LỊCH SỬ CỦA NHỮNG QUAN NIỆM:
THỜI ĐIỂM KẾT THÚC NGÀN NĂM BẮC THUỘC
THỜI ĐIỂM KẾT THÚC NGÀN NĂM BẮC THUỘC
Trần Trọng Dương
Bất kỳ người dân thường hay nhà nghiên cứu nào ở Việt Nam ngày nay nếu
được hỏi về thời điểm kết thúc ngàn năm Bắc thuộc mở đầu cho kỷ nguyên độc lập,
hẳn ai cũng trả lời rằng đó là năm 938. Dấu chấm hết cho một giai đoạn lệ thuộc
là chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng trước quân Nam Hán. Tuy nhiên,
ít người để ý đến việc vì sao các sử gia, các nhà nghiên cứu lịch sử lại CHỌN
thời điểm đó, tiêu chí để xác định là gì, và họ chọn thời điểm đó với mục đích
gì. Ngoài ra, còn có những thời điểm nào khác đã được đề xuất, với tiêu chí
khác, và dĩ nhiên với những mục đích khác? Bài viết này sẽ giới thiệu CÁC mốc
thời gian đã từng được đề xuất cũng như thảo luận về những vấn đề có liên quan
như đã nêu.
Giả thuyết 1: năm 938
Đề xuất này có từ khá sớm, ít nhất là từ thế kỷ XV qua cách phân kỳ lịch
sử của Ngô Sĩ Liên. Tuy nhiên, Ngô Sĩ Liên chọn năm 939 làm thời điểm đầu tiên
của kỷ nguyên độc lập tự chủ, còn năm 938 được chọn làm thời điểm kết thúc ngàn
năm Bắc thuộc. Có hai tiêu chí được sử dụng ở đây. Trong đó, CHIẾN THẮNG trước
quân đội phương Bắc được dùng để chọn thời điểm kết thúc; xây dựng triều đại được
dùng để xác định thời điểm mở đầu[1].
Cách phân kỳ của Ngô Sĩ Liên hẳn đã có ảnh hưởng lớn đến phần lớn các sử gia trong nhiều thế kỷ sau. Sách “Lịch sử Việt Nam” (1971) ghi: “Chiến thắng oanh liệt của quân dân ta dưới sự lãnh đạo của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng cuối năm 938 kết thúc hoàn toàn thời kỳ mất nước kéo dài hơn nghìn năm. Dân tộc ta đã giành lại được quyền làm chủ đất nước. Một thời kỳ độc lập lâu dài của dân tộc bắt đầu.”[2] Giáo trình “Tiến trình lịch sử Việt Nam” (2010) ghi: “Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là cái mốc bản lề của lịch sử Việt Nam. Nó chấm dứt vĩnh viễn nền thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kỳ độc lập thực sự và lâu dài của dân tộc.”[3] “Dấu chấm cuối cùng là để ở năm 938: bút là giáo gươm, mực là sông Bạch Đằng, theo tôi hợp lý hơn và đẹp hơn.”[4] Cách bình luận của GS Trần Quốc Vượng cho thấy ông đang phải lựa chọn giữa các mốc thời điểm khác nhau. Mốc 938 được chọn phải chăng vì nó gắn với một chiến thắng rực rỡ, oanh liệt, có tầm về nghệ thuật quân sự: một trận thủy chiến với sự thông hiểu con triều. Rồi sau đó, cách đánh này còn được dùng lại thời Lê Hoàn chống Tống và Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên Mông: “trận Bạch Đằng lịch sử, vừa xóa sổ cả đạo thủy quân Nam Hán xâm lược, vừa giết chết cả chủ tướng: Thái tử Hoằng Thao”[5]. Hơn nữa, có thể thấy, từ góc độ rộng lớn hơn, Ngô Quyền đã “trấn diệt thù trong, tiêu diệt giặc ngoài”[6]. Cách dùng chữ như vậy, hẳn có đối chiếu với lịch sử Việt Nam quãng những năm sáu bảy mươi của thế kỷ XX. Ở đây, chúng ta đã thấy việc nghiên cứu của các nhà sử học đã ít nhiều có sự điều chỉnh của bối cảnh lịch sử Việt Nam hiện đại.
Nhưng dù sao, với thời điểm năm 938, chúng ta có thể thấy, từ thế kỷ
XV đến thế kỷ XX, các sử gia và các nhà nghiên cứu lịch sử đã dùng chung một
tiêu chí để xác định thời điểm kết thúc ngàn năm Bắc thuộc, ấy là một CHIẾN THẮNG.
Nhưng điểm đáng bàn đến ở đây, chiến thắng Bạch Đằng không phải là chiến
thắng đầu tiên của thế kỷ X. Chính vì thế, trước nay đã có một số đề xuất khác,
như sẽ trình bày dưới đây.
Giả thuyết 2: năm 931
Ý kiến này được đưa ra bởi hai nhà sử học Nguyễn Diên Niên và Phan Bảo trong bài viết “Dương Đình Nghệ với ba nghìn người giả tử của ngài: Hay ai là người khai sinh nền độc lập dân tộc lần thứ nhất?”[7] Khởi đầu bài viết, các tác giả đã dẫn một đoạn sử liệu như sau:
"Dương Đình Nghệ người Ái Châu, nuôi ba nghìn giả tử, mưu đồ khôi phục Giao Châu. Viên tướng cai quản Giao Châu người Hán là Lí Tiến đã biết, nhưng ăn hối lộ của Nghệ nên làm như không nghe thấy. Năm này (tức năm Tân Mão 931), Đình Nghệ dấy quân bao vây Giao Châu, vua Hán sai Thừa chỉ Trình Bảo sang cứu, chưa đến nơi thành đã nguy ngập. Tiến bỏ trốn về bị vua Hán giết chết. Bảo vây Giao Châu, Đình Nghệ ra đánh, Bảo phải thua và tử trận."[8] Dương Đình Nghệ tự xưng làm Tiết độ sứ, vua Nam Hán "biết chẳng thể tranh với ngài được nữa, đành bái tướng Tiết độ sứ châu Giao"[9].
Trong đó, các tác giả đã đưa ra những lý lẽ như sau:
(1) Dương Đình Nghệ đã gây dựng “một tổ chức chính trị bí mật” (ba ngàn giả tử) với mục tiêu khôi phục lại Giao Châu;
(2) Đánh đuổi Thứ sử Lý Tiến về nước, và đánh bại quân tiếp viện Trần Bảo;
(3) Tiếp tục việc tự trị, “trông coi việc ở châu”, “khước từ mọi sự can thiệp từ bên ngoài”.
Có thể thấy, các tác giả vẫn lấy tiêu chí “chiến thắng quân sự” để xác định lại thời điểm kết thúc ngàn năm Bắc thuộc. Điều quan trọng nhất mà các tác đưa ra ở đây chính là sự kiện chiến thắng Trần Bảo xảy ra trước chiến thắng Bạch Đằng bảy năm[10].
Giả thuyết 3: năm 905
Giả thuyết 2: năm 931
Ý kiến này được đưa ra bởi hai nhà sử học Nguyễn Diên Niên và Phan Bảo trong bài viết “Dương Đình Nghệ với ba nghìn người giả tử của ngài: Hay ai là người khai sinh nền độc lập dân tộc lần thứ nhất?”[7] Khởi đầu bài viết, các tác giả đã dẫn một đoạn sử liệu như sau:
"Dương Đình Nghệ người Ái Châu, nuôi ba nghìn giả tử, mưu đồ khôi phục Giao Châu. Viên tướng cai quản Giao Châu người Hán là Lí Tiến đã biết, nhưng ăn hối lộ của Nghệ nên làm như không nghe thấy. Năm này (tức năm Tân Mão 931), Đình Nghệ dấy quân bao vây Giao Châu, vua Hán sai Thừa chỉ Trình Bảo sang cứu, chưa đến nơi thành đã nguy ngập. Tiến bỏ trốn về bị vua Hán giết chết. Bảo vây Giao Châu, Đình Nghệ ra đánh, Bảo phải thua và tử trận."[8] Dương Đình Nghệ tự xưng làm Tiết độ sứ, vua Nam Hán "biết chẳng thể tranh với ngài được nữa, đành bái tướng Tiết độ sứ châu Giao"[9].
Trong đó, các tác giả đã đưa ra những lý lẽ như sau:
(1) Dương Đình Nghệ đã gây dựng “một tổ chức chính trị bí mật” (ba ngàn giả tử) với mục tiêu khôi phục lại Giao Châu;
(2) Đánh đuổi Thứ sử Lý Tiến về nước, và đánh bại quân tiếp viện Trần Bảo;
(3) Tiếp tục việc tự trị, “trông coi việc ở châu”, “khước từ mọi sự can thiệp từ bên ngoài”.
Có thể thấy, các tác giả vẫn lấy tiêu chí “chiến thắng quân sự” để xác định lại thời điểm kết thúc ngàn năm Bắc thuộc. Điều quan trọng nhất mà các tác đưa ra ở đây chính là sự kiện chiến thắng Trần Bảo xảy ra trước chiến thắng Bạch Đằng bảy năm[10].
Giả thuyết 3: năm 905
Đây là một thời điểm mà
cũng không ít người nghĩ đến, như trăn trở của GS Trần Quốc Vượng[11].
Suy nghĩ này dựa trên sử liệu trong sách Tư
trị thông giám: “năm Ất Sửu, tặng Tĩnh Hải Quân Tiết Độ Sứ Khúc Thừa Dụ chức Đồng Bình chương sự. [Trước đó] Khúc Thừa
Dụ nhân loạn mà chiếm cứ An Nam”[12]. 曲承裕
Năm 1996, Pôliacốp trong cuốn
“Sự phục hưng của nước Đại Việt thế kỷ X- XIV” đã lần đầu đề xuất thời điểm năm
905 một cách chính thức. Ông đánh giá Khúc Thừa Dụ là người mở ra một thời đại mới. Ông xác định năm 905 “là bước khởi đầu của các triều đại
độc lập thực sự đầu tiên”[13].
Tác giả cho rằng, với sự truyền thừa qua ba đời cha truyền con nối (Khúc Thừa Dụ,
Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ)[14]
và với việc xây dựng hệ thống hành chính và luật lệ mới, họ Khúc thực sự đã chứng
tỏ “tinh thần độc lập tự chủ”[15],
“chấm dứt thời kỳ mất nước”[16].
Đến năm 2010, cách phân kỳ
này chính thức được nhóm Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh đưa
vào giáo trình Đại cương lịch sử Việt Nam.
Giáo trình này đã dành riêng một chương để viết về “Thế kỷ X: xây dựng và bảo vệ
quốc gia độc lập, tự chủ và thống nhất thời Khúc - Ngô – Đinh - Tiền Lê”
(Chương V) thuộc “thời đại phong kiến dân tộc”[17].
Các tác giả đã viết như sau: “từ năm 905, dù những người đứng đầu đất nước chưa
thành lập vương triều và theo xu hướng chung của thời điểm đó, nhận chức Tiết độ
sứ, “kỷ nội thuộc Tùy - Đường” như cách nói của người xưa hay đầy đủ hơn là thời
Bắc thuộc nói chung đã chấm dứt vĩnh viễn… Nói cách khác, từ năm 905, đất nước
ta chuyển sang một thời đại mới, thời đại độc lập, tự chủ dưới chế độ phong kiến”[18].
Và lịch sử của những quan niệm
Có thể thấy, tiêu chí quan
trọng nhất được sử dụng từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX-XXI, chính là CHIẾN THẮNG
trước giặc ngoại xâm. Đây là các tiêu chí được đưa ra bởi những học giả theo
các giả thuyết 931 và 938. Chiến thắng Bạch Đằng được chọn có thể dựa trên những
lý do: (1) Đây là một chiến thắng lớn, một chiến thắng đẹp về lịch sử quân sự;
(2) Ngô Quyền đã xưng vương ngay sau đó. Lý do để họ bác bỏ thời điểm năm 931
là vì Dương Đình Nghệ thì lại xin “sách phong”[19]
Tĩnh hải quân Tiết độ sứ từ phương Bắc. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, việc sử dụng
tiêu chí CHIẾN THẮNG QUÂN SỰ đã thể hiện những “lợi ích hiện sinh” của sử học
trong thế kỷ XX, khi Việt Nam đã/ đang phải tiến hành các cuộc chiến tranh trước
các thế lực của Pháp, Mỹ và Trung Quốc. Có thể thấy rõ việc sử dụng lịch sử cho
mục đích hiện sinh ấy qua bài viết của Văn Lang. Tác giả cho rằng trong thế kỷ
X, yếu tố tiên quyết của nền độc lập chính là BẠO LỰC QUÂN SỰ, bạo sự quân sự
là “động lực”, là “người đỡ đẻ” của độc lập tự chủ[20].
Pôliacốp đã lưu ý rằng các
“nhà nghiên cứu Việt Nam hiện đại đánh giá quá cao ý nghĩa của chiến thắng trên
sông Bạch Đằng trong bối cảnh giành lại nền độc lập”[21].
Ông khẳng định Dương Đình Nghệ cũng đã làm được một chiến
thắng trước đó bảy năm (931). Và như những gì mà nhà nghiên cứu này đưa ra
trong giả thuyết 905, dường như ông đã từ chối tiêu chí chiến thắng. Ông viết:
năm 905, nhà Đường suy vi, viên Tiết độ sứ Trung Quốc cuối cùng là Độc Cô Tôn bị
triệu khỏi Giao Châu, Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ chiếm đóng phủ Tống
Bình. Nhà Đường buộc phải công nhận Khúc Thừa Dụ như một việc đã rồi. Năm 907,
nhà Đường cũng mất, nhà Hậu Lương lên thay cũng đã công nhận chính quyền của họ
Khúc[22].
Đến đây, chúng tôi muốn tổng kết lại các tiêu chí mà các nhà nghiên cứu trước đây đã sử dụng.
Tự trị
|
Hành chính
|
Sách phong
|
Chiến thắng
|
Chiến bại
|
Xưng vương
|
|
Bắc thuộc
|
O
|
O
|
O
|
O
|
X
|
O
|
Khúc
|
X
|
X/ 26 năm
|
X
|
905?
|
930
|
O
|
Dương
|
X
|
X/ 7 năm
|
X
|
931
|
O
|
O
|
Ngô
|
X
|
X/ 29 năm
|
X
|
938
|
O
|
X
|
Đinh
|
X
|
X/ 12 năm
|
X
|
O
|
O
|
X
|
Lê
|
X
|
X/ 29 năm
|
X
|
981
|
O
|
X
|
Có thể thấy, tiêu chí quan
trọng nhất nên được dùng ở đây là sự TỰ TRỊ và HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH do NGƯỜI BẢN
ĐỊA hoặc những người đã bản địa hóa điều hành. Việc giành được chính quyền năm
905 của Khúc Thừa Dụ dường như đã bị quên lãng chỉ vì phương thức khá “hòa
bình”[23]
của Khúc Thừa Dụ và sự thất bại của Khúc Thừa Mỹ vào năm 930. Đây chính là lý
do khiến các sử gia có tinh thần quốc gia dân tộc đã không lấy ba đời họ Khúc
làm triều đại mở đầu, thay
vào đó họ dùng các uyển ngữ "người đặt cơ cở cho nền độc lập", hoặc đặt
vào kỷ "Nam Bắc phân tranh". Nhiều học giả đã tuyệt đối hóa tiêu chí thắng - bại để ra kết luận cuối
cùng. Thế nhưng, ngay cả khi dùng tiêu chí chiến thắng, họ dường như cũng cố gắng
bỏ qua sự kiện năm 931 của Dương Đình Nghệ; lý do đưa ra là Dương Đình Nghệ đã
nhận sách phong của phương Bắc. Thế nhưng, qua bảng trên, ta thấy việc sách
phong của Tĩnh hải quân Tiết độ sứ Ngô Quyền cũng đã bị bỏ qua. Thực chất, người
ta đã không biết rằng: việc sách phong này luôn được thực hiện như một đối sách ngoại giao mềm mỏng của tất cả
các triều đại trong lịch sử.
Tóm lại, với quan niệm nền
độc lập phải được xác quyết bằng một chiến thắng trước giặc ngoại xâm, phần lớn
các sử gia Việt Nam từ thế kỷ XV đến nay đã ấn định năm 938 như là dấu chấm hết
cho giai đoạn Bắc thuộc. Tiêu chí chiến thắng bằng bạo lực quân sự dường như là
một công cụ thường hằng của các sử gia nhằm phục vụ cho bối cảnh chính trị của
Việt Nam - nơi luôn trải qua các cuộc xâm lăng của ngoại quốc. Tiêu chí này đã
được tuyệt đối hóa trong thế kỷ XX, khi Việt Nam liên tục phải trải qua các cuộc
chiến tranh với các nước lớn. Nhìn từ một góc độ thuần túy sử học như Pôliacốp thì nền độc lập đã được hình thành do áp lực quân sự của người
bản địa trong bối cảnh đế chế Đại Đường đang ở chặng cuối của sự tan rã. Xu thế
phân mảnh của một đế quốc và ý thức tự trị (cát cứ[24])
của các nhóm thế lực là hai nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự hình thành
mười quốc gia thời Ngũ Đại và sự độc lập của mảnh đất phương Nam.
T.T.D
[1] Tuy nhiên, bài này sẽ chỉ
tập trung khảo sát, thảo luận về thời điểm kết thúc. Còn thời điểm khởi đầu xin
được trình bày trong một dịp khác.
[2] Ủy ban Khoa học Xã hội Việt
Nam.
1971. Lịch sử Việt Nam.
(Tập 1). NXB Khoa học Xã hội. H. Tr.141.
[3] Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên), Vũ Minh Giang, Đỗ
Quang Hưng, Nguyễn Thừa Hỷ, Nguyễn Đình Lê, Trương Thị Tiến, Phạm Xanh. (2010).
Tiến trình lịch sử Việt Nam (tb. Lần
10). NXB Giáo dục Việt Nam.
Hà Nội.
[4] Trần Quốc Vương. 1984. Việt
Nam thế kỷ X - văn hóa - văn minh. Trong “Thế kỷ X: những vấn đề lịch sử”.
NXB KHXH. H. Tr.222.
[5] Văn Lang. 1984. Thế kỷ X - một đặc điểm quân sự và quân sự học. Trong “Thế kỷ X: những
vấn đề lịch sử”. NXB KHXH. H. Tr. 189. Hoằng Thao: thực ra là "Hồng Tháo".
[6] Như trên
[7] http://vanhoanghean.com.vn (Thứ hai, 21/11/2011 10:12)
[8] Tư Mã Quang. 1084. Tư
trị thông giám. quyển 277.
[9] Âu Dương Tu. 1053. Tân Ngũ đại sử, quyển 60.
[10] Mặt khác, nhiều học giả đã khẳng định tầm ảnh hưởng
của họ Dương trong suốt thế kỷ X. Thời đại của Dương Đình Nghệ tồn tại trong
sáu năm, cho đến khi ông bị Kiều Công Tiễn sát hại. Nhưng nhìn từ tổng thể, họ
Dương đã để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử thế kỷ X. Con rể ông - Ngô Quyền
ngay sau đó đã đem quân từ châu Ái ra diệt Kiều Công Tiễn và làm nên chiến thắng
Bạch Đằng. Những con rể khác của họ Ngô như Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn ít nhiều nắm
được quyền tối cao đều phải dựa vào mối quan hệ hôn nhân này.
[11] Trần Quốc Vượng. 1984. bđd. Tr.222.
[12] Nguồn sử liệu này không
thấy đề cập trong Đại Việt sử ký toàn thư,
nhưng đã được Việt sử thông giám cương mục
đề cập. [(宋)司馬光撰.資治通鑑(二百九十四巻)胡三省音注.元豐七年十二月戊辰書成]
[13] A.B. Pôliacốp. 1996. Sự phục hưng của nước Đại Việt thế kỷ X- XIV. Vũ Minh Giang, Vũ Văn
Quân dịch; Lê Đình Sỹ, Nguyễn Xuân Mạnh, Hán Văn Tâm hiệu đính. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam - NXB
Chính trị Quốc gia. H. Tr.22.
[14] Quãng thời gian tồn tại hiện có hai giả thuyết:
(1) 18 năm (905-923) theo Toàn thư, Khâm
định Việt sử thông giám cương mục; (2) 26 năm (905-930) theo Việt sử lược, An Nam chí lược [xem thêm Đỗ Danh Huấn. 2012. Lại bàn đến sử liệu viết về họ Khúc. Trong “Sử học Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập và toàn cầu hóa”. NXB Thế giới. H. 485- 506].
[15] A.B. Pôliacốp. 1996. sđd. Tr. 23.
[16] A.B. Pôliacốp. 1996. sđd. Tr.29.
[17] Đây là một cách phân loại rất khác so với các sử
gia truyền thống (như Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh, Phạm Công Trứ, Lê Hy), qua các thuật
ngữ “Nội kỷ”, “Ngoại kỷ”, xem Phan Huy Lê. 1998. Đại Việt sử ký toàn thư: Tác
giả- văn bản - tác phẩm. Trong “Đại Việt sử ký toàn thư”. NXB KHXH. H.
Tr.25.
[18] Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Phan Đại Doãn, Nguyễn
Cảnh Minh. (2010). Đại cương lịch sử Việt
Nam (tập 1). NXB Giáo dục Việt Nam. Hà Nội. tr.102
[19] Sách phong: là chế độ ngoại giao mà các triều đại
Trung Hoa công nhận quan hệ với các nước lân bang mà họ coi là phiên quốc bằng
cách phong tước cho những người đứng đầu của các nước này. Ví dụ một số tước phong: An Nam đô hộ phủ, Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ hoặc An Nam quốc vương.
[20] Văn Lang. 1984. bđd. Tr.192.
[21] A.B. Pôliacốp. 1996. sđd. Tr. 28.
[22] A.B. Pôliacốp. 1996. sđd.
Tr.21-22.
[23] Keith Weller Taylor. 1983. The Birth of Vietnam. University of California
Press. Berkeley.
tr.259.
Cám ơn TS Trần Trọng Dương. Cám ơn bác Tễu đã giới thiệu bài này. Bài hay quá, hơn nữa, quan trọng quá. Tôi nghĩ đây hoàn toàn không phải chuyện tỉ mẩn lẩm cẩm của "mấy ông học giả mọt sách". Sự tranh luận trên đây về thời điểm chấm dứt Bắc thuộc và mở màn kỷ nguyên độc lập, thực ra ẩn chứa đàng sau một điều cốt lõi, là điều mà ta gọi là "sử quan", tức là cái quan điểm/quan niệm chi phối toàn bộ cái nhìn của ta về lịch sử.
Trả lờiXóaNgười Việt chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm về việc một "sử quan", khi được - tình cờ hay cố ý - tôn lên thành cái nhìn chủ đạo của đất nước/dân tộc thì nó có thể đưa đến.những hậu quả lớn lao dường nào.
Ví như sử quan phong kiến thời xa xưa xem nhà vua là "thiên tử" và việc lãnh đạo là "mệnh trời"; ví như cái sử quan mà ta có thể gọi nôm na là "được làm vua thua làm giặc" hay "cá lớn nuốt cá bé"; ví như duy vật sử quan hay duy tâm sử quan v.v... những sử quan khác nhau đó sẽ bẻ lái lịch sử một đoàn dân về những hướng khác nhau. Cái đầu luôn đi trước rồi mới đến hành động. Khi cái đầu chệch đi một ly thì hậu quả có khi chệch đi khôn lường, chệch luôn cả vài thế kỷ.
Một quan niệm đúng đắn có thể đưa đất nước vượt qua thử thách hiểm nghèo và phát triển tốt đẹp. Một quan điểm sai lầm có thể đẩy hàng triệu sinh linh vào lò lửa chiến tranh hay nạn đói kém hỗn loạn chết người. Thế nên cái kết trong bài của TS Trần Trọng Dương hết sức đáng cho chúng ta, nhất là hàng ngũ trí thức, thận trọng suy tư.
Theo như bài viết này, có lẽ phải lấy là năm 905, mở đầu triều đại Khúc Thừa Dụ; nói đến độc lập là phải nói đến "TỰ TRỊ và HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH" như bài đã dẫn. Đây chính là cơ sở để Dương Đình Nghệ và sau là Ngô Quyền (con rể cụ Dương Đình Nghệ) dấy binh và làm nên CHIẾN THẮNG.
Trả lờiXóaCảm ơn tác giả Trần Trọng Dương đã có bài viết để những ai quan tâm được hiểu thêm. Trước đây tôi cũng cho rằng phải tính từ năm 938, nhưng qua bài này, tôi thấy rằng nên bắt đầu từ năm 905.
+ "Quan niệm nền độc lập phải được xác quyết bằng một chiến thắng bạo lực trước giặc ngoại xâm... (quan niệm đó) đã được tuyệt đối hóa trong thế kỷ XX...". Tôi đọc những lời trên của TS Trần Trọng Dương mà rùng mình. Đúng rồi. Chính quan niệm đó đã là một trong những nguyên do cốt lõi đẩy nước Việt này ngập chìm trong cơn khói lửa, nhất là vào nửa sau của thế kỷ vừa qua. Bao nhiêu triệu người đã chết? Bao nhiêu vợ góa con côi? Bao nhiêu gia đình ly tán? Bao nhiêu nhà cửa ruộng vườn tan hoang?...
Trả lờiXóaCó nhất thiết phải giành được độc lập bằng quá nhiều máu đến thế không? Có những quốc gia cũng thoát khỏi ách thực dân nhưng với giá trả thấp hơn rất nhiều! Xem thế mới biết cái "sử quan" không phải là chuyện chi viển vông trên trời hay trong sách! Đó là điều không thể coi thường. Và liệu bài học thế kỷ vừa qua có đủ giúp người Việt chúng ta rút ra kinh nghiệm thương đau để đừng bao giờ tái phạm nữa?
+ Tôi cũng thấy một "sử quan" thâm viễn thì đừng quá chú trọng vào những biến cố. Dù rằng phải dựa vào các biến cố như những cột mốc để phân kỳ lịch sử, nhưng điều quan trọng hơn và có ý nghĩa hơn nhiều, lại là cái mạch sống nằm ngầm của một đoàn dân, bên dưới các biến cố. Chiến thắng ở Bạch Đằng, ở Đống Đa, ở Điện Biên Phủ... được chúng ta xem như những nguyên nhân quyết định dẫn tới độc lập, nhưng những gì là nguyên nhân quyết định dẫn đến các chiến thắng đó thì nhiều khi chúng ta lại quên không chú ý cho đủ. Chú ý cho đủ thì biết đâu chúng ta tiết kiệm được biết bao nhiêu máu đổ xương rơi.
Cũng vậy, có khi chúng ta chú ý quá nhiều đến những chiến thắng quyết định chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc, 905 hay 938?, Dương Đình Nghệ hay Ngô Quyền?..., mà lại không chú ý đủ cái gì đã làm dân ta suốt cả ngàn năm đằng đẵng bị đô hộ mà vẫn không mất gốc, vẫn không bị đồng hóa, vẫn nuôi được cái sức mạnh tiềm tàng để bùng lên trong những thời điểm đó?
Và liệu những suy tư như trên có rút ra được điều gì cho người Việt chúng ta trong chính hoàn cảnh hôm nay?
Có lẽ nên bắt đầu bàn về thời điểm bắt đầu một thời kỳ bắc thuộc mới
Trả lờiXóa