1m2 đất đổi được tô phở. Đền bù 1m2 đất bằng giá một… cốc bia
cỏ. 1m2 đất đền bù chưa mua nổi 2kg gạo.. Thưa các vị ĐBQH, những cái
tít báo không ca ngợi sự so sánh tuyệt vời của các nhà báo, nó chỉ phản
ánh những bất hợp lý mà khung bảng giá đất do nhà nước quy định đang
hiển hiện như một điều mà ai cũng chịu đựng.
Ngày 10-12-2010, 132/133 đại biểu HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua khung giá đất mới năm 2011, một biểu giá mà chính Phó chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh, ngay khi đó, thừa nhận “Cách xa so với giá thực tế”.
Ngày 10-12-2010, 132/133 đại biểu HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua khung giá đất mới năm 2011, một biểu giá mà chính Phó chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh, ngay khi đó, thừa nhận “Cách xa so với giá thực tế”.
Xa thực tế là bao nhiêu? Thanh tra tài chính Thành phố sau đó ít lâu công bố một báo cáo, rằng giá thực tế cao hơn bảng giá đất của Hà Nội từ vài chục đến 400-500%.
Vì sao bảng giá đất luôn “lạc hậu hàng chục năm” ngay sau khi ban hành là điều mà người dân không hiểu được. Nhưng hậu quả của nó, thì rõ ràng, dân là người hiểu hơn ai hết với những mức đền bù giống y như một bất công, một nguyên cớ để người ta không kiện cáo không xong, xảy ra ở khắp nơi. Một m2 đất có giá bằng nửa cân thịt bò. 1m2 đất đổi được tô phở. Đền bù 1m2 đất bằng giá một… cốc bia cỏ. 1m2 đất đền bù chưa mua nổi 2kg gạo. Hay 100m2 đất thu hồi không mua nổi 1m2 đất dự án.
Thưa các vị ĐBQH, những cái tít báo không ca ngợi sự so sánh tuyệt vời của các nhà báo, nó chỉ phản ánh những bất hợp lý mà khung bảng giá đất do nhà nước quy định đang hiển hiện như một điều mà ai cũng chịu đựng.
Nhưng không chỉ người dân là nạn nhân của sự vô lý. Câu chuyện cũng không chỉ là những cái tít báo. Ngày hôm qua 17.6, khi Luật Đất đai sửa đổi được đưa ra thảo luận, ĐBQH Nguyễn Thanh Thụy (Bình Định), trước nghị trường đã đưa thực tế “Giá đất được quy định tại bảng giá chỉ bằng 40% giá thị trường. Ở Hà Nội, ở TP HCM, thậm chí chỉ bằng 18-30% giá thị trường”.
Bà Thụy cũng nói “Nếu quy định giá đất thuê như dự thảo luật sẽ không đảm bảo cân đối thu chi ngân sách nhà nước từ đất đai”. Bởi “Nếu cho thuê theo Bảng giá đất sẽ thấp hơn rất nhiều so với thị trường”.
Không bù đắp được điều tiết địa tô. Không đủ bù đắp chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng. Không đảm bảo cân đối thu chi. Không tạo ra sự công bằng giữa các đối tượng sử dụng đất. Không thu được chính xác những đồng thuế khi cho thuê, chuyển nhượng dựa trên mức giá bèo bọt trong bảng giá đất. Có lẽ, còn rất nhiều chữ “không”, được liệt kê sau bảng giá mà trong đó, mức giá đất “âm sâu dưới đất” gây hại cho cả nhà nước và người dân.
Chỉ có người sử dụng đất sau thu hồi là được lợi, và có lẽ, đây cũng chính là nguồn cơn cho cái gọi là “lợi ích nhóm”.
Trở lại với phiên họp ngày 10-12-2010 của HĐND TP Hà Nội, sự “cách xa so với thực tế” còn được chính Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh “thêm” rằng: Như mọi năm.
Phát biểu thừa nhận này có vẻ là một biểu tượng của sự bất lực khi những quy định trong luật khiến các đại biểu nhân dân buộc phải biểu quyết một biểu giá không hề có lợi cho dân, không hề có lợi cho nhà nước.
Gọi là tiếp cận với giá thị trường hay phù hợp với thị trường, thế nào cũng được, tuy nhiên, ngay bây giờ sự không đúng với thực tế, bất chấp thực tế phải được sửa đổi bằng những quy định chặt chẽ ngay trong luật, để bảng giá không tiếp tục “lạc hậu hàng chục năm” so với thực tế và trở thành một trong những nguyên nhân tiếp tục gây khiếu kiện.
Nguồn: Đào Tuấn blog.
Giá 1 m2 đất chưa bằng một bát xáo voi . QH ngay đấy, TWĐ ngay dấy. Các ô. các bà đều mạnh miệng tuyên bố Do Dân , Vì Dân . Cái gi có lợi cho Dân thì làm . Lấy đất của Dân , bồi thường giá 1 m2 vuông đất chưa bằng một tô phở , mà các vị TBT Đ, Ct QH, các ĐBQH cứ im như thóc ngâm . Các vị làm mất cả lòng tin chiến lược ! Thế là có lợi cho Dân đấy ! Đúng là lợi thì có lợi mà răng chẳng còn !
Trả lờiXóaNhìn cảnh CQ cưỡng chế cướp đất của Dân , nhìn cảnh dân bị đánh đập vì giữ đất có cả trẻ con, bà già, nhìn cảng bà Hiền Đức như vị tư lệnh chiến trường bênh vực Dân, thấy mà chán ngán cho cái khẫu hiệu để dưới cái tên nước CHXHCNVN Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc !
Làm nghề Nông phải chịu cảnh một nắng hai sương; phải chịu cảnh" bán mặt cho Đất, bán lưng cho Trời " .Nông dân đã bao lần than vãn :" Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề, Trông Trời, trông Đất , trông Mây. Trông Mưa, trông Nắng, trông Ngày, trông Đêm. Trông cho Chân cứng, Đá mềm. Trời yên, Biển lặng mới yên tấm lòng !"...và còn bao thứ vất vả khác nữa, kể sao cho hết . Nay Nhà nước "nhận lại ruộng đất" lại còn CHO TIỀN ĐỦ ĐỂ ĂN PHỞ, ba trăm sáu mươi mét vuông được ba trăm sáu mươi bát phở .Quá sướng ! Thế mà còn kêu ?!. Yên tâm đi, nếu ăn hết phở thì : Thanh niên nam nữ lên đường ra nước ngoài mà làm nô lệ; mà lấy chồng ; trung trung tuổi thì lên tỉnh thành mà làm ô-sin... Sướng như thế , không biết nói : "CẢM ƠN NHÀ NƯỚC ! " lấy một câu(?)(!) . Đã thế lại còn : Nay khiếu kiện, mai biểu tình ...làm mất vẻ đẹp của xã hội, còn để cho " CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH nó lợi dụng . Đúng là Nông dân nước Việt Nam chẳng biết điều tí nào cả !!!.
Trả lờiXóa