Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: XIN HÃY TỬ TẾ VỚI NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT

Xin hãy tử tế với những người đã chết 
ở làng cổ Đường Lâm

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng
(Báo Lao động)

Tễu: Luôn thể, Tễu cũng hưởng ứng với chú Doãn Hoàng, chửi tiên sư bố cái thằng đạo diễn và đám diễn viên phim Mê Thảo - Thời vang bóng, nó diễn cảnh làm tình với tượng gỗ ở ngay trong đình làng Mông Phụ (diễn viên Dũng Nhi), chúng cũng đào cả mảng sân đình để trồng 1 cây gạo làm bối cảnh. 

Tễu chửi cha tiên sư mấy thằng ở Đài Truyền hình Hà Tây (lúc chưa về HN) đòi ông trưởng họ nhà Tễu diễn cảnh cúng Giao thừa lúc 10h đêm để phát "trực tiếp" lúc giao thừa. May mà bác trưởng nhà Tễu khăng khăng không nghe chứ nếu tham tiền mà diễn thì có tội với tổ tiên quá!

Tôi viết những dòng này trong một đêm mất ngủ, bởi bàn thờ tổ tiên, nếp nhà cổ Đường Lâm tri ân các bề trên máu mủ của mình (và nhiều nhà khác) bị xâm hại theo đúng nghĩa đen.

Nơi ấy, tiếc thay, lại bị xâm hại bởi các danh hiệu tưởng như đáng tự hào nhất “làng cổ - di tích quốc gia”, “di tích cấp tỉnh thành phố”; bởi những diễn viên hài được xem là rất “nổi tiếng” ở Việt Nam (như Phạm Bằng, Quốc Anh, Quang Thắng, Kim Oanh…); bởi các hãng phim đang sản xuất chương trình được xem là ăn khách nhất hiện nay. Không lẽ chúng ta cứ tôn vinh di sản văn hóa ở bề nổi, rồi “khai thác du lịch” để rồi giết chết các di sản theo kiểu đó sao? 

Nhảy sập thờ, vén váy, chửi nhau, chim chuột nhau trước nhang án…

Chuyện đang diễn ra ở Di tích Quốc gia Làng Việt cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội). Tôi viết những dòng này không phải để “chụp ảnh” bàn thờ tổ tiên nhà mình cho người khác xem mà viết với mong muốn cơ quan chức năng - những quý đơn vị đã tôn vinh ngôi nhà của chúng tôi là di sản lớn (họ cung cấp tiền cho nó hoạt động phục vụ khách du lịch; họ bảo tồn, sửa chữa nó với hàng tỉ đồng mỗi lần) hãy xem lại cách quản lý của mình để thảm kịch không còn tiếp diễn.

Chúng tôi đã có một tòa nhà thờ rất đáng tự hào. Đó là một di sản cổ kính, nguyên vẹn, ở đó, cụ tôi rồi ông nội tôi đã sinh ra và tắt thở khi hết việc dương gian. Ở đó, bố mẹ tôi đã hợp hôn và sinh ra chúng tôi. Ở đó, bốn anh em tôi đã lớn lên với biết bao kỷ niệm và lòng tự hào khôn xiết, vì cha ông mình là quan Đốc học (kiểu như Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo bây giờ) của tỉnh Sơn Tây, cụ mình là quan Tổng Giám binh của mảnh đất xứ Đoài.

Ảnh các cụ còn khảm xà cừ óng ánh, ngồi ghế gụ với bành to trên các vách nhà cổ. Thơ văn câu đối nguyên bản đã đón nhiều vạn khách Việt Nam và quốc tế trong gần chục năm qua. Anh tôi mới chết cũng ở trên bàn thờ. Các bà vợ của ông tôi, rồi anh trai ông tôi bị bắn trong cải cách ruộng đất, tất cả các vị đều ở trên ban thờ hằng ngày hằng đêm nhìn chúng tôi, nhìn dân làng và… du khách.

Xin hãy tử tế với những người đã chết ở làng cổ Đường Lâm
Đoàn làm phim gây ầm ĩ, leo lên nóc cổng nhà thờ, nói chuyện “ăn ba bát cứt chó cấm được ọe ợ” cứ oang oang suốt cả ngày trong ngôi nhà thờ linh thiêng của chúng tôi.

Các vị đau lòng nhìn nườm nượp du khách đến thắp nhang liền tù tì rồi đặt tiền lẻ vào cái đĩa trước mặt các vị ấy. Khách du lịch không muốn vậy, nhưng… không xùy tiền ra thế nào được! Đặc biệt đáng sợ là nạn đóng phim hài, phim đậm chất dân gian cải biên và quá nhiều dâm tục. Các bộ phim ấy quý báu với ai thì tôi không biết, nhưng khi lôm lổm diễn cảnh chợ búa ở trước bàn thờ nhà tôi, nó là một thứ mất dạy.

Các bộ phim được đóng với tiếng loa của đạo diễn đinh tai nhức óc, diễn viên quần chúng chạy ào ào, họ phát sóng, bán băng đĩa vô cùng ầm ĩ. Ông Phạm Bằng (diễn viên) sờ soạng, cởi yếm cô Kim Oanh (diễn viên), ông Quang Thắng chửi bới tục tĩu “tổ cha tổ mẹ”, lũ nọ lũ kia; ông Quốc Anh rầm rĩ “bắt nó ăn ba bát cứt chó”, dân làng ơi vào xem thằng này ăn hết ba bát cứt chó cấm rớt ra tí nào (đại ý thế, có clip kèm theo).

 
(Video clip: Tác giả đăng tải trên Youtube)

Họ vạch váy áo của nhau ra. Họ sờ nhau và diễn cách chim chuột “thịt đâm vào thịt” (ngoại tình giữa quan anh và vợ của quan em) ngay trong ngôi nhà cổ đó, nơi các cụ nhà tôi cũng đều là quan cả... Họ ngồi, đứng, vén váy, sờ chỗ nhạy cảm của nhau, chia tiền hối lộ, giấu hòm tiền xuống gậm bàn thờ, chửi bới nhau tục tĩu ngay trên cái sập thờ thiêng liêng chính giữa ngôi nhà thờ của chúng tôi.

Ở đó, cách chưa đầy 1m là ông nội tôi, cụ nội tôi, các ông bác ông chú đã khuất của tôi, anh tôi… từ trong ảnh thờ đang nhìn ra. Nó gần lắm, gần đến mức khi tôi chụp lại màn hình bộ phim đang “chiếu” đó (họ đã phát hành chính thức), thì ai cũng biết đó là họ đang ngồi trước bàn thờ nhà tôi (chứ không phải nhà khác). Tức là họ làm đủ trò đáng xỉ nhục trên cái nơi mà tôi chưa bao giờ dám giẫm chân lên, mẹ tôi 50 năm về làm dâu cũng chưa bao giờ dám ngồi vào.
  
Xin hãy tử tế với những người đã chết ở làng cổ Đường Lâm
Những cảnh kinh khủng diễn ra trên sập thờ, ngay trước ban thờ, bát nhang, 
ảnh thờ của tổ tiên chúng tôi.
.
Xin được hỏi: Văn hóa, di sản văn hóa quốc gia, sao lại có thứ văn hóa đem bàn thờ nhà người khác ra để đóng phim, để diễn thứ hài dân gian dung tục toàn cứt đái, chim chuột, quan tham, lừa lọc, đểu cáng, mất dạy… đến mức ấy? Thử hỏi ở đất nước này, có nơi nào, có khi nào, có ai (kể cả các vị đạo diễn, các vị diễn viên, các chuyên gia đang quản lý văn hóa ở làng Đường Lâm) dám mang bàn thờ tổ tiên linh thiêng và duy nhất của mình ra đóng thứ phim đó không?

Có ai để cho kẻ xa lạ ẵm bình hoa thờ tự nhà mình ra ngoài sân chụp ảnh rồi “ắp” (đăng tải) lên facebook (một thứ mạng xã hội) để tự sướng không? Có ai để cho người ta chửi bới nhau, sờ soạng nhau, hí húi tí tủm diễn cảnh trai trên gái dưới, rồi bắt nhau ăn ba bát cứt chó cấm rơi ra tẹo nào… ở ngay vị trí cách ảnh thờ, bát nhang thờ của tổ tiên mình chưa đầy 1m không? Tôi đã khóc khi thấy ban thờ nhà mình được chiếu trên phim ảnh “sốt sình sịch” trên thị trường với đủ thứ dâm tục đáng xấu hổ.

Ngành văn hóa, chính quyền địa phương, các ông bà chủ hãng phim hài không thể vô can!

Tôi xin chụp lại màn hình các bộ phim dâm tục (phim hài dân gian chiếu trong các dịp Tết Nguyên đán) để chứng minh cho kiến nghị trên của tôi. Tôi cũng xin gửi các clip “ăn ba bát cứt chó không rơi tí nào” trong nhà cổ nhà tôi, tư liệu ấy được ghi hình vào ngày 6.8.2014, tức là còn nóng hổi lắm. Câu hỏi trở lại là: Ai sẽ chịu trách nhiệm về thảm trạng trên?

Xin thưa: Chính chúng tôi là những người có lỗi đầu tiên. Theo đúng truyền thống, tòa nhà thờ hàng trăm năm tuổi của chúng tôi được trao quyền quản lý cho con cả của ông nội tôi. Bác ấy đã chết, con trai duy nhất của bác cũng đã chết, cháu trai cả của bác ấy cũng đã chết. Chị dâu con nhà bác tôi quản lý. Chị ấy là cán bộ xã, vì cởi mở, vì yêu văn hóa, vì muốn có tiền của đoàn làm phim nên chị đã cho họ đóng phim.

Nhưng xin hỏi: Khi mà bao năm làng tôi được ghi nhận là làng cổ đầu tiên (mấy năm đầu là duy nhất) được vinh danh là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia, thì giá trị ngôi nhà cổ nổi tiếng đó (nó là một trong gần 10 ngôi nhà của làng cổ được nhận tiền từ ban quản lý và liên tục mở cửa đón khách du lịch) của chúng tôi có nằm trong tay chúng tôi hoàn toàn nữa đâu. Không được sửa chữa, thậm chí không được phép đóng cửa khi du khách muốn vào.

Khi đông đảo bà con làng tôi muốn trả lại di tích quốc gia cho nhà nước đã gây một cú sốc lớn trong giới truyền thông và các nhà quản lý văn hóa, đích thân đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã làm một việc vô cùng tử tế, ấy là đồng chí về thay mặt cơ quan chức năng, “xin lỗi” người dân làng tôi, vì các bất cập trong quản lý khiến bà con quá khổ trong suốt gần chục năm qua. Vậy là, rõ ràng: làng tôi là di tích quốc gia, nhà thờ của chúng tôi (riêng nó) cũng là di tích cấp tỉnh, thành phố với cái bằng công nhận to bằng cái bàn uống nước treo ở giữa nhà.

Vậy thì, việc nhà thờ nhà tôi bị xâm hại, ngành văn hóa và những đơn vị tôn vinh nó, khai thác bộn tiền nhờ nó, được nhà nước và nhân dân giao trọng trách quản lý bảo tồn phát huy giá trị của nó phải có chịu trách nhiệm chứ? Nếu quý vị trả lại “nguyên bản” cái nhà gỗ khổng lồ, tuyệt đẹp và mấy trăm năm tuổi của chúng tôi về cho chúng tôi, để nó chỉ tồn tại với tư cách một cái nhà thờ linh thiêng, thì tôi sẽ không nói gì nữa. Tôi sẽ tự giải quyết bi kịch của chúng tôi. Đằng này nó là di tích được tôn vinh, có ban quản lý, ngân sách nhà nước năm ngoái vừa bỏ 1 tỉ đồng để sửa chữa, hằng tháng siết bao con người vẫn khai thác hưởng lợi từ việc làm du lịch của nó (ngôi nhà thờ ấy). Quý vị phải có trách nhiệm chứ?!

Tôi xin đề nghị thẳng thắn: Lãnh đạo TP Hà Nội, lãnh đạo thị xã Sơn Tây, ngành văn hóa, Ban Quản lý di tích làng cổ phải chấn chỉnh tình trạng lộn xộn, bát nháo, thiếu văn hóa đang diễn ra ở các ngôi nhà cổ tại Đường Lâm. Đừng xâm hại bàn thờ, bát nhang, phần mộ tổ tiên của chúng tôi bằng tiền lẻ, bằng các trò vô văn hóa.
.
Gửi nghệ sĩ hài Quốc Anh: Cô giáo Thủy ơi, nhà cô có “đường lên giời” à?

Gửi nghệ sĩ hài Quốc Anh: Cô giáo Thủy ơi, nhà cô có “đường lên giời” à?

Gửi nghệ sĩ hài Quốc Anh: Cô giáo Thủy ơi, nhà cô có “đường lên giời” à?

Gửi nghệ sĩ hài Quốc Anh: Cô giáo Thủy ơi, nhà cô có “đường lên giời” à?

Có chuyện rất thật thế này. Chị Đỗ Thu Thủy, con nhà bác ruột tôi, con của người con trai đang còn sống mà lớn tuổi nhất của ông nội tôi. Chị là một cô giáo tử tế, dạy ở trong Xuân Khanh, cách nhà vài cây số. Bỗng một ngày học trò hí hí bảo: Cô giáo Thủy ơi, nhà cô có đường lên trời à? Chị rất ngạc nhiên: “Sao em nói thế?”. Bọn trẻ hí hí bỏ đi.

Cô giáo về tìm hiểu rồi ngượng chín người, hóa ra trong phim hài “Thầy rởm” đậm chất dân gian hiếu tục (có một phần) đóng ở nhà thờ nhà tôi (chị Thủy sống trong khuôn viên ngôi nhà cổ đó) có cảnh nghệ sĩ Quốc Anh đi chim chuột gái bằng cách bắc thang sang nhà một nàng nạ dòng hơ hớ là mẹ học trò của mình (ý thế, tôi không để ý kỹ lắm). Đang trèo lểu bểu trên thang thì bị học trò bắt được, họ hỏi ông đồ đi đâu đấy, ông đồ (Quốc Anh) vuốt râu dê bảo, “thầy đang tìm đường lên giời”.

Và làng tôi, rồi bao năm qua, rất rất nhiều người đã quen với hình ảnh ấy, “tích truyện” dân gian cải biên ấy, người Sơn Tây thì cười tủm tự hiểu: “Đường lên giời” là để chỉ cái chuyện tòm tem “trai trên gái dưới”. Cô giáo Thủy đỏ mặt. Đi đâu học trò cũng hí hí: Nhà cô giáo có đường lên giời. Khổ, bấy giờ, chị tôi là gái chưa chồng. Tôi thì tái mặt vì nhục. Sao họ đem cái dâm tục của dân gian kia ụp vào nhà thờ nhà tôi, năm này qua năm khác, vẫn mấy gương mặt ấy, vẫn mấy chuyện mà khi xem bố tôi tắt bỏ màn hình rồi lầu bầu chửi đó?

Người làng tôi mặc áo nâu, đi guốc mộc đóng cảnh diễn viên quần chúng xem ăn cứt chó để lấy vài đồng bạc lẻ, đóng xong, có bà chị nôn ọe kêu tởm quá trong video tôi quay lại để hầu độc giả. Vài cậu quay phim lêu têu ngồi trên nóc phom cổng có chữ Nho cũng kêu ghê quá. Ai cũng ghê, nhưng có lẽ họ không thấy hết cái tởm của tôi khi thấy nhà thờ của mình trở thành sân khấu cho những cảnh nôn ọe đó. Tôi đã làm tất cả để ngăn cản sự báng bổ, mong các bậc tiên hiền ở nơi xa xăm hãy thấu hiểu.

Tái bút: Kính mong những dòng này đến tay các chuyên gia văn hóa, các nhà quản lý văn hóa, các ông bà chủ hãng phim, các diễn viên ít nhiều đã được biết đến ở xứ sở này. Sinh thời, ông nội tôi là một nhà Nho, ông bảo, đời người diễn viên gắn với bao nhiêu “bức tranh vân cẩu treo rồi xé, mấy cuộc tang thương xếp lại bày”, tác phẩm kinh điển “Cung oán ngâm khúc” cũng có câu “bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương”. Các nghệ sĩ có thể dùng đủ thứ phông để diễn hài, để sờ soạng nhau và dâm tục với nhau, chửi nhau rồi chửi đời, nói chuyện ăn cứt chó rồi cười khành khạch, nhưng xin quý vị đừng lấy “bức tranh” nền “treo rồi xóa” là cái bàn thờ nhà tôi. Xin hãy thương tôi như tôi đã thương quý vị.

Đỗ Doãn Hoàng
(Bài viết, hình ảnh, clip do tác giả gửi Dân trí)
Nguồn: Dân trí

13 nhận xét :

  1. bọn vô văn hóa này cần phải cấm cửa..

    Trả lờiXóa
  2. Nhật tân hựu nhật tânlúc 15:22 9 tháng 8, 2014

    Trải qua một cuộc bể dâu,
    Những điều trông thấy mà đau đớn lòng !
    (Nguyễn Du, Truyện Kiều).
    Mới một cuộc bể dâu đã đủ đau đớn lòng. Nay 30 năm 45, 54, 75 đã có ba cuộc bể dâu thì biết bao điều đau đớn lòng ? Cái thời KT Thị Trường định hướng XHCN nó thế .

    Trả lờiXóa
  3. Giữa lúc Biển Đông đang nóng bỏng do việc giặc Tầu đưa giàn khoan HD 981 vào hạ đặt trái phép trong vùng biển VN thì đảng CSVN không một lời lên án, ngược lại, còn tổ chức HN trung ương 9 bàn về việc phát triển nền văn hóa hiện đại, một chủ đề rất lạc lõng trong tình thế nước sôi lửa bỏng của đất nước.
    Vậy sự việc xẩy ra ở Đường Lâm có phải là kết quả ban đầu của cái HN này không? Nền văn hóa "đậm đà bản sắc dân tộc" là như thế này ư?. Xin lỗi các vị, tất cả những kẻ nào, từ đạo diễn, diễn viên... tham gia vào clip ở Đường Lâm, đều là những kẻ vô văn hóa!

    Trả lờiXóa
  4. Không có tính từ nào để dùng sau khi đọc bài này của Đỗ Doãn Hoàng. Với tư cách là một người đang sống, kính xin anh linh các vị liệt tổ liệt tông họ Đỗ hãy tha thứ cho lũ người vô học dù họ hoàn toàn không đáng được tha thứ sau khi đã diễn những trò mất dạy trong nhà thờ họ Đỗ. Tôi hiểu nỗi đau xót của Đỗ Doãn Hoàng. Quả thực không có nỗi đau nào có thể so sánh. Trong khi rong ruổi khắp nơi, viết lách, chụp đủ thứ ảnh để suy tôn cái đẹp, loại trừ cái xấu xa thì nhà thờ họ nhà mình lại trở thành sân khấu cho những trò lố bịch của lũ mát dạy và ngu xuẩn. Xin được chia sẻ!

    Trả lờiXóa
  5. Từ ngày cái lão Hoàng Tuấn Anh làm bt cái Bộ VHTT DL này thì mọi chốn mọi nơi từ danh lam thắng cảnh tới chùa chiền đều bị phá tan nát,các giá trị văn hóa bị đảo lộn,xúc phạm nặng nề.Tất cả chỉ vì chạy theo đồng tiền.Đề nghị cho lão về đuổi gà giúp vợ càng sớm càng có lợi cho quốc gia

    Trả lờiXóa
  6. Thật tồi bại hết chỗ nói cho cái văn hóa "ăn ba bát cứt chó" của bọn làm văn hóa phim ảnh và bọn sống bám vào di tích cổ như thế này. Các người không có lòng tự trọng, muốn ăn mấy bát cứt chó thì cứ đem về nhà thờ tổ của mấy người mà ăn với nhau, phải để yên cho làng cổ nhà cổ của người khác đừng bị lây múi xú uế chứ.
    Sao lại có thể có một đường lối văn hóa hạ cấp đến thế này, nước Việt tôi đâu rồi?

    Trả lờiXóa
  7. Đề nghị đổi tên bộ VH-TT-DL thành Bộ Ba Bát

    Trả lờiXóa
  8. Đấy mà họ đang làm văn hóa đấy chứ! Vô văn hóa, mất dạy đến thế là cùng!

    Trả lờiXóa
  9. Vâng, thưa anh Doãn Hoàng,

    Hâm mộ anh đã lâu vì những phóng sự của anh nhưng mạn phép hỏi anh những chuyện như trong bài báo anh đề cập - rất vô văn hoá, phản cảm - nhưng nếu không có sự đồng ý cho phép của gia chủ thì liệu có được phép hay không ?

    Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Tiền nhân đã dạy, cấm có sai.

    Góp ý thẳng thắn, thật thà, mong anh suy xét.

    dockieu@yahoo.fr

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tác giả cũng trách gia đình mình rồi đó, đọc vậy đừng nên đọc.

      Xóa
    2. Chắc Hoàng nó đã có ý kiến rồi nhưng họ hàng nó không nghe nên đành phải lên báo!

      Xóa
  10. Cái nhà ông Quốc Anh ngày càng quá thể.
    Từ sau cái đận đóng vai vua Lý Thái tổ diễu hành trên đường phố Hà Nội dịp 1000 năm Thăng Long,
    thì ông ta đóng tiếp những vai đểu cáng bần tiện bỉ ổi đến xem còn thấy buồn nôn.

    Trả lờiXóa
  11. Tôi không dám vơ đũa cả nắm. Nhưng thành thật mà nói cái bọn đạo diễn, diễn viên XHCN thì đúng là một bọn vô văn hoá. Tôi đồng ý với ông bạn gì đó nên đổi tên cái bộ VHTT thành Bộ Ba bại (bại tức là bãi), ta thường hay nói baị cứt trâu, bại cứt chó vậy.

    Trả lờiXóa