Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

BÀI THƠ CUỐI ĐỜI CỦA NHÀ THƠ CHẾ LAN VIÊN

Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung (THCS hay cấp II hiện nay) thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn, Bình Định là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.

Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu" của Bình Định.

Năm 1939, ông ra học tại Hà Nội. Sau đó Chế Lan Viên vào Sài Gòn làm báo rồi ra Thanh Hóa dạy học. Năm 1942, ông cho ra đời tập văn Vàng sao, tập thơ triết luận về đời với màu sắc siêu hình, huyền bí.

Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy Nhơn, rồi ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh. Thời kỳ này, Chế Lan Viên viết bài và làm biên tập cho các báo Quyết thắng, Cứu quốc, Kháng chiến. Phong cách thơ của ông giai đoạn này cũng chuyển dần về trường phái hiện thực. Tháng 7 năm 1949, trong chiến dịch Tà Cơn-đường 9 (Quảng Trị), Chế Lan Viên gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo Văn học. Từ năm 1956 đến năm 1958, ông công tác ở phòng văn nghệ, Ban tuyên huấn trung ương và đến cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo Văn học (sau là báo Văn nghệ). Từ năm 1963 ông là ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, ủy viên ban thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa các khóa IV, V và VI, ủy viên Ban văn hóa - giáo dục của quốc hội.

Sau 1975, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi.

Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).(Theo Wikipedia/Chế Lan Viên). 

Về cuối đời, Chế Lan Viên có một số bài thơ được nhiều người truyền tụng:

Ai? Tôi!
Chế Lan Viên
 

Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi!

 

Tôi - người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi cuộc xung phong.
Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ

 

Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ,
Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!
Ai chịu trách nhiệm vậy?
Lại chính là tôi!

 

Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời,
Tôi ú ớ.
Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong
Mà tôi xấu hổ.
Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười 


(Rút trong sổ tay thơ tập 5 của tác giả)



30 nhận xét :

  1. Dalai Latma có từng nói rằng, loài người khiến ông ngạc nhiên nhất. Bởi con người tốn sức khỏe để kiếm tiền, rồi tốn tiền để mua lại sức khỏe. Lo nghĩ quá nhiều đến tương lai mà quên bẵng đi hiện tại, để rồi không sống ở cả hiện tại lẫn tương lai. Con người sống mà cứ nghĩ sẽ không bao giờ chết, để rồi chết mà chưa từng được sống.
    giàu để làm gì, nếu chúng ta không thực sự có được cuộc sống có chất lượng hơn?

    Và có những thứ dù có tiền và rất nhiều tiền cũng không thể mua lại được

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn Teu!
    Một bài thơ rất hay và sám hối. Dù sao, trước khi mất, nhà thơ cũng đã tự sám hối những lỗi lầm của mình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không phải sám hối mà là khẳng định ông đã sống hoài sống phí một đời người

      Xóa
  3. Tôi nhớ lại những câu thơ của ông ta viết để chúc thọ Mao mà tóc gáy dựng ngược lên, toàn thân nổi da gà" "Tôi nguyện hái hoa máu miền Nam để dâng lên Mao chủ tich!!!!" Bây giờ khi gần xuống lỗ thì viết thơ sám hối. Cũng một điểm rất lạ của các nhà văn, nhà thơ cộng sản sắt máu, cứ khi gần đi chầu thì sám hối, như tên đò tể thi Tố Hữu " Giết , giết nữa, giết mãi, cho ruộng đồng mau xanh...." hoặc Xuân Diệu, Huy Cận, Hoài Thanh v.v,.. đều theo một "Mô típ" nầy cả. Tại sao vậy????

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thưa bạn , tôi đã từng còm trên Tễu vài lần rằng " Bộ tứ đao phủ Trăm Hoa Đua Nở là Tố Hữu , Hoài Thanh , Chế Lan Viên và Xuân Diệu " . Không có Huy Cận , dù Huy Cận là người viết hiến pháp VNDCCH và ông từng giữ chức vụ bộ trưởng thanh niên nhưng bàn tay ông không nhúng chàm !

      Xóa
    2. Thưa bạn 15:17, nhà thơ Huy Cận tay không nhúng chàm nên xin bạn cho tên ông ra khỏi nhóm các ông đao phủ. Tôi rất mừng được bạn 06:47 cho biết về nhà thơ Huy Cận vì thời còn là đứa bé ở miền Nam tôi hay nghe Ba tôi đọc bài "sóng gợn tràng giang ..." nên tôi vẫn có cảm tình với nhà thơ. Tôi thấy buồn và tội nghiệp cho 3 nhà thơ Hoài Thanh Chế Lan Viên và Xuân Diệu. Nhưng riêng ông Tố Hữu thì xú danh của ông ta sẽ muôn đời muôn kiếp không bao giờ người Việt quên được.

      Xóa
  4. Bài thơ là một lời sám hối chân thành mà xúc động lòng ta đến vô cùng! Tôi nghĩ không riêng gì Chế Lan Viên mà cả thế hệ nhà thơ, nhà văn một thuở đã từng cổ xúy cho cuộc ra trận kia cũng nên sám hối đi thôi. Và trên hết là những ai đã từng chủ trương gây chiến và tham chiến cũng phải xám hối. Nếu thực sự vì con người hãy bài xích chiến tranh, hãy hướng tới hòa bình để cùng tiến bộ.
    Vì một thế giới hòa bình, vì hạnh phúc của mỗi con người chúng ta phải quyết tâm phản đối đến cùng những chủ chương dùng bạo lực để giải quyết mọi vấn đề

    Trả lờiXóa
  5. Hiện tượng phản tỉnh thực ra đã có từ lâu rồi. Những người có trái tim và khối óc đều nhận ra được bản chất của vấn đề. Sớm hay muộn tùy thuộc vào tư chất trí tuệ của mỗi người. Ngay sau khi Ông Cụ đưa một số nhân sỹ trí thức ở phương Tây về phụng sự "cách mạng", đã có nhiều người THỨC TỈNH ngay sau đó. Chỉ có điều truyền thông lúc đó không như bây giờ, một mặt bị che chắn đến mức gần như tuyệt đối, một phần vì chưa phát triển và chưa mở như ngày nay. Do đó có thể thấy KẺ THÙ KHÔNG THỂ ĐỘI TRỜI CHUNG của các đảng cộng sản và của các thế lực độc tài toàn trị trên thế giới là THÔNG TIN. Nó sẽ làm sụp đổ tất cả. Vì quy luật của tự nhiên là: THÔNG TIN CÓ THUỘC TÍNH PHỔ QUÁT VÀ LẤP ĐẦY VÔ TẬN KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN, cả theo nghiã đen lẫn nghĩa bóng, cả trong tự nhiên lẫn đời sống xã hội. Bưng bít, che đậy, cản trở thông tin sẽ làm mất cân bằng của quy luật tự nhiên và xã hội, nó phá vỡ thế "cực tiểu năng lượng", vì vậy ắt sẽ bị phá vỡ nhanh chóng để trở về với thế cân bằng (động) và cực tiểu năng lượng. Tiếc rằng các nhà trí thức cộng sản hầu như chẳng hiểu điều này.lkk

    Trả lờiXóa
  6. Nói thật bác Tễu đừng giận: Đáng lẽ điều đáng sám hối đầu tiên của ông Chế Lan Viên là phải VIẾT LẠI bài "người đi tìm hình của nước" vì nó sai sự thật nhiều quá.

    Trả lờiXóa
  7. Cũng chẳng trách gì CLV, bởi ông phải sống trong cái thời nghiệt ngã nhất, cái thời mà người ta phải dùng hết để giành chiến thắng, dùng hết cả các thứ mưu mô, dối trá, bạo tàn...nó đã tạo nên một bầu không khí ngột ngạt, một xã hội thật giả lẫn lộn. Có con người phải sống cùng với con ma người, có con nửa người nửa ma, có con ngày là ma tối là người...thì thử hỏi CLV cũng như bao nhà văn nhà thơ VN tài năng khác không bị ảnh hưởng, không bị làm hại. Người nào biết sám hối như CLV đều được xếp vào bậc khả kính!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Buông dao thành Phật ! Tố Hữu cuối đời lại làm thơ " Sống là tro chết cũng là tro " . Hổng dám đâu , Tố Hữu sắp chết rồi mà vẫn xạo ! Tố Hữu phải thật thà nói như vầy nè " Sống làm đao phủ văn nghệ , chết thành tro " .z̀

      Xóa
    2. Tôi lại nghe một khảo dị khác về câu thơ cuối đời này của lão TH.
      Trước hết là "cho" chứ không phải là "tro". "Cho" ở đây hàm ý là cho đi/cống hiến.
      Nhưng tôi nghe nói lão ta lúc đó đang ốm nằm liệt trên giường, nên khi cái người đến thăm lão và lão muốn hé lộ bức thư với bài thơ cuối cùng của cuộc đời ... theo đóm ăn tàn, liền rút trong túi áo ra tờ giấy. Nó hơi bị nhàu và một số chữ không được rõ lắm là có dấu hay không, trong đó có chữ "cho". Người được cho đọc bài thơ đó nói hình như là có dấu sắc ở chữ "cho". Và vì lão cũng có vẻ "ăn năn" thật vì tội lỗi vừa quá lớn, lại phần vì cảm thấy bị hất ra rìa, thất sủng vào cuối đời, nên cũng cảm thấy hận ... cách mạng, hận các ... đồng chí mình đã bỏ rơi lão (qua nội dung cả bài - rất tiếc lúc đó vấn đề này vẫn còn nhạy cảm và kín đáo, chỉ rỉ tai truyền nhau câu chuyện nên người có bài thơ không dám cho tôi xem cả bài), nên cũng cho rằng câu thơ đó đúng là "Sống là CHÓ, chết cũng là CHÓ". Xét cho cùng, với lão thế cũng đúng về bản chất với tư cách một con người mà không có tính cách NGƯỜI.lkk

      Xóa
  8. Chân dung Chế Lan Viên trong Chân dung văn học của Xuân Sách:
    ĐIÊU TÀN ư? Đâu chỉ có ĐIÊU TÀN
    Ta nghĩ tới VÀNG SAO từ thuở ấy
    CHIM BÁO BÁO, lựa chiều cơn gió dậy
    LựaÁNH SÁNG trên đầu mà thay đổi
    sắc PHÙ SA
    Thay đổi cả cơn mơ,
    ai dám bảo CON TÀU không mộng tưởng
    Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng
    Lòng ta cũng như tầu, ta cũng uống
    MặC anh em trong suối cạn Hội nhà văn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là Xuân Sách , Sâu sắc và thâm thúy . Trong cuộc sống nhiều khi vì cái nọ , cái kia nhưng cuối đời ngộ ra là quý lắm rồi .

      Xóa
  9. Tất cả những người theo cộng sản đều thế cả, không riêng gì các nhà thơ. Chỉ có điều các nhà thơ dễ xúc động, dễ bị kích động bởi trào lưu tư tưởng, tình cảm của đám đông nên họ "tuôn trào" tình cảm rất thật của mình lúc đó. Đã viết ra giấy trắng mực đen rồi, chết cứng, không sao sửa lại được nữa... Rồi họ lại day dứt với những điều đã trót viết trước đây... và sám hối cũng rất chân thành. Họ
    cay đắng, đau buồn lắm. Ta nên hiểu và cảm thông với bi kịch của họ - những con người thành thực - hơn là nguyền rủa họ. Phạm Tuyên, cha bị CS giết, rồi ông đi theo CS mà viết bao nhiêu bài hát ca ngợi CS, có những câu: "Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng!...". Tôi tin lúc đó ông viết với tình cảm rất thật. Bây giờ chắc ông nhiều tâm tư lắm. Chỉ có ông Tô Hoài thì tôi thấy lạ. Ông cùng người bạn đi xem dân ta làm nhục tù binh Mỹ ở Hà Nội; ông đứng trên hè thấy tù binh Mỹ đến gần, ông liền nhảy xuống đấm vào mặt 1 tù binh. Bạn hỏi, sao anh đấm nó? Ông bảo, xung quanh người ta căm thù thế kia, mình không tỏ thái độ, lại có vấn đề! Thật tội nghiệp. Rồi ông đi cải cách ruộng đất, làm đội phó (nhất Đội, nhì Giời), thế mà ông viết "Ba người khác", những chuyện về CCRĐ cứ nhẹ tưng tưng, như kể chuyện tiếu lâm...

    Trả lờiXóa
  10. Bà thủ tướng Ấn Độ Indira Gandi đã từng nói: "Chân lý ở tại mỗi con người, chúng ta phải tự tìm lấy nó". Thật chí lý!

    Trả lờiXóa
  11. Nhật tân hựu nhật tânlúc 01:35 19 tháng 8, 2014

    CS, đào tạo ra những cái máy làm thơ, những tay thợ tuyên giáo cực kì dã man tàn bạo không còn tính người mà chỉ còn tính đảng . Xuân Diệu , Cù Huy Cận trước khi trở thành CS làm thơ hay như thế , mà sau khi trở thành CS thì thơ toàn là máu với máu .Chẳng ai thích đọc chỉ có Đảng bắt học sinh , bắt đảng viên phải học . Cũng giống như Solokhov viết Sông Đông Êm Đềm hay là thế , ai cũng mê . Vậy mà khi viết Đất Vỡ Hoang chẳng ai thèm đọc . Đất Vỡ Hoang nhạt nhẽo quá, tính CM bolschevik quá, không còn chất văn nữa !
    Cho nên trước 75, miền Nam vẫn đọc thơ tiền chiến của XD, thơ HC, hát nhạc Văn Cao còn miền Bắc thì cấm. Ai dám đọc thơ tiền chiến , hát nhạc lãng mạn là đi cải tạo ngay !
    Cũng may sau này Đ có chút đổi mới, nới lỏng vòng xích sắt một chút cho Văn Học, Nghệ thuật nên Chế Lan Viên , Nguyễn Khải có vài lời gọi là sám hối !
    Cái thực dưới CNXH nó khác với cái thực TBCN . Ở XHCN văn nghệ sĩ bị khóa miệng là khóa cả khẩu phần , khóa cả tem phiếu, cho nên anh nào càng làm thơ , viết văn nghệ càng nặng tính đảng càng lên nhanh và bảo đảm cái sổ lương hưu , cái chế độ cho con cái. Còn TBCN thì nó cóc cần cái đó . Chỉ không có độc giả, không có người thưởng lãm , mua sách , mua tranh, mua nhạc là văn nghệ sĩ chết !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mọi người cứ sùng bái quá các vị ấy . Thực ra cũng là phường giá áo túi
      cơm cả thôi . Hãy nên xem nhân cách của nhà văn nhà thơ trước khi đọc
      tác phẩm , nếu không chúng ta sẽ bị lừa mà tung hô những kẻ cơ hội , đạo
      đức giả mà thôi ! Trong số những nhà văn theo k.c đến 1954 còn sống tôi thấy có 4 nhà văn (mà tôi được biết ) có nhân cách cao thượng mà tôi được nghe kể là Hữu Loan, Nguyên Hồng, Đoàn Phú Tứ (Tuấn Đô),Nguyên
      Ngọc. Có thể còn nữa mà tôi chưa được biết (Không kể những nhà văn bị đánh vì NVGP), còn lại hầu hết là loại cơ hội như tất cả những người tầm
      thường trong x.h , chỉ khác là lấy nghề văn để kiếm ăn mà thôi .Chính vì thế
      nên có đốt đuốc đi tìm cũng không ra nhà văn lớn ?!

      Xóa
  12. Cám ơn Trang Mac về Tô Hoài ! Tôi đang ném " Chuyện Ba Người " vào sọt rác ! Cám ơn Tễu nữa !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi lại thấy rất hay, mà sợ quá. Cách viết tưng tửng vô cảm như vậy mới lột tả được tính cách vô nhân tính cuồng bạo ngu si của các ông đội cải cách ruộng đất thời đó. Mới tả được sự a dua ác độc của đám dân ngu khu đen bị kích thích đến rồ dại. Giọng văn tửng tửng của Tô Hoài trong chuyện cho ta cảm giác lạnh cẳng.

      Xóa
  13. Các bác ơi! Tôi nghe anh Vương Trí Nhàn bình luận là không phải các ông Chế, ông Nguyễn Khải sám hối mà là các ông ấy "đặt cục gạch" để xếp hàng đấy. Để sau này các ông ấy được "thông cảm". Xảo trá thế. Không biết nhận xét ấy của ông Nhàn có đúng không. Ông Nhàn đang viết khỏe lắm.
    Còn ông Chế khen Mao thì đã được Mao in cho tập "Ánh sáng phù sa" của ông ấy một triệu bản tại China năm 1962 đấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Chế thì đúng đấy còn ông Nguyễn Khải thì không đúng, bởi "đi tìm những gì đã mất" của Nguyễn Khải chỉ được công bố khi ông đã xuống mồ.

      Xóa
  14. Tôi đọc Chế Lan Viên thời Điêu Tàn, Xuân Diệu thời Thơ Thơ, thấy hay quá, thấy nhân quá. Tôi nghĩ mãi tại sao sau này các ông ấy lại làm đao phủ được?
    May sao cho hai ông còn có thời tiền chiến để lưu danh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn nhà thơ Lưu Trọng Lư thì sao hả bạn? tôi thích những bài thơ về mùa thu của Lưu Trọng Lư lắm, nếu mà hồi trước ông ấy cũng a dua với tố Hữu thì tôi buồn.

      Xóa
  15. Tổng bí thư đảng cộng sản Nam Tư :
    20 tuổi mà không theo cộng sản là không có trái tim,40 tuổi mà vẫn còn theo cộng sản là không có đầu óc

    Trả lờiXóa

  16. Còn 60, 80 vẫn còn theo Cộng sản thì sao, chị Nước Mắt?

    Trả lờiXóa
  17. Tôi từng được nghe: Hồi cm tháng 8, CLV từng tham gia biểu tình phản đối Việt Minh
    rồi bị bắt giam, sau nhờ có Yến Lan bảo lãnh nên được tha . Sau khi thống nhất đất nước, người từng bắt giam CLV ngày trước vẫn còn sống và là đại biểu Quốc hội . Hôm họp QH ông nhận ra CLV cũng là đại biểu QH, giờ nghỉ ông hỏi Lê Đức Thọ: sao cái tay CLV ngày xưa biểu tình chống CM mà nay lại leo lên tới đại biểu QH ? Lê Đ.T hỏi thật không ? Ông nói tôi là người bắt giam hắn , sau nhờ Yến Lan bảo lãnh mới được tha. LĐT đi tìm hỏi Yến Lan hỏi cho ra nhẽ . Yến Lan thừa nhận có chuyện đó. LĐT vặn lại : Sao anh biết chuyện đó mà không báo cáo với tổ chức? Yến Lan trả lời đại ý : CLV hồi đó trẻ tuổi bồng bột , thiếu hiểu biết , chấp gì ? Vả lại hồi NVGP anh ấy ''đánh" tôi tơi tả , tôi làm thế chẳng hóa ra trả thù vặt còn ra thể thống gì ! Sau chuyện đó CLV bị thất sủng nên ước vọng leo cao chấm dứt ,và
    ông dọn vào Sài Gòn sống ra vẻ lánh đời ẩn dật ở ''Viên Tĩnh Viên "? Thì ra không
    phải nhà thơ không cơ hội, phản cả bạn để đạt được tham vọng chính trị , vinh thân phì gia ? Mọi người cứ sùng bái CLV quá. Ca ngợi lên mây xanh. Nhà thơ Xuân Sách dựng chân dung ông quá chính xác! Đã là nhà thơ nhà văn thì nhân cách làm
    người phải là tiêu chuẩn đầu tiên (Vì anh đấu tranh cho nhân phẩm con người kia mà ), thì tác phẩm của anh mới đáng trân trọng . Nếu không chỉ là lời nói suông của
    kẻ đạo đức giả, bọn dối trá nào chả làm thế ?! (THÁI A)

    Trả lờiXóa
  18. Có những lỗi lầm không thế tha thứ mặc dù về cuối đời họ có ân hận và tha thiết nhận lỗi . Vụ đánh cái gọi là NHÂN VĂN GIAI PHẨM của đảng đã làm thui chột thậm chí làm mất đi rất nhiều nhà văn , nhà thơ tài giỏi và có nhân cách như Nguyễn Bính, Hữu Loan ...Đó là một tội ác .

    Trả lờiXóa