Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Đào Tiến Thi: BÀI HỌC VỀ SỰ MINH BẠCH VÀ TUÂN THỦ LUẬT PHÁP QUỐC TẾ


Nhân việc bạch hoá Công thư 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng: 
Bài học về sự minh bạch và tuân thủ luật pháp quốc tế

Đào Tiến Thi

Từ mấy năm trước, trong một số lần “đàm đạo” với giới trí thức “lề phải” (nhưng có ít nhiều quan tâm đến tình hình đất nước), hễ nói đến vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, tôi đều nhận được ý kiến các vị ấy là: mình “đuối lý” vấn đề này vì trót có cái công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Chính tôi lúc đầu cũng tin như vậy. Nhưng về sau, nhờ đọc báo “lề trái”, được ngườita phân tích cho (tinh thần cũng giống như tuyên bố của “lề phải” mấy hôm nay), tôi mới vỡ ra vấn đề. Tôi đem các lý lẽ ấy thuyết phục các bậc trí thức khả kính kia nhưng vẫn không thắng nổi các vị ấy. Mà ý kiến tôi lúc ấy tôi còn khiêm tốn hơn cả Bộ Ngoại giao cũng như các ông bà Từ Đặng Minh Thu, Lê Văn Cương, Hoàng Việt hôm nay. Tôi bảo cái công hàm ấy chỉ làm cho lý lẽ của mình yếu đi một chút chứ không có giá trị quyết định. Nhưng các vị trí giả có thói quen chỉ tin “lề phải” không thể tin tôi. Các vị ấy càng tin hơn khi gần đây việc tranh chấp đến hồi căng thẳng mà “bên ta” vẫn im lặng. Theo các vị ấy, việc “lơ” cái công hàm kia chứng tỏ bên tabị đuối lý, bị “há miệng mắc quai”.

Cho đến chiều 23-5-2014, khi Bộ Ngoại giao họp báo bạch hoá vấn đề và sau đó còn có nhiều chuyên gia phân tích, sáng tỏ thêm thì nhiều người mới à lên: hoá ra cái công hàm ấy – nay gọi chính xác là “công thư”– chả là cái gì cả! Mời độc giả nghe lại một số phát biểu của nhân vật“lề phải”:

Xin khẳng định công thư của cố Thủ tướng là văn bản ngoại giao. Giá trị pháp lý nằm trong nội dung công thư. Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng Sa, Trường Sa vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa. Giá trị công thư phải đặt trong bối cảnh cụ thể. Công thư gửi Trung Quốc lúc đó Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc quản lý Việt Nam cộng hòa, Trung Quốc chỉ là một bên tham gia. Không thể cho người khác cái gì mà bạn chưa có được. Vì thế công thư không có giá trị chủ quyền với Tây Sa, Nam Sa theo cách gọi của Trung Quốc.
(Ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới)

Bởi vì theo các quy định trong Hiệp định Geneve năm 1954 thì lúc này trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại song song hai quốc gia, từ vĩ tuyến 17 trở ra phía Bắc là VNDCCH, còn từ vĩ tuyến 17 trở vào phía Nam là lãnh thổ thuộc VNCH. Hoàng Sa, Trường Sa đều nằm ở phía nam của vĩ tuyến 17, vì thế về mặt pháp lý cũng như trong thực tế, hai quần đảo này là đối tượng quản lý của VNCH, và vì thế, những tuyên bố của phía VNDCCH đối với Hoàng Sa, Trường Sa vào thời điểm này là không có giá trị pháp lý”.
(ThS. Hoàng Việt, nhà nghiên cứu Biển Đông)

Xem xét các điều kiện trên, ta thấy công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng khó mà đáp ứng được các yêu cầu để trở thành một estopel. Vì thế nó chỉ nên được coi như một lời hứa vô thưởng vô phạt mà thôi”.

Điều 4 Hiệp định Geneve 1954 quy định Việt Nam Cộng hòa quản lý vùng biển đảo phía nam vĩ tuyến 17, tức bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là văn bản pháp lý quan trọng nhất và duy nhất trong thế kỷ 20 khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.Phải đặt một công thư bên cạnh một hiệp định quốc tế thì chúng ta sẽ thấy rõ hiệu lực pháp lý của chúng thế nào. Có thể so sánh thế này: công thư tương đương như một văn bản cấp xã, Hiệp định Geneve thì như một văn bản của Thủ tướng chính phủ. Điều đó có nghĩa là chỉ có Hiệp định Geneve mới có thể phủ định công thư. Do vậy, giá trị pháp lý của công thư ở mức rất thấp so với Hiệp định Geneve”.
(Thiếu tướng, GS.TS. Lê Văn Cương
nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an)

Chỉ tiếc rằng giá như bạch hoá vấn đề sớm hơn, thì cái công hàm trên đã được giải toả, khỏilàm u ám đầu óc ngay chính người Việt, ngay chính người trí thức Việt. Thì dân tộc ta có tư thế hơn. Ấy là chưa kể sẽ không bị “bọn xấu” lợi dụng, bảo đó là “công hàm bán nước”.

Nhân ý kiến của Thiếu tướng, GS.TS. Lê Văn Cương (xem lại đoạn in đậm trên), điều cần nói thêm ở đây là: văn bản pháp lý của quốc tế thì dĩ nhiên có giá trị cao hơn văn bản pháp lý của quốc gia. Cao đến nỗi mà vị tướng – đồng thời cũng là một nhà khoa học phải so sánh như làvăn bản của thủ tướng với văn bản cấp xã. Điều này thì đúng quá đi rồi, nhưng chẳng lẽ đến giờ nhà nước ta mới biết?

Có thể như vậy nhưng cũng có thể không phải như vậy. Bởi vì mỗi khi dư luận quốc tế họ nhắc nhở (thường là nhắc nhở thôi, chứ cũng không đao to búa lớn gì), rằng nhà nước Việt Namnên tuân thủ những vấn đề về nhân quyền, về dân chủ (bằng chính những công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết), chẳng hạn, thì thường bị nhà nước ta phản đối với lý do “Việt Nam có đặc thù riêng”, chưa kể có khi còn mắng họ là “can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam”. (Cái này cũng làm rất nhiều bậc trí giả lầm tưởng như vậy).

Chính lối tư duy coi “Việt Nam là trung tâm”, lối tư duy đặt quốc tế ra ngoài, nếu chưa nói thẳng là coi thường luật pháp quốc tế, đã làm cho việc nhìn nhận, đánh giá vấn đề nhiều khi trở nên thiếu sáng suốt. Cái mình đúng lại tưởng mình sai. Một vấn đề bình thường cũng trở thành “nhạy cảm” và bị né tránh.

Những ngày qua, để đấu tranh với nhà cầm quyền Trung Cộng về cái giàn khoan bất hợp pháp, phía Việt Nam bao giờ cũng viện dẫn các công ước quốc tế làm cơ sở, mới thấy luật pháp quốc tế có giá trị như thế nào. Mong rằng từ nay Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam luôn biết coi trọng luật pháp quốc tế.

Đ.T.T

14 nhận xét :

  1. Đào Tiến Thi nói đến Luật pháp quốc tế rất hay!

    Đề nghị Đào Tiến Thi có bài viết dùng Luật pháp quốc tế bảo vệ những vị bị giam cầm như Basam và nhiều người khác nữa.

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết rất hay. Sự minh bạch là cần thiết. Hãy để cho mọi người có tự do tư tưởng, tự do phát biểu ý kiến của mình mà không bị quy chụp là cần thiết. Để cho mỗi một vấn đề được soi rọi từ nhiều góc độ khác nhau. Điều đó làm cho xã hội mới phát triển lên được, đất nước mới hùng cường

    Trả lờiXóa
  3. Tàu lạ đâm chết 2 ngư dân. Tiếp tục tàu lạ nghe sao mà hèn hạ!!
    http://danviet.vn/thoi-su/bi-tau-la-dam-chim-2-ngu-dan-viet-nam-tu-vong-va-mat-tich-tren-bien/20140525103555874p1c24.htm

    Trả lờiXóa
  4. Mong rằng từ nay Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam luôn biết coi trọng luật pháp.

    Trả lờiXóa
  5. http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/quoc-hoi-viet-my-se-ban-ve-bien-dong-va-nhan-quyen-2995721.html

    HAY LÊN DẦN RỒI ĐÓ BÁC TỄU ƠI! NHỮNG TRANG MẠNG NHƯ BÁC TỄU LÀ HƯỚNG ĐI ĐÚNG ĐẮN ĐÓ ! THÂN.

    Trả lờiXóa
  6. Chẳng qua là "lề phải" chưa bật đèn xanh thì "họ" mới ú ớ thế đó! ĐTT góp ý rất chân thành và xây dựng, "nói phải thì củ cải cũng nên lắng nghe"!

    Trả lờiXóa
  7. BÀi viết rất hay. Tất cả các nước trên thế giới, kể cả các cường quốc dân chủ như Anh, Mỹ, Pháp Đức Nhật ... đều có những giai đoạn mà nhà cầm quyền tự quyết định các chiến lược, sách lược (bỏ qua các ý kiến của Quốc hội hoặc trưng cầu ý kiến nhân dân) và rất nhiều quyết định dẫn đến những sai lầm lớn. Tuy nhiên sau đó 1 thời gian ngắn họ đều công khai tất cả và những cá nhân, tổ chức đưa ra các quyết định sai lầm đó đều phải trả giá như Tổng thống bị cách chức, ra tòa, Đảng cầm quyền bị thua cuôc trong đợt bầu cử tiếp theo...
    Còn ở VN thì hoàn toàn không có sự minh bạch, mọi chuyện Quốc hội chỉ có việc đồng ý, phản bác chung chung. Sai lầm thì tuyên bố rút kinh nghiệm sâu sắc. Sai lầm mà không có sự trả giá thì cứ rút kinh nghiệm vô tư.

    Trả lờiXóa
  8. Khôn ngoan chả lọ thật thàlúc 15:36 26 tháng 5, 2014

    Nếu năm 1974 khi TQ đánh chiếm Hoàng Sa, Chính phủ VNDCCH ra ngay công hàm phản đối xâm lược của TQ,
    và sau khi thống nhất đất nước năm 1975 lại ra công hàm phản đối tiếp và đòi( yêu cầu TQ trả lại Hoàng sa cho VN ,như ông Lê Duẩn đã định làm...)
    Thì ngày nay VN có nhiều lợi thế hơn.
    Việc Chính quyền bưng bít thông tin về Công hàm của PVĐ hay hiệp ước Thành đô năm 1992... sẽ mang lại nhiều hậu quả cho nhân dân .

    Để lâu cứt trâu hóa bùn.

    ____________________________________

    "Bằng cách nào cũng phải chiếm lại Hoàng Sa” –
    câu nói của Lê Duẩn qua lời bà Bảy Vân, phu nhân của ông, trong một cuộc trả lời phỏng vấn Đài BBC. ...
    thể hiện quan điểm và quyết tâm sắt đá lấy lại Hoàng Sa như Lê Duẩn. ...

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/12/081214_bay_van_interview.shtml

    Trả lờiXóa
  9. Chuẩn không cần chỉnh: Mong rằng từ nay Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam luôn biết coi trọng luật pháp quốc tế.lúc 15:41 26 tháng 5, 2014

    Chính lối tư duy coi “Việt Nam là trung tâm”, lối tư duy đặt quốc tế ra ngoài,
    nếu chưa nói thẳng là coi thường luật pháp quốc tế,
    đã làm cho việc nhìn nhận, đánh giá vấn đề nhiều khi trở nên thiếu sáng suốt.

    Cái mình đúng lại tưởng mình sai.
    Một vấn đề bình thường cũng trở thành “nhạy cảm” và bị né tránh.

    ________________________

    Bởi vì mỗi khi dư luận quốc tế họ nhắc nhở ,

    rằng nhà nước Việt Nam nên tuân thủ những vấn đề về nhân quyền, về dân chủ (bằng chính những công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết),
    chẳng hạn, thì thường bị nhà nước ta phản đối với lý do “Việt Nam có đặc thù riêng”, chưa kể có khi còn mắng họ là “can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam”.
    (Cái này cũng làm rất nhiều bậc trí giả lầm tưởng như vậy).

    ___________________________________________

    Những ngày qua, để đấu tranh với nhà cầm quyền Trung Cộng về cái giàn khoan bất hợp pháp, phía Việt Nam bao giờ cũng viện dẫn các công ước quốc tế làm cơ sở,

    mới thấy luật pháp quốc tế có giá trị như thế nào.!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

    Mong rằng từ nay Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam luôn biết coi trọng luật pháp quốc tế.

    Trả lờiXóa
  10. Gía như khi nói về các công ước Quốc tế nói về dân chủ, về nhân quyền mà ta tham gia kí kết, ông Cương cũng lên tiếng mạnh mẽ như thế này thì quí hóa lắm.
    Ôi, sao lúc này tất cả những bọn có tư duy "đặc thù" đều im thin thít thế nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  11. Các ông CS ngồi trên cả pháp luật VN thì luật QT ổng coi là gì? Giờ cháy nhà mới ra cái mặt...

    Trả lờiXóa
  12. Và từ nay xin đừng giải quyết mọi vấn đề trong ngoài,nước theo hướng luật pháp quốc gia và quốc tế chứ đừng theo tinh thần nghị quyết nữa

    Trả lờiXóa
  13. SÁNG SUỐT LẮM CƠ MÀ ! TẠI SAO NĂM 1958 ĐẶT BÚT KÝ CÔNG HÀM ĐỂ BÂY GIỜ LẠI ĐI DỌN CỨT RỒI TRANH LUẬN !! AI CHỊU TRÁCH NHIỆM TRƯỚC CÁI ĐÃ? SAU ĐÓ RỒI MỚI TRANH LUẬN ĐÚNG SAI , THẬT RA LÀ ĐI DỌN CỨT !

    Trả lờiXóa
  14. Ai “hưởng lợi” từ công thư 1958lúc 19:13 26 tháng 5, 2014

    Nhưng quan trọng hơn hết, như ông Đinh Kim Phúc, Trung tâm nghiên cứu Đông Á, Đại học Mở Thành Phố HCM chỉ ra:

    “Cần phải nói rằng từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
    Mặt trận DTGPMN Việt Nam,
    và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ,
    và hiện nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam

    chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa”.

    http://dantri.com.vn/xa-hoi/ai-huong-loi-tu-cong-thu-1958-879548.htm

    Trả lờiXóa