Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

GS. NGUYỄN ĐĂNG HƯNG PHẢN HỒI BÀI TRÊN BÁO LAO ĐỘNG

Phản hồi bài báo viết trên báo Lao Động 

GS Nguyễn Đăng Hưng

Blog Nguyễn Đăng Hưng


Mới hôm qua, phóng viên Lê Thanh Phong đã gởi đăng tải trên báo Lao Động một bài báo: Thái độ ứng xử của trí thức mà ngay lời tựa cho ta thấy ngay dụng ý chẳng có gì là tử tế. 

Tác giả có những nhận định khơi khơi, những đánh giá không có căn cứ, cũng chẳng quan tâm là việc này có thể xúc phạm đối tượng.

Trong bài này tôi sẽ kiên nhẫn và bình thản tuần tự phản biện với tất cả các chi tiết và chứng cứ cần thiết.

Người Do Thái có một câu cách ngôn rất hay: Một phần của sự thật chỉ là láo khoét toàn bộ. 

Sự thật nếu được phơi bày ra trước công luận một cách trung thực và đầy đủ sẽ là khí giới tự vệ hữu hiệu nhất. Đó là điều tôi đang làm dưới đây: 

Báo Lao Động: 
Theo đơn kiện của Đại học Tôn Đức Thắng (TĐT), sau khi thực hiện tạp chí APJCEN với vai trò tổng biên tập, GS Hưng đã gạt bỏ vai trò sáng lập của trường.

Nguyễn Đăng Hưng (NĐH): 

Nhận định này xuyên tạc sự thật.

Những thư đầu tiên gởi đến cho các nhà xuất bản trong đó có Springer, chúng tôi ( TS Lê Văn Út, trợ lý của tôi lúc ấy thay mặt tôi làm) đều ghi rõ Đại học xuất phát (University Host) là Tôn Đức Thắng. Tuy nhiên vì uy tín của Ban Biện Tập (BBT), Springer chấp nhận ủng hộ và quyết định đầu tư 100%, ký với BBT một thoả thuận song phương. Văn kiện sáng lập [1] đã thể hiện Springer chọn BBT là đối tác toàn diện của mình. Springer hay tất cả tạp chí uy tín đều hiểu rằng một tạp chí chuyên ngành, phải là các nhà khoa học chuyên ngành mới thực sự là đối tác cần thiết cho tờ báo tương lai.

Do đó có thể thấy trên văn kiện ký kết  chỉ có hai đơn vị song hành. Bên trái là Tổng Biên Tập (TBT) – đại diện cho BBT. Bên phải là chữ ký của ba người đại diện cho nhà xuất bản Springer.

Xin độc giả lưu ý là trong bản hợp đồng, điểm 2 xác định rõ chủ sở hữu (owner) là Springer, có toàn quyền kiểm soát tờ báo (nói chung phần xác) trừ những quyền dành cho TBT xác định ở điểm 3 (phần hồn).

Điều đó đã chứng minh không có chuyện gạt bỏ có chủ tâm của GS Nguyễn Đăng Hưng (NĐH).

Thật đáng buồn, bài báo trên đã không tham khảo nội dung của các văn kiện nên đã cố tình lờ đi  chứng cứ mấu chốt của  vấn đề. Trên Kinh tế Saigon” Ông Renate Bayaz, Giám đốc truyền thông của NXB Srpinger đã khẳng định trước công luận hai điều căn bản:
  1. Chủ sở hữu của tạp chí Asian-Pacific Journal of Computational Engineering (APJCEN) do GS Nguyễn Đăng Hưng làm Tổng biên tập và chủ nhân chính thức là nhà xuất bản Springer.
  2. Trong hợp đồng thành lập tạp chí này, trường Đại học Tôn Đức Thắng không hề được nhắc đến.
Với tinh thần trách nhiệm, để giúp cho TĐT quảng bá thương hiệu của mình,  tôi  đã yêu cầu Springer chấp nhận cho TĐT là đối tác song hành với những lợi thế sau đây:
  1. Logo của TĐT  sẽ xuất hiiện trên trang bìa của APJCEN.
  2. Ban thư ký của APJCEN sẽ xuất hiện trên trang web với địa chỉ tại TĐT.
  3. Cho phép TĐT thực hiện bản in và phân bố ở đâu họ muốn. Bản in sẽ không khác với bản online và thực hiện dưới sự kiểm soát của TBT
Nhưng trái với tinh thần làm việc của tôi và những trao đổi thỏa thuận liên tiếp với hiệu trưởng từ lúc thành lập cho đến khi tôi xin dừng hợp đồng vào đầu 2014,  ông Lê Vinh Danh đã chủ tâm đòi hỏi quá đáng, làm cho sự cộng tác đi đến bế tắc rồi đỗ vỡ! 

Báo Lao Động: 
Đúng ra, là nhà khoa học, dù có tranh chấp thì cũng có thái độ ứng xử văn minh, tôn trọng nhau. Nhưng tiếc rằng, GS Nguyễn Đăng Hưng đã gửi thư đến ban biên tập tạp chí APJCEN gồm hơn 50 nhà khoa học có uy tín của các nước với nội dung: “Chúng tôi không thể chấp nhận rằng, ông hiệu trưởng của Trường Đại học Tôn Đức Thắng rất ngạo mạn đòi quyền sáng lập tập san để bổ nhiệm thành viên ban biên tập…”. 

NĐH: 
Sau gần một năm không thuyết phục được ông Lê Vinh Danh trên con đường đồng hành tay ba Springer-BBT-TĐT, sự việc đỗ vỡ đã không thể tránh được vì những đòi hỏi quá đáng và thiếu cơ sở của ông Lê Vinh Danh [2]: “Như vậy, Trường là đơn vị sang lập tạp chí, và tạp chí là của nhà trường về mặt khoa học; giáo sư được nhà trường phân công làm Tổng biên tập theo Hợp đồng; giáo sư chỉ là Tổng biên tập, không phải là Nhà sáng lập tạp chí trên. 

Tôi đã phải viết một thư từ nhiệm [3] với nội dung như sau: “TDTU đã phân công (bổ nhiệm) tôi là TBT qua văn bản nào và trên cơ sở gì? Hợp đồng tôi ký với TDTU chưa hề nhắc tới từ TBT! TDTU có cơ sở nào để tự phong cho mình là nhà sáng lập và việc phân công bổ nhiệm là việc của ban biên tập gồm 45 nhà khoa học tăm tiếng được nhà xuất bản danh giá SPRINGER tín nhiệm. TDTU không thể tự nhận cái của người khác và TDTU không có tư cách chuyên môn uy tín khoa học gì để phân công bổ nhiệm các chuyên gia khoa học cao cấp cả. Các nhà khoa học thế giới sẽ nghĩ gì nếu họ biết ông đòi quyền phân công bổ nhiệm họ?”


Cuối cùng tôi mong ông trở lại với quyết định mà ông đã có cách đây một năm: gác qua một bên những đòi hỏi không có cơ sở để tiếp tục giữ vai trò là “main partner” của APJCEN. Với vai trò này TDTU sẽ được thế giới biết đến và vị thế của TDTU sẽ ngày càng sáng tỏ trong tương lai sắp đến khi APJCEN tái cơ cấu để đương đầu với những khó khăn trước mắt. 

Còn nếu ông thấy không thoả mãn với những đề nghị trên đây, thì tôi sẽ vui vẻ đón nhận những quyết định của nhà trường: chấm dứt hợp đồng cố vấn, chuyển các văn bản cần thiết cho cơ quan thông tin đại chúng như ông yêu cầu…” 

Tôi (GS NĐH) đành phải đi đến thoà thuận nghỉ việc [4], thanh lý hợp đồng cố vấn cao cấp bất đầu từ 1/4/2014. Mọi hợp tác với TĐT đã chính thức chấm dứt. Với tư cách là TBT, tôi có quyền hạn và nhiệm vụ tìm đối tác thứ ba phù hợp với hợp đồng sáng lập, đã thông báo với toàn BBT qua văn thư [5].

Tôi nhìn nhận trong thư này khi nói lý do của sự chia tay tôi đã dùng từ tiếng Anh “arrogant”, tiếng Việt có thể dịch là quá đáng, kiêu ngạo để minh hoạ thái độ của HT TDT. Trên diễn đàn Sci-Edu lời này có được nhắc lại và sau phản ứng của ông Lê Vinh Danh, tôi đã nhanh chóng xin rút từ  “arrogant” và thay thế bằng từ “incorrect” (không chính xác) nhằm bớt đi tác dụng cảm tính.

Những tưởng thái độ cầu thiện của tôi sẽ làm mọi chuyện dừng lại đó.

Sau đó thật rất bất ngờ là ông Lê Vinh Danh đã sử dụng danh mục địa chỉ e-mail của TBT trong quá trình thảo luận với BBT , gởi cho toàn bộ BBT APJCEN, vài đại diện nhà xuất bản Springer một bức thư  [6] với nội dung ông LVD  xác định một cách khó hiểu sự việc thiếu cơ sở và hiểu biết như  quyền bổ nhiệm TBT (nhưng không bổ nhiệm BBT!).  Là nhà khoa học ai cũng biết trong việc tổ chức, chính TBT là đứng ra tập hợp các nhà khoa học và sắp xếp các vị trí trách nhiệm trong BBT. Ai cũng nhận ra thư này không có mục đích thông tin mà có động cơ bất chính khác: Hạ uy tín của TBT một nhà khoa học gốc Việt trước các nhà khoa học năm châu. 

Ông LVD đã cố tình xúc phạm tôi khi viết:
  1. Tôi đặt vấn đề về đạo đức và tính trung thực của TBT NĐH
  2. Tôi không chắc là ông NĐH có bằng Tiến sỹ đặc biệt như đã nhắc đến trong lý lịch khoa học!
Bất ngờ cho ông ông Lê Vinh Danh là các nhà khoa học hoàn toàn khẳng định sự tín nhiệm đối với TBT. Ông LVD cử đại diện qua những thư điện tử khác, tấn công  trực tiếp các nhà khoa đã đứng ra binh vực TBT. Tức nước vỡ bờ, các nhà khoa học, các giáo sư đại học khả kính của các trường danh tiếng thế giới đã đồng loạt phẩn nộ gởi e-mail phản đối . Kèm theo đây là hình ảnh một e-mail tiêu biểu [7].

Xin ghi lại đây nguyên văn những lời rất ý nhị  (tiếng Anh) của GS Ponthot: 

“Dear All,
As a matter of fact “special PhD” (“These de doctorat special” in French) is a title that only very few people among PhD, and even among Academics, obtain in Belgium.
I can testify that Prof. Nguyen Dang Hung DID receive this title from the University of Liege, Belgium, on October 22, 1984 (Manuscript ISSN0075-9333, Collection des publications de la Faculte des Sciences appliquees N° 98).
This fact seemed to be ignored by the Authorities of Ton Duc Thang University when they started to write against Prof. Nguyen Dang Hung and this appears to be very clumsy.
Criticizing without knowing is not the way I want to teach and educate my own students.
I also have full trust and undivided confidence in Prof. Nguyen Dang Hung and will stand by my opinion”.  Prof. Philippe Ponthot 
 
Phần tôi, trong một thư trả lời ông LVD [8] sau khi đã ôn tồn nhắc nhở lại lần nữa về những khẳn định sai trái đối với APJCEN, tôi đã gởi cho ông bằng chứng là luận án tiến sỹ đặc biệt cũa tôi là có thật (tôi gởi cho ông LVD hình chụp bản in đã xuất bản và bản nguyên thuỷ dành cho Hội đồng thẩm định). Ông LVD nào có hay hành động bôi nhọ người khác, nguyên là cố vấn cao cấp của ông, một cách quá đổi vụng về vì trong BBT tập của APJCEN, có mặt một nhà khoa học cao tuổi đã là thành viên của hội đồng thậm định luận án, có thêm 8 nhà khoa học đã có mặt ngày tôi bảo vệ luận án, lâu rồi hơn ba mươi năm trước.

Cuối cùng ông LVD đã rút lui, yêu cầu các nhà khoa học thôi viết e-mail “thể hiện sự thật’, nhưng không hề có lời xin lỗi tôi là đối tượng bị hại.

Chính ông LVD đã tự huỷ, tự hạ thấp cương vị của mình là HT một trường ĐH lớn tại Tp HCM vậy.

Tôi quá buồn trước hành vi khiếm nhã này tôi đã viết hai bài bút ký


để minh chứng tính xác thực và tính cá biệt của luận án tiến sỹ của tôi nhưng không có một lời đề cập đến tác giả của cơ sự này!

Tôi phải hơi dài dòng, nhưng tôi cho rằng việc này quan trọng và cần chứng cớ rõ ràng nghiêm túc. Đây là điểm nguyên đơn vụ kiện đưa ra đòi tôi xin lỗi. 

Vấn đề ở đây là ai phải xin lỗi ai đây? 

Báo Lao Động: 
Trả lời Dân Trí, GS Nguyễn Đăng Hưng tự cho mình là “một nhà khoa học lừng danh của thế giới”. Với người đạo cao đức trọng như ông, trong một vụ kiện, ông hãy chứng minh cái đúng của mình trước tòa, nhưng cần tôn trọng các nhà khoa học khác cũng như đối tác của ông là Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Ông không nên mở diễn đàn nặng lời chê bai trường đại học của Việt Nam và cũng không nên sỉ nhục cá nhân hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng. 

NĐH: 
Tôi chưa bao giờ tự xưng mình là “nhà khoa học lừng danh cả”. Đây là lời vu khống. Trong bài phỏng vấn đăng tải trên Dân Trí, tôi chỉ dịch lại nội dung e-mail sáng lập [9] của ông Ramesh Nath Premnath đại diện văn phòng Springer tại Singapore gởi cho tôi trong ấy ông xác định lý do Springer ủng hộ thành lập APJCEN. Tôi rất lấy làm vinh hạnh được một nhà xuất bản danh giá, đánh giá mình như vậy, thế thôi. Ngoài ra không biết trên cơ sở nào mà ông Lê Thanh Phong, một nhà báo mà tôi chưa quen biết, cho rằng tôi “mở diễn đàn nặng lời chê bai trường đại học Việt Nam”?

Xin ghi lại đây nguyên văn tiếng Anh hai câu đầu của e-mail từ Springer: 

“Dear Prof. Nguyen Dang Hung and Dr. Ut V. Le, 

Thank you for the updated proposal, I had a preliminary discussion with my senior editorial colleagues and the first impression is very positive, mainly for these reasons:

1. Most importantly, we recognize Prof. Nguyen Dang Hung as a renowned scientist with a good reputation in the field of mechanics and computational mechanics. This will definitely help in promoting the journal and with Prof. Hung’s network and influence, we foresee rapid development for the new journa.

2. We recognize many board members who have a good reputation in the field. Some of them are closely connected to other Springer journals, e.g. Wing Kam Liu, an Associate Editor of our successful journal “Computational Mechanics” (which is actually very close content-wise). We know several on the proposed board who are actively supporting Vietnamese activities. Therefore, the new journal may really develop and might start very well”. (Ramesh Nath Premnath,Springer, Singapore) 

Chính hành động viết thư nói xấu tôi một cách thô thiển, vụng về, thiếu hiểu biết, đã hạ thấp cương vị là Hiệu Trưởng một trường đại học lớn tại Việt Nam. E-mail phản đối nghiêm khắc của các giáo sư đại học tiếng tăm tại Châu Âu [7] đã nói lên thảm trạng đáng buồn này!

Tôi tự hỏi báo Lao Động, một tờ báo lớn luôn làm việc chuyên nghiệp, công tâm, nói lên tiếng nói của người lao động lại chưa tìm hiểu hết về một nhà khoa học, một giáo sư đại học – người có bề dày 40 năm đứng lớp tại trời Âu,  trong đó có gần 20 năm  giúp Việt Nam đề xướng và triển khai các trung tâm du học tại chỗ, đào tạo và tốt nghiệp hằng trăm thạc sỹ, hàng chục tiến sỹ đẳng cấp quốc tế – để mang một nỗi buồn ngao ngán cho bao thế hệ học trò của tôi về bài viết của mình, về công lý lẽ phải. Làm như vậy sẽ  đạt được mục đích gì? Chẳng nhẽ vì sai trái ngay từ đầu, vì những đòi hỏi phi lý của một cá nhân tuy đã là HT, mà nay cố tình làm ngơ, không kịp thời phản tĩnh, kéo nhau đến con đường bế tắt tự huỷ sao?

Sự thật sẽ phơi bày ra trước công luận. Tôi tin ở sự thật, ở lẽ phải. Và đạo đức của người trí thức chính là tính trung thực, danh có chính thì ngôn mới thuận. 

GS Nguyễn Đăng Hưng 
Tp HCM ngày 16/8/2014
______________________________

[1] Hợp đồng sáng lập APJCEN  TBT-Spinger
http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/APJCE-Agreement-Springer_NDH.pdf
[2] Thơ bảo đảm của LVD
http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/thư_LVD1.pdf
[3] Thơ từ nhiệm của NĐH
http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/Kính-gởi-TS-Lê-Vinh-Danh.pdf
[4] Thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động TĐT-NĐH
http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/thoa-thuan-nghi-viêc.jpg
[5] Thư TBT NĐH gởi cho Springer và BBT APJCEN
http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/Letter-to-Springer-anh-board_modifications.pdf
[6]  Thư LVD gởi cho BBT APJCEN
http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/TDTU-Letter-to-APJCEN-Board1.pdf
[7] E-mail phản đối của 3 nhà khoaho5c quốc tế.
http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/e_mail-phan-doi-của-GS-Ponthot-De-saxce-va-Bordas.pdf
[8] Thư TBT trả lời ông LVD
http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/response-to-LVD_final.pdf
[9] E-mail sang lập của Springer
http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/e_mal-sang-lap.pdf
 
 

15 nhận xét :

  1. Thưa GS, chúng không xứng để GS phải hạ mình mà phản biện với chúng đâu!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giáo sư Hưng hãy thách LVD lấy bằng tiến sĩ và giáo sư ra so sánh với giáo sư Hưng xem ai minh bạch hơn ai. Cho đến giờ chưa ai biết LVD học và bảo vệ tiến sĩ ở đâu, chứng nhận giáo sư do ai công nhận.

      Xóa
    2. Bằng giáo sư của Danh LV là đồ dỏm tự phong. Hội đồng học hàm nhà nước chưa bao giờ công nhận phó giáo sư, giáo sư nhưng đi đâu, trên giấy tờ nào cũng ghi giáo sư.

      Xóa
  2. Lê Thanh Phong là nhà báo được bạn đọc yêu mến. Qua hai bài báo của anh trên LĐ, người ta ngờ ngợ một điều gì đó. Đó là thái độ bênh vực gà nhà. Chuyện đúng sai bao nhiêu % thì chưa rõ, nhưng khi cầm tờ LĐ bây giờ nhiều người chỉ đọc Đào Tuấn. Giá như anh Phong nhường vấn đề này cho tác giả khác thì hay hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ĐH TĐT đã kiện, dã tố Gs Nguyễn Đăng Hưng thì báo chí chỉ đưa tin thế là đủ. Đã biết vụ này xử lý như thế nào mà viết. Người tronig cuộc có thể nói, viết về vụ này, nhưng báo chí thì phải khách quan, trung thực. Lê Thanh Phong dại rồi! Lê Vinh Danh muốn thổi ĐH TĐT lên để đánh bóng cho mình nhưng lực bất tòng tâm, không có một chiến lược cụ thể để thu hút các nhà khoa học. Dụ được Gs Hưng về tư vấn cho thì lại để xảy ra chuyện bung xung, thật không đáng mặt là nhà giáo!
      Việc tranh chấp cỏn con mà ông hiệu trưởng còn gưri văn bản đến cả cơ quan an ninh, làm như Gs Hưng là gián điệp, phản động khong bằng. Xin lỗi anh Danh, để trở thành nhà khoa học, ở nước ngoài không dễ dàng như ỏ ta đâu! Họnkhoong có nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, nhưng thầy là thầy, chưs không giả cầy như 70% Gs, TS nội địa bây giờ đâu.
      Nếu "mần thịt" dược Gs Hưng thì cơ quan an ninh đã mần rồi, nhưng họ đã tỉnh táo, biết ông chẳng có tội gì để mần cả. Cong an Q7 cũng thế thôi, họ chẳng khởi tố Gs Hưng đâu!

      Xóa
    2. Ôi, cái bác Giang Văn này, nhường là ngường thế nào được. Tièn trao bút ngoáy, miễn là vừa lòng "thân chủ". Ông Phong nhận "thù lao" rồi thì cũng phải ngoáy ngược ngoáy xuôi, gõ cho ra cái chữ chứ!

      Xóa
  3. Ông Hiệu trưởng Đại học tên là Lê Vinh Danh, cái tên thật hay nhưng ý đồ thật đen tối. Tôi chẳng quên biết gì với Giáo sư Hưng cả, nhưng qua các email của các nhà khoa học thế giới mà ông đã trích dẫn ,tôi nghĩ rằng cái bằng tiến sĩ của ông là thật, là vàng,chứ không phải như ông Vinh Danh đã giả ngố nghi ngờ đâu. Còn cái ông nhà báo Lê Thanh Phông của tờ Lao Động thì lao động có hơi quá! Không biết đằng sau bài viết của ông có gì không? Nói thật ở cái nước An Nam này, cái gì tôi cũng nghi ngờ cả, xin lỗi nghe. Cái bằng tiến sĩ ngành y mà còn mua được với giá bèo 200 triệu, thì không có việc gì là không thể xảy ra trên đất nước XHCN này!!!.

    Trả lờiXóa
  4. Cái anh Phong này cái gì cũng nhúng vào. Văn phong dở ẹc. Chữ nghĩa kinh khủng. Vu khống là bản chất của anh ta. Lấy lòng cấp trên là "bản lĩnh" từ thời chưa nghỉ hưu.

    Trả lờiXóa
  5. Anh Danh và Thắng nên xin lổi GS Hưng đi nếu không 2 bằng t.sỹ giấy và l.sư giấy của 2 anh dễ trở thành giấy fế fẩm ngay trên quê hương mình bán ve chai cũng không ai mua đâu!

    Trả lờiXóa
  6. Trường Sa Hậnlúc 02:26 1 tháng 9, 2014

    Anh LT Phong viết bài theo đơn đặt hàng . Nghề của chàng là thế . Kiểu đánh thuê chém mướn .

    Trả lờiXóa
  7. Lê Vinh Danh không lường được hệ quả. Chắc chắn là "trên" sẽ chỉ đạo công an Q7 trả lại đơn tố cáo thôi. Dân sự đã tịt, hình sự cũng sẽ xịt.

    Trả lờiXóa
  8. Dám nghi ngờ bằng tiến sĩ của Nguyễn đăng Hưng? Xem lại LVD có bằng tiến sĩ bằng cách nào, ai phong giáo sư?

    Trả lờiXóa
  9. "Chẳng nhẽ vì sai trái ngay từ đầu, vì những đòi hỏi phi lý của một cá nhân tuy đã là HT, mà nay cố tình làm ngơ, không kịp thời phản tĩnh, kéo nhau đến con đường bế tắt tự huỷ sao?"

    Câu nói của Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cũng chính là tình trạng lãnh đạo đất nước ta hiện nay.
    Đau buồn quá.

    Trả lờiXóa
  10. Ông Danh này là người rất độc tài, bảo thủ. Tôi từng chứng kiến việc chỉ đạo thuộc cấp gây hấn và tạo áp lực buộc các phó hiệu trưởng như Ts Nguyễn Phước Thành thôi nhiệm vụ

    Trả lờiXóa
  11. GS Hưng đã chọn nhầhttp://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20070423/le-van-ut-nhan-tin-khung-bo-co-vo-thi-my-ngoc/197919.html
    http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Ky-luat-3-giang-vien-dai-hoc-khung-bo-dong-nghiep/75009964/218/
    http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Bac-don-kien-quyet-dinh-buoc-thoi-viec-cua-Le-Van-Ut/45235785/218/
    m người trợ lý, Lý lịch ông Lê Văn Út

    Trả lờiXóa