật ở trong nước thì bơ vơ, vì cả hãng tư nhân và các hãng nhà nước đều không muốn đầu tư.
Ngọc Diệp
Thể thao & Văn hóa
CÁC TIN BÀI LIÊN QUAN VỀ PHIM 21 TỶ:
- Đầu tư tiền tỉ, phim “chết” khi ra rạp (TT). – Phim 21 tỉ không bán nổi một vé (TTVH). – Đầu tư 21 tỷ vẫn… “đắp chiếu”: Điều gì đang xảy ra với phim Việt? (GDVN). – Phim “cúng cụ” là phim được thiết kế dành cho một thiểu số hạn chế (FB Mạnh Kim). – Phim tuyên truyền tướng Giáp triệu đô, không có ai buồn coi (Dân News). “Cố gắng lấy lại bộ mặt đã quá ư tàn tạ, CSVN quyết định chi hơn 1 triệu đô la để xây dựng bộ phim ca ngợi tướng Võ Nguyên Giáp, có tên Sống Cùng Lịch Sử. Thế nhưng siêu phẩm điện ảnh này đã thất bại đến mức thảm hại. Nhiều ngày công chiếu ngay tại Hà Nội, dù được tuyên truyền ầm ĩ, bộ phim tuyên truyền này đã không bán được một vé nào“. – Kính gửi đạo diễn Thanh Vân! (Dân News). – Báo Nhân Dân quảng cáo bộ phim “Sống cùng lịch sử“
- Phim ca ngợi Tướng Giáp hủy chiếu ‘vì ế’ (BBC). “Vấn đề không nằm ở chỗ phim nhà nước hay tư nhân sản xuất mà là: làm phim về lịch sử nếu ko trung thực với lịch sử thì sẽ tiếp tục thất bại và khán giả hờ hững“. – Ai chịu trách nhiệm khi phim tiền tỉ không ai xem? (DT). Dân!
- ‘Cha đẻ’ phim 21 tỷ không bán nổi 1 vé lên tiếng (MTG). – Phim Việt đầu tư chục tỷ rồi “cất vào kho”: Khó chấp nhận được! (GDVN).
Tễu:
Năm 2010 là phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long làm hết trên 100 tỷ. Vì là phim Tàu: Bịa đặt và nhạo báng lịch sử, phản văn hóa, phản quốc, nên không chiếu được trong đại lễ, cũng không thể chiếu trên VTV, thành ra từ đó đến nay vẫn đắp chiếu.
Năm nay phim Sống cùng lịch sử làm hết 21 tỷ, không bán được vé nào. Phim làm về Tướng Võ Nguyên Giáp. Tướng Giáp chết chưa được một giỗ, hình ảnh, video clip còn đầy trên mạng internet thì làm sao mà làm phim lịch sử được?! Điều quan trọng nhất của phim lịch sử là phải có độ lùi lịch sử. Xưa nay phim cúng cụ không bao giờ đáng bỏ tiền để xem!
Có người kể lại với tôi, hôm Nhà hát Chèo VN diễn vở Chèo về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, có mời con trai Tướng Giáp đến xem. Khi màn nhung khép lại, đạo diễn và lãnh đạo nhà hát xúm lại hỏi ông Võ Điện Biên về cảm tưởng. Ông Biên đành miễn cưỡng đáp: "Đấy không phải bố tôi" rồi không nói một câu nào nữa, lẳng lặng ra về trong sự tẽn tò của họ.
Biết bao giờ điện ảnh Việt Nam mới đứng lên được?
Chả trách, Trần Đăng Khoa bảo rằng:
Ngồi buồn cởi cúc xem chim
Còn hơn vào rạp xem phim nước mình!
Tốt nhất, đem đốt hết đi.
Và từ nay, trên toàn cõi Việt Nam này, không nên đổ tiền vào làm 2 thứ này:
1- Tượng đài hoành tráng
2- Phim lịch sử
Hiện tại, đã đình chỉ được việc dựng các loại tượng đài hoành tráng. Còn Phim lịch sử thì đến bao giờ đây?
Còn nếu vẫn làm, thì các ông lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, các ông Đạo diễn, biên kịch ...ông nào thích tự sướng thì tự bỏ tiền túi ra làm rồi xem với nhau, đừng đốt tiền dân nữa.
Dân đã khổ đến cùng cực rồi!
Dân đã khổ đến cùng cực rồi!
Trả lờiXóaTôi không hoàn toàn đồng ý với tác giả về việc nên chấm dứt hẳn làm phim lịch sử. Thiếu gì đề tài lịch sử vẫn được khán giả quan tâm: Tuần lễ vàng (tổ chức ra sao, sau này thanh toán cho những người ủng hộ thế nào), Cải cách ruộng đất, mặt trận Vị Xuyên chống giặc Tàu xâm lược v.v…
Chỉ khổ có cái là làm phim lịch sử mà theo sát lịch sử thì lại bị bị chụp cho cái mũ "kích động quần chúng, nói xấu đảng và nhà nước."
XóaCó mà rũ tù....
Ý tác giả là các nhà "nghệ thuật" của chế độ này không có khả năng đấy bạn Nd 0015 ơi.
Xóa"Từ nay, trên toàn cõi Việt Nam này, không nên đổ tiền vào làm 2 thứ này:
Xóa1- Tượng đài hoành tráng
2- Phim lịch sử
Khi vẫn còn các ông lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, các ông Đạo diễn, biên kịch tự sướng !!!"
Những đề tài về cải cách ruộng đất,tuần lễ vàng,mặt trận Vĩ Xuyên nếu làm theo tinh thần chỉ đạo của Ban tuyên giáo thì vẫn không thể thu hút người xêm được vì nó sẽ không trung thực,giả dối thì kết quả cũng chỉ tổ tốn tiền dân và quan cứ béo ụ nhờ vào phim.DẸP!
Trả lờiXóa"Và từ nay, trên toàn cõi Việt Nam này, không nên đổ tiền vào làm 2 thứ này:
Trả lờiXóa1- Tượng đài hoành tráng
2- Phim lịch sử
Còn nếu vẫn làm, thì các ông lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, các ông Đạo diễn, biên kịch ...ông nào thích tự sướng thì tự bỏ tiền túi ra làm rồi xem với nhau, đừng đốt tiền dân nữa."
Bác Tễu nói không sai, nhưng khổ nỗi 2 thứ quỷ quái đó thì lũ QUỶ mới dễ kiếm tiền để phè phỡn mà không ai giám nói gì, bởi nói là lũ QUỶ chụp cho cái mũ "mất quan điểm" rồi "vô ơn" v.v...
Bác Tễu biết không, vừa rồi lũ QUỶ cũng rửng mỡ vẽ chuyện dựng tượng đài mẹ Thứ ở Quảng Nam, lúc đầu dự kiến 400 tỷ, nhưng nghe nói tượng đài làm đúng ngay "miệng núi lửa" nên lũ QUỶ duyệt chi PHÁT SINH 580 tỷ, vị chi là ngót cả ngàn tỷ, nghe nói số người vào xem cũng được một vài trăm người gì đó nên nếu có bán vé thì cũng cả chục tỷ/ vé. Thưa bác Tễu và bà con tôi ước tính nếu số tiền làm bỏ biển để làm chuyện ruồi bu đó mà dùng để xây trường học, làm đường giao thông nông thôn, xây bệnh viện, mổ tim cho các cháu v.v... thì có ích biết bao.
Thật xót cho tiền vay nước ngoài với lãi suất cao, xót cho tiền thuế của dân và lo cho núi nợ công khổng lồ đang tới ngày đáo hạn ... mà căm giận lũ QUỶ.
Tôi muốn chưởi cha chúng nó hút máu mủ của dân!!!
XóaCó gì đâu , làm phim xong rồi bắt mấy ông công an phường và tổ trưởng dân phố vận đông bà con đi xem phim như vận động đi bầu cử vậy thì sẽ đạt 98,9% ngay .
Trả lờiXóacám ơn Vinh Trần đã nói những điều mà tôi muốn nói . chuẩn không cần chỉnh
XóaPhát không vé chưa chắc người ta đã đi!
XóaNhững chuyện bẩn thỉu : tham ô, lãng phí tiền của ND cứ ngang nhiên phơi bầy ra trước mặt Dân mà cứ tự hào, tự sướng . Những cách xài tiền xa hoa vô tội vạ như vậy ngày càng trắng trợn . Hèn cho NS năm nào cũng bội chi mà vẫn không đủ cho CP xài ! Cái lỗ thủng NS ngày càng lớn . Cứ thấy bội chi mà chẳng thấy khoản thu nào bù vào đó cả !
Trả lờiXóaXin lổi, các anh mắng mỏ chê bai Bộ văn hóa thông tin nhưng oan cho họ vì ở xứ ta tất cả quyền hành nhất nhất phải được các ông vua tập thể thông qua, mỗi ông làm vua một lĩnh vực nhưng họ có tài giỏi am hiểu gì đâu chỉ là những nhà báo, nhà giáo...rồi dần dần họ dược lên ngai làm vua muốn làm gì được kẻ dưới cúi đầu thực hiện, cho nên tôi nghĩ cũng oan cho họ với những công trình đốt nhiều tiền như các anh đã nêu ra.
Trả lờiXóaCứ cho là mất đi cho quan duyệt 40% nhân với 21 tỉ vị chi là 8tỉ 4 còn lại 12 tỉ 9 dành cho đoàn làm phim .
Trả lờiXóaÔi, còn sướng chán vui vẽ cả làng có ai mất gì đâu? Mặc ai nói gì cứ nói, quan còn duyệt ta còn làm ...còn ai muốn XEM CHIM XEM CHUỘT cứ vô tư nhé!
Cần phải bắt hết những kẻ tổ chức cho đến đạo diễn thực hiện bộ phim này vào tù, ít cũng phải 5 năm. Chính bọn này, đã mượn cái trò nghệ thuật phim ảnh để nuốt tiền thuế của nhân dân. 21 tỉ chứ có phải 21 triệu đâu. Đối với một gia đình nông dân, để có số tiền này phải lao động cật lực hàng trăm năm. Ôi, nghệ sĩ của nhân dân, các đạo diễn tài ba của nhân dân. Chỉ toàn là bọn xôi thịt.
Trả lờiXóaNói cho công bằng, cái hiện tại còn quá đói nghèo, đầy nhức nhối. Chẳng còn ai hơi đâu để quan tâm, để sống cùng lịch sử-dù lịch sử này có hào hùng, có hoành tráng bao nhiêu đi nữa. Hiện tại của người dân là cơm áo, gạo tiền, nghề nghiệp, tự do và nhân quyền còn đang phải đau đớn vật lộn. Ở một mức độ nào đó, thì quan điểm của các triết gia của chủ nghĩa Hậu hiện đại về lịch sử, xem ra đã đúng: nó chẳng là gì cả, hiện tại mới là đời sống chân chính của tôi. Hãy quẳng lịch sử vào các viện bảo tàng. Ý đồ kéo lịch sử sống lại trong ý thức của đời sống hiện tại theo kiểu tuyên truyền, vì thế phải đổ vỡ, phải thất bại
Trả lờiXóa