Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

THỨ TRƯỞNG ĐỖ QUÝ DOÃN: BÁO CHÍ "ĐANG ĐÁNH MẤT NIỀM CỦA BẠN ĐỌC"

Phóng viên Báo Lao Động phỏng vấn Thứ trưởng Bộ TT & TT Đỗ Quý Doãn bên lề hội nghị hôm 9.1.

Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Đỗ Quý Doãn nói về thông tin nhạy cảm trên báo chí

(LĐO) - Thứ tư 09/01/2013 23:05

Tại Hội nghị toàn quốc về công tác tuyên giáo ngày 9.1 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Đỗ Quý Doãn kiến nghị: “Cần cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí, dù đó là thông tin nhạy cảm”. Lao động đã trao đổi với ông bên hành lang Hội nghị. 

Những vấn đề gai góc còn bị  né tránh, ngại trách nhiệm
 

<?>Thưa thứ  trưởng, lâu nay các vụ việc, thông tin nhạy cảm, báo chí rất khó, rất ngại để có thể đưa tin. Phát biểu của ông tại Hội nghị này có thể coi là gỡ bỏ những rào cản để báo chí có thể tiếp cận, đưa tin, và như ông nói là bình luận để định hướng dư luận?

- Đó là suy nghĩ của tôi với tư cách người làm quản lý, và tôi mong là báo chí được tiếp cận thông tin. Thực ra trong tất cả các văn bản kể cả quy chế của Ban bí thư về thông tin phức tạp, nhạy cảm, cũng như quy chế về phát ngôn và thông tin cho báo chí nếu thực hiện tốt cũng đã giúp cho báo chí có những nguồn thông tin quan trọng, chính xác, kịp thời để thông tin đến công chúng. Nhưng trong thực tế, những người có trách nhiệm thay mặt cho các cơ quan hành chính nhà nước, khi sự kiện xảy ra, hoặc những thông tin mang tính thường xuyên thì không có chế độ thông tin kịp thời. Thậm chí, đối với những vấn đề gai góc còn bị né tránh, ngại trách nhiệm.

Chính vì thế, trước những vấn đề đó, cơ quan báo chí, nhà báo, phải tiếp cận những nguồn thông tin có khi độ tin cậy hoặc khả năng xác định độ tin cậy khó khăn. Cho nên thông tin thiếu chính xác, hoặc không đại diện, không thể hiện hết đầy đủ tính chính thống. Đây là vấn đề trong tổng kết 5 năm thực hiện quy chế 77 của Thủ tướng Chính phủ về cung cấp thông tin cho báo chí, đã được đề cập. Vấn đề quan trọng nhất của báo chí vẫn là vấn đề thông tin. Cho nên việc đổi mới cung cấp thông tin là vấn đề đang được đặt ra. Làm sao để các cơ quan ban ngành, địa phương “chủ động, chủ động, chủ động” cung cấp thông tin cho báo chí.
 

Nếu thông tin báo chí đầy đủ thì vấn đề định hướng dư luận, về những vấn đề mà xã  hội quan tâm chắc chắn sẽ rất thuận lợi.
 
Tôi lấy ví  dụ trước khi đưa ra chủ trương đội mũ  bảo hiểm chẳng hạn, đây là vấn đề rất lớn, tại sao việc đội mũ, nhằm bảo vệ đầu cho người dân, tính mạng của họ mà họ phản đối, họ chưa thông? Bởi vì chúng ta chưa làm cho họ thấy tác dụng của nó. Đến khi báo chí vào cuộc nói rõ mục đích, yêu cầu, lộ trình, cách làm thì họ thấy đó là lợi ích thực sự, và 1 năm sau đó, người dân nghiêm túc thực hiện, nó trở thành không chỉ là vấn đề bảo vệ tính mạng, mà còn là nét đẹp văn hóa của những người tham gia giao thông. Ý nghĩa của vấn đề cung cấp thông tin là ở chỗ đó. 
 
Hay ví dụ vụ nổ pháo hoa ở Mỹ Đình. Khi vụ  nổ xảy ra, rất nhiều người lo ngại nếu đưa ra thì ngày hôm sau kỷ niệm 1000 năm người dân sẽ hoang mang, lo lắng. Nhưng hóa ra không phải. Khi chúng ta cung cấp thông tin kịp thời, người dân vẫn hồ hởi, vẫn phấn khởi tham gia các hoạt động đại lễ, đạt được mọi mục đích yêu cầu đề ra. Tôi muốn nói đó chính là vấn đề cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời.
 
Tôi nhớ lại chuyện cách đây lâu rồi, trong thời kỳ chiến tranh, có bộ phim số phận con người, dựa theo tác phẩm của Solokhov, khi phim này chiếu có người lo sợ  đây là bộ phim ủy mị, xem rồi người lính sẽ “yếu đi” khi ra mặt trận. Nhưng hóa ra, khi những người lính xem, lòng căm thù nhân lên gấp bội, họ chiến đấu hăng hái. Bộ phim tạo cho người ta khí thế và quyết tâm rất lớn. 
 
Bởi vậy trước mỗi sự kiện, cầm xem xét đầy đủ các khía  cạnh để thông tin kịp thời cho báo chí. 
 
Sửa Luật báo chí: Cần thêm thực tiễn

<?>Có một số mảng tin nhạy cảm về giải tỏa đền bù đất đai, người dân biểu tình ở Thủ đô, hay những căng thẳng ở Biển Đông. Thứ trưởng vừa nói trong những sự kiện như vậy, trận địa thông tin không còn thuộc về báo chí chính thống, mà thuộc về truyền thông xã hội, về báo chí nước ngoài khi báo chí chính thống không có thông tin, không được quyền thông tin?

- Tôi muốn nói là tất cả những điều đó báo chí nên được cung cấp đầy đủ thông tin. Ví dụ trong một cuộc đền bù, trước khi tổ chức cưỡng chế, chúng ta cung cấp đầy đủ thông tin cho báo chí về nội dung, ý nghĩa, cách thức và đề nghị báo chí tập trung định hướng tạo sự nhất quán trong chỉ đạo giữa trung ương và địa phương, giữa báo chí và các cơ quan chỉ đạo thì tôi nghĩ chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều?
 
<?> Quyền tiếp cận thông tin, cũng như nghĩa vụ cung cấp thông tin đã được quy định. Nhưng thực tế thì lại không được thực hiện đầy đủ. Phải làm thế nào, thưa Thứ trưởng?
 
- Trong thực hiện quy chế cung cấp thông tin và phát ngôn cho báo chí, Thủ tướng đã giao Bộ Thông tin Truyền thông tổng hợp ý kiến các bộ, ban ngành, địa phương để có một quyết định thay thế quyết định 77. Hiện nay đã hoàn chỉnh. Trong đó sẽ có những chế tài, những quy định bắt buộc. Nếu anh không thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin và phát ngôn thì được xem là vi phạm quy định của Chính phủ, vi phạm quy định của văn bản quy phạm pháp luật và anh sẽ bị xem xét. Tôi hy vọng khi đó tính nghiêm minh sẽ cao hơn rất nhiều. Tôi cũng phải nói là cần có thời gian, để có sự làm quen của cán bộ công chức thay mặt cho cơ quan hành chính nhà nước để phát ngôn báo chí có kỹ năng, bản lĩnh, tác phong thái độ để đáp ứng yêu cầu này.

<?> Luật tiếp cận thông tin và Luật báo chí sửa đổi hiện đang được xúc tiến với tiến độ quá chậm. Vì sao lại chậm trễ đến như vậy thưa Thứ trưởng?

- Cái này phụ thuộc vào chương trình xây dựng luật của Quốc hội thôi. Cơ quan được giao trách nhiệm sẽ hoàn chỉnh một cách tốt nhất. Đối với Luật Báo chí sửa đổi, tôi nghĩ trong sự phát triển có những loại hình rất mới, như báo điện tử, cân có thời gian tổng kết để có cơ sở thực tiễn, bởi vì đưa ra Luật thì phải có tính ổn định, độ lâu bền ít nhất 10 - 15 năm. Luật hiện nay dù có những khiếm khuyết của nó nhưng thôi cứ thực hiện, và trong quá trình thực tiễn cái gì tổng kết, đưa vào luật được sẽ làm.


<?> Sự nhạy cảm, được Bộ TT và TT cũng như Ban Tuyên giáo thường xuyên nhắc nhở báo chí, thưa Thứ trưởng, nhạy cảm nên được hiểu thế nào? Và phải chăng không nên có loại tin, sự kiện nhạy cảm để báo chí thực sự có thể chiếm lĩnh “trận địa truyền thông”?
 
- Trong quy chế, Ban bí thư có xác định cụ thể vấn đề thế nào là nhạy cảm. Tôi cho rằng việc xác định thế nào là nhạy cảm là một quá trình. Bản thân một nhà báo xác định vấn đề nhảy cảm ở một mức độ khác. Tổng biên tập xác định nhạy cảm ở một mức độ khác. Cấp cao hơn nữa lại khác. Đây là quá trình tích lũy vốn sống. Bản thân báo chí có những cái anh cảm thấy đôi khi thông tin đó có thể không sai, nhưng nếu cảm thấy phân vân thì mình cũng hết sức cân nhắc. Chỉ cần mình hỏi lại về cái đó thì tôi nghĩ nó đã giải quyết được nhiều thứ lắm rồi.

<?> Vừa rồi, cuốn “Bên thắng cuộc” của nhà báo Huy Đức nói về một giai đoạn lịch sử Việt Nam đang được phát hành trên mạng Internet, Thứ trưởng nhìn nhận thế nào về ấn bản này?
 
- Việc xem xét một xuất bản phẩm theo quy định của Luật Xuất bản khi nó được thực hiện thông qua một nhà xuất bản trong nước. Việc cuốn sách này được đăng tải trên mạng cần coi đó như việc đưa thông tin lên mạng internet và căn cứ vào Nghị định 97 của Chính phủ để xem xét.

Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Nguồn: Lao Động.

Trận địa thông tin 
(LĐ) – Số 8 – Thứ năm 10/01/2013 06:44
Đào Tuấn


Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn cho biết, trong năm 2012, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử lý vi phạm 57 cơ quan báo chí, thu 6 thẻ nhà báo, đình bản 2 tờ báo điện tử, 9 ấn phẩm tự đình bản chỉ trong năm 2012. Thứ trưởng Doãn nói đây là “sự răn đe nghiêm khắc của cơ quan nhà nước đối với báo chí”. Ông không nói cụ thể, nhưng trong đó, có những trường hợp thông tin không chính xác.

Tuy nhiên, điều mà ông băn khoăn là: Tại sao chúng ta có một hệ thống hơn 700 tờ báo, 67 đài phát thanh truyền hình, hàng trăm trang tin, báo điện tử, hàng ngàn trang tin của các bộ ngành. Có tới 17.000 nhà báo, trong đó có nhiều cây bút có đủ khả năng làm lay động bạn đọc mà “thông tin lưu truyền trong xã hội lại là thông tin từ blog cá nhân”.

Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn nêu ra ví dụ như là điển hình cho việc “mù tin” của báo chí. Đó là vụ nổ pháo hoa ở Mỹ Đình dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Ngay từ 11h45, những bức ảnh được chụp từ điện thoại đã được đăng trên báo. Nhưng sau đó, báo chí ngừng đưa tin, vội vàng bóc tin, gỡ ảnh. Phải đến 15h chiều chúng ta mới có phát ngôn chính thức. Và trong khoảng thời gian đó, báo chí nước ngoài và mạng Internet đưa tin, thậm chí cả tin số người thương vong.

Với hiện tượng không phải là không phổ biến, nói như ông Doãn: “Lên tiếng một cách đồng loạt, im lặng một cách đồng loạt”, báo chí đang đánh mất niềm tin của bạn đọc. Và, với việc né tránh những thông tin nhạy cảm, với việc không được cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời, báo chí đánh mất nốt thói quen tìm kiếm thông tin của bạn đọc, khi giờ đây, họ “lên mạng”, thay vì tìm đọc báo. Đây là những sự thật đau lòng.Chính Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã trả lời cho báo chí câu hỏi “Tại sao?”: Theo ông, chính tình trạng cung cấp thông tin không kịp thời, né tránh cung cấp làm hạn chế báo chí. Khi báo chí không còn độc quyền thông tin, thiếu thông tin khi không được cung cấp kịp thời, chính là “nhường lại trận địa” cho truyền thông xã hội. Chẳng có gì khó lý giải, bởi với mạng Internet, thông tin giờ đây không còn là độc quyền của báo chí. Chẳng có gì khó hiểu khi mọi người dân, nhiều khi chỉ với chiếc điện thoại trên tay, đều có thể là một “nhà báo”, một “tổng biên tập”.Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn kiến nghị “Cần cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí, dù đó là thông tin nhạy cảm”. Thậm chí, báo chí có quyền bình luận để định hướng dư luận xã hội”.Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn có lý. Bởi vì càng nhiều thông tin nhạy cảm, càng chỉ khiến báo chí mất nốt những trận địa thông tin cuối cùng.

Nguồn: Lao động

4 nhận xét :

  1. Báo chí chính thống NN làm sao nhanh nhạy bằng thông tin ngoài NN ? Thông tin chính thống còn phải qua máy lọc máy dò, còn phải xào nấu, phân loại sống , chín, tái nạm gầu gân ...

    Trả lờiXóa
  2. Đối với tôi và bạn bè của tôi , từ lâu chẳng bao giờ mua và đọc báo chính thống nữa . Hàng ngày thường bỏ ra 1-2 giờ vào mạng xã hội tìm kiếm thông tin và chỉ coi thông tin này là nhanh chóng và trung thực hơn mấy tờ báo chính thống NN bị kiểm duyệt chặt chẽ và chỉ có tuân theo một tổng của tổng biên tập từ trên cao . Như thế thì làm sao mà tin được những tin tức đã bị biên tập lại bị định hướng theo ý lãnh đạo của họ , xấu thì tìm mọi cách che đậy cho kín , còn tốt một thì tôn lên thành mười . Mình nghĩ rằng chỉ trong một thời gian rất ngắn nữa thôi thì hầu hết bạn đọc sẽ ngã theo thông tin tuyền thông xã hội , đó là điềi chắc chắn xảy ra hơn bao giờ hết .

    Trả lờiXóa
  3. Trên đe, dưới thúc, những người làm báo kể cũng khổ. Đăng tin bị/được cho là "nhạy cảm" không khéo về vườn cả đám. Mà đăng tin vô thưởng vô phạt thì bị/được các vị độc giả có tâm, cố tầm "phê" là nhảm nhí!

    Vậy phải làm sao đây? Cứ lôi ra đổ thừa cho Báo chí là xong à? Cáo hơn còn có các vị ngồi chỉ tay 5 ngón yêu cầu Báo chí phải thế này, phải thế kia, vậy trách nhiệm đâu đối với các quan lý cấp cao?

    Tự do báo chí, tự do ngôn luận, nhưng NHỚ RẰNG "trong khuân khổ pháp luật nhé", nhớ đấy!

    Trả lờiXóa
  4. Chỉ khi nào báo chí chính thống không có vùng cấm thì may ra mới thắng được mạng XH. NHANH-THỰC đó chính là thế mạnh của mạng XH. "Anh" nào không trung thực bị XH phê phán liền , lần sau mất mặt đố dám tái diễn.

    Trả lờiXóa