Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

HÌNH ẢNH BÊN NGOÀI PHIÊN TÒA CÔNG KHAI XÉT XỬ ÔNG TRƯƠNG DUY NHẤT

Nhà báo Trương Duy Nhất, chủ trang web truongduynhat.vn, bị Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) bắt ngày 26/5/2013 và đưa ra xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng số 374 Núi Thành, TP Đà Nẵng vào lúc 8h ngày 4/3/2014.

Ông Trương Duy Nhất bị bắt vì bị quy tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” qui định tại điều 258 – Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Phiên tòa này là phiên tòa công khai. Nhưng thực chất nó được xử kín. Hôm nay, chỉ có 3 người được vào bên trong là Luật sư Trần Vũ Hải, vợ và con gái của Ông Trương Duy Nhất.

Xem trụ sở tòa án - cơ quan bảo vệ chế độ mới hiểu tại sao nước ta có nhiều cầu treo lắt lẻo đầy nguy hiểm, nhiều trường học vùng cao như cái chuồng bò, nhiều trẻ suy dinh dưỡng, nhiều công nhân chết đói, nhiều tỉnh đói giáp hạt, nhiều tiếng kêu than khắp hang cùng ngõ hẻm....

Bên ngoài là bạt ngàn thanh niên, nhân sĩ, trí thức, blogger và những người quan tâm:
.




























 Công an Đà Nẵng được trang bị khẩu trang để làm nhiệm vụ

 Và ...cafe hóng chuyện

Cái lưng của một Dư luận viên, cứ thấy ai giơ máy chụp là đứng choán trước mặt
Ảnh và chú thích của Phạm Xuân Nguyên
 Ảnh: Huỳnh Ngọc Chênh - Phạm Xuân Nguyên và Lê Thị Phương Anh

12 nhận xét :

  1. Nếu nhà nước này đàng hoàng thì cứ cho mọi người dân vào tham dự phiên tòa, hoặc truyền hình trực tiếp ra ngoài để người dân được biết. Phiên tòa xét xử thật công khai minh bạch để răn đe và là bài học cảnh tỉnh cho tất cả những ai có ý định sẽ phạm tội như ông Trương Duy Nhất (Số này bây giờ nhiều lắm, nhiều vô kể), sẽ góp phần ngăn chặn được loại tội phạm này; không có người nói xấu Đảng, Nhà nước và các đ/c lãnh đạo nữa.

    Trả lờiXóa
  2. Chân thành cảm ơn anh Hùynh Ngọc Chênh và chị Lê Thị Phương anh đã cung cấp những hình ảnh trực tiếp này dến với những người dân.. Chúng tôi cũng đang nóng lòng chờ đợi tin tức từ phiên tòa

    Trả lờiXóa
  3. Lợi bất cập hại trong công tác theo dõi "chìm" của công an.
    - Nếu đàng hoàng mặc sắc phục, thì có vẻ đàn áp quá, sợ tai tiếng với thế giới.
    - Đành mặc thường phục. Nhưng như thế khi chụp ảnh thì coi như công an đứng về phe người đi ủng hộ, thấy số lượng người tham gia đông quá !!
    He he ....
    Cám ơn công an mặc thường phục ... Cám ơn ...

    Trả lờiXóa
  4. Phiên tòa được xét xử công khai cho một số (ít) người biết! Cho các ông vào để nghe hết à? tranh tụng thì kiểu gì "quý tòa" chả thua (vì sai luật mà), cho các ông vào đấy để quê mặt "quý tòa" ra à.

    Trả lờiXóa
  5. Tại sao tòa xử người nói xấu người khác mà không cho dân xem để răn đe nhằm ngăn chặn hành vi nói xấu người khác.
    Nến mọi thứ đàng hoàng thì phải quang minh chính đại công khai cho mọi người biết chứ sao phải giấu diếm như "mèo giấu cứt"
    TÒA ÁN NHÂN DÂN mà NHÂN DÂN chẳng được vào tham dực phiên tòa công khai, thì nên đổi tên thành TÒA ÁN QUAN QUÂN.

    Trả lờiXóa
  6. anh Nhất tự do từ hôm nay.Cám ơn những cô chú đến Đà Nẵng anh Nhất ko hề đơn độc

    Trả lờiXóa
  7. Tôi cho bác Diện so sánh liên hệ tòa nhà tòa án ở Đà Nẵng với cầu treo ở Lai Châu là ko công bằng. Tòa nhà công quyền vẫn phải làm, trong khả năng có thể làm càng đẹp càng tốt. Hiện ta ko có tòa nào xây mới mà kiến trúc đẹp để các sinh viên trường kiến trúc có thể tới vẽ, thực hành, thực tế. Như vậy rõ ràng là vẫn cần phải làm đẹp nữa. Nếu nói là vì thế mà thiếu kinh phí cho vùng sâu thì cũng ko phải. Nguyên nhân là vì tham nhũng, rút ruột công trình chứ nếu triển khai đúng các dự án ở vùng sâu thì chắc sẽ có nhiều cầu đường hơn mà cũng ko sập đâu. Như vậy không nên đổ tội cho toàn nhà tòa án đẹp, tội nó quá: nó chưa đủ đẹp để chúng ta tự hào, mà nó cũng ko phải nguyên nhân làm khổ vùng sâu.

    Trả lờiXóa
  8. Nhơn quyền kiểu Việt Namlúc 14:50 4 tháng 3, 2014

    Bây giờ có thể khẳng định "công khai" tức là công khai...ngăn chặn không cho xem xét xử.

    Trả lờiXóa
  9. Xử án công khai mà chỉ 3 người thân được dự , như vậy sao gọi là công khai?. Không hiểu lý do nào, mục đích gì mà Tòa án Đà Nẵng lại có chủ trương như vậy?. Xử án là nhằm mục đích truyền truyền và răn đe những hành động vi phạm pháp luật của bị can ( nếu có tội) đối với nhân dân. Mặt khác bảo đảm luật TTHS, có sự tham gia của cơ quan tố tụng, luật sư tranh tụng công khai, bình đẳng trước tòa và nhân dân giám sát cơ quan tư pháp theo HP và Luật định. Xử như vậy nhân dân có quyền nghi nhờ tính nghiêm minh, công bằng, bình đẳng của phiên tòa và tư pháp Nhà nước.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đâu phải chủ trương của Tòa án Đà Nẵng.
      Nó là lệnh từ đâu ấy chứ.
      Có khi còn cao hơn cả Hà Nội.

      Xóa
  10. Trụ sở Tòa Án ở Saigon do Tây xây ở trên có tượng Thần Công Lý cầm cái cân . Tru sở Tòa Án ND Đà Nẵng do VN xây có hàng chữ Quốc Ngữ mà ý nghĩa lại Tầu : PHỤNG CÔNG - THỦ PHÁP - CHÍ CÔNG VÔ TƯ !
    Tôi chẳng hiểu Phụng Công là gì ? Thủ Pháp là gì ? Còn Chí Công Vô Tư. Có kẻ đọc trại thành chí công vô bao ! Kể ra người Đà Nẵng cũng sính Nho thiệt !

    Trả lờiXóa
  11. Hay quá nhỉ. "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" mà khi dân trình bày quan điểm của mình trái với lãnh đạo thì quy tội "nói xấu lãnh đạo". Có thể cách nhìn của DÂN chưa thấu đáo, thì cứ tranh luận, phản biện với dân một cách công khai. Làm được như vậy không chỉ cá nhân đó mà còn nhiều người dân nhận ra cái sai đó để rút kinh nghiệm, và người ta càng tôn trọng lãnh đạo hơn nữa. Còn tranh luận mà lãnh đạo thấy được thiếu sót của mình, rút kinh nghiêm lần sau đừng sai nữa, và qua đó càng làm tốt hơn. Được như vậy thì nhân dân phục sát đất. Làm như vậy mới đúng là DÂN BÀN phải không quý vị?

    Trả lờiXóa