Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

NHỮNG BÀI THƠ CUỐI ĐỜI CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI

NGUYỄN ĐÌNH THI sinh ngày 20 tháng 12 năm 1924 ở Luông Pra Băng (Lào). Tuy nhiên, nguyên quán của ông là ở làng Vũ Thạch, hiện nay là phố Bà Triệu thuộc địa phận phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cha ông là một viên chức Sở bưu điện Đông Dương, từng sang làm việc ở Lào.

Những năm 1940 ông tham gia Tổ Văn hóa Cứu quốc. Năm 1945 ông tham dự Hội nghị Quốc dân Tân Trào, sau đó được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 1 (khi 21 tuổi). Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc.

Ông thuộc thế hệ các nghệ sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình. Ông được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996.

Sau năm 1954 ông tham gia công tác quản lý văn học nghệ thuật. Từ năm 1958 đến năm 1989 làm Tổng Thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật.

Ông mất ngày 18 tháng 4 năm 2003 tại Hà Nội.(Theo từ điển mở Wikipedia/Nguyễn Đình Thi)
_____________

Nhà thơ Hoàng Hưng vừa công bố những bài thơ cuối đời của Nguyễn Đình Thi:

Hoàng Hưng: Tâm sự của nhà thơ Nguyễn Đình Thi bộc lộ trong những bài thơ cuối đời mà có lẽ ít người biết khi hoang mang nhìn lại con đường cách mạng mà mình đã theo suốt đời: 

Đã có mùa xuân đời tôi không nhỉ  
Và đã có không cả một mùa hè  
Tôi chỉ nhớ đã đi nhiều mê mải  
Năm tháng đêm ngày theo một ánh xa   
(Mùa thu vàng) 
 
Cuối cùng tự đấm ngực sám hối bi thương: 
 
Người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ  
Tay tôi vướng nhiều đồ bỏ  
Nhiều dây nhợ tự buộc mình
Thôi xin tha cho mọi lỗi lầm  
Quên cho những dối lừa khoác lác
Tôi biết tôi đã nhiều lần ác  
Và ngu dại còn nhiều lần hơn   
(Gió bay)
 
Nguồn: VanViet.info

*****
FB Cuong Pham: Hè năm 1992 mình cũng có may mắn được dự Hội thảo nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh của Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Hôm đó có cả các bậc trưởng thưởng như Văn Cao; Nguyễn Đình Thi; Nguyên Ngọc; Kim Lân; Hà Ân... Trong cuộc trò chuyện ở hành lang giữa Nguyễn Đình Thi; Văn Cao; Kim Lân và Nguyễn Huy Thắng (con trai cố Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - Tôi là khách của chị Huy Hiền, trưởng nữ của NV NHT nên cũng có mặt), thì chứng kiến cảnh Nguyễn Đình Thi rất ân hận về việc đã đứng về phe "Thắng cuộc" để phang anh em nhóm NVGP....

******
Nguyễn Hữu Đang và Nguyễn Đình Thi từng viết chung cuốn sách:


 Và đây là chữ ký của cả hai ông trên trang lót của cuốn sách trên.
Cuốn sách quý này thuộc ở hữu của ông Bùi Xuân Bách.

12 nhận xét :





  1. "Con chim sắp chết tiếng kêu thương, người sắp chết lời nói phải"
    Câu ấy quả thật không sai, nhưng mấy ai đã làm được ? Tại sao không ai công bố bài thơ này từ ngay sau khi ông mất ...dù là lén lút ?!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời,
      Tôi ú ớ.
      Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong
      Mà tôi xấu hổ.
      Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
      Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
      Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười
      (Chế Lan Viên) "

      Xóa
  2. Giọng sám hối này nghe thẳng thắn, thực lòng hơn Chế Lan Viên. Chế nhận là đã ăn bánh vẽ, nhưng lại khoe là nhìn một phát biết ngay (ý là không ngu). Ngay sau đó lại giải thích là ăn giả vờ (để chiều lòng bạn hữu!), và cũng để thỉnh thoảng được ăn bánh thật. Quả là khôn... đến chết. Nhưng không ngoan. Vì không giải thích được việc đã đánh hội đồng những bạn hữu cũng không ngu như mình(nhìn bánh vẽ biết liền), chỉ khác là kiên quyết không ăn.

    Trả lờiXóa
  3. Có 3 người bạn, ở ba nơi, ba tư tưởng, ba đường lối vĩnh viễn không bao giờ sai đó là Nguyễn Đình Thi - Văn Cao - Phạm Duy. Bởi vì một lẽ rất đơn giản họ là NHÂN TÀI

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi nghĩ Phạm Duy thì khác với 2 vị trước.
      Cuối đời của Phạm Duy không có gì đáng nói và không muốn nói làm chi.

      Xóa
  4. Năm 2005 trong buổi họp mặt mừng nhà văn Đào Vũ 80 tuổi (Thực ra mới 79. Tôi bảo, anh đã 80 à? Đào Vũ tặc lưỡi, cười hà hà: Ăn gian tí!). Nguyễn Đình Thi đến dự. Đào Vũ và Nguyễn Đình Thi là hai nhà văn cao lớn, đẹp trai, tài hoa có tiếng. Đào Vũ đã hơi xụng xịu, nhưng Nguyễn Đình Thi vẫn chắc khỏe. Tuy nhiên ông dường như rất kín đáo, khiêm nhường. Ông nói vài câu nhẹ nhàng chúc Đào Vũ rồi lại ngồi lặng lẽ. Tôi hỏi, độ này anh đọc, viết gì? Ông bảo, mình đọc sách Phật... Tôi lại bảo, anh viết hồi ký đi. Anh trải qua bao nhiêu sự kiện, viết thì thú vị lắm. Ông bảo, khó quá. Lúc mình sai thì chung quanh đúng, nhưng mình đúng thì chung quanh lại sai...Tôi đoán, chắc ông nhiều tâm sự lắm. Nay đọc những bài thơ này càng cảm thông với ông. Tôi không sành văn chương, nhưng có quen biết nên thỉnh thoảng trò chuyên với mấy anh thôi. Không hiểu sau này Nguyễn Đình Thi có viết hồi ký không?

    Trả lờiXóa
  5. Nhà văn. nhà thơ, nghệ sĩ....là những người tiên phong trong các phong trào văn hóa tư tưởng là tất nhiên.
    Sau năm 1954. Đã một lần phong trào văn hóa tư tưởng bị phân hóa. Các cụ Phan Khôi, Phùng Quán, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần bị đánh cho lên bờ xuống ruộng. Chưa nói đến những người tài hoa như Vũ Thư Hiên còn bị cầm tù.
    Bây giờ lại một lần nữa phong trào văn hóa tư tưởng lại phân hóa ngày càng rõ rệt và nặng nề.
    Còn những kẻ nịnh bợ chạy theo Đường lối XHCN thì còn nhiều chuyện bi hài.
    Lịch sử sẽ rất minh bạch.
    Người có thực tài và sống thực tâm thì mãi mãi được dân yêu quý. .

    Trả lờiXóa
  6. Cụ Tô Hải cũng đang rất ray rứt...

    Trả lờiXóa
  7. Nguyễn Đình Thi là một tài hoa lớn nhưng có vẻ ông là người chủ động đưa nhiều màu sắc chính trị trong thơ - ông còn là dân triết học nữa; nhưng với Chế Lan viên thì đó là một tài hoa lớn và một hồn thơ trong trắng. Chế đã trong trắng nhận những tư tưởng...của CS, và để rồi viết lên những bài thơ trong trắng nhưng có sức lôi kéo đến mức lạ thường.

    Trả lờiXóa
  8. Vài ba năm cuối đời tại ngôi nhà cô ruột của nhà thơ Nguyễn Bính ở xóm 3 - xã Kim Thái - huyện Vụ Bản - Nam Định, tôi đã chứng kiến nhà thơ Nguyễn Bính sống, làm việc vất vả và cay đắng như thế nào . Vì vậy sau này ông Nguyễn Khải hay Nguyễn Đình Thi thậm chí ông Tố Hữu ...có ân hận thì tôi vẫn thấy : không thể tha thứ được .

    Trả lờiXóa
  9. Tại hội nghị công tác tư tưởng toàn quốc ở Hà Nội ngày 2 đến ngày 4 tháng 4 năm 1998, có nhiều siêu VIP, cả tân vương đến dự. Được mời phát biểu, ông Nguyễn Đình Thi không lên bục mà chỉ nói gọn mấy câu:
    Thang giá trị lộn xã hội đang lộn xộn, đảo lộn cả, tưởng kính mà lại khinh, tưởng khinh mà lại kính.

    Trả lờiXóa
  10. Cụ Tô Hải khác xa thằng này. Cụ là tòng phạm, còng thằng này là thủ phạm, bác gì ơi

    Trả lờiXóa