Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

KINH DƯƠNG VƯƠNG - "ÔNG NỘI CỦA VUA HÙNG" LÀ SẢN PHẨM VĂN HÓA TÀU

Kinh Dương Vương- ông là ai?
TS. Trần Trọng Dương

Lời dẫn của Lâm Khang chủ nhân: Vừa qua, được biết tỉnh Bắc Ninh đã triển khai một dự án khôi phục và tăng quy mô xây dựng khu di tích thờ "Thủy tổ Kinh Dương Vương - ông nội của Vua Hùng", với vốn đầu tư 500 tỷ đồng. Thật là hãi hùng về con số chi phí khổng lồ này, trong khi tình hình kinh  tế đang hồi bấn loạn, ngân khố cạn kiệt, nhân tâm đang xáo động. 

"Ông nội của Vua Hùng" - chính điều này đã thôi thúc một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước lại cất công truy tìm nguồn gốc của Kinh Dương Vương. Và thật bàng hoàng: Kinh Dương Vương phải chăng chỉ là một sự cóp nhặt của Ngô Sĩ Liên từ nhân vật Kinh Xuyên trong tiểu thuyết truyền kỳ Trung Hoa? Phải chăng, chúng ta đã và đang, và còn mãi về sau thờ một ông vua giả có nguồn gốc của Tàu? - Lâm Khang.
Như trong bài viết trước đây, chúng tôi đã chứng minh rằng Đại Việt sử ký toàn thư- bộ sử quan trọng nhất của Việt Nam đề cập đến những sự kiện từ khởi thủy cho đến thế kỷ XVII- là một tư liệu được biên soạn trên tư duy đa nguyên "văn- sử- triết" của thời Trung Đại. Trong đó, bộ sử này đã sưu tập nhiều huyền thoại dân gian của đời sau để bù đắp cho những khuyết thiếu của sử liệu. Trong bài này, chúng tôi sẽ tiếp tục đưa ra những cứ liệu để làm rõ hơn vấn đề tai hại trên. Đối tượng được đề cập đến ở đây chính là Kinh Dương Vương- một nhân vật được coi là thủy tổ của Việt Nam- phải chăng chỉ là một ảo ảnh diễn hóa từ nhân vật Kinh Xuyên trong tiểu thuyết truyền kỳ của Trung Quốc? 

 Cổng đền thờ Kinh Dương Vương có bốn chữ Hán đắp nổi THỦY TỔ ĐÀI MÔN, 
ảnh: Thọ Bình, Bá Kiên, theo tienphong.vn 

Kinh Dương Vương và tín ngưỡng thờ Kinh Dương Vương 

Theo như cách trình bày ở Kỷ Hồng Bàng thị trong Toàn thư, Kinh Dương Vương tên là Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông, vị vua khai sáng ra nước Xích Quỷ (quỷ đỏ). Vì thế Kinh Dương Vương này được Ngô Sĩ Liên coi như là là vị thủy tổ đầu tiên của người Việt và nước Việt. Chẳng những thế, Kinh Dương Vương còn lấy con gái của Động Đình Quân tên là Thần Long để sinh ra Sùng Lãm, tức Lạc Long Quân. Lạc Long Quân sau lấy Âu Cơ- con gái của Đế Lai, sinh ra trăm con trai, 50 con lên rừng, 50 con xuống bể. Vị con trưởng được nối ngôi cha, phong là Hùng Vương. Sử gia Ngô Sĩ Liên thế kỷ XV đã bình luận đoạn này như sau: "Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao?"[1]. Kể từ sau Ngô Sĩ Liên, phần lớn các bộ lịch sử Việt Nam đều công nhận Kinh Dương vương là thủy tổ của nước Việt. Ví dụ như sách Thiên Nam minh giám (thế kỷ XVII) mở đầu như sau:
.
"1-   Tượng mảng xưa sách trời đã định,
Phân cõi bờ xuống thánh sửa sang,
Nước Nam từ chúa Kinh Dương,
Tày nhường phải đạo mở mang phải thì.

5-   Tới Lạc Long  nối vì cửu ngũ,
Thói nhưng nhưng  no đủ đều vui,
Âu Cơ  gặp gỡ kết đôi,
Trổ sinh một bọc trăm trai khác thường.
Xưng Hùng Vương cha truyền con nối,

10-  Mười tám đời một mối xa thư,
Cành vàng lá ngọc xởn xơ,
Nước xưng một hiệu năm dư hai nghìn."[2]

Đến thế kỷ XVII, Kinh Dương Vương đã chính thức được văn hóa dân gian đưa vào thờ làm vị thủy tổ trong đền ở thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh (ngày nay). Năm 1840, đền cho dựng bia đá "Kinh Dương Vương lăng". Năm 1940, đời vua Bảo Đại, đền làm thêm hai đại tự "Nam Tổ miếu" và "Thần truyền thánh kế". Năm 2000, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã về thăm đền và để lại bút tích gợi ý tỉnh Bắc Ninh có đề xuất lên trung ương nâng cấp cơ sở thờ tự của tổ tiên. Năm 2009, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng đã đến thăm đền và để lại những lời kỷ niệm sâu sắc về cội nguồn dân tộc[3]. Năm 2012, các tác giả Trần Quốc Thịnh, Đỗ Văn Sơn, Biện Xuân Phẩm đã xuất bản cuốn sách “Nam Bang Thủy Tổ Kinh Dương Vương” - Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc. Sách tập hợp các tư liệu từ “Đại Việt Sử ký toàn thư”, “Lĩnh Nam chích quái”, “Thủy Kinh chú”… từ các truyền thuyết, văn bia, thần phả, thần tích cũng như công trình nghiên cứu, tham luận của các học giả, nhà sử học. Ngày 25 tháng 2 năm 2013, tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức lễ hội kỷ niệm 4892 năm Đức thủy tổ khai sinh mở nước. Đến dự lễ khai hội có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và lãnh đạo một số Bộ, ngành.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng các đại biểu dâng hương tưởng niệm Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương. Ảnh: dangcongsan.vn -

Sau lễ dâng hương, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã dự lễ khởi công Dự án tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương. Theo quy hoạch đã được tỉnh Bắc Ninh phê duyệt, dự án có tổng diện tích gần 40ha, gồm không gian bảo tồn di tích, không gian phát huy giá trị di tích, không gian quản lý và dịch vụ phụ trợ, với nguồn vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng[4]. Như vậy, sau nhiều trăm năm tồn tại, tín ngưỡng thờ Kinh Dương Vương đến nay đã chính thức được sự đồng thuận của nhà nước. 

Kinh Dương Vương- từ nhân vật của truyện truyền kỳ Trung Hoa 

Tuy nhiên, như ngay ở đầu bài viết, chúng tôi có ý nghi vấn rằng, Kinh Dương Vương chưa chắc đã là một nhân vật lịch sử có thật, mà có thể đó chỉ là một sự nhầm lẫn của Ngô Sĩ Liên khi ông đã sưu tầm một câu chuyện văn học để mở đầu cho một công trình sử học của nước nhà. Chứng cớ nào đề chúng tôi có thể đi đến nghi ngờ như vậy?

Chứng cứ nằm ngay trong Toàn thư, sau khi viết về lai lịch, cuộc đời của Kinh Dương Vương, Ngô Sĩ Liên đã viết: “Xét Đường kỷ chép: thời Kinh Dương có người đàn bà chăn dê, tự xưng là con gái út của Động Đình Quân, lấy con thứ của Kinh Xuyên, bị bỏ, viết thư nhờ Liễu Nghị tâu với Động Đình Quân. Thế thì Kinh Xuyên và Động Đình đời đời làm thông gia với nhau đã từ lâu rồi”[5]. Nhưng chúng ta còn thấy chuyện này được chép trong sách Lĩnh Nam chích quái (một tác phẩm văn học sưu tầm những chuyện quái dị ở Lĩnh Nam) của Trần Thế Pháp (thế kỷ XIV?)[6], rồi sau đó lại được sao chép nguyên vẹn vào trong thần tích của Mẫu Thoải tại Tuyên Quang[7].

Cần nhắc lại ở đây ghi chép về nguồn Đường kỷ của Ngô Sĩ Liên là một gợi ý hữu ích cho những người nghiên cứu sau này. Từ gợi ý đó, một số học giả đã tìm ra cả chục văn bản văn học Trung Quốc có chép câu chuyện này. Lần xa hơn nữa, các học giả đều thống nhất cho rằng, truyện Kinh Dương Vương có sự sao chép từ tiểu thuyết Liễu Nghị truyện (柳毅傳) do Lý Triều Uy sáng tác vào đời Đường[8]. Truyện có thể tóm tắt như sau: Liễu Nghị là một nho sinh thi trượt, trên đường gặp một thiếu phụ chăn dê xinh đẹp nhưng dáng vẻ tiều tụy. Người phụ nữ ấy nói rằng mình là con gái của Long Vương ở hồ Động Đình, vốn lấy con trai thứ của Kinh Xuyên, nhưng bị bạc đãi, bắt đi chăn dê, nên muốn nhờ Liễu Nghị chuyển thư đến cho cha để báo tình cảnh của mình. Liễu Nghị đem thư xuống Long cung. Em trai Long Vương là Tiền Đường giận quá nên giết con trai của Kinh Xuyên, cứu cháu về, rồi định gả cho Liễu Nghị. Nghị từ chối, xin về, được Long vương ban cho nhiều vàng bạc châu báu. Sau Liễu Nghị lấy vợ, lần nào lấy xong vợ cũng chết. Con gái Long Vương thấy vậy bèn nhớ lại duyên cũ, muốn báo đáp bèn hóa làm người con gái xinh đẹp mà lấy Liễu Nghị làm chồng. Sau hai vợ chồng đều thành tiên[9]. 

Liễu Nghị truyện” được coi là một truyện truyền kỳ sớm nhất của Trung Quốc. Từ cuối đời Đường, truyện được lưu hành rộng rãi trong dân gian. Đến thời Tống trở đi, truyện Liễu Nghị được Thượng Trọng Hiền chuyển thể sang kịch bản tạp kịch với tên “Động Đình hồ Liễu Nghị truyền thư[10]. Liễu Nghị đã trở thành một tích truyện rất được ưa thích trong văn hóa diễn xướng của người Trung Quốc. Hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng đã ra đời, như nhà Tống có Liễu Nghị đại thánh nhạc, nhà Kim có Liễu Nghị truyền thư của Gia Cùng Điệu, triều Nguyên có Liễu Nghị Động Đình long nữ (Nam hí), thời Minh Thanh có Quất bồ ký của Hứa Tự Xương, Long tiêu ký của Hoàng Thuyết, Long cao ký của Dương Ban, Thẩn trung lâu của Lý Ngư, Thừa long giai thoại của Hà Phủ[11].

Cho đến nay, Liễu Nghị truyền thư (còn có tên Thủy tinh cung, Liễu Nghị kỳ duyên) vẫn được người Trung Quốc coi như là một kịch mục kinh điển của hý kịch Trung Hoa. Từ năm 1952, vở kịch này đã nhiều lần được dàn dựng bởi các đạo diễn khác nhau, số lần trình diễn có lẽ là khá nhiều, hiện chưa thể thống kê hết được[12]. Không những thế, tích truyện này đang có xu hướng được áp dụng sang các hoạt động văn hóa khác hiện nay ở Trung Quốc. Ví dụ, người ta lấy đề tài này làm tranh khắc ván, thư họa truyền thống (thủy mặc).

Ngày 17 tháng 7 năm 2004, Bưu cục Quốc gia Trung Quốc đã phát hành seri tem “Dân gian truyền thuyết- Liễu Nghị truyền thư”, gồm 4 con tem với 4 hoạt cảnh: “Long nữ gửi thư”, “Thư gửi Động Đình”, “Cốt nhục đoàn tụ”, và “Nghĩa trọng tình thâm”[13].

Và những nhận định của sử gia đời sau 

Đến đây có thể nhận định về nguồn gốc của các mô típ, các nhân vật, cũng như địa danh trong truyện Kinh Dương Vương được chép trong Đại Việt sử ký toàn thư. Ngô Sĩ Liên đã tình cờ đem một số chi tiết của truyện Liễu Nghị để ghép với các huyền thoại khác như Lạc Long Quân- Âu Cơ, và coi đó như là nguồn gốc khởi đầu cho sự xuất hiện của Hùng Vương- cái triều đại mà người Việt ngày nay coi như là lịch sử đích thực của mình. Nhưng, với một tác phẩm có ảnh hưởng lớn như vậy, các nhà Nho Việt Nam trong nhiều thế kỷ hẳn cũng phải biết đến. Bằng chứng là nhà thơ nổi tiếng Thái Thuận (Tiến sĩ 1475) cũng đã sáng tác bài thơ Liễu Nghị truyền thư. Nhưng đó là chuyện của văn học.

Còn với tư cách là những người viết sử, không ít sử gia thời Trung Đại đã phản đối cách lắp ghép của Ngô Sĩ Liên. Đầu tiên, phải kể đến những nhận định của Ngô Thì Sĩ trong Đại Việt sử kí tiền biên. Ông viết: “Nay xét phần Ngoại kỉ chép: Năm Nhâm Tuất thì bắt đầu Giáp Tí là năm nào? Ghi chép tên húy Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân sao riêng lược bỏ Hùng Vương? Thời Ngũ Đế trở về trước thì chưa từng gọi là vương. Xích Quỷ là tên nào, mà lại để làm tên nước. Một loạt hoang đường càn rỡ đều là đáng bỏ đi. Cái lỗi ấy là tại kẻ hiếu sự thấy trong Liễu Nghị truyền thư. Trong truyện nói con gái vua Động Đình gả cho con thứ của Kinh Xuyên Vương, tưởng càn Kinh Xuyên là Kinh Dương. Đã có vợ chồng thì có cha con, vua tôi, nhân đó mà thêu dệt thành văn, cốt cho đủ số đời vua, nhà làm sử theo đó mà chọn dùng, và cho đó là sự thực. Phàm những chuyện lấy từ Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh, cũng như Bắc sử lấy ở Kinh Nam Hoa và thiên Hồng Liệt đấy.”[14] 

Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (1856 - 1883) viết: “Vâng tra sử cũ, danh xưng Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân trong ‘Kỉ họ Hồng Bàng, vốn từ thời Thượng cổ, thuộc thuở hồng hoang, tác giả căn cứ vào cái không và làm ra có, sợ rằng không đủ độ tin cậy, lại phụ hội với Liễu Nghị truyện của nhà viết tiểu thuyết đời Đường, lấy đó làm chứng cứ[15] . Chuẩn tâu những lời của sử quan, vua Tự Đức đã  nhận định đây là những “câu truyện đề cập đến ma trâu, thần rắn, hoang đường không có chuẩn tắc” và kiên quyết loại Kinh Dương và Lạc Long ra khỏi chính sử bằng cách đưa xuống phụ chú dưới niên kỷ Hùng Vương, để “cho hợp với cái nghĩa lấy nghi truyền nghi”[16].  

Qua những trình bày ở trên, độc giả đã phần nào mường tượng ra con đường thu nhận biến đổi tích truyện từ truyện Liễu Nghị đến truyện Kinh Dương. Đây sẽ là những tư liệu thú vị để nghiên cứu về tiếp xúc văn học văn hóa giữa Việt Nam và Trung Hoa. Đồng thời cũng là “mẫu sử liệu” thú vị cho giới nghiên cứu khám nghiệm và giám định. Đến đây, chúng tôi xin mượn lời của giáo sư Liam Christopher Kelley (Đại học Hawaii) để kết thúc bài viết này: trải qua nhiều thế kỷ, những truyền thống mà họ [các sử gia] sáng tạo đã trở thành cái tự nhiên thứ hai (second nature). Thực tế, trong nửa thế kỷ qua, dưới sự ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc, những truyền thống được sáng tạo ấy (invented traditions) đã và đang trở thành những sự thực không thể thay đổi[17].

Trần Trọng Dương

[1] Chính Hòa thứ mười tám (1697). Đại Việt sử ký toàn thư. Nội các quan bản. Bản khắc in. Bản dịch. 1998. Tập 1. Ngô Đức Thọ dịch chú, Hà Văn Tấn hiệu đính. Nxb Khoa học Xã hội. Hà Nội. tr.131-133.
[2] Trịnh thị. (1624-1657). Thiên Nam minh giám. tr.4a. (Thư viện Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh , ký hiệu HNv.006) trang 1a. Tham khảo phần phiên khảo của Hoàng Thị Ngọ, (1994). Nxb Văn học. Hà Nội.

[3] Thọ Bình - Bá Kiên. Đầu năm thăm lăng Kinh Dương Vương ( ông nội vua Hùng ). Theo tienphong.vn


[4] Việt Cường. Bắc Ninh khai hội Kinh Dương Vương. http://vtv.vn
[5] Chính Hòa thứ mười tám (1697). Đại Việt sử ký toàn thư. sdd. tr.133.
[6] Trần Thế Pháp. (XIV?). Lĩnh Nam chích quái. ký hiệu. A.1200 (Viện NC Hán Nôm), tr.4a-4b.
[7] Nguyễn Thanh Tùng. 2010. Giao lưu tiếp biến văn hoá Trung - Việt trong lịch sử: khảo sát sự tiếp nhận tích truyện Liễu Nghị truyền thư ở Việt Nam thời trung đại. Hội thảo Quốc tế giao lưu Văn hóa Việt Nam Trung Hoa. Tp Hồ Chí Minh.
M. Durrand. 1959. Technique et Pantheon des médiems Vietnamien. BEFEO. Vol.XLV, Paris. [chuyển dẫn Ngô Đức Thịnh. 2009. Đạo mẫu Việt Nam.(Tập 1) Nxb Tôn giáo. Hà Nội. tr.63- 64.
[8] Tiền Chung Liên vcs (tổng chủ biên). tb2000. Trung Quốc văn học đại từ điển (thượng). Thượng Hải từ thư xuất bản xã. Thượng Hải. tr.277.
[9] Tiền Chung Liên vcs (tổng chủ biên). tb2000. sdd. Tr.409.
Bản dịch tiếng Việt có thể tham khảo : Lí Triều Uy, Liễu Nghị truyện, Xuân Huy dịch, in trong “Tuyển dịch một số truyện truyền kì ưu tú thời Đường Tống”, Tạp chí Hán Nôm, 1990. – Số 2 (9). - Tr.90-109.
[10] Tiền Chung Liên vcs (tổng chủ biên). tb2000. sdd. Tr. 831.
[11] Tiền Chung Liên vcs (tổng chủ biên). tb2000. sdd. Tr. 831.

[12] Quý vị có thể copy chữ Hán “柳毅传书” xem các trích đoạn vở kịch này trên http://www.youtube.com

[14] Ngô Thì Sĩ (soạn), Ngô Thì Nhậm (tu đính). 1800 (khắc in). Đại Việt sử ký tiền biên. Bắc Thành học đường tàng bản.  Ký hiệu A2/2-7. Lê Văn Bảy, Dương Thị The, Nguyễn Thị Thảo, Phạm Thị Thoa (dịch), Lê Duy Chưởng (hiệu đính). Nxb KHXH.H.1997. tr.40.
[15] Quốc sử quán triều Nguyễn (1856 - 1883), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển I, Thư viện Quốc gia Hà Nội, kí hiệu: R.591, tờ 4a- 5b.
[16] Quốc sử quán triều Nguyễn (1856 - 1883), sdd. R.591, tờ 9b-10a.
[17] Liam C. Kelley. The Biography of the Hồng Bàng Clan as a Medieval Vietnamese Invented Tradition. Journal of Vietnamese Studies Vol. 7, No. 2 (Summer 2012), p. 122.

* Bài đã đăng trên Tia Sáng.

76 nhận xét :

  1. Nghe mà phát Kinh!

    Trả lờiXóa
  2. Văn hóa của nhiều nước châu Á, cũng như của VN có ảnh hưởng của văn hóa TQ! Nhưng thời nay mà có những hành động vọng tộc ngoại, thì chỉ có ở những bọn vong bản "thân tại Việt, tâm tại Hán". Bọn này là tội đồ của dân tộc VN!

    Trả lờiXóa
  3. Nguyễn Hữu Quýlúc 11:13 9 tháng 9, 2013

    Đọc bài này xong, tôi xin góp 2 ý:
    1. - Ngày 25 tháng 2 năm 2013, tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức lễ hội kỷ niệm 4892 năm Đức thủy tổ khai sinh mở nước. Đến dự lễ khai hội có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và lãnh đạo một số Bộ, ngành.
    Theo nội dung trên, từ nay người Việt Nam nên viết về chiều dài lịch sử dân tộc là “gần 5000 năm”, thay vì “hơn 4000 năm” như ta viết lâu nay.
    2. Một dòng họ có thể được bắt đầu từ một con người, nhưng một dân tộc với nhiều chủng người thì không thể bắt đầu từ một con người như Kinh Dương Vương, vì vậy, các nhà viết sử Việt Nam nên có cách nhìn khác về thủy tổ người Việt. Do đó, tôi đồng ý với nội dung bài viết này và mong rằng các nhà viết sử nên tranh luận làm rõ…
    Nguyễn Hữu Quý

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Hữu Quý viết quá chuẩn !!!

      Xóa
  4. Cũng giống như quá trình phát triển của mỗi bào thai đều nhắc lại toàn bộ lịch sử phát triển của loài, văn hóa gia đình, hay cấu trúc quyền lực trong một gia đình ở Việt Nam cũng nhắc lại quá trình phát triển của văn hóa dân tộc. Nghiên cứu kỹ cho thấy ở Việt Nam chế độ mẫu hệ vẫn tồn tại cho tới đầu công nguyên, thời Hai Bà Trưng. Điều này cũng khẳng định từ các tư liệu lịch sử, các công trình tâm linh, nội dung và biện pháp giáo dục trẻ khi còn nhở. Truyện Kinh Dương Vương là thuộc phạm trù "Phụ Hệ", và vì thế nó khó có thể xuất hiện trước "Hai Bà Trưng". Mỗi câu truyện truyền miệng bao giờ cũng bị tái tạo lại bởi người nghe, được truyền khẩu lại theo logich câu truyện và cách hiểu ở thời đại của họ. Lượng thông tin truyền tải bị sai lệch được gọi là dung sai của kênh dân gian, nó giống như việc chúng ta truyền tin trên một kênh bị nhiễu. Nghiên cứu sự lan tỏa của các câu truyện, khả năng tự sửa sai và sự tự ổn định nội dung, chúng ta thấy hầu hết các câu truyện thần thoại, cổ tích của Việt Nam đều xuất phát sau thế kỷ 12, với một dụng ý rất rõ ràng là định hướng tư duy cho dân tộc Việt Nam, tức tạo văn hóa gốc. Việc làm này là khôn ngoan, bởi khẳng định dân tộc Việt Nam, tuy không phải trung tâm thế giới, nhưng có nguồn gốc tổ tiên trên Trời. Theo quy luật muốn lan tỏa được phải dựa trên những điều tương tự đã có. Có thể vì lẽ ấy mà tiền nhân vô tình đã sử dụng cốt truyện ngoại chăng.

    Trả lờiXóa
  5. Điện Hải 1858lúc 11:19 9 tháng 9, 2013

    Đề nghị thẩm định lại thông tin này. Nếu chuẩn thì phải chỉnh lại toàn bộ sử , sách.. bỏ ngay cái ông Kinh Dương Vương không có thật ra khỏi chính sử VN. Nên chỉ lấy ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 AL là đủ cơ sở để nhân dân vọng niệm, giáo dục các thế hệ người VN giữ bản sắc dân tộc Lạc Việt. Với 500 tỉ đồng làm cái việc vô căn cứ thậm chí phản lại dân tộc thì nên Stop ngay.

    Trả lờiXóa
  6. Sử gia Việt Nam đang học hỏi sử gia Trung Quốc là biến cái không thành có, biến cái của người thành của mình mà không biết xấu hổ nhục nhã, thiếu đi lòng tự trọng của một dân tộc. Nay là lúc văn minh độc lập, xét thấy cần xem xét lại tính đúng đắn của các vấn đề sử học, không thể cứ mãi u mê như vậy được.

    Nghe đồn Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người có thể liên hệ được với quỷ thần ma quái các đời trước, vậy hãy giao cho họ buôn thần bán thánh xem các đời vua Hùng Vương đích thực tên chi chi? Nếu không làm được thì e năng lực cũng có hạn. Nếu làm cho qua loa thêu dệt thì chẳng khác gì trò hề mê tín dị đoan.

    Điều gì cảm thấy chưa chắc chắn nên truyền cái nghi hoặc lại cho đời sau nghiên cứu bổ túc, không thể làm lấy được mà để con cháu các đời sau cười chê chúng ta làm ăn cẩu thả, thêu dệt hoang đường.

    Đồng Bào.

    Trả lờiXóa
  7. Lịch sử và cuội nguồn chúng ta nên bảo tồn, tuy nhiên kinh tế nước ta còn khó khăn thế này việc đầu tư 5.000 tỷ đồng vào đó có đã cần thiết và có ích? Số tiền nay nếu đâu tư vào sản xuất thì bao nhiêu người dân có cơm no, áo mặc hạnh phúc ...Chính quyền nên thực tế hướng đến cuộc sống ấm no của nhân dân đi, dân ta đói, nghèo khổ lắm rồi. Đừng làm những việc chưa cần thiết ở thời điểm này, hãy dành 5.000 tỷ đồng vào việc dân sinh đi các quan chức ợ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 500 tỉ đồng. Nhưng nghe tiền tỉ là... ham rồi.

      Xóa
  8. "nhà nghiên cứu người Hungary, Márkus Péter, đã viết: Trong lịch sử quan hệ quốc tế, thoạt tiên, khi không có sự khác biệt đáng kể trong kỹ thuật, sức mạnh chân tay - quân sự thô kệch còn chiếm vai trò chế ngự. Thế kỷ 16-19, những mối quan hệ kỹ thuật - kinh tế từng bước chiếm ưu thế. Từ thế kỷ 20, văn hóa và truyền thông bắt đầu lên ngôi".http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1895

    Thực tế văn hóa là những giá trị đời sống đã được tạo ra - bao hàm ý nghĩa tích cực, nhưng người ta có thể sử dụng văn hóa: để che dấu những việc làm tiêu cực hiện tại. Người Việt Nam có đạo hiếu (Con người có tổ có tông Như cây có cội như sông có nguồn) - đó là những giá trị văn hóa. Nhưng đặt giá trị văn hóa đó một bộ mặt ví dụ "Kinh Dương Vương" - "có nguồn gốc Tàu": thì "có nguồn gốc Tàu" không phải tâm thức dân tộc Việt Nam.

    Trên góc độ khoa học bác Trần Trọng Dương đặt những nghi vấn, cụ thể với nội dung "Đại Việt Sử Ký Toàn Thư" là cần thiết. Song sự đặt vấn đề đó cũng cần dựa trên một số tri thức và phương pháp khoa học. Ví dụ: nhiều tích truyện hiện nay ở lãnh thổ Trung Quốc không có nghĩa là "của Trung Quốc" (mà theo đó nghĩ là không phải là của Việt Nam), bởi trên quan điểm dân tộc: qua những biến động lịch sử có thể rất nhiều người ở Trung Quốc hiện nay mang gien và... văn hóa đặc trưng Việt Nam? :)

    Trả lờiXóa
  9. Nước ta bị phương Bắc đô hộ cả nghìn năm, làm sao tránh khỏi bị ảnh hưởng. Trong đám đông lẫn vừa người Việt, vừa người TQ chỉ nhìn bề ngoài ai có thể phân biệt được đâu là người TQ đâu là người Việt??? Quan trọng là khi có được độc lập, chúng ta phải khẳng định vị thế độc lập của mình, điều gì hay thì phải phát huy, điều gì dỡ phải cương quyết loại bỏ. Như Nhật bản họ có bị TQ đô hộ ngày nào mà nay họ vẫn sử dụng chữ Hán nhưng ai dám nói Nhật phụ thuộc vào văn hóa TQ ? Trong khi Campuchia, Lào đâu có liên quan gì lịch sử mà nay vẫn cam tâm tình nguyện lệ thuộc TQ đấy thôi. Cái trước mắt nên làm là làm sao diệt hàng dõm, hàng nhái của TQ đang phá ta nè. Nghĩ chi chuyện lịch sử xa xôi quá!

    Trả lờiXóa
  10. Cháu thấy như vầy:
    - Hồng Bàng Thị là một tổng thể truyền thuyết mà các nhà Nho đưa ra để chỉ cội nguồn quốc gia Đại Việt theo quan điểm của họ lúc đó. Trong tổng thể đó, có tên Kinh Dương vương, có chi tiết lấy con gái Động Đình quân. Cho đến nay, đa số các bộ sử quốc gia bắt đầu từ huyền thoại vì, khi nhìn về quá khứ, đều tồn tại một vùng bất minh, người ta dùng huyền thoại để trám vào chỗ đó. Vấn đề là cách dùng huyền thoại như thế nào và ý thức về nó ra sao. Nhà Nho được đào tạo từ chương học Trung Hoa thì họ dùng huyền thoại Trung Hoa. Nếu như họ theo Ấn giáo, Phật giáo, Ki tô giáo, thần thoại Hi lạp chắc là dùng các biểu tượng của các truyền thống đó để diễn tả "quá khứ khó minh định" cổ xưa. Các cụ ta dùng sách vở Trung Hoa, trong đó có Liễu Nghị truyện.
    - Tuy nhiên, cái được của các cụ xưa là ý thức vũng bền, kiên cố rằng quốc gia Đại Việt có cội nguồn từ phía nam Dương Tử giang, ngoài Ngũ Lĩnh và vùng hồ Động Đình là một trung tâm tụ cư. Bởi vậy, các cụ sử dụng từ thư liên quan đến vùng này để nhận thức và mô tả cội nguồn. Đó là điều đáng ghi nhận. Đến hết triều Nguyễn, sử gia chính thống đều thống nhất như vậy. đi sứ, họ sắm lễ giỗ Quốc tổ ở Quảng Tây, chứ không giỗ trong nước như thời Ngô Đình Diệm và thời nay. Đó là cách nhìn đáng trân trọng.
    - Đền Kinh Dương vương ở Bắc Ninh là thờ vọng Quốc tổ, biến nơi thờ vọng thành nơi thờ chính là ngu. Ta có thể lập tượng đài kỉ niệm Hoàng Sa Quảng Bình chẳng hạn nhưng chớ nói rằng, đất Hoàng Sa là ở đó. Làm như thế, bọn tàu khựa nó mừng lắm, nó cười vào mặt cho.
    - Mạt lắm rồi, bọn làm văn hóa càng ngày càng ngu. Trên nữa thì khỏi nói.

    Trả lờiXóa
  11. Cái chuyện Lạc Long Quân - Âu Cơ bọc 100 trứng, 50 núi, 50 biển làm gì có thật mà đòi hỏi Kinh Dương Vương phải có thật nhỉ???

    Trả lờiXóa
  12. Lời diễu xưa:
    "Mồ cha không khóc
    đi khóc đống mối".

    Trả lờiXóa
  13. @ Nặc danh 13:13 ơi,
    Đồng ý với bạn.
    Vậy Hùng Vương cũng không có thật luôn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có thể lắm. Chúng ta xa xưa là các tộc người ly khai nuớc Trung Hoa không tốt đẹp. Nay họ tìm cách bắt lại. Cuộc đấu tranh trải dài hàng nghìn năm!

      Xóa
  14. Những gì thời tiền sử
    là thuộc về môn khoa học gọi là "tù mù học".
    Nay cứ khăng khăng
    vin vào truyền thuyết
    để khẳng định như là cứ liệu lịch sử
    một cách mê muội
    rồi bắt toàn dân tin theo.
    Rồi lại lấy công quỹ(tiền thuế của dân)
    để xây dựng đền miếu
    và xuân thu nhị kỳ cúng tế
    hao tốn cơ man nào là tiền của.

    Tất cả nó xuất phát từ sự mê lầm
    của các vị lãnh đạo cao nhất của đất nước.

    Nhà nước của ta hiện nay là nhà nước thế tục
    nhất lại là
    là nhà nước do Đảng Cộng sản - một Đảng duy vật, lãnh đạo.
    Mà sao Quốc hội của cái nhà nước ấy
    cũng tin vào "chuyện đẻ trăm trứng"
    để xây đền Mẫu Âu Cơ
    để bắt và cho toàn quốc nghỉ lễ "Giỗ Tổ" ngày 10 tháng Ba.
    Vua Hùng có đến 18 vị
    mà giỗ có một ngày
    là giỗ vị nào.
    Không lẽ các vị mất cùng một ngày.
    Mà nếu không phải vậy
    thì đó là ngày giỗ Vua Hùng Thứ Nhất
    hay Vua Hùng Thứ Mười Tám.
    (Nhớ rằng người Việt ta coi ngày giỗ cha trọng hơn ngày giỗ ông nội).

    Rồi thì khai ấn Đền Trần,
    ông phó thủ tướng cũng về tổ chức chen.
    Phát lương đền Thương,
    cũng có bà phó chủ tịch nước về vẩy cháo.

    Nên nhớ rằng
    các ông các bà là người cộng sản vô thần.
    Nếu các ông các bà có đi đền nọ miếu kia
    thì cũng chỉ được đi với tư cách cá nhân
    chứ không được đi
    với thư cách là những người lãnh đạo đất nước.
    Vì nhân dân bầu các ông các bà lên để lo quốc kế dân sinh
    chứ không phải để các ông các bà làm việc ấy.

    Nói về chuyền mê lầm
    còn nhớ
    ông chủ tịch nước
    đi khai ấn đền Trần ở Hưng Hà Thái Bình
    tưởng ấn thiêng thế nào
    hóa ra ấn là ấn để bầy chơi (không để in ra)
    của dòng họ Chu ở huyện Thượng Nguyên bên Tầu.

    Ôi, không nói ra thì thôi,
    nói ra thì nhiều chuyện xấu hổ lắm
    nhục quốc thể lắm.

    Các ông các bà không ngượng thì thôi,
    nhưng cũng xin các ông các bà thương lấy dân một chút,
    da mặt họ mỏng lắm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dân ngu dễ trị Xuân ơi.

      Xóa
    2. Bác Xuân Tóc Đỏ ới... "Tất cả nó xuất phát từ sự mê lầm của các vị lãnh đạo cao nhất của đất nước" như bác nói có phần nào chủ quan chăng (?)
      Theo thiển nghĩ rất đơn giản của chúng tôi thì HỌ chẳng mê lầm gì đâu, mê lầm đã phúc (?!)

      Càng vẽ ra nhiều trò càng có nhiều xôi oản. Càng bày ra nhiều việc càng có nhiều cơ hội chấm mút. Các tỉnh bày ra để lấy quỹ tiền từ tiền thuế của dân cho hợp lý. Các tỉnh muốn những dự án, công trình văn hóa của mình được trung ương duyệt, cho làm thì mình mới có "miếng thịt nắm xôi".., rồi khi được duyệt phải có động thổ khánh thành lại mời các vị trung ương về dự phong bao phong bì... cứ thế người nọ dựa hơi người kia ra sức bóc lột từng đồng tiền thuế của dân đến hơi thở cuối cùng. Mặc cho dân ra sức kêu gào, mặc cho "tương lai của đất nước" đi chân đất "đu dây đến trường" và "trường học như một cái chuồng lợn"...

      Đau lòng quá phải không ạ, theo chúng tôi đấy hoàn toàn không phải là sự mê lầm!



      Xóa
  15. He, he! Thế "Cụ nội" của Vua Hùng chắc phải 5000 tỉ? Nghe chém gió mà kinh! Các Ts Lê Đăng Doanh , Nguyễn Quang A ,Phạm Chi Lan...cứ hết lo khủng hoảng tài chính lại sợ Nhà nước hết tiền ,v..v. mà sao họ cứ 500 tỉ thế này, vậy nguồn tiền này ở đâu mà như giấy vàng mã he!!!

    Trả lờiXóa
  16. "Theo như cách trình bày ở Kỷ Hồng Bàng thị trong Toàn thư, Kinh Dương Vương tên là Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông, vị vua khai sáng ra nước Xích Quỷ (quỷ đỏ). Vì thế Kinh Dương Vương này được Ngô Sĩ Liên coi như là là vị thủy tổ đầu tiên của người Việt và nước Việt. Chẳng những thế, Kinh Dương Vương còn lấy con gái của Động Đình Quân tên là Thần Long để sinh ra Sùng Lãm, tức Lạc Long Quân. Lạc Long Quân sau lấy Âu Cơ- con gái của Đế Lai, sinh ra trăm con trai, 50 con lên rừng, 50 con xuống bể. Vị con trưởng được nối ngôi cha, phong là Hùng Vương." Kinh Dương Vương lag người không có thật, hãy loại ra khỏi lịch sử VN. Còn chuyện Lạc Long Quân lầy Âu Cơ sinh ra bọc trăm chứng ra 100 người con trai như trên cũng là hoang tưởng, không có thực. Nếu ta thừa nhân như trên thế thì hóa ra DTVN đều là qoái thai à??? Một người sinh ra trăm chứng nở ra trăm con chẳng là qoái thai thì là gì???

    Trả lờiXóa
  17. An nam chí lược của Lê Tắc cũng nói Kinh Dương Vương là thủy tổ của VN, Lê tắc cùng Trần Ích Tắc chạy sang TQ nhờ triều đình nhà Nguyên( lúc này TQ bị quân Nguyên đô hộ) để làm vua. An nam chí lược của Lê Tắc gần như còn nguyên bản tại TQ và Nhật Bản. An nam sử lược của cụ Trần Trọng Kim cũng khẳng định quốc tổ là Kinh Dương Vương. Tất cả các địa điểm trong đại việt sử ký toàn thư, đều hiện có ở bên TQ, bờ nam sông Dương Tử, quê hương của Kinh Dương Vương, của các vua hùng, của An Dương Vương : kéo dài từ bờ nam song Dương Tử đến Chăm, bởi 3 châu thổ: Dương Tử, sông Hồng, Sông Mã, phía tây giáp Tứ xuyên, phía đông giáp biển đông, phía nam giáp Chăm. Đến đời An Dương Vương, Tần Thủy Hoàng đánh xuống bởi Đồ Thư, An Dương Vương không giữ được để mất, Nam hải, Quảng Đông, Quảng Tây, Tượng Quận chỉ còn giữ được Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, sau này bị Triệu Đà lấy nốt đổi thành Nam Việt. Thời kỳ Hai Bà Trưng khởi nghĩa với tôn chỉ khôi phục lại đất nước vua hùng, Hai bà đã làm được: Từ bờ nam sông Dương Tử đến Chăm. Hiện còn đền thờ bà Trần Thiếu Lan hy sinh bên bên bờ sông Tương Giang- một nhánh của sông Dương Tử, còn ngôi mộ bà. Bên sông Khúc Giang- nhánh của sông Dương Tử còn 2 ngôi mộ của 2 bà Phương lan, và một bà tương, thời nhà Trần đã làm việc với nhà Nguyên để di dời 2 ngôi này về Thăng Long, nhà Nguyên không đồng ý viện lý do về tâm linh quyển phổ này ở bên TQ, lấy từ Thăng Long thời nhà Minh. Hiện còn 100 ngôi đề thờ hai Bà Ở TQ, gọi là đền thờ Vua Bà hay đền thờ Vua Trưng. Mọi người muốn tìm hiểu quốc tổ Kinh Dương Vương đên thời các vua Hùng, An Dương Vương, Hai Bà Trưng nên đọc các tác phẩm sử học có cứ liệu khoa học của học giả Trần Đại Sỹ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Văn Trường Lưulúc 21:09 9 tháng 9, 2013

      Bạn nên nhớ:
      1. Sử thời phong kiến, kể cả cuốn "Việt Nam sử lược" của cụ Trần Trọng Kim, đều viết không chính xác giai đoạn dựng nước của người Việt. Đơn giản là vì các sử gia không có các ngành khoa học (Cổ sinh vật học, dân tộc học, ngôn ngữ học, khảo cổ học...) hỗ trợ. Họ chỉ dựa vào lòng tự hào dân tộc và nguồn văn học dân gian để dựng lại bức tranh lịch sử dân tộc mình thôi. Khó tin và hoang đường lắm!
      2. Thời nhà Tần chưa có 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Sau khi đánh bại An Dương Vương, Triệu Đà mới chia Âu Lạc thành 2 quận Giao Chỉ, Cửu Chân và sáp nhập vào Nam Việt (cùng 3 quận ở phía Nam Trung Quốc là Nam Hải, Quế Lâm, Tượng). Đến khi đánh bại Nam Việt (năm 111 trước Công nguyên), nhà Hán mới mở rộng lãnh thổ nước ta xuống phía Nam, đến đất Bình Định ngày nay, và đặt thêm một quận mới từ Quảng Bình trở vào, gọi là quận Nhật Nam. Ba quận trên miền đất nước ta hợp với 3 quận ở miền Nam TQ thành Bộ Giao Chỉ của nước Hán.

      Xóa
  18. 500 triệu trong thời buổi khó khăn để xây dựng đền thờ Kinh Dương Vương, có khoản 40% vào túi các quan, vậy nên các quan quyết tâm xây bằng được. Kinh Dương Vương, và An Dương Vương đều là các nhân vật trong truyền thuyết vậy mà nói là nhân vật lịch sử, đúng là loại văn Hóa NGU, Tưởng lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thông thái lắm hóa ra cung đần, lần lộn giữa nhân vật truyền thuyết và nhân vật lịch sử.

    Trả lờiXóa
  19. Qua bafinayf, theo tôi thì Hùng Vương, 18 đời vua Hùng cũng không có thật mà chỉ là truyền thuyết do tiền nhân có dụng ý dựng nên để định hướng tâm tưởng về nguồn gốc tổ tiên các bộ tộc từ thời hồng hoang lịch sử trên mảnh đất châu thổ Hồng Hà và định vị cho lịch sử của một quốc gia độc lập (Việt Nam ngày nay) mà thôi.
    Âu cũng là sự khôn ngoan của dân tộc Việt để không bị đồng hóa bởi phương Bắc. Do vậy, lịch sử nên dừng lại ở triều đại Hùng Vương là ổn. Càng tham vọng đi xa về quá khứ để truy tìm nguồn gốc e rằng càng thiếu cứ liệu, càng rối rắm, mất phương hướng và càng phản tác dụng.
    Do vậy cái dự án kia nên Stop là phù hợp hơn cả....

    Trả lờiXóa
  20. Các sử gia hãy vào cuộc, nghiên cứu tường tận, trắng đen ra sao ? Đồng thời làm sao cho dừng cái dự án 500 tỷ đồng nầy để lo cứu khổ, cứu nạn dân nghèo. Đất nước nầy khổ lắm rồi !

    Trả lờiXóa
  21. Có chung quan điểm với Chung BG.Đẻ 1 lần tới 100 trứng chi có ở động vật bậc thấp .Người đẻ ra trứng chỉ là quái thai .100 trứng nở ra ..,sinh sôi.thành người Việt.Đã quái thai lại loạn luân .Cha -mẹ ly thân (kẻ lên rừng ,người xuống biển) .Anh em ly tán(1/2 theo cha -1/2 theo mẹ).Nguồn gốc như thế thì có gì đáng tự
    hào mà cứ thi nhau tô vẽ một truyền thuyết đã không có thực lại không đẹp đẽ gì
    Ý kiến Tuấn Bùi Hùng là khôn ngoan và hợp lý.Thế nhưng lãnh đạo Bắc Ninh cũng không nghu đâu Họ quá khôn ngoan khi mượn cớ này để kiếm chác .Họ đã dày công bài binh bố trận tổ chức lễ lạt ,chèo kéo ông nọ ,bà kia để moi được dự án 500 tỷ .Làm dự án ,tiền chùa...thì ai cũng thừa biết.Còn lâu họ mới nhả ra.Nếu dư luận nhân dân ,báo chí ,các nhà sử học ,văn hóa cùng lên tiếng mạnh mẽ thì ..may ra.

    Trả lờiXóa
  22. Hoàn toàn đồng ý và xin trân trọng cảm ơn TS.Trần Trọng Dương về những nghiên cứu tìm tòi rất cần thiết để trả lại cho lịch sử những gì thuộc về lịch sử!

    Cách làm của Ngô Sĩ Liên của thời được cho là "còn mông muội" chúng ta có thể thông hiểu được, và nhiệm vụ tiếp theo của các nhà sử học thời hiện đại là nghiên cứu. Có thể Ngô Sĩ Liên với "Đại Việt Sử Ký Toàn Thư" từ thế kỷ 15 còn nhiều vấn đề phải nghiên cứu, xem lại vì giờ đã là thời của tư duy khoa học của thế kỷ 21. Phải nghiên cứu một cách nhgiêm túc, có căn cứ khoa học, có logic, chứ đừng "ăn theo, nói leo". Đừng phát huy truyền thống cóp nhặt, sáng tạo của tiền nhân mấy trăm năm trước để làm căn bản cho hoạt động văn hóa lịch sử như hiện nay và lợi dụng nó để "sáng tạo đục khoét". Nhất là trong lúc này đất nước còn trăm bề khổ.

    Nhiều cái sờ sờ ra đấy mà có ai dám dũng cảm lên tiếng công khai ra đâu, như EM BÉ ĐUỐC SỐNG của Giáo Sư Trần Huy Liệu. Giáo sư đã "dựng" lên câu chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng địch cách đấy mấy chục mét... mà vẫn được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, hằn in vào tuổi thơ các em học sinh Việt Nam sao không ai lên tiếng???
    Thật nguy hiểm ở chỗ những sự thật của lịch sử cứ dần dần được phanh phui bằng cách người trong nghề nói với nhau, truyền tai nhau... ra đến tai nhân dân. Cứ như thế còn ai tin lịch sử nữa không (?!)

    Rất mong muốn TS.Trần Trọng Dương cùng các nhà nghiên cứu có tâm đức tiếp tục lên tiếng phản đối việc xây dựng khu di tích thờ "Thủy tổ Kinh Dương Vương - Ông nội của Vua Hùng" với vốn đầu tư 500 tỷ đồng rất nhố nhăng này.



    Trả lờiXóa
  23. Gửi cụ Cố Hồng .Dân gian còn có câu : Cá vào ao ta ,ta cứ bắt .Vì thế Kinh DV (tầu) ,thậm chí cả Oẳn Tà Roằn thì cũng ok .Một dạo dân gian còn truyền miệng LêNin vốn gốc Việt ,con cháu họ Lê lưu lạc sang Tây cơ mà.Cho nên ,thưa cụ không có gì là không có thể đâu ạ .

    Trả lờiXóa
  24. thật là phí tiền của.chẳng sáng tỏ dc gì .đất nước ta lịch sử cứ mờ mờ ảo ảo ,lấy truyền thuyết làm lịch sử ,mê muội đến thế .hãy nhìn nước mỹ 1 hợp chủng quốc chẳng cần lịch sử kiểu truyền thuyết vẫn giàu mạnh ,dân thì sung sướng và hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
  25. Ai ve Phu tho, den Hung ma xem. Chinh phu Viet nam ta da co sang kien sang phang mot qua nui to, da xay lang dap tuong ong Kinh Duong Vuong nay roi,
    vOI CAI TRIET LY NGU MUOI, CHO RANG DA THO VUA hUNG , THE THI CHA CUA VA ONG NOI VUA hUNG O DAU , PHAI LAP DEN THO HET. tHAT LA ME TIN NGU SI HET SUC.
    That ra moi cong trinh 500 ti nay, mat den 300 ty vao tui quan roi.
    Chuyen nay dung la BUON THAN BAN THANH.

    Trả lờiXóa
  26. Thôi ngay đi cho dân nhờ . Xây đền thờ Kinh Dương Vương - ông nội Vua Hùng đã ngốn 500 tỷ ,nếu chót lọt rồi đây sẽ nảy những " Công Trình Nghiên Cứu " để rồi phát hiện ra nào cụ nội , cụ ngoại , bà ngoại , cô dì ,chú Bác ....... của Vua Hùng , chẳng lẽ không thờ ( sợ Phạm tội bất kính ) thế là lại xin kinh phí , chỉ chết dân , béo các quan vừa có tiếng lại có miếng . Vụ hòn đá ở Đền Hùng nay chẳng biết đã xử lý đến đâu nay lại lòi ra việc này , đất nước thêm nghèo vì những trò này đây .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  27. - Các sử gia nên nghiên cứu lại như đề xuất của Lâm Khang để thấy rõ lịch sử VN
    - Viêc đang chuyển nguồn gốc lịch sử dân tộc của nhà nước mà PTT, một số bộ trưởng tham gia, phải chăng là bước đầu gây dư luận để Hán hóa nước Việt?
    - Nước Việt ta nhiều dân tộc hợp lại, có đâu chỉ có KDV hay Lạc Long Quân là thủy tổ? Có lễ chỉ nên giữ lễ tổ Hùng Vương đã là đủ!

    Trả lờiXóa
  28. Cảm ơn TS Trần Trọng Dương, TS Nguyễn Xuân Diện đã có những nghiên cứu sâu sắc và những phản biện kịp thời để ngăn chặn những bàn tay tội ác. Xin nhắc lại đây là tội ác, tội phản dân, tội phản quốc.

    Trả lờiXóa
  29. Độc giả Lê Bá Thanh bình luận:
    Bây gờ phải đặt lại câu hỏi: Ngô Sĩ Liên, Trần Trọng Dương - các ông là ai?
    Còn đây là Liễu Nghị Truyện: http://jinjingminzhizi.blog.hexun.com.tw/31851022_d.html

    Còn đây là Truyện Kinh Dương Vương: http://zh.wikisource.org/zh-hant/%E5%A4%A7%E8%B6%8A%E5%8F%B2%E8%A8%98%E5%85%A8%E6%9B%B8/%E5%A4%96%E7%B4%80%E5%8D%B7%E4%B9%8B%E4%B8%80

    http://zh.wikisource.org/zh-hant/%E5%A4%A7%E8%B6%8A%E5%8F%B2%E8%A8%98%E5%85%A8%E6%9B%B8/%E5%A4%96%E7%B4%80%E5%8D%B7%E4%B9%8B%E4%BA%8C

    Mỗ cũng thuộc dạng ngu lâu. Mỗ đọc bài xong, chả tin vào bố Ngô Sĩ Liên, lại càng không tin vào bác Trần Trọng Dương cho lắm nên lôi sử Tàu ra đọc và thấy chỗ nào cũng nói Kinh Dương Vương, ví như đoạn này:
    涇陽王
    諱祿續,神農氏之後也。
    壬戌元年初,炎帝神農氏三世孫帝明,生帝宜。既而南巡至五嶺,接得婺僊女,生王。王聖智聰明,帝明奇之,欲使嗣位。王固讓其兄,不敢奉命。帝明於是立帝宜為嗣,治北北,封王為涇陽王,治南方,號赤鬼國。王娶洞庭君女,曰神龍,生貉龍君按《唐紀》,涇陽時有牧羊婦,自謂洞庭君少女。嫁涇川次子,被黜。寄書與柳毅,奏洞庭君。則涇川、洞庭世為婚姻,有自來矣。
    貉龍君
    諱崇纜,涇陽王之子也。
    君娶帝來女,曰嫗姬。生百男(俗傳生百卵),是為百之祖。一日謂姬曰:「我是龍種,儞是僊種。水火相尅,合併實難。」乃與之相別。分五十子從母歸山,五十子從父居南居南作歸南海。封其長為雄王,嗣君位。
    史臣吳士連曰:天地開肇之時,有以氣化者,盤古氏是也。有氣化,然後有形化,莫非陰陽二氣也。《易》曰:天地絪縕,萬物化醇。男女媾精,萬物化 生。故有夫婦,然後有父子。有父,然後有君臣。然而聖賢之生,必異乎常,乃天所命。吞玄鳥卵而生商,屐巨人跡而興周,皆紀其實然也。神農氏之後帝明,得婺 僊女而生涇陽王,是為百粵始祖。王娶神龍女生貉龍君。君娶帝來女而生育有百男之祥。此其所以能肇我越之基也歟。考之《通鑑外紀》,帝來,帝宜之子。據此所 載,涇陽王,帝宜之弟,乃相為婚姻,蓋也尚鴻荒,禮樂未著而然者歟。
    Không biết Ngô Sĩ Liên lấy truyện Kinh Dương Vương ở đâu, điều này trước NSL không ai nói nên cũng có thể thấy rằng NSL cũng đã biến cái không thành cái có rồi. (Không biết khi NSL viết Đại Việt sử kí, không biết các kỉ nhà này nhà nọ ông ấy lấy ở đâu hay lại cũng biến không thành có nhỉ?). Còn với Trần trọng Dương không biết anh này có nối gót NSL biến cái không thành cái có hay không khi mà chỉ sử dụng có Đại Việt Sử Kí toàn Thư để phản bác lại tổ tông hơn 4.000 năm của mình? Nếu đúng vậy thì anh này mang tội sỉ nhục tổ tong, nếu đem chụp mũ thì sẽ mang tội phản động mất rồi. Còn cuối thế kỉ 18 La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp viết nhiều điều không hay về NSL thì chắc là từ cái có mà viết nên cái có. Nguyễn Tộc Nguyên Trưởng TK 19 chép lại bản của thời Đinh nói về Kinh Dương Vương hiện vẫn còn đó, không biết có đáng tin không, vì cái có của thời Đinh cũng đã bị đốt hoặc cướp hết.
    Điều nữa: Phả hệ của Kinh Dương Vương rất rõ rang và cũng đã 4.000 năm hơn, vùng đất mà Kinh Dương Vương cai quản cũng có địa danh rất rõ rang, điều này không riêng sử Việt mà sử Tàu cũng ghi khá rõ. Còn Liễu Nghị viết truyện Kinh Xuyên thời Đường, vậy là Liễu Nghị viết về Kinh Dương Vương hay chôm chỉa cốt truyện để làm thành của mình? Điều này nghi lắm. Nghi hơn nữa là không biết Văn hóa Việt ảnh hưởng sang Tàu hay văn hóa Tàu ảnh hưởng sang Việt? Điều này với con mắt và nhận thức của Trần Trọng Dương thì khỏi bàn rồi, bởi với anh này thì cái khỉ gì chẳng từ Tàu mà ra cơ chứ?
    Mới nói qua thế này cũng đủ biết rằng đa số các nhà nghiên cứu ở VN mình không biết có phải là ngèo nàn về trình độ, nhận thức, văn hóa… hay không mà cho rằng cái gì mình cũng chôm của người? Hãy nhận thức cho chin khi đưa ra kiến của mình kẻo hậu thế chúng moi xương lên cho gà mỗ đấy các nhà nghiên cứu VN ạ!

    Cứ theo chứng cứ và lí luận của Trần Trọng Dương thì người Việt chẳng có cóc khô gì cả. Có lẽ mai mỗ cũng phải truy tìm nguồn gốc họ tên mỗ bên Tàu, hoặc đưa họ tên mỗ nhờ bác Dương truy tìm bên Tàu, có khi mỗ lại cũng có nguồn gốc bên đó cũng nên bác Dương nhỉ? Mà có khi họ Trần nhà bác cũng thế thì sao? Hụ hụ

    Trả lờiXóa
  30. Đề nghị Việt Hóa tất cả các chữ viết trên Chùa, Đình, Đền, Miếu, Lăng, Mộ.... từ chữ Tàu, Hán, Nôm sang chữ Quốc Ngữ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một đề nghị ngu dốt. Hán Nôm là di sản của dân tộc Việt Nam. Phải học chữ Hán Nôm mới hiểu văn hóa Việt Nam

      Xóa
    2. Bạn là người không biết gì văn hóa về dân tộc. Bạn là con cháu của bọn cải cách ruộng đất và hợp tác hóa

      Xóa
    3. @Ngoc Bich Tran: Đống ý là cần gìn giữ Hán Nôm để giữ & phát triển văn hóa dân tộc. Nhưng không phải 'học chữ Hán Nôm mới hiểu văn hóa Việt Nam'. Khắp cái Việt Nam này mấy người đọc được Hán Nôm, Không biết Hán Nôm thì không hiểu văn hóa Việt ah? Đúng là Ngu dốt đi liền bảo thủ.

      Xóa
    4. Chưa gì đã mắng người kia là ngu dốt thì tôi thấy cũng hơi kẹt.

      Tôi thì hoàn toàn không biết gì về Hán và Nôm cả. Và ngay cả gia đình tôi cũng đều dốt Hán Nôm, một chữ bẻ làm mười cũng không biết. Mối khi đi đến những nơi thờ tự như đền, chùa v.v.. nhìn những tấm bảng với những hàng chữ Tàu trên đó chẳng khác gì người gỗ ngắm mây bay.

      "Phải học chữ Hán Nôm mới hiểu văn hóa Việt Nam." (!!!)

      Tôi nghĩ rằng câu nói này cần phải xem lại. Chẳng lẽ những ai không biết chữ Hán Nôm như tôi thì không hiểu văn hóa Việt Nam? Chẳng lẽ tất cả người Việt Nam ai không biết chữ Hán Nôm thì không hiểu văn hóa Việt Nam?

      Mãy móc và những tiện nghi hàng ngày con người có được từ khoa học kỹ thuật hiện đại đâu cần thiết phải học mới sử dụng được hoặc ai không học về tin học thì không dùng được máy vi tính hoặc những chiếc điện thoại cầm tay hiện đại?

      Nền giáo dục Việt Nam suốt mấy ngàn năm cũng chỉ vì toàn là chữ với chữ, học cho giỏi cho cao cũng cốt chỉ để nói hoặc sử dụng chữ nghĩa cho hơn người khác. Trong khi phương Tây người ta có chữ là để sử dụng làm phương tiện thông tin với nhau và lưu truyền kiến thức lại cho hậu thế. Nền giáo dục của người ta chẳng phải là chỉ chú tâm vào kiểu học để thơ hay đối giỏi cho nên họ mới có những phát minh về công nghệ và khoa học mà ngày nay mình lẻo đẻo dò từng bước theo sau họ.

      Một xã hội có nhiều thành phần, ai lo phận nấy tùy theo sở trường của mình. Người có khả năng về khoa học thì lo tìm tòi nghiên cứu để mang lại những thành tựu khoa học cho người khác hưởng dụng. Người có sở trường về văn hóa hoặc chữ nghĩa thì có bổn phận lo về văn hóa chữ nghĩa làm sao đó cho người khác hiểu biết mà không phải tốn nhiều thời gian. Ngày nay hầu như ai cũng có trong tay chiếc điện thoại di động nhưng mấy ai biết tại sao nó được là như vậy? Chẳng lẽ phải bỏ ra 4 năm đi học Đại học về ngành chế tạo ra nó mới có thể sử dụng nó?

      Tôi rất đồng ý với ý kiến thay tất cả những chữ Tàu ở những nơi đền, chùa, lăng, miếu .v.v... bằng chữ Quốc ngữ để cho mọi người ai cũng có thể đọc và hiểu được. Còn nếu bảo rằng muốn đọc và hiểu những chữ đó thì phải bỏ bao nhiêu năm đó để học thì thời buổi này tôi nghe hơi vô lý lắm.

      Nếu không thay được chữ Quốc ngữ vào đó thì tôi nghĩ rằng bổn phận (đối với xã hội) của những chuyên môn về Hán Nôm phải làm sao đó cho người dân ai ai mỗi khi đến những nơi như vậy cũng không bị mù tịt, chẳng biết những tấm bảng chữ Tàu nói cái gì. Nếu không thì chỉ chừng vài thế hệ nữa chắc là chẳng ai còn hiểu nó là gì.

      Nếu lịch sử nước nhà mà không được dịch ra chữ Quốc ngữ thì liệu có bao nhiêu người Việt Nam hiện nay chịu bỏ công đi học chữ Hán Nôm để có thể đọc được lịch sử nước nhà?

      ___






      Xóa
  31. Quái lạ. Quái lạ. Quái lạ và quái lạ.
    Cứ chỗ nào đồn đại là có thần có thánh là thấy mùi vị tiền bạc và sự hiện diện của ông NTN. Đền Trần Nam Định đền Kinh Dương Vương Bắc Ninh....
    Hu hu. Không có tổ thì vẽ tổ ra mà thờ. Tự huyễn hoặc (bọn trẻ gọi là Tự sướng, người tây gọi là thủ dâm văn hóa) là thói của những kẻ bạc nhược. Có khi cả một dân tộc bạc nhược cũng nên. Ném vào việc xây dựng một công trình 500 nghìn tỉ quả là ghê gớm hãi hùng. Khéo khen cho đường lối "...tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc"

    Trả lờiXóa
  32. Ồ 500 tỷ,nhưng các nhà nghiên cứu làm sao để không ảnh hưởng tới đời sau

    Trả lờiXóa
  33. Trích dịch: NGỌC PHẢ TRUYỀN THƯ CỦA TỪ ĐƯỜNG HỌ NGUYỄN (quyển thứ 2)
    Năm Tân Mùi (971) niên hiệu Thái Bình, tháng Hai, ngày Tốt - Đinh Tiên Hoàng sai ta triệu tập 12 Sứ quân hợp nhất cùng tôn Đinh Bộ Lĩnh làm Vua (Thiên tử).
    Đến ngày 20 tháng Hai (cùng năm) Đinh Tiên Hoàng cùng các khanh tướng đến nhà Tổ Bách Việt (miếu Hùng Vương) làm lễ dâng hương để báo ơn công đức. Lại phong ta cùng người em là Nguyễn Bặc làm Quốc công, lập ra các Ban, trùng tu miếu, điện, cấp tỉnh điền(1) Ruộng nằm ở giữa là của nhà thờ, cho người cày cấy ở 8 thửa xung quanh làm, nộp sản phẩm cho nhà thờ để lo việc đèn nhang đời đời về sau. ……….
    *
    CÁC ĐỜI TỔ SƯ, XỨ CỬU LIÊN HOA (2)
    Tổ ta từ núi Tản Viên xuống dựng nghiệp, làm các nghề: Thầy thuốc, làm ruộng, trồng dâu, nung gạch ngói, rèn kim khí ở miền Tây. Giáo hoá chúng sinh ở Tây Phương Cực Lạc, mở nhà truyền kinh, có công mở nước, có đức che chở cho dân, cho nên đời sau tôn làm Tiên Phật để cúng thờ. Cả thế giới chịu ơn lớn, cùng tôn sư trọng đạo, xin làm đệ tử đều nhớ về Tổ ta, chiêm ngưỡng ở các đền (thờ Thần), các chùa (thờ Phật).
    Từ núi Tản Viên đến Tây Phương Cực Lạc, Sài Sơn, Thổ Ngoã, Phụng Châu, Tiên Lữ đến tướng địa Phong Châu tạo thành đất tứ linh: Long, Ly, Quy, Phụng; tam đầu (Tam Đảo, Ba Vì); cửu vĩ (9 miếu ở Phong Châu, đó là Cửu Long) truyền đời mãi mãi.
    Dáng Tứ Linh, Cửu Long tượng trưng cho địa thế. Tổ ta định đô từ Lôi Bằng đến Lôi Phong, Lôi Đỉnh. (Lôi Bằng, đời sơ khai định đô, Lôi Phong đời Kinh Dương Vương; Lôi Đỉnh thời Triệu Vũ Đế).
    Buổi sơ khai, tên nước là Cực Lạc. Phật hiệu là Di Đà, sinh ra ở Hoà Bình, nơi ở là núi Tản Viên, hoá ở Tây Phương Cực Lạc, mộ ở chân núi. Kỵ ngày Một tháng Tư.
    Đế Thiên (Phục Hy) mộ ở Chợ Giời, Sài Sơn (Quốc Oai, Sơn Tây). Kỵ ngày mồng Bốn tháng Tư(3). Địa Mẫu (Mẹ Đất) mộ ở Cực Lạc, bên cạnh chân núi. Kỵ ngày mồng Một tháng Tư. Mẹ Đất dạy dân chuyên nghề làm ruộng, trồng dâu và chăm lo cứu khổ chúng sinh. Đời sau truy tôn là Địa Mẫu Chân Tiên.
    Đế Viêm là người mở ra con đường văn minh sớm nhất: đã biết dùng lửa luyện kim, nung gạch ngói, biết se sợi, bện dây may mặc, biết phân định âm dương, ngũ hành, vạch quẻ bát quái.
    Đế Viêm bị một học trò tên là Hiên Viên làm phản, đuổi Đế Viêm ra ngoài. Vì tuổi già sức yếu, ngài mất ở trên đường sang Phương Bắc. Bà vợ mất ở núi Thổ Ngoã.
    Đế Khôi, hiệu là Thần Nông mất ở Phụng Châu, sau cải táng đưa về Tỉnh Trung, Đình Sở, huyện Quốc Oai (núi Tiên Lữ, đất Cổ Pháp). Mộ cụ Ông, cụ Bà đều ở khu này. Ngày kỵ mồng 6 tháng Sáu, trong các đền thờ Thần gọi là lễ hạ điền. (Trên toàn cõi Đông Nam Á, các ngày lễ đầu năm, cuối vụ thượng điền, hạ điền, cơm mới) đều dâng hương làm lễ để nhớ ơn.

    Đế Tiết sinh ở Phụng Châu, hoá tại xã Thanh Lãm. Mộ tại Hoàng Anh Mộc. Kỵ ngày mồng 9 tháng Giêng. Các Hoàng hậu và Vương phi, mộ đều ở đây. Đế Thừa, huý Sở Minh công, sinh ở núi Sở (cho nên gọi là Sở Minh công) nối ngôi xưng Đế, hiệu là Đế Thừa, hoá ở núi Sở, Tiên La, châu Thuần Lãm. Các mộ của Hoàng Hậu, Hoàng Phi đều ở đây. Kỵ ngày mồng 1 tháng Sáu.Đế Minh (con trưởng của Đế Thừa), húy là Nguyễn Minh Khiết. Sinh ở tướng địa (đất quý) Tiên La, hoá ở Định Công (Hà Nội). Kỵ ngày 12 tháng Hai. Mộ ở chân núi Định Công. Hoàng Phi, mỹ nhân đều để mộ ở đây.
    Đế Thừa (Sở Minh công) sinh được 3 con trai:
    Thứ nhất là: Nguyễn Minh Khiết làm Đế Phương Nam.
    Thứ hai là: Nguyễn Nghi Nhân là Đế Nghi, Phương Bắc.
    Thứ ba là: Nguyễn Long Cảnh, còn gọi là Lý Lang Công. (tên khác là Ba Công, Long Đại Vương), hoá tại thôn Nguyệt Áng.
    Đế Minh lấy Vụ Tiên nương (sinh ở Ngõ Hồ, hoá ở Phong Châu, mộ ở Nội Vũ, chùa Đại Bi, làng Ỷ La.
    Đế Minh lấy thứ phi, hờ hững với Vụ Tiên nương nương. Bà cùng 8 người anh em đến động Tiên ở tỉnh Hoà Bình tu hành giáo hoá dân sinh. Khi Kinh Dương Vương trưởng thành lên nối ngôi, đón Thân mẫu về Phong Châu tu hành tại chùa Đại Lôi Âm. Ngày sinh mồng 8 tháng Tư, hoá ngày 15 tháng Bảy. Sau này Bà được tôn là Hương Vân Cái Bồ Tát, Sa Bà Giáo chủ có công sáng lập đạo hiệu Bà La Môn. Mộ ở Ỷ La, thành Đại La. Đạo Tiên tôn làm Thánh Mẫu đệ nhất tiên thiên.

    Trả lờiXóa
  34. Năc danh:Lẽ ra trước khi quyết định những việc lớn có quan hệ đến vận mệnh của đất nước hoặc của mỗi địa phương thì cần được sự tham gia đóng góp của dân và đặc biệt là của giới trí thức, nhất là các chuyên gia chuyên ngành có hiểu biết sâu sắc trong từng lĩnh vực. Nhưng do độc đoán chuyên quyền nên thường chỉ do sự quyết đoán của một hoặc một nhóm người trong đó họ thu được lợi nhiều nhất.Rất nhiều công trình không mang lại hiệu quả gì về kinh tế xã hội, nhưng một số người vớ bẫm và chẳng bị ai quy kết trách nhiệm. Họ coi mình là hiểu biết hơn cả, nhưng thực ra thì không ít những quyết định chỉ mang đến sự lãng phí, tốn kém vô ích mà cuối cùng dân phải gánh chịu. Cái Quyết định xây đền Kinh Dương Vương chỉ là một ví dụ.Tôi tán thành ý kiến nước ta chỉ cần thờ Hùng Vương là đủ. Cho dù họ Hùng chỉ là một dòng họ, nhưng Hùng Vương có công dựng nước thì việc tôn vinh là Quốc tổ cũng là phù hợp như cha ông ta đã làm.Còn việc Âu Cơ đẻ 100 trứng chỉ là truyền thuyết nói lên sự gắn bó đoàn kết dân tộc(đồng bào)trước nguy cơ bị Hán hóa diễn ra trong lịch sử.Không nên bắt bẻ cho đó là quái thai, phản khoa học.Những chuyện xa hơn thì nên gác lại vì đó là thời kỳ hồng hoang không có các sự kiện lịch sử chính xác và hơn nữa lịch sử, văn hóa giữa ta và Tàu đan xen không phải cái gì cũng phân biệt được rạch ròi. Nếu không dễ rơi vào mưu đồ biến VN trở thành xứ sở tự trị của TQ như "giấc mơ" của Tập Cân Bình trong tương lai không xa.

    Trả lờiXóa
  35. Ba Cầu Muối, Saigonlúc 01:02 10 tháng 9, 2013

    Dân Việt là con Rồng cháu Tiên cũng giống như Người Nhật là con Thái Dương Thần Nữ hay người Pháp tổ tiên là con gà trống Gaulois . Đó là chuyện bình thường nơi các dân tộc. Đã gọi là hồng hoang thì tranh cãi làm gì vì nó có thật đâu . Cũng như Bác Hồ tên thật là Nguyễn Sinh Cung mà vẫn cứ gọi là Hồ Chí Minh mà không tôn vinh tên Nguyễn Sinh Cung !

    Trả lờiXóa
  36. Biên giới lãnh thổ của 1 quốc gia có thể biến đổi khôn lường tùy theo thời thế. Theo một số nghiên cứu của các sử gia thì cương vực của Bách Việt thời cổ đại kéo lên tận động Đình hồ, sau bị bọn rợ Hoa có xuất xứ du mục vốn nghèo khổ nên thiện chiến từ phía bắc xâm chiếm, đánh đuổi, thôn tính, đồng hóa...mà dần dần có được lãnh thổ Trung Hoa rộng lớn ngày nay, đồng thời đánh đuổi tổ tiên ta xuống vùng đất hiện nay (gọi là Việt nam). Đến tận những năm 50 của Thế kỷ 20 Mao trạch Đông còn ngỏ ý trả lại lưỡng Quảng (Quảng đông, Quảng tây)cho VN ta. Ở khu vực hồ Động đình bây giờ dân chúng vẫn thờ vua 2 bà (Trưng). Nhà sử học NSL không viết sai mà muốn truyền đạt 1 thông điệp cho con cháu phải nhớ cội nguồn tổ tiên và tìm cách dành lại khi có điều kiện thuận lợi...

    Trả lờiXóa
  37. Đọc sử, thấy có 3 cặp từ trùng lặp trong cùng một bối cảnh:
    LẠC Long Quân - LẠC Việt,
    ÂU Cơ - ÂU Việt,
    KINH Dương Vương - người KINH.
    Đây là sự trùng lặp tình cờ hay có chủ ý ?
    Chúng ta biết:
    Triều đại Hùng Vương là có thật. Lạc Việt là có thật.
    Thục Phán của Âu Việt đánh chiếm Lạc Việt, lập ra nước Âu Lạc là có thật.
    Nỗi nhục và sự uất hận khi bị mất nước tất nhiên phải có và người dân Lạc Việt bền bỉ đứng lên hòng đánh đuổi An Dương Vương là lẽ đương nhiên.
    Nhưng rủi thay, nước ta lại chìm trong 1000 năm bắc thuộc.
    Ra khỏi kỷ nguyên dài bị đô hộ, trong người Việt đã mang dòng máu Lạc Việt pha trộn dòng máu Âu Việt và có cả dòng máu Trung Hoa.
    Sang kỷ nguyên độc lập, các nhà viết sử, mặc dù vẫn tôn trọng sự thật, nhưng cũng muốn sắp xếp lại sao cho đẹp đẽ, sao cho tương xứng một phần với láng giềng Trung Hoa văn minh.
    Cái nỗi nhục mất nước vào tay Thục Phán, mặc dù nghìn năm đã qua, vẫn chưa dễ dàng quên được, mà tiếp tục nuôi uất hận thì hẳn không nên chút nào. Và như thế, bằng cách vay mượn các truyện cổ tích, truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân xuất hiện. Người Lạc Việt, Âu Viêt là con một nhà. Âu Việt là nhánh con cháu bà Âu Cơ trên rừng, Lạc Việt là con nhánh cháu Lạc Long Quân dưới xuôi.
    Một truyền thuyết đẹp, biểu tượng của sự hòa hợp dân tộc.
    Thế còn Kinh Dương Vương?
    Tàu sang đô hộ, một bộ phận người Việt không khuất phục, bỏ lên rừng sinh sống. Một bộ phận ở lại, chấp nhận đô hộ, hình thành cộng động lai Tầu, lai cả về văn hóa và máu thịt. Vẫn biết là lai ít nhưng vẫn là BỊ LAI. Có giả thuyết cho rằng hai cộng đồng ấy gọi xách mé nhau là người Mường và người Kinh. Người kéo nhau vào rừng, ở trong các mường, các bản, bị gọi là người mường. Người ở lại trong thành, trong kinh bị gọi là người kinh. Dần dà hai danh từ chung người mường, người kinh trở thành danh từ riêng người Mường, người Kinh.
    Nỗi nhục bị Tàu đô hộ 1000 năm, trong mình trót mang chút ít dòng máu Trung Hoa, văn hóa đã ảnh hưởng thấm đẫm của Tàu gột rửa thế nào đây?
    Hình tượng Kinh Dương Vương giải quyết thấu đáo những thứ đó.
    Trước hết, nó giúp loại bỏ tâm lý tủi nhục, cho tâm lý tự sướng. Kinh Dương Vương người Tàu, con là Lạc Long Quân đĩ nhiên người Tàu, Âu Cơ cũng thế. Chúng ta có nguồn gốc từ Trung Hoa ( mà gốc Trung Hoa là quý phái,văn minh, đâu phải là bọn Man Di), thế thì bị người anh em Trung Hoa đô hộ, mang trong mình chút máu Trung Hoa thì có gì xấu hổ, còn hãnh diện là đằng khác.
    Thứ đến, tự nhận là con cháu Kinh Dương Vương nên được gọi là người Kinh,gốc gác quý phái, người Việt ở xuôi cho rằng mình không có gốc gác gì với người Mường và có thể lên mặt được với họ.
    Tôi không thích hình tượng Kinh Dương Vương tý nào.
    Truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân có ý nghĩa thật, nhưng hãy để nó là truyền thuyết, đừng nên đưa vào lịch sử, không nên để nó đứng bên cạnh lịch sử vẻ vang của các Vua Hùng.
    Chúng ta tự hào về các vua Hùng, tự hào về di tích Đền Hùng và ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
    Việc xây đền thờ Âu Cơ, nhất là xây đền Lạc Long Quân trong khuôn viên Đền Hùng làm giảm đi ý nghĩa lịch sử và sự linh thiêng của các Vua Hùng.
    Có nên đặt ngang hàng truyền thuyết với lịch sử?
    Còn xây lại đền Kinh Dương Vương là sự phỉ báng lịch sử.
    Kính mong bác CHỦ NHÂN đừng xóa, mặc dù viết thế này sẽ bị ném đá nhiều.
    Xin cảm ơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @ Kim Văn,
      Cái gì mà 3 cặp từ trùng.

      Âu Cơ là người đàn bà Âu Lạc thôi chứ có gì,
      nó cũng như chữ Việt Nữ vậy.
      Trong Đông Chu Liệt Quốc có Triệu Cơ, Hạ Cơ...nhiều lắm.

      Lại còn Người Kinh
      là để phân biệt với Người Thượng ở Tây Nguyên thôi chứ có gì.
      Kinh đây là Kinh Đô, là Huế, chứ chẳng phải "kinh hãi" đâu mà trùng lặp.

      Xóa
    2. @KIM VĂN,

      Vào thời đại của Kinh Dương Vương thì làm gì có nước Tàu & người Tàu ở khu vực phía nam sông Dương Tử?. Lãnh thổ Trung quốc thay đổi mỗi thời mỗi khác, nhiều người khi đọc sử Tàu mà không để ý đến Trung quốc lập quốc KHI NÀO, quốc gia đầu tiên của Trung quốc là Hoa Hạ co' RANH GIỚI Ở ĐÂU & RANH GIỚI của Trung quốc của các triều đại từ Hoa Hạ cho đến nhà Hán thì thay đổi như thế nào. Nên cứ thấy tên ai và địa danh ở bên Trung quốc HIỆN NAY, đều cho rằng họ là người Tàu!. Thật là chuyện khôi hài!

      Theo nhiều nghiên cứu khoa học về di truyền học (DNA), thì người người Hoa nam có liên hệ DNA với người Kinh VN, nhưng DNA của người Hoa nam & người Hoa bắc khác nhau. Điều này rất phù hợp với lịch sử, vì thời xưa người Việt tại miền bắc VN & người sống tại Hoa nam đều là người BÁCH VIỆT. Người Hoa bắc & Hoa nam không những khác nhau về DNA, mà còn khác nhau về văn hoá, khảo cổ, ngôn ngữ và tên họ(last name).

      Trong cổ thư Trung quốc có nói rằng từ sông Dương Tử về phía nam là Bách Việt, điều này đúng vào lúc người ta viết cổ thư này, nhưng thời gian trước đó thì sao?. Những bằng chứng về DNA, khảo cổ, ngôn ngữ, phong tục văn hoá, cho thấy RANH GIỚI giữa Hoa bắc & Hoa nam là nằm GIỮA sông Hoàng Hà & sông Dương Tử, lằn ranh giới là từ sông Hoài đến núi Tần Lĩnh(gần Tây An). Cho nên không phải bất cứ ai có gốc gác tại phía nam Trung quốc là người Tàu, điều này rất sai, cần phải xét xem người đó ở vào thời nào, nơi đó đã trở thành lãnh thổ của Trung quốc vào thời của người đó hay chưa.

      Đây là nghiên cứu về DNA cho thấy ranh giới của Hoa nam & Hoa bắc là từ sông Hoài đến núi Tần Lĩnh:
      http://www.picb.ac.cn/~xushua/index.files/Publications/2008_EJHG_16_705-717.pdf

      Đây là bản đồ Trung quốc cho thấy sông Hoài(Huai river) đến núi Tần Lĩnh(Qin Ling)
      https://webspace.utexas.edu/dms2244/www/courses/common/geography/regions.jpg

      Vì thời xưa, cư dân ở miền nam Trung quốc & ở miền bắc VN đều là người Bách Việt, vì đấy là lãnh thổ của Bách Việt, không phải của Hán tộc, cho nên những nhân vật thời xưa tại lãnh thổ Bách Việt & những truyền thuyết tại lãnh thổ Bách Việt , thì không có nghĩa là của Tàu mà không phải là của người VN. Hán tộc chỉ là người phương bắc lai Mông Cổ và tràn xuống chiếm đất của người Bách Việt, 1 số người Bách Việt chạy về phương nam, 1 số ở lại bị đồng hoá với kẻ xâm lược phương bắc, sau này cũng trở thành Hán tộc. Đó là lý do có 1 số truyền thuyết, 1 số phong tục, 1 số ngôn ngữ của người Việt & người Hoa nam hiện nay giống nhau, vì người Hoa nam có nguồn gốc Bách Việt.

      Xóa
    3. @ Kim Văn,

      Có những người có tư tưởng sùng bái văn hoá Trung quốc 1 cách rất mù loà, nên điều gì của VN giống Trung quốc, họ đều cho là người Việt bắt chước Trung quốc, nhưng họ không ngờ được sự thật là có những điều thuộc về Trung quốc hiện nay, là do Hán tộc lấy hay học hỏi của Bách Việt.

      Lúc nhỏ khi còn ở VN, thấy từ ngữ nào của VN giống từ ngữ của Tàu, tôi cứ tưởng là VN mượn những chữ này từ Hán tộc. Nhưng sau khi rời VN, nhờ đọc những tại liệu trong mấy trường đại học của Hoa Kỳ tôi mời thấy là tôi đã sai. Nhờ những nghiên cứu của các giáo sư đại học tại Hoa Kỳ, tôi mới biết rằng có những từ ngữ tiếng Việt và tiếng Tàu giống nhau, đó là tiếng Việt cổ của Bách Việt, Hán tộc mượn của Bách Việt, không phải người Việt Nam mượn của Hán tộc. Về khảo cổ và văn hoá thời tiền sử, người Kinh-VN và người Hoa nam có rất nhiều điễm tương đồng với nhau.

      Văn hoá VN có những truyền thuyết được đặt thành thơ, bài hát, truyện, kịch hay cải lương, thì văn hoá Tàu cũng thế, có những chuyện được viết ra là dựa theo truyền thuyết, không phải truyện nào tác giả cũng tưởng tượng ra rồi sáng tác. Có những truyền thuyết của Hán tộc là họ lấy từ truyền thuyết của Bách Việt, họ cũng có phần nào có lý, vì có 1 số người Bách Việt ở lại chịu cảnh đồng hoá thành Hán tộc. Nhưng người Việt Nam mới chính là hậu duệ trực tiếp của Bách Việt, và những truyền thuyết thời tiền sử của Bách Việt đương nhiên là truyền thuyết của tổ tiên người VN.

      Cho nên, những truyền thuyết hay huyền sử của VN là những truyền thuyết hay huyền sử của tổ tiên người VN(người Bách Việt), không phải người Việt lấy từ truyện của Tàu.

      Có 1 sự thật mọi người cần lưu ý: không phải tất cả những gì ghi trong sách sử là luôn luôn đúng, và không phải truyền thuyết thì không có thật. Sự thật là chính sử & truyền thuyết cũng có những điều thật và không thật. Và nên nhớ rằng Tần Thuỷ Hoàng ra lệnh "đốt sách chôn Nho", cho nên KHÔNG PHẢI bất cứ điều gì xảy ra trước đời Tần Thuỷ Hoàng(cách đây khoảng 2,000 năm) là đều có ghi lại trong cổ sử vì 1 số cổ thư đã bị đốt cháy. Cho nên muốn tìm hiểu những gì xảy ra hơn 2,000 năm trước, không thể chỉ dựa vào cổ thư, mà cần phải nghiên cứu thêm: khảo cổ, địa danh học, ngôn ngữ, DNA & truyền thuyết của các dân tộc có liên quan đến điều muốn tìm hiểu.

      Riêng vấn đề VN định dùng 1 số tiền lớn để xây đền Kinh Dương Vương, thì không nên làm trong lúc kinh tế suy yếu như hiện nay. Ngân sách thâm thủng, tài chánh eo hẹp, miền trung thì năm nào cũng bị mấy trận bão lụt, nhiều khi bà bầu phải sanh em bé trên mái nhà!. Để tiền đó dùng vào việc xây nhà chống bão lụt cho dân miền trung thì mới thật sự giúp ích cho dân trong hoàn cảnh khốn khó.

      Xóa
  38. Thôi Tàu hay ta gì cũng được,đều cùng thờ chung Xích Quỷ cả thôi mà,sau khi trùng tu xong nên cắm giữa cổng chính lá cờ sáu sao cho hoành tráng nhé.Việc tiền nong khỏi lo,cần nữa sang cụ BÁ CẦM ĐỒ

    Trả lờiXóa
  39. Trích BÁCH VIỆT (1) TỘC PHẢ

    (Mật không đưa ra ngoài)

    Kính trọng tưởng nhớ tới:

    Tiên tổ có công với nước, có đức cứu dân tiếng thơm lưu truyền ghi bia đá cao vời vợi. Nhà Đinh hết đời này sang đời khác, phát tích một vùng nước rộng Hoa Lư, Cẩm Bình, nối liền hai thế đất bằng phẳng rộng rãi trên núi, nguồn nước kéo dài. Từ đó vua ở Hoa Lư, Nghĩa Lĩnh là đất kinh đô.

    Đường đi trên núi sáng sủa rõ ràng cách xa rồi vậy. Lịch sử thời đại không quên, nhớ lại điều đã qua của tổ tiên chúng ta. Rượu bày để tế lễ ba tuần, kính thành hai chữ vốn bày lễ vật, soi xét lòng thành, ban cho điều phúc, điều may mắn, khiến cho trong họ hàng hưng vượng, đinh nhiều của lắm, thêm sự giầu sang, thờ cúng một, lòng coi làm trọng vậy. Cho nên 100 chi (nhánh) cao cao tằng tổ khảo, cao cao tằng tổ tỷ, chú bác, anh em, cô dì, chị em các vị có tên.

    Kính xin:

    Ông tổ đầu tiên: Kinh Dương Vương quốc chủ, tự Phúc Lộc, trời sinh cao quý không lường được.

    Thứ hai: Lạc Long Quân quốc chủ, tự Phúc Thọ. Phật sống lâu không lường được.

    Thứ ba: 18 Vua Hùng quốc chủ, hiệu 18 Long Thần Già Lam (một ông quản tu đạo thành tiên), 100 bộ Đức Ông đều lấy hiệu Khang Ninh: 50 thần nước, 50 thần núi, tự là 100 thần sông núi.

    Thứ tư: Phù Đổng Thiên Vương quốc chủ, tự Thánh Ánh Sáng, hiệu Phúc Quang (tên Cương).

    Thứ năm: Tản Viên thần núi quốc chủ, tự Phúc Nguyên (Nguồn phúc).

    Thứ sáu: Bình Dương quốc chủ, tự Phúc Thịnh.

    Thứ bảy: Trưng Nữ Vương quốc chủ, hiệu Diệu Minh, hiệu Từ Thuận.

    Trời Nam có 72 đền thờ Đông Trù Tư Mệnh Phủ quân(2) cùng lại phối hưởng (phối hưởng là khi cúng giỗ một vị tổ nào, Mười các vị tổ khác cùng tới dự).

    Kính Mười các ngài, các vị vua đời trước: Hoàng hậu, Vương phi, Mỹ nương Công chúa muôn vàn linh thiêng cùng lại phối hưởng.

    Xin phép kính trọng:

    Tiên tổ Nguyễn Tướng công tên húy là Minh, tự Phúc Đình, hiệu là Khương Thái công(3), sinh ở làng Minh, hoá tại Khương Thượng (Hà Nội). Khương Thượng, Khương Trung, Khương Hạ, Khương Đình, đổi họ là Nguyễn; bà Đỗ Quý Thị tên húy là Sơn Trang, hiệu Diệu Tín, hiệu Phật là Hương Vân Cái Bồ Tát. Bà sinh ra Kinh Dương Vương. Bởi nhân duyên gia đình không hoà thuận. Bà xuất gia đắc đạo ở Tây Vực. Bà sinh ở Nghi Tàm, Ngõ Hồ, sau này là Tây Hồ, Hà Nội; hoá ở Nội Tích, Đại Lôi (bây giờ là Ba La), chùa Đại Bi (thời Pháp tàn phá, thời Duy Tân trùng tu, nay còn ở đấy). Mộ táng trong chùa Bồ Đề tát ma ha tát(4) ở Ba La (bí mật) ngày giỗ 15 tháng Bảy.

    Ông tổ đầu tiên là Kinh Dương Vương, tự Phúc Lộc, sinh ở Vân Lôi, Nghĩa Lĩnh, Phong Châu, hoá tại Phong Châu, an táng trong chùa Hương Tích, núi Hoa Cái, làng Vân Lôi, khu Văn Nội, xã Thắng Hiền, phủ Phụng Bà Động Đình tiên nữ, tự Thanh Minh, tên huý là Ngàn, hiệu Từ Phú, an táng ở đất bí mật Xích Hậu, Tiên La (ngày nay là thôn Văn La, sau chùa Ba Vì?). Ngày giỗ mồng 3 tháng Ba.

    Chia ngành họ:

    Chi 1: Hùng Nghiêm, tự Phúc Nghiêm, hiệu Pháp Phong (an táng tại Hoa Cái Sơn, chỗ cũ cung điện Phong Châu).

    Bà: hiệu Diệu Đức, an táng tại thôn Văn La, Tiên La.

    Chi 2: Hùng Quyền, tự Phúc Quyền, hiệu Pháp Vũ (an táng tại khu chùa, cánh đồng Thượng Khánh cùng ấp).

    Bà: hiệu Từ Nhân, an táng tại cửa nhà thờ Thành Tiên Sơn.

    Chi 3: Tự Phúc Lâm, tên húy Thọ, Hùng Hiền hiệu Pháp Lôi, an táng tại ba gò đất trên đồng Bảo Cựu, sau đổi Bảo Hoa.

    Bà: hiệu Từ Quý, sử ghi chép Âu Cơ (an táng ở Tiên Lạc, Động Hiền) ngày giỗ mồng 6 tháng Ba.

    Chi 4: Hùng Quyên, tự Phúc Quang hiệu Pháp Điện, an táng tại Hy Sơn, giếng Liên Quyết Cường, ấp Thủy Tiên khu Văn Nội.

    Bà: hiệu Từ Thọ, an táng tại cửa Sơn Trạch ấp Thủy Tiên.

    Chi 3: Thừa kế làm trưởng chi. Từ đây, phân chia 100 chi, là 100 họ, lấy Nguyễn làm trưởng tộc(5).

    Cao tổ khảo tên húy Lân tức là Lân Lang Vương (Đ.T) làm thần nước thứ nhất, hiệu Hà Bá, tự Phúc Tâm, giỗ ngày 28 tháng Năm, an táng tại ấp Thủy Tiên, Đào Nguyên, Tiên Sơn.

    Tiên tổ 100 chi, hiệu Linh Lang tự Phúc Minh là thần linh hoặc thần nước, thần núi, cúng giỗ ngày 1 đến ngày 4 tháng Tư ở chùa Phúc Thiền, mọi chùa chiền đều tôn là Đức Ông (an táng tại đất bí mật).


    Trả lờiXóa
  40. Tôi nghĩ không cần và cũng không nên chứng minh suy diễn xem Kinh dương vương gốc gác từ đâu.Chỉ cần biết Vua Hùng là người đầu tiên lập nên Nhà nước Văn lang thì nhân dân thờ cúng còn ông nội của Vua Hùng cũng chỉ là một người dân bình thường có công trạng gì đâu.
    Ăn quả thì phải nhớ người trồng cây nhưng không có nghĩa là phải nhớ ơn cả họ hàng tổ tiên của người trồng cái cây đó.
    Nếu tỉnh Bắc ninh tôn tạo khu lăng mộ của Kinh dương vương nhằm khai thác du lịch thì đó là việc riêng của họ ta bàn đến làm gì cho mất thời gian.

    Trả lờiXóa
  41. Hình như không có ai phân biệt Lịch Sử và Truyền thuyết nhỉ???

    Trả lờiXóa
  42. Ông Hoàng Trương phát biểu toàn LẠ,Thế Bắc Ninh làm thì lấy tiền ở đâu?Tiền của dân hay của mấy ông lãnh đạo Bắc Ninh hay Bắc Kinh?Rồi còn vấn đề văn hóa nữa,nói như ông thì mai sau con cháu nuớc mình nó có khi lại cãi nhau"chúng ta đều là con cháu Cụ Hồ...Cẩm Đào"cũng được sao?Phản động!!

    Trả lờiXóa
  43. Hehehe...Loại trừ ông nội thì cháu nội tính sao đây các bác ơi!!!!

    Dân ta phải học sử ta
    Phật nhà thì bỏ cầu ma ngoài đường

    Trả lờiXóa
  44. 2 chuyện phải tách biệt:
    a) Chuyện bỏ ra 500 tỉ đồng để xây di tích Kinh Dương Vương
    b) Kinh Dương Vương là con của Kinh Xuyên trong Liễu Nghị truyện.
    Chuyện thứ nhất dĩ nhiên nhiều người phản đối. Nhưng không thể lấy sự phản đối đó để tán đồng chuyện thứ hai. Cũng không thể lấy chuyện thứ hai để thuyết phục người ta phản đối chuyện thứ nhất.
    Những lập luận của tác giả Trần Trọng Dương về chuyện thứ hai:
    - Sách Tàu có Liễu Nghị Truyện nói đến Hồ Động Đình, đến người có tên Kinh Xuyên (na ná cái tên Kinh Dương Vương).
    - Liễu Nghị Truyện có vài tình tiết (rất ít) hơi hơi giống sự tích Kinh Dương Vương.
    Từ đó suy ra Kinh Dương Vương thực ra là con trai Kinh Xuyên được viết trong Liễu Nghị truyện.
    Có lẽ là một kiểu lập luận hơi hồ đồ.
    Nếu nói là sao chép thì tại sao không nghĩ là Liễu Nghị Truyện sao chép (và thậm chí xuyên tạc) từ những truyền thuyết (có từ vài ngàn năm trước Lý Triều Uy, Ngô Sĩ Liên) về Kinh Dương Vương?
    Đành rằng chuyện Kinh Dương Vương còn rất mơ hồ. Nhưng cách lập luận và chứng cứ của tác giả Trần Trọng Dương khó chấp nhận được về mặt logic.
    Trích dẫn thêm cả Ngô Thì Sĩ hay Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục để củng cố thêm cho lập luận của mình thì cũng thế thôi.
    Thoạt nghĩ thì tưởng bài viết này là của người "chống Tàu" nhưng thực chất giống như của người vô tình (hay hữu ý) bôi bác lịch sử, văn hóa Việt.
    Không một dân tộc nào không lưu truyền trong văn hóa của mình những huyền thoại. “Mất huyền thoại là mất mạch nối vào nguồn quá khứ tổ tiên và mất luôn căn bản cho việc xây dựng tiền đồ dân tộc. Dân tộc nào mất huyền thoại, dân tộc đó quả thực bị coi như không còn nữa ” - ( Wallace Cliff ).
    Các huyền thoại đều ẩn chứa những triết lý, những sự thật lịch sử. Không thể từ sự hoang đường của huyền thoại mà phủ nhận sự thật lịch sử để rồi không tìm thấy triết lý của huyền thoại. Ngược lại phải tìm triết lý và sự thật lịch sử bằng sự nhìn xuyên qua những yếu tố hoang đường bao phủ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Nặc danh, bác viết:

      "Nếu nói là sao chép thì tại sao không nghĩ là Liễu Nghị Truyện sao chép (và thậm chí xuyên tạc) từ những truyền thuyết (có từ vài ngàn năm trước Lý Triều Uy, Ngô Sĩ Liên) về Kinh Dương Vương?"

      Sẽ có nhiều người nghĩ như bác. Giả thuyết mà bác đưa ra sẽ rất có ý nghĩa nếu như ta CÓ CỨ LIỆU ở VIỆT NAM(với niên đại sớm hơn thời ĐƯỜNG).
      Nhưng hiện tại tôi chưa có cứ liệu nào như vậy.
      Nếu bác có, thì tôi vô cùng cảm ơn.
      Kính!

      TTD

      Xóa
    2. Chũ viết của người Việt nếu có cũng đã bị hủy diệt từ khi nhà Hán nô dịch các tộc thuộc Bách Việt (từ 111 TCN). Vì vậy những “cứ liệu” bằng văn tự của người Việt về những gì xảy ra trước đó là không còn. Trải hơn 1000 năm bị nô dịch, mọi ghi chép đều bằng chữ Hán, theo “nhãn quan” của kẻ thống trị. Vì vậy khó có thể tìm được “cứ liệu” bằng văn tự viết về lịch sử và văn minh Bách Việt.
      Nhưng không phải những gì không ghi chép được về một dân tộc thì không thuộc về dân tộc đó. Những “cứ liệu” còn có thể từ những thứ “phi văn tự” trong đó có những truyền thuyết lưu truyền trong dân gian.
      Trước khi bị nhà Hán nô dịch, cộng đồng các tộc thuộc Bách Việt (trong đó có Lạc Việt) đã có một nền văn minh trải khắp phía nam sông Dương Tử.
      Thủy Kinh Chú (水经注) dẫn lại sách Giao Châu Ngoại Vực Ký (交州外域記) viết "Thời xưa khi Giao Chỉ chưa có quận huyện, thì đất đai có Lạc điền, ruộng ấy là ruộng theo con nước thủy triều. Dân khai khẩn ruộng ấy mà ăn nên gọi là Lạc dân. Có Lạc vương, Lạc hầu làm chủ các quận huyện. Ở huyện phần đông có Lạc tướng. Lạc tướng có ấn bằng đồng, giải xanh”.
      Hậu Hán Thư (後漢書), trong Mã Viện truyện ghi “ Điều tấu Việt luật dữ Hán luật giảo giả thập dư sự dữ Việt nhân thân minh cựu chế dĩ ước thúc chi” – nghĩa là“(Viện) tâu lên vua rằng luật người Việt khác với luật Hán hơn 10 việc, bèn lại thực hiện chế độ cũ để ước thúc họ”.
      Như vậy trước khi người Hán hoàn toàn đặt được ách thống trị lên người Việt thì người Việt trước đó đã có một nền văn minh, một hệ thống luật pháp.
      Từ sau năm 938, người Việt mới tái lập lại được quốc gia với lãnh thổ bị thu hẹp rất nhiều so với trước khi bị nhà Hán nô dịch. Các triều đại phong kiến Việt Nam mới có những tài liệu (bằng chữ Hán) viết ngược về lịch sử trước đó của dân tộc. Sử Ký Toàn Thư (史記全書) của Ngô Sĩ Liên khi viết về họ Hồng Bàng “Trước họ Hồng Bàng còn nhiều đời vua nhưng không kể đến…” thực ra viện từ Đại Việt Sử Ký (大越史記) của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên (hiện không còn) và bắt buộc phải dựa cả vào những “cứ liệu phi văn tự”. Những tên gọi của các “nhân vật” vì viết bằng chữ Hán nên đương nhiên bị “Hán tự hóa”.
      Theo tôi nghĩ, có thể tên những nhân vật cũng chỉ để thể hiện những điều gì đó trong lịch sử. Theo thiển ý của tôi, Âu Cơ có thể (tôi cũng chưa dám kết luận) có nghĩa là người con gái của tộc Âu Việt, Lạc Long Quân có thể có nghĩa là người đứng đầu tộc Lạc Việt. Sự kết hôn rồi sau đó chia li của Lạc Long Quân với Âu Cơ có thể là thể hiện sự liên minh giữa các tộc Lạc Việt và Âu Việt. Cũng tương tự như vậy, tên Kinh Dương Vương có thể để nói đến người đứng đầu các tộc Bách Việt mà thời cổ đại làm chủ đất Kinh, đất Dương chứ không phải có người họ Kinh tên Dương.
      Dù tất cả vẫn bao phủ bởi những yếu tố huyền bí, chưa lý giải được, nhưng cách lập luận và kết luận của tác giả Trần Trọng Dương theo tôi là quá vội vàng và thiếu logic. Cần thận trọng hơn khi muốn phủ nhận một vấn đề quá lớn liên quan đến nguồn gốc văn minh Bách Việt.

      Xóa
    3. Xin sửa lại trong comment trên...... thực ra viện từ Đại Việt Sử ký (大越史記) của Lê Văn Hưu (hiện không còn)và Đại Việt sử ký tục biên (大越史記續編)của Phan Phu Tiên.
      Cáo lỗi với bác TTD

      Xóa
    4. @ bác Nặc danh:

      (1)Những trích dẫn của bác trong Thủy Kinh Chú, Hậu Hán Thư,...không liên quan trực tiếp đến Kinh Dương Vương.
      (2)Những cứ liệu "phi văn tự" của bác là gì? truyền thuyết chăng?
      (3) Nếu bác không có cứ liệu, thì bác sẽ rất khó thuyết phục với thế giới, giống như vụ cá Basa mà thôi.
      TTD

      Xóa
    5. Theo tôi, bác "Nặc danh" trích dẫn Thủy Kính Chú, Hậu Hán Thư chỉ để nói rằng trước khi có những văn tự của người Việt bằng chữ Hán thì Bách Việt đã có 1 nền văn minh rồi. Trước những văn tự chữ Hán, khó có thể tìm được văn tự nào khác của người Việt (vì chữ viết của họ nếu có cũng đã bị người Hán hủy diệt). Những văn tự bằng chữ Hán của người Việt nếu có chỉ có thể có sớm nhất từ 111 TCN. Không lẽ lịch sử của người Việt chỉ có từ 111 TCN? Không lẽ kẻ nào ghi lại được bằng "văn tự" thì chân lý thuộc về kẻ đó?

      Một câu của Agustin Thière (thế kỷ XIX)cũng đáng suy nghĩ “Lịch sử thật chỉ tìm thấy trong các giai thoại truyền kỳ, đó là sử dân gian truyền tụng sống động. Có thể nói rẳng nó thật hơn những cái mà chúng ta gọi là lịch sử”. Dù không hoàn toàn nghĩ như vậy, nhưng tôi cũng cho rằng truyền thuyết tuy không hẳn là sự thật lịch sử nhưng những nhân vật, những chứa đựng trong truyền thuyết là sản phẩm đúc kết suy tư của một thời đại và còn chờ người đời sau diễn đạt, lý giải bằng ngôn từ,văn tự.

      Vấn đề A chưa lý giải được một cách rõ ràng thì không có nghĩa mọi vấn đề khác với vấn đề A là đúng.

      Xóa
  45. Xin bac Xuan Dien va TS Duong doc bai duoi day va cho y kien.
    Toi hoang mang lam

    Thử tìm lại biên giới cổ của Việt-Nam: bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống ADN
    http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/6771-thu-tim-lai-bien-gioi-co-cua-viet-nam-giao-su-tran-dai-sy/

    Giáo-sư Trần Ðại-Sỹ.

    Trả lờiXóa
  46. Cái lý luận thực tiễn khoa học biện chứng của họ là dự án 500 tỷ để chui vào túi 300 tỷ, nợ nần có dân phải chịu mà...Di tích cổ kính cũng phải biết đẻ ra tiền, nhiều công trình văn hóa đập đi tận móng xây mới, họ còn xây lại cả cổng thành cho hành tráng...đặt thêm hai con sư tử gác cổng cho giống bên Tầu...

    Trả lờiXóa
  47. Các vị lãnh đạo từ địa phương cho đến"chóp nón" đều thừa hiểu rằng Kinh Dương Vương là hư cấu,là truyền thuyết,không phải là nhân vật lịch sử có thật.Nhiều sử gia thời trung đại đã phản đối nhân vật lắp ghép Kinh Dương Vương của Ngô Sĩ Liên.Ngô Thì Sĩ trong Đại Việt sử ký toàn biên đã viết"Thời Ngũ Đế trở về trước thì chưa gọi là vương.Xích Quỷ là tên nào,mà lại để làm tên nước.Một loạt hoang đường càn rỡ đều là đáng bỏ đi."Gần đây nhất là vua Tự Đức đã nhận định đây là những"câu truyện đề cập đến ma trâu,thần rắn,hoang đường không có chuẩn tắc."và kiên quyết loại Kinh Dương và Lạc Long ra khỏi chính sử bằng cách đưa xuống phụ chú dưới niên kỷ Hùng Vương,để hợp với nghĩa"lấy nghi truyền nghi".
    Nếu thực sự Kinh Dương Vương là nhân vật lịch sử có thật,là Đế Vương đã hình thành nhà nước sơ khai lấy quốc hiệu là Xích Quỷ,thì nên đưa vào chính sử để con cháu muôn đời ghi nhớ và các vị lãnh đạo nhà nước phải hạ cố đến đó để thắp hương khấn vái là phải đạo.Nhưng nếu chỉ là truyền thuyết,thì mong rằng các vị lãnh đạo đừng quá cuồng tín,đừng đổ quá nhiều tiền mồ hôi,nước mắt của dân vào đó để rồi đưa lại cho dân sự sùng bái thái quá,rồi lợi dụng lòng kính trọng của người dân với bậc Đế Vương (không có thật )để móc hầu bao của họ.
    Chấn Phong.

    Trả lờiXóa
  48. cái gì?? định xây di tích thờ một người không có thật hả??

    Trả lờiXóa
  49. Bỏ ra 500 tỷ đồng tiền thuế của dân, để dựng bia, xây tượng một nhân vật cha vơ chú váo trong một tiểu thuyết hư cấu ở bên Tàu, trong hoàn cảnh nhân dân đói khổ lầm than, kinh tế đất nước đang trong trạng thái hấp hối, vận mệnh Tổ quốc đang ngàn cân treo sợi toóc, điều này chứng tỏ lãnh đạo đất nước và những người quyết định việc này là những kẻ phản động thì đích thị cũng là những kẻ ăn cướp, những kẻ vô học.

    Trả lờiXóa
  50. Trước tiên, tôi đồng tình với tác giả là số tiền 500 tỷ kia thật quá lãng phí.

    Tiếp đến, bài viết của tác giả làm tôi nhớ lại nghiên cứu của Thiền sư, TS Lê Mạnh Thát 3 năm trước cũng về thời kì Hồng Bàng này. TS Lê Mạnh Thát cũng đặt nhiều nghi vấn, và yêu cầu như "Xóa bỏ thời kì Âu Lạc", vì cho rằng đó là chuyện chép từ sử thi Ấn Độ; hay "Biên giới nước Tần chưa bao giờ qua sông dương tử"... Một trong những nguyên nhân cùng nhiều dẫn chứng của TS cũng chỉ ra sự tô vẽ, bôi bác của các sử gia TQ, vốn mang tư tưởng nước lớn, chủ nghĩa dân tộc; nên vơ hết Bách Việt, trong đó có cả Việt Nam vào TQ (đó là chuyện thường từ trước tới nay).

    Tôi cho rằng thế giới hiện tại có 1 sự khách quan không thể thay đổi rằng TQ nước lớn luôn chèn ép Việt Nam mình, họ đã trinh phục và thống nhất nhiều nước khác để bành trướng diện tích cũng như truyền bá văn hóa đại hán; nhưng có 1 điều họ không thể chối bỏ, đó là tổ tiên của người hoa hạ, trung nguyên cũng thừa hưởng những văn minh từ Bách Việt. Việt Nam mình cũng vậy; chúng ta thừa hưởng nền văn hóa từ xa xưa của cha ông chúng ta. Nền văn minh lúa nước, kinh dịch... là sản phẩm sáng tạo của tổ tiên chung Bách Việt đấy. Xin đừng quy chụp rằng ông tổ đấy nằm ở TQ hay ở nước nào khác; nên cũng đừng quy Kinh Dương Vương là người tàu. Nước Việt Nam có ông tổ là các vua Hùng, con cháu Lạc Hồng, nền văn minh lúa nước, vậy là đẹp rồi

    Trả lờiXóa
  51. Không biết hiện nay có nhiều người Việt Nam mang họ KInh không?

    Trả lờiXóa
  52. trước đây tôi cũng có nghi ngờ về KINH DƯƠNG VƯƠNG chỉ là hư cấu,nay tôi tin rằng TS Dương đưa ra vấn đề nầy có phần đúng. do giới sử học của cả miền nam và bắc đều cả tin ở thuyết nầy,Trong đó có cả cụ TRAN TRONG KIM ,và một số học già khac, nhưng theo tôi hiều thì cũng phat xuất tư nhà sử học NGO SĨ LIEN .qua đây tôi cũng xin giới thiệu với mọi ngừoi nên đọc của TẠ CHÍ ĐẠI TRUỜNG và cuốn lich sử nguồn gốc mã lai của dân tộc Vn,do nhà văn BÌNH NGUYÊN LỘC viết ,để có thể nhìn nhiều vấn đề về lich sử VN trong lớp màn sương của quá khứ!Và cũng để hiểu TQ,một mảng tối mà gần như ông cha ta vẫn tin và đi theo những lối mòn....Và cũng chính nó dẫn dân tộc VN tới nhưng hệ lụy hôm nay.Cũng như còn một số người vẫn còn tin những mảng tối đó,Cái 500 ty để xây dựng cũng nằm trong phần râu ria vô thức đó mà thôi.Nó cũng tạo ra những người học thì nhiều nhưng vẫn cả tin về cái :CNXH ở tương lai sắp tới.Bận công việc quá nhưng cũng cố viết mấy lời nầy,rất mong mọi người thứ lỗi ,nếu có gì sai trái.

    Trả lờiXóa

  53. Trích dịch:
    CỔ LÔI NGỌC PHẢ TRUYỀN THƯ (1)


    Về vị: Hư không Giáo chủ Đế Thiên (tức Phục Hy)
    Từ Tây vực giáng trần, đạo làm thuốc còn lờ mờ, đến Nam Châu (nước ta) làm rõ giáo hoá để dân bớt chìm trong bến mê.
    Từ núi Trầm được khai thông đến núi Tiên Lữ
    Nhờ ruộng tốt, đất mầu mới giữ được dân lành.
    Chúa núi trăm bộ cùng góp sức
    Năm phương xin yết kiến vua: giúp dân
    Lẫm liệt nghìn thu nên chính khí.
    Lâu bền đọng lại công lao của Vua.
    Đức độ nghiêm chỉnh đọng ở cuối phương Bắc
    Tiếng thơm truyền lâu được giữ gìn, kính cẩn nổi bật ở nước Nam
    Chính khí thụ lại trang nghiêm từng trải nơi gò núi
    Lẫm liệt thật thiêng liêng xuyên suốt thời gian.
    Thủa khai thiên lập địa, tổ tiên ta sinh cơ lập nghiệp ở miền Tây (Tây vực). Thủy chung đã 7 nghìn năm rồi. Núi có “nhà hang đá” (thạch thất). Rừng có vô vàn cây cối phồn tạp, đủ hoa thơm cỏ lạ tốt tươi, đẹp đẽ. Đất rộng bao la. Nhà cửa thôn xá đâu đấy. Ruộng đất mỡ mầu, lắm dâu biếc tre xanh. Dân cư sum họp, thịnh vượng. Nhân vật luôn luôn không thiếu. Muôn đời tôn xưng người đứng đầu (chủ trưởng) là “Phục Hy Vua Cả”. Tên nước là “Cực Lạc”. Đóng đô ở đó. Từ đấy về sau, cày cấy (lấy gạo), đào giếng (lấy nước) nên gọi là HỌ PHỤC HY (Phục Hy thị).
    Ngày giỗ tại miếu Hy Sơn là mùng 1 tháng Tư (âm lịch). Vua đứng đầu tôn là Hư Không Giáo chủ đại từ đại bi.
    Cuối đời Phục Hy, nước dâng mênh mông, thành nạn đại hồng thủy((1) . Người quản nô trẻ tên là Hiên Viên dấy binh làm phản. Con trai là Viêm Đế phải lánh nạn ở bộ Vũ Linh thị Thổ Long (chợ Rồng đất), huyện Chương Mỹ. Đến khi khôn lớn, Viêm Đế mời hội đồng trăm bộ Vua Núi (Sơn quân) đem quân đuổi gian nô Hiên Viên ra khỏi bờ cõi. Sau đó, Ông thừa kế sự nghiệp của tổ tiên, lên ngôi Vua sáng, thi hành chính nhân, dân chúng một mực kính yêu.
    Từ miền Tây Phương trở xuống, lấy ngọn Phương Lĩnh trầm đỉnh làm chính, sau đến núi Đỉnh Linh Sơn, Tiên Lữ cùng dãy với ngọn Phong Châu làm thành một giải. Viêm Đế đem đất đai chia cho dân nghèo. Cả thảy gồm 70 dặm, thuộc 65 ấp. Lại nói Viêm Đế thường dùng cây lá thảo dược để chữa bệnh cứu dân. Do vậy suốt 400 năm đều tôn gọi Ông là Vua Thần Nông.
    Mộ Ông táng ở phía Tây Phương - Đình Sở Khê - Tiên Lữ - Phượng Châu. Giỗ Ông vào ngày mùng 1 tháng Sáu. Về sau con cháu từ ngôi Đế Quý Công, Sở Minh Công đến ngôi tiên đế, Đế Tiết Vương đều để lại Phong Châu. Rồi sau này mới đổi ra Quang Lãm, Châu (châu nghĩa là đất bãi) Thanh Trì. Sau nữa mới nhập vào Thanh Oai.
    Tới Sở Minh Công kế nghiệp sinh 4 trai((1) Nguyễn Minh Khiết, Nguyễn Nghi Nhân, Nguyễn Long Cảnh (Lý Cảnh), đệ tam thúc phụ Nguyễn Nỏ, quan Thái sư, chia đất nước thành 3 vùng đất có 3 chủ hiệu chung là Xích Quỷ((2), kinh đô là Phong Châu, người đứng đầu: Kinh Dương Vương làm chủ, là thần của 3 nước.

    Buổi đầu Nam Việt có Kinh Dương
    Thống nhất sơn hà mười tám vua
    Hơn trăm hệ truyền từ xưa đó
    Muôn năm hương hoả, muôn năm (còn tiếng) thơm.

    Phiên âm nguyên văn 4 câu chữ Hán:

    "Sơ khai Nam Việt hữu Kinh Dương,
    Thống nhất sơn hà thập bát vương,
    Dư bách hệ truyền thiên cổ tại,
    Ức niên hương hoả, ức niên phương."


    Tự Đức, nguyên niên (1848), ngày 15 tháng Giêng, người đứng đầu Bách Việt: Thái Bảo Hương quận công Nguyễn Vân Chí phụng sao.
    (Từ thời xa xưa, dòng họ Nguyễn Vân này cha truyền con nối kế tiếp nhau làm trưởng tộc Bách Việt. Qua các triều đại mấy nghìn năm qua, các trưởng tộc này đều được phong tước như: Thời Bắc thuộc: Giao Chỉ Quận vương.Thời Đinh: Quốc Công.Thời Lý: Quốc Công. Thời Trần: Quốc Phụ.Thời Lê và thời Nguyễn: Hương Quận Công)


    Ghi chú:
    ((1) Cổ Lôi theo tiếng Việt cổ là Kẻ Lói, tên chữ là Cổ Lôi. Đây là vùng đất trải dài từ núi Ba Vì, núi Vua Bà (Viên Nam) tới tận hữu ngạn sông Tích (gồm cả phần Hòa Bình , Hà Tây....ngày nay). Nhiều làng ở vùng này vẫn mang tên Lôi như : Hạ Lôi, Vân Lôi, Phấn Lôi, Trạch Lôi,v.v...

    (2) Theo khảo cổ học, cách đây khoảng 5000 năm biển tiến, nước dâng cao 4 mét so với ngày nay.

    Trả lờiXóa
  54. Xây dựng nông thôn mới kêu gọi sức dân, người dân quá nghèo không đủ xây theo chuẩn nông thôn mới;
    Nhà nước yêu cầu tiết kiệm, nói yêu cầu chứ là "cắt" một tỷ lệ % kinh phí năm của các cơ quan ban ngành.
    Nhà trường phải ngưng tiến độ xây cất vì chưa khai thông tiền ... đường xá, cầu cống và tất cả mọi chuyện đều chịu chung số phận phải tiết kiệm .... Đấy là những chuyện thường ngày của hôm nay ....
    Thế mà thản nhiên bỏ 500 tỉ để làm một chuyện như vậy. thì đúng là nói một đằng làm một nẻo.
    Việt Nam cũng đã nổi tiếng thế giới rồi : nói một đằng làm một nẻo.

    Trả lờiXóa
  55. " KINH DƯƠNG VƯƠNG - "ÔNG NỘI CỦA VUA HÙNG" LÀ SẢN PHẨM VĂN HÓA TÀU "
    TRỨƠC HẾT: Lúc khởi thủy tạo dựng ra nước Tàu hay Trung quốc , thì Tàu hay Trung Quốc không có một nền Văn minh đích thực nào hết .Mà trích dẫn , lấy nền văn minh vủa Ấn độ , của Bách Việt rồi dựa vào trình độ kiến thức của nhà Hán mà sửa đổi chút ít ,rồi vơ là của mình.
    Ví dụ điển hình nhất là người khai sáng ra nước Tàu là "fu xi ", và "Niu wa". Thật sự đây là nền văn minh của Ấn độ. Và cho đến bây giờ người Ấn Độ còn thờ Thần Rắn biểu tượng của "Niu Wa" và người Ấn độ rất trọng Rắn.
    Ngược lại ,bây giờ chúng ta không thấy ở đâu thờ thần Rắn ,tượng trưng cho Niu Wa ,hay không có một sự kính trọng nào của người Tàu nào đối với rắn ở bên Tàu .
    VÌ VẬY nền văn minh của Tàu là một nền văn minh chộp dựt , xâm lăng rồì đồng hóa , rồi vơ là của mình , của Tàu .
    SẢN PHẨM CỦA MỘT NỀN VĂN MINH , THÌ PHẢI CÓ MỘT DÂN TỘC HAY MỘT CÁ NHÂN NÀO ĐÓ TẠO RA , VÀ CÒN DUY TRÌ CHO TỚI NGÀY NAY.
    VÍ DỤ : Các bộ lạc Bách Việt. Nước Bách Việt do Thần Nông lãnh đạo.
    Ông Thần nông dậy dân Bách Việt nghề lúa nước để sinh tồn.
    Mà nghề nông thì dựa vào "Trời , Đất " mà sống sống . Thời đó đã có các thầy bùa, cúng lễ có trước vài trăm năm .Nghề nông khi hạn hán ,thì các thầy bùa cầu trời , để xin trời mưa....nền văn minh Bách việt khởi đầu từ đó mà tạo ra một nền văn minh siêu việt ,một Tôn giáo siêu việt . đo" là đạo thờ " Trời " , hay Vũ trụ ngày nay.
    Người Do thái họ còn giữ được đạo thờ trời giống như đạo thờ trời của người Bách Việt. Nó còn trong dân gian Việt Nam " LẬY TRỜI MƯA XUỐNG , LẤY NƯỚC TÔI UỐNG ,LẤY BÁT CƠM ĐẦY...Ngoài ra còn các chùa thờ "TƯỢNG PHÁP VÂN..."
    ĐÓ LÀ CẠO GỖI CỦA NỀN VĂN MINH.
    NỀN VĂN MINH CỦA ÔNG THẦN NÔNG CÒN TỒN TẠI TRONG DÂN VIỆT NAM NGÀY NÀY , SAU NHIỀU NGÀN NĂM THĂNG TRẦM CỦA LỊCH SỬ BÁCH VIỆT NÓI CHUNG , VÀ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM NÓI RIÊNG.
    VẬY NHỮNG CON CHÁU CỦA ÔNG THẦN NÔNG LÀ AI?
    TRƯỚC HẾT LÀ CHÍNH CHÚNG TA. CHÚNG TA NGƯỜI DÂN VIỆT HIỆN HỮU TRÊN ĐẤT NƯỚC VN NÀY.
    KHÔNG MỘT AI CÓ QUYỀN PHỦ NHẬN ĐIỀU ĐÓ .
    VẬY KINH DƯƠNG VƯƠNG , HAY LÀ MỘT VỊ TIỀN NHÂN NÀO ĐI CHĂNG NỮA , CŨNG LÀ NHỮNG TIỀN NHÂN , TRANH ĐẤU , ĐỔI MÁU , SINH MẠNG CỦA CHÍNH CÁC VỊ TIỀN NHÂN TRONG NHIỀU NGÀN NĂM, CHO CON CHÀU VN TRƯỜNG TỒN CHO TỚI NGÀY NAY ,THÌ ĐÂU CÓ GÌ MÀ PHẢI THẮC MẮC , BĂN KHOĂN.
    NHỮNG NGƯỜI THẮC MẮC , BĂN KHOĂN VÌ HỌ KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM MÀ THÔI.

    Trả lờiXóa
  56. Với 500 tỉ đồng làm cái việc vô căn cứ thậm chí phản lại dân tộc thì nên dừng ngay.Ôi tượng đài, nhà tưởng niệm, đình chùa lộng lẫy nguy nga , hoành tráng. Hãy dùng số tiền đó trợ giúp đồng bào vùng sâu, vùng xa , trẻ em đói rách, cơm không đủ no,áo không đủ mặc. Nhìn những hình ảnh các cháu học sinh phải bẫy chuột làm thức ăn, ăn cơm với lá rừng,ở những căn nhà tranh tre xiêu vẹo từng chiếu trên VTV thật xót xa!!! 500 tỉ đồng và hơn thế hãy để làm những việc thiết thực vì cộng đồng!!! Dân mình còn nghèo khổ lắm! Hỡi các nhà lãnh đao TÂM và TẦM các vị ở đâu??? Yêu cầu các vị hãy thức tỉnh lương TÂM...

    Trả lờiXóa