Bộ Tư pháp: Quy định này hoàn toàn không ổn
(ĐVO)
- Theo Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, việc quy
định "linh cữu không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài" là hoàn
toàn không ổn, dù viện ra bất kỳ lý do gì để bảo vệ cho nội dung này
cũng không thể chấp nhận được.
TS. Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp. |
Ngày 17/12/2012, Thủ tướng Chính phủ ký
ban hành Nghị định 105/2012/NĐ-CP về Tổ chức lễ tang cán bộ, công chức,
viên chức, với hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2013.
Tuy nhiên, xung quanh các quy định trong Nghị định này khiến nhiều người phải băn khoăn.
S. Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cho hay, đây là nghị định do Chính phủ ban hành, do đó, chắc chắn là Bộ Tư pháp đã có thẩm định.
S. Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cho hay, đây là nghị định do Chính phủ ban hành, do đó, chắc chắn là Bộ Tư pháp đã có thẩm định.
Vấn đề là thẩm định đã nêu hay chưa, và
sự tiếp thu ý kiến thẩm định thế nào, nhưng rõ ràng là nội dung Nghị
định còn vài điểm cần bàn về tính hợp lý và tính khả thi.
Khẳng định sự cần thiết của Nghị định này, phần lớn nội dung là hợp lý, đảm bảo nguyên tắc quản lý, tuy nhiên ông Sơn đã chỉ rõ một số vấn đề cần xem xét.
Khẳng định sự cần thiết của Nghị định này, phần lớn nội dung là hợp lý, đảm bảo nguyên tắc quản lý, tuy nhiên ông Sơn đã chỉ rõ một số vấn đề cần xem xét.
Thứ nhất, trong Nghị định có môt số quy
định giao thẩm quyền trách nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân cấp cao
của Đảng và Nhà nước.
Như, giao trách nhiệm cho Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam; Quốc hội; Chủ tịch nước… thông báo về Lễ Quốc tang. Hoặc quy định Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban lễ tang nhà nước; quy định trưởng Ban lễ tang nhà nước là Tổng Bí thư. Hoặc quy định Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương… có trách nhiệm, thẩm quyền ban hành các văn bản về Lễ Quốc tang…
Có quan điểm cho rằng, Chính phủ có thể quy định nhưng lại lựa chọn cách thức dẫn chiếu, dẫn chỉ về thẩm quyền cũng như các văn bản quy định của các cơ quan có thẩm quyền của Đảng.
“Theo tôi, ở đây có vấn đề nhạy cảm, tế nhị, nếu cần thiết Chính phủ có thể quy định nhưng về kỹ thuật, nên đưa ra các quy định mềm hơn, khéo léo hơn mà không nên đưa ra các quy định như đã dẫn ở trên. Bởi vì, như vậy người đọc có thể hiểu nôm na là Chính phủ giao thẩm quyền, trách nhiệm cho Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Ban tổ chức Trung ương…”, ông Sơn lý giải.
Tại Khoản 3, Điều 4 của Nghị định có quy định: “Linh cữu người từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc gia đình không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài”, theo ông Sơn, điều này hoàn toàn không ổn. Dù nại ra bất kỳ lý do gì để bảo vệ cho nội dung này cũng không thể chấp nhận được.
Việc đặt ô cửa có lắp kính trên nóc quan tài, đồng ý là nơi có nơi không, do nhận thức, phong tục, tình cảm và điều kiện của gia quyến người quá cố. Rất nhiều người quan niệm rằng việc để ô cửa có lắp kính trên nóc quan tài là để tạo điều kiện cho những người đến viếng được “nhìn mặt lần cuối” người đã khuất.
Như, giao trách nhiệm cho Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam; Quốc hội; Chủ tịch nước… thông báo về Lễ Quốc tang. Hoặc quy định Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban lễ tang nhà nước; quy định trưởng Ban lễ tang nhà nước là Tổng Bí thư. Hoặc quy định Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương… có trách nhiệm, thẩm quyền ban hành các văn bản về Lễ Quốc tang…
Có quan điểm cho rằng, Chính phủ có thể quy định nhưng lại lựa chọn cách thức dẫn chiếu, dẫn chỉ về thẩm quyền cũng như các văn bản quy định của các cơ quan có thẩm quyền của Đảng.
“Theo tôi, ở đây có vấn đề nhạy cảm, tế nhị, nếu cần thiết Chính phủ có thể quy định nhưng về kỹ thuật, nên đưa ra các quy định mềm hơn, khéo léo hơn mà không nên đưa ra các quy định như đã dẫn ở trên. Bởi vì, như vậy người đọc có thể hiểu nôm na là Chính phủ giao thẩm quyền, trách nhiệm cho Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Ban tổ chức Trung ương…”, ông Sơn lý giải.
Tại Khoản 3, Điều 4 của Nghị định có quy định: “Linh cữu người từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc gia đình không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài”, theo ông Sơn, điều này hoàn toàn không ổn. Dù nại ra bất kỳ lý do gì để bảo vệ cho nội dung này cũng không thể chấp nhận được.
Việc đặt ô cửa có lắp kính trên nóc quan tài, đồng ý là nơi có nơi không, do nhận thức, phong tục, tình cảm và điều kiện của gia quyến người quá cố. Rất nhiều người quan niệm rằng việc để ô cửa có lắp kính trên nóc quan tài là để tạo điều kiện cho những người đến viếng được “nhìn mặt lần cuối” người đã khuất.
Theo ông Sơn, việc quy định "quay vòng" vòng hoa trong tang lễ là không ổn. Ảnh minh họa Internet. |
Ở đây có yếu tố tâm linh cũng như yếu tố
tình cảm rất thiêng liêng và đáng trân trọng. Nói rằng để đảm bảo vệ
sinh, ngừa khả năng kính vỡ rơi vào mặt người quá cố hoặc vì lý do gì đi
nữa thì cũng không có sức thuyết phục và điều kiện hiện nay hoàn toàn
có thể cho phép khắc phục các lý do đó.
“Tôi cho rằng Chính phủ không nên quy định quá chi tiết như thế này. Nếu cần sửa thì nên bỏ quy định này trong nội dung của Nghị định”, ông Sơn đề xuất.
Về những quy định như không rắc vàng mã, không đốt đồ mã tại nơi an táng… ông Sơn cho rằng, cần cân nhắc xem tính khả thi đến mức nào. Liệu tang quyến của người quá cố có chấp hành nghiêm hay không? Nếu vi phạm thì có bị xử lý không và hình thức xử lý thế nào là phù hợp? Người nào đứng ra để xử lý và có dũng cảm để xử lý không? Nếu không thì nội dung quy định này không có hiệu lực thực tế, hoặc khuyến nghị hạn chế rắc vàng mã, đốt đồ mã tại nơi an táng sẽ khả thi và thiết thực hơn.
“Dư luận cũng có ý kiến về quy định về số lượng vòng hoa cố định, chỉ thay băng ghi chữ, điều này tuy thể hiện tinh thần tiết kiệm, tránh phô trương, lãng phí nhưng cũng khiên cưỡng. Nếu không cần có vòng hoa khi viếng thì nên thôi luôn, không nên để luân chuyển, vì tâm lý người đến viếng cũng thấy lấn cấn, không thành tâm nếu một vòng hoa được dùng đi dùng lại”, ông Sơn kiến nghị.
“Tôi cho rằng Chính phủ không nên quy định quá chi tiết như thế này. Nếu cần sửa thì nên bỏ quy định này trong nội dung của Nghị định”, ông Sơn đề xuất.
Về những quy định như không rắc vàng mã, không đốt đồ mã tại nơi an táng… ông Sơn cho rằng, cần cân nhắc xem tính khả thi đến mức nào. Liệu tang quyến của người quá cố có chấp hành nghiêm hay không? Nếu vi phạm thì có bị xử lý không và hình thức xử lý thế nào là phù hợp? Người nào đứng ra để xử lý và có dũng cảm để xử lý không? Nếu không thì nội dung quy định này không có hiệu lực thực tế, hoặc khuyến nghị hạn chế rắc vàng mã, đốt đồ mã tại nơi an táng sẽ khả thi và thiết thực hơn.
“Dư luận cũng có ý kiến về quy định về số lượng vòng hoa cố định, chỉ thay băng ghi chữ, điều này tuy thể hiện tinh thần tiết kiệm, tránh phô trương, lãng phí nhưng cũng khiên cưỡng. Nếu không cần có vòng hoa khi viếng thì nên thôi luôn, không nên để luân chuyển, vì tâm lý người đến viếng cũng thấy lấn cấn, không thành tâm nếu một vòng hoa được dùng đi dùng lại”, ông Sơn kiến nghị.
Nghị định 105/2012/NĐ-CP về Tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức có một số quy định khiên dư luận xôn xao, như:
Linh cữu người từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình không để ô cửa lắp kính trên nắp quan tài; trong quá trình đưa tang không rắc vàng mã, ngoại tệ và các loại tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành; không đốt đồ mã tại nơi an táng. Ban tổ chức Lễ tang chuẩn bị 2 vòng hoa của cơ quan chủ quản và gia đình đặt cố định hai bên bàn thờ; và 5 vòng hoa luân chuyển, các đoàn đến viếng không mang vòng hoa, chỉ mang băng vải đen, với dòng chữ trắng “Kính viếng” dưới có dòng chữ nhỏ ghi tên cơ quan, tổ chức để gắn vào vòng hoa do Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị. Ngoài ra, trong thời gian tổ chức lễ viếng tại gia đình, không cử nhạc tang trước 6h sáng và sau 22h đêm; âm thanh bảo đảm không vượt quá độ ồn cho phép theo quy định; không sử dụng các nhạc khúc không phù hợp trong lễ tang… |
Lê Việt (ghi)
Còn tác giả của quy định cấm dùng cửa kính quan tài nói gì?
Ông ấy nói ở đây: http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/chinh-tri/201301/Tac-gia-quy-dinh-cam-dung-cua-kinh-quan-tai-len-tieng-2211458/
Khen ai,
Trả lờiXóakhéo kết ối a cái đèn cù,
voi giấy ối a ngựa giấy,
tít mù
nó lại vòng quanh...
Quan chức không lẽ không làm gì,
ngồi không mãi nó cũng chướng.
Lương tâm mách bảo
phải làm cái gì cho nước cho dân đi chứ!
Vậy là...
Đọc lại bài "tác giả của qui định nói gì?", tôi rất ngạc nhiên khi phóng viên hỏi: "đưa ra những quy định này, ông có lường trước sẽ vấp phải sự phản ứng từ dư luận?", thì ông Phó vụ trưởng trả lời: "Trước khi xây dựng nghị định, chúng tôi đã xây dựng một đề án trình Bộ chính trị...". Trời ạ! Sao không trình đề án ấy ra công luận để mọi cán bộ công viên chức và nhân dân góp ý? Bộ Chính trị có rảnh đâu, và có phải thuộc giới chuyên môn về vụ này đâu?
Trả lờiXóaRồi khi phóng viên hỏi ông nghĩ thế nào về tính khả thi, ông lại trả lời: "Trách nhiệm của cơ quan chức năng, báo chí là phải giải thích cho người dân hiểu... CBCC-VC là hạt nhân để tuyên truyền". Hic, lại phải kêu trời lần nữa! Thế là ông cứ việc đẻ qui định ra rồ người khác có trách nhiệm phải giải thích? Theo tôi thì toàn bộ những giải trình của ông Vụ phó này là rất loanh quanh và chẳng có lý chút nào, có thể nói là buồn cười nữa.
Thế nhưng, tạm gác cái nghị định dở hơi ấy lại, tôi nghĩ có một câu hỏi chúng ta đáng bàn hơn, có tính xây dựng hơn, là các vị chức trách làm cách nào để có thể đặt ra một nghị định hợp lý nhất, khả thi nhất, dễ được dư luận đồng tình nhất và ích nước lợi nhà nhất?
Không biết các bác nghĩ sao, chứ theo tôi, điều đầu tiên là phải có tranh luận tự do, trước hết là giữa những cán bộ đương chức trong ngành. Tiếp theo đó, là đưa ra công luận để mời gọi mọi người đóng góp ý kiến, nhất là từ các trí thức thuộc các ngành chuyên môn liên quan và các vị từng có kinh nghiệm (như các cán bộ trong ngành đã về hưu chẳng hạn).
Ba tôi ngày xưa du học ngành Hành chánh ở Mỹ, kể rằng họ có cách làm rất hay. Mỗi năm các cán bộ viên chức cùng ngành luôn có các cuộc hội thảo định kỳ, ở đó, những vấn đề trong thực tiễn công tác được đưa ra thảo luận - nói chính xác hơn là tranh luận. Giả dụ họ đúc kết được 2 phương án tốt nhất, thì tất cả tham dự viên sẽ chia thành 2 tổ làm việc riêng, tùy theo ai ủng hộ phương án nào, để rà soát lại phương án đó lần nữa. Sau cùng là 2 tổ tranh luận với nhau, càng kịch liệt càng tốt, cho tới khi nào cả hai bên đều đồng ý phương án tối ưu cuối cùng. Cấp trên sẽ đánh giá năng lực của từng công chức dựa trên 3 tiêu chuẩn: 1/. khả năng làm việc tập thể, 2/. khả năng phản biện, tìm ra những khuyết điểm trong phương án của đối phương, và 3/. khả năng đề ra sáng kiến để giải quyết các vấn đề.
Xin mạo muội trình bày điều tôi đã nghe ba tôi kể. Mong rằng sẽ được nghe thêm ý kiến của các bác trong hiên trà này.
Khi xác định được hành chánh là một khoa học và thành lập Học Viện Hành Chánh QG chuyên đào tạo các công chức phục vụ cho dân cho nước thì may ra mới có được tầng lớp công chức giỏi . Và những công chức được đào tạo bài bản khoa học này phải được sử dụng đúng người, đúng nơi, đúng chỗ không phân biệt đảng viên hay ngoài đảng, thì mới có hiệu quả .
Trả lờiXóaThì cũng tại bà trùm bán (vòng) hoa và ông trùm dịch vụ mai táng xích mích với "chính chủ" ra soạn) nghị định này nên mới ra cớ sự. Ai biểu! Chứ lẽ nào Chính phủ ra một "nghị định" cấp thôn thế này.
Trả lờiXóaCty Mai táng nào để cho tấm kinh che rớt xuống mặt người quá cố, chắc Cty đó sớm sập tiệm. Chỉ cần một lần phục vụ không chu đáo, một lần vòi vĩnh tang chủ cũng đủ làm cho Cty mất khách . Má vợ tôi chết ở Saigon cách nay 14 năm ( 1999 ) đã có quan tài thêm tấm kính rồi, đã sử dụng formol để giữ cho xác tươi lâu vì các em vợ tôi ở xa không thể về kịp. Cách nay một năm tôi cải táng cho bà, khi bốc mộ lên , tấm kính vẫn còn nguyên !
Trả lờiXóaTôi xin góp một ý nhỏ là nếu cần một nghị định đối với người đã mất thì nên bỏ những quy định không hợp lý hợp tình như ý kiến ông Sơn đã phân tích nhưng nên thêm những quy định đảm bảo tính pháp luật được tôn trọng kiểu như: "Nghiêm cấm người ngoài gia chủ xé sổ tang"
Trả lờiXóa