Trong bài viết của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trên tạp chí Cộng sản và được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng có một chi tiết cần kiểm chứng.
“Những
bài học giữ nước của cha ông ta để lại là hết sức quý giá với chúng ta
ngày nay. Những cảnh báo của nhà bác học Lê Quý Đôn về những nguy cơ làm
mất nước: “Một, trẻ không kính già; hai, trò không trọng thầy; ba, binh kiêu tướng thoái; bốn, tham nhũng tràn lan; năm, sỹ phu ngoảnh mặt” là điều chúng ta cần phải suy ngẫm; hay những lời nói của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn: phải biết chủ động “rút củi đáy nồi”, “phải kiềng canh nóng mà thổi rau nguội” trong xử lý quan hệ với kẻ thù; “vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt”, xây dựng “quân đội một lòng như cha con thì mới dùng được”, “phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước”... vẫn còn nguyên giá trị với chúng ta hôm nay”.
Câu “rút củi đáy nồi” trích từ văn bản sử liệu nào?
Liệu có phải trích từ Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo không vì đi liền với câu sau cho phép suy ra như thế:“phải kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”?
Nếu đúng là trích trong Hịch tướng sĩ thì trích không chuẩn xác.
Câu “rút củi đáy nồi” trích từ văn bản sử liệu nào?
Liệu có phải trích từ Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo không vì đi liền với câu sau cho phép suy ra như thế:“phải kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”?
Nếu đúng là trích trong Hịch tướng sĩ thì trích không chuẩn xác.
Nguyên văn của câu đó như sau:“Nay
ta bảo thật các ngươi: Nên cẩn thận như nơi củi lửa, nên giữ gìn như kẻ
húp canh, dạy bảo quân sĩ, luyện tập cung tên, khiến cho người nào cũng
có sức khỏe như Bàng Mông và Hậu Nghệ, thì mới có thể dẹp tan được quân
giặc[...]”(theo bản dịch của Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược ấn hành năm 1921, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh in lại năm 2000).
Cùng
với bản dịch của Trần Trọng Kim, còn có nhiều bản dịch khác của những
học giả đáng kính như Phan Kế Bính, Ngô Tất Tố..., nhưng có lẽ bản của
Trần Trọng Kim là trọn nghĩa và súc tích hơn cả (Phan Kế Bính: “Nay ta bảo thật các ngươi: Nên lấy việc đặt mồi lửa dưới làm nguy; nên lấy điều kiềng canh nóng mà thổi rau làm nguội làm sợ”. Ngô Tất Tố: “Nay ta bảo các ngươi: “Cái chuyện dấm đống củi phải lo, mà câu sợ canh thổi rau nên nhớ”).
Nếu lùi trở lại, trong Đại Việt sử ký toàn thư,
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam dịch theo bản khắc năm Chính Hòa thứ 18
(1697), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm 1998, thì nguyên văn
câu trên như sau:“Nay ta bảo thật các ngươi: Nên nhớ chuyện đặt mồi lửa vào dưới đống củi* làm nguy cơ, nên lấy điều “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”**
làm răn sợ. Hãy huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho người
người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ, để có thể bêu đầu Hốt
Tất Liệt dưới cửa khuyết, phơi xác Vân Nam Vương ở Cảo Nhai”. (Chú thích *:Câu trong Hán thư:“Ôm mồi lửa đặt dưới đống củi rồi nằm lên trên, lửa chưa kịp cháy vẫn cho là yên”.Chú thích **:Câu trong Sở Từ:“Kẻ sợ canh nóng thường thổi cả rau nguội”).
Dựa vào những văn bản đáng tin cậy trên, có hai điều cần nói rõ:
1.Câu
trích trong bài viết của ông Chủ tịch Nước là không đúng, càng không
thích hợp khi cho rằng câu trích trên là để hướng đến hành động trong xử lý quan hệ với kẻ thù. Hoàn toàn không phải vậy, đây là những điều Trần Hưng Đạo căn dặn các tướng lĩnh phải quan tâm dạy bảo quân sĩ.
Người
chuẩn bị văn bản đưa ra câu trích này đã lẫn lộn, nếu chưa muốn nói là
đánh tráo đối tượng của câu trích, có thể chỉ do nhầm lẫn. Nhưng sẽ nguy
hiểm hơn là có thể dẫn đến chỗ làm người đọc hiểu rằng ai đó đã cố tình
mượn lời của tiền nhân để minh họa và bào chữa một cách thô thiển cho
những chủ trương, đường lối và hành động hèn nhát đối với Trung Quốc khi
mà kẻ xâm lược đã hiện nguyên hình.
2. Câu trích được gán cho Trần Hưng Đạo“rút củi đáy nồi” để vận dụng “trong xử lý quan hệ với kẻ thù”, nếu nghĩ kỹ chính là một sự xúc phạm đến truyền thống của ông cha trong cuộc đấu tranh đánh giặc giữ nước. Trong chiến thuật quân sự cũng như trong sách lược
ngoại giao, ông cha ta quả đã biết cách “rút củi đáy nồi” khi đã xác
định một khí phách quả cảm không khuất phục trước kẻ thù cho dù chúng
mạnh đến đâu.
“Rút củi đáy nồi”, nếu đúng nghĩa của nó thì cũng tuyệt đối không thể và không phải là đường lối “đu dây”.
22.8.2014
T. L.
22.8.2014
T. L.
Nguồn: BVN
Hèn chi học sinh bỏ môn Sử là phải rồi!?
Trả lờiXóaDi chúc ông Hồ mà họ còn sửa được thì há gì đến những di ngôn của bậc tiền nhân!?
Tôi tán thành với giáo sư Tương Lai. Nếu trích dẫn lời dạy của Tiền Nhân, thì nên trích dẫn lời dạy của Vua Trần Nhân Tông mà sau này Vua Lê Thánh Tông đã họa lại như sau:
Trả lờiXóaCác ngươi chớ quên! Nghe lời ta dạy
Chính nước lớn làm những điều bậy bạ
TRÁI ĐẠO LÀM NGƯỜI
Bất nghĩa bất nhân.
Ỷ nước lớn.
Tự cho mình cái quyền ăn nói! Nói một đường, làm một nẻo!
VÔ LUÂN!
Chớ xem thường chuyện nhỏ ngoài biên ải. Chuyện vụn vặt thành lớn,
chuyện
NGOẠI XÂM
Họa Trung Hoa! Tự lâu đời truyền kiếp!
Kiếm cớ này bày chuyện nọ!
TÀ MA!
Không tôn trọng biên cương theo quy ước. Tranh chấp hoài! Không thôn tính được ta
Chúng gậm nhấm Sơn Hà và Hải Đảo. Chớ xem thường chuyện vụ vặt,
Chí Nguy!
Gậm nhấm dần giang sơn ta nhỏ lại. TỔ ĐẠI BÀNG thành cái tổ chim ri.
Các việc trên ta đây nghĩ tới
Canh cánh bên lòng: "ĐẠI SỰ QUỐC GIA"
Chúng kiếm cớ xua quân sang ĐẠI VIỆT, biến nước ta thành quận huyện Trung Hoa!
VẬY NÊN:
CÁC NGƯƠI PHẢI NHỚ LỜI TA DẬY
KHÔNG THỂ ĐỂ MẤT MỘT TẤC ĐẤT CỦA TIỀN NHÂN ĐỂ LẠI
HÃY ĐỀ PHÒNG QUÂN ĐẠI HÁN TRUNG HOA!
LỜI NHẮN NHỦ CŨNG LÀ LỜI DI CHÚC
CHO MUÔN ĐỜI CON CHÁU NƯỚC NAM TA
KTS Trần Thanh Vân đưa lời của Vua Lê sao không dùng ngoặc kép? Cứ để hoà đồng với lời của chị như 2 dòng trên (dù có dấu :) khiến cho kẻ tiểu nhân này băn khoăn hổng có biết 2 câu chữ in dưới đây (viết cách hàng) là của chị hay của vua Lê nữa? Có lẽ Vua Lê kết bằng đoạn 4 dòng, còn 2 dòng cuối cùng là câu kết của vua Trần chăng?
Trả lờiXóaLỜI NHẮN NHỦ CŨNG LÀ LỜI DI CHÚC
CHO MUÔN ĐỜI CON CHÁU NƯỚC NAM TA
Cứ ngồi đấy mà bàn luận bài viết!
Trả lờiXóaBọn Tàu sắp đổ thêm hơm một vạn quân vào Vũng Áng, nâng tổng số quân chiếm đóng tại đây lên trên ba vạn quân, tương đương với hơn 5 sư đoàn!
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/194010/gan-1-van-lao-dong-trung-quoc-sap-den-vung-ang.html
Vâng đúng thế! Tôi cũng không khoái đọc những bài viết nặng về "học thuật, tranh cãi câu chữ". Cần thực tế hơn.
XóaTo Nặc danh lúc 13.05:
Trả lờiXóaThưa rằng, tôi chỉ viết 2 dòng đầu là của minh. Chép nguyên văn theo một bài của người khác viết sẵn như vậy như vậy. tôi không thêm lời nào
Hai dòng cuối viết chữ in to, ở bên dưới có thêm 4 chữ Vua Lê Thánh Tông. Tôi dự đoán người đó muốn nói đây là lời của Vua Lê.
Thiết nghĩ, xưa kia các cụ viết chữ Hán hoặc chữ Nôm, ngày nay con cháu dịch lại bằng ngôn từ chữ quốc ngữ. Nếu con cháu có chỉnh sửa đôi chữ lời Việt hiện đại qua chữ quốc ngữ ngày nay mà KHÔNG XUYÊN TẠC ý của Tiền nhân thì đâu có sai trái?
TBT, CTN mà viết bài trên Tạp Chí Cộng Sản thì sau đó BTG có nhiệm vụ phải tán nhuyễn ra để gọi là quán triệt và giúp đảng viên quán triệt ý kiến chỉ đạo của LĐ cấp cao . Nhưng tán thế nào thì tán có nhiều cái chẳng nhuyễn ra được vì nó cứng quá , sai quá . Đảng viên nhằm cục cứng thì ráng nuốt chứ đừng bảo ND nuốt . LĐ có sai thì tự nhìn ra mà sửa, chứ còn bảo ND nuốt cái sai của LĐ hẳn là không được , lại còn bị ói ra và bị phun nước miếng nữa đấy!
Trả lờiXóa