Thứ Tư, 30 tháng 8, 2023

Chuyên đề đặc biệt: VU LAN - TÍN NGƯỠNG - PHONG TỤC & VĂN HÓA

Thưa chư vị, 

Nhân mùa Vu lan báo hiếu năm nay, xin gửi đến quý đạo hữu xa gần lời cầu chúc An lành - Thành tựu; cùng chùm bài về chủ đề Vu lan của các tác giả:
Bài 1: Nguồn gốc lễ Vu Lan, sưu tầm và tổng hợp.

Bài 2: Nguyễn Du và "Văn tế thập loại chúng sinh" trong tương quan văn hóa Phật giáo - bài của Thiền Phong Phạm Tuấn.

Bài 3:  Giải oan cắt kết - nét đặc sắc của tư tưởng Phật giáo Đại thừa. Bài của Thượng tọa Thích Quảng Tùng

Bài 4: Tổ chức dàn nhạc trong nghi lễ cầu siêu. Bài của Nguyễn Đình Lâm (Viện Âm nhạc).

Bài 5: Nguyên nhân tục đốt vàng mã (Lễ Vu Lan không đốt vàng mã). Bài của Hòa thượng Tố Liên.

Bài 6: Phật giáo không chủ trương đốt vàng mã. Nguyễn Xuân Diện trả lời PV báo Nhà báo và Công luận nhân lễ Vu lan.

Bài 7: Chữ Hiếu xưa và nay của Huệ Lưu.

Bài 8: Vu lan này vắng mẹ của Phùng Hoàng Anh.

Bài 9: Diễn xướng thanh nhạc Phật giáo trong nghi lễ cầu siêu của Nguyễn Đình Lâm. Bài này nói về các nghi thức: Canh - Kệ  - Tán - Tụng trong nghi lễ cầu siêu.

Bài 10: Nguyễn Xuân Diện trả lời PV Đài Tiếng nói Việt Nam về giá trị nhân văn và đặc sắc của Lễ Vu lan của người Việt Nam.
Bài 11: Vầng trăng tháng Bảy - tùy bút của Đàm Lan.

Bài 12: Tìm hiểu ngọn nguồn chữ "Hiếu" - Phạm Đình Khanh.
Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!


29 nhận xét :

  1. Nhân ngày Vu Lan,kính chúc anh Xuân Diện an lành và sức khỏe! Kính nguyện cầu chân linh thân phụ anh vãng sanh niềm Tịnh cảnh.
    Xin trích một đoạn trong một buổi lớn chuyện của Tỳ-kheo Bodhi gởi tặng anh. Thầy Bodhi là người Mỹ da trắng, tu tập theo truyền thống Phật giáo Nam tông của Sri Lanka. Hiện Thầy là một trong những tu sĩ được nhiều người biết đến tại Tây phương, đặc biệt tại Mỹ. Xin trích một đoạn: "... Trong những bài thuyết giảng của Ngài, Đức Phật đã đặt ra những đường hướng chỉ đạo rõ ràng để định nghĩa những dấu hiệu đặc biệt của một xã hội công bằng. Trong thế giới hiện nay, những lời dạy của Đức Phật mang tính cấp thiết bức bách mới, nhất là đối với vấn đề công bằng xã hội. Nhu cầu thiết lập chánh pháp, hiểu theo nghĩa là đức hạnh chơn chính, là một nhu cầu không những chỉ để cổ động Phật giáo như một hệ thống giáo lý và tu tập mà còn là cổ xúy cho công bằng ở mọi lãnh vực, xã hội, kinh tế, chính trị. Và cổ xúy cho công bằng cũng có nghĩa là trách nhiệm của chúng ta là phải phê phán và thách thức những bất công bất cứ nơi nào chúng ta bắt gặp, tìm ra nó, chống đối nó, và kéo phăng bức màn che chắn nó, bức màn của sự lừa bịp và dối trá.Bất công chỉ có thể phát triển đàng sau bức màn lừa bịp và dối trá. Một khi bức màn bị kéo phăng ra và khi sự thật trần truồng được mọi người biết, thì bất công phải tàn lụi và sụp đổ." (Trần Như Mai dịch, đăng http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-85_4-16744_5-50_6-1_17-138_14-1_15-1/)

    Trả lờiXóa
  2. Vâng.

    Và ngoài anh linh các anh hùng liệt sĩ, con thành tâm dâng nén hương lòng lên anh linh các vị tiên tổ đã hy hiến cả cuộc đời để đắp tô gìn giữ nền văn hóa quí giá của đoàn dân Lạc Hồng này.

    Trả lờiXóa
  3. Lẫn lộn đạo đờilúc 18:33 11 tháng 8, 2013

    Nhân tiện đây tôi xin trao đổi một chút về một vấn đề đã làm cho tôi lấn cấn bấy lâu nay, đó là sự hiểu chính xác giữa hai khái niệm : "Chùa chiền" và "Miếu mạo". Nếu như tôi hiểu đúng, thì chùa chiền là nơi của Phật giáo, dành cho việc thờ Phật, nơi mà con người ta có thể lui tới để lĩnh hội giáo lý của nhà Phật, soi tỏ chính cái tâm của mình, cũng là nơi có thể đến tham quan vãng cảnh, giành lại sự thanh thản của tâm hồn, thoát khỏi sự vướng bận của trần ai ... và, các pho tượng được thờ phụng trong chùa phải là các bức tượng của thần linh, siêu nhân, chứ không phải là của bất cứ một con người bằng xương, bằng thịt nào. Trong khi đó thì Miếu mạo lại hoàn toàn khác, đây là nơi thờ phụng những nhân vật có thật đã quá cố, đã hy sinh cho đồng loại, được người đời sau ghi nhớ công ơn. Họ có thể được phong thành Thánh (giống như trường hợp Đức Thánh Trần Hưng Đạo), hoặc không, chứ nhất thiết không thể được phong lung tung thành Phật được.
    Vì vậy, nếu suy nghĩ trên của tôi là đúng, thì xét tới sự việc xảy ra trong thời gian qua, tôi thấy việc đưa bức tượng của Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh vào trong một ngôi chùa để thờ phụng ngang hàng với các Đức Phật theo tôi là không phù hợp. Tượng của ông nên được đặt thờ ở nơi thờ các vị có công (trong các công trình miếu mạo, đền thờ ...).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Đức Đạolúc 21:47 11 tháng 8, 2013

      Ông/bà "Lẫn lộn đạo đời" nói có nhầm lẫn với sự kiện nào không chứ làm gì lại có ai thiếu hiểu biết đến mức đưa tượng Hồ Chí Minh vào trong chùa bao giờ cơ chứ ?
      Cứ tưởng tượng nếu như những người theo đạo thiên chúa, bây giờ chính phủ họ cũng hò nhau ca ngợi một vị cố tổng thống nào đó rồi phong họ thành chúa trời (ví dụ như Washington của Mỹ, hay Charle de Gaulle của Pháp), rồi cũng đưa tượng của những vị này vào trong nhà thờ của họ để thờ phụng, để mà "tốt đời, đẹp đạo" nhể ?!!!

      Xóa
    2. Tôi chưa thấy tượng cụ Hồ được đặt trong chùa nhưng trong đền thờ Lý Bát Đế ở Bắc ninh,tượng cụ đặt cạnh 8 vị vua họ Lý. Theo tôi việc tượng cụ đặt cùng hàng với 8 vua nhà Lý là không thích hợp.
      Còn trong khuôn viên đền thờ Bà Chúa kho cũng ở Bắc Ninh,phía sau ai đó đả xây đền thờ cụ Hồ nhưng hương khói ở đây rất khiêm tốn, phản cảm với hương khói nghi ngút ở đền phía trước.
      Tôi chỉ thấy duy nhất 1 lần cụ Hồ đến đền thờ vua Hùng căn dặn các chiến sỉ trung đoàn 57 sư đòn 304: "Các vua Hùng đả có công dựng nước, bác chau ta phải giử lấy nước.Trong lần duy nhất về Kim liên thăm quê hương và ngôi nhà tranh thời thơ ấu nhưng không thấy cụ thắp hương.

      Xóa
    3. Đồng ý với nhận xét của tác giã Hoàng Mạc. Tôi có gốc Hoàng Mạc và có anh trai là 1 trong các chỉ huy của trung đoàn 57 sau khi đánh thắng Thượng Lào đả quy tụ về đền Hùng chỉnh huấn và nghe cụ Hồ căn dặn ngay sau đó pháo binh của trung đoàn đả hành quân theo đường số 6 vượt đèo Pha đin vào Điện biên. Cụm pháo binh trung đoàn 57 của anh tôi có trận địa ở Nậm cúm, tôi đã đến tận nơi và thấy bia tưởng niêm pháo binh trung đoàn 57 cùng các đơn vị pháo binh tầm cao khác khống chế sân bay Mường Thanh, bao vây truy lùng 1 số đông quân Pháp trong đêm tháo chạy qua Lào nhưng bị bắt sống tất cả...

      Xóa
    4. Hoàng Mạc(Quảng bình)lúc 20:47 27 tháng 8, 2017

      Đồng ý với nhận xét của tác giã Hoàng Mạc. Tôi có gốc Hoàng Mạc và có anh trai là 1 trong các chỉ huy của trung đoàn 57 sau khi đánh thắng Thượng Lào đả quy tụ về đền Hùng chỉnh huấn và nghe cụ Hồ căn dặn ngay sau đó pháo binh của trung đoàn đả hành quân theo đường số 6 vượt đèo Pha đin vào Điện biên. Cụm pháo binh trung đoàn 57 của anh tôi có trận địa ở Nậm cúm, tôi đã đến tận nơi và thấy bia tưởng niêm pháo binh trung đoàn 57 cùng các đơn vị pháo binh tầm cao khác khống chế sân bay Mường Thanh, bao vây truy lùng 1 số đông quân Pháp trong đêm tháo chạy qua Lào nhưng bị bắt sống tất cả...

      Xóa
  4. Kính gửi ông bà "Lẫn lộn đạo đời", cháu có ý kiến như sau:
    1.Bản chất của mọi tôn giáo cũng như mọi lí thuyết xã hội khác là: đó là một tập hợp các luận lý mà ngay từ đầu, đã là một sự "dung hợp". Nó có thể tạo ra những Kinh, Luật, Luận mang đặc trưng riêng nhưng không không thể phủ nhận tính tích hợp tự nhiên của nó. Nho, Phật, Đạo, Ki tô, Đạo hồi... đều không là ngoại lệ.
    2. Quá trình "hiện thực hóa" các lí luận, nghi thức tôn giáo (các triết học cũng thế thôi) là một quá trình hỗn dung vô cùng phức tạp và phong phú. Những luật lệ, nghi quỹ phải ứng biến để phù hợp nhu cầu thực tế cũng như nhu cầu tâm lí của con người. Thành ra, nó rất "vạn biến" trong đời sống hiện thực.
    3. Văn hóa Việt Nam là sự hỗn dung, là phái sinh nhiều tôn giáo trên thế giới nên không thể có tình trạng "nhất nguyên" tôn giáo nào hết. Tư duy "nhất nguyên" về một lí thuyết nào đó là đáng quý (tạo nên chuyên ngành và khảo sát chuyên sâu), nhưng nó cũng dễ đưa đến tình trạng phiến diện, cực quyền, học phiệt, cố chấp, quan liêu.
    4. Phật giáo, từ nguồn gốc và trên tổng thể, luôn luôn là một hệ thống mở, dung hòa hết mọi tư tưởng khác.
    5. Bởi vậy, việc một biểu tượng nào đó, quá khứ hay hiện đại, được thờ tự ở một chốn thiêng của một tôn giáo nào đó là hiện tượng BÌNH THƯỜNG.
    6. Vậy thì có xóa bản sắc của các tôn giáo hay tín ngưỡng không? Không bao giờ. Vì ứng xử của con người, cũng rất tự nhiên, là "Dĩ bất biến ứng vạn biến". Cái gì là "bất biến" của một tôn giáo: Đó là: Tập hợp tri thức, tập hợp kinh nghiệm, tập hợp nhu cầu và kì vọng của nhà truyền giáo và tín đồ. Tôn giáo mãi vận hành trong những tập hợp đó nên mãi mãi là những hệ thống mở. Một sự phân biệt tuyệt đối là siêu hình trong cách nghĩ.

    Trả lờiXóa
  5. Bạn "Nặc danh" thân mến, thiết tưởng ông "Nguyễn Đức Đạo" đã đưa ra một ví dụ để làm sáng tỏ vấn đề mà ông bà "Lẫn lộn đạo đời" đưa ra, đã đủ cho thấy sự bất cập trong nhận thức và hành động của không ít người, "tín" nhưng thiếu hiểu biết, dẫn đến "cuồng tín". Thế mà bạn vẫn cố sử dụng rất nhiều thuật ngữ lý luận nào đó để muốn ủng hộ những việc làm không đúng. Bạn nên nhớ, thờ phụng mà sai thì sẽ không những xúc phạm đến bề trên, mà chính bản thân mình sẽ mãi mãi u u minh minh, không tài nào đắc đạo được !
    Để dễ hiểu, ta lấy ví dụ chùa Trấn Quốc là nơi của Phật giáo, chắc chắn bạn cũng phải đồng ý rằng nơi đó (là chùa) chỉ có thờ các Đức Phật mà thôi. Ở đó không thể vì cái gọi là "mở", hay "dung hợp" như bạn nói để đưa tượng Đức Chúa Giê-su (từ nhà thờ) vào trong chùa đó mà thờ được. Ngoài ra, ở Văn Miếu Quốc Tử giám, người ta thờ Khổng Tử, sau nữa là thờ Chu Văn An và các vị tiến sĩ ngày xưa, và rồi sau này còn có thể đưa thêm một số vị khác có công lao về học thuật, về đạo lý, những nhân vật có thật trên đời để thờ phụng, dù họ có thể trở thành Đức Thánh trong lòng nhân dân, nhưng cũng không thể đưa tượng của những vị này vào trong chùa để thờ cùng Đức Phật hay đưa vào trong nhà thờ để thờ cùng Đức Chúa được đâu nhỉ.
    Cái nguy hiểm trong xã hội, không chỉ là sự "không biết", mà nguy hiểm hơn, chính là, thấp nhất thì là sự cẩu thả kiểu vô học, sau nữa là sự bảo thủ, rồi cố tình ngụy biện kiểu hiểu biết nửa vời. Nên nhớ, đã là "Đạo", thì phải có nguyên tắc vì bản thân nó đã nói lên điều đó, dù biết rằng không có gì là bất biến ở trên đời, nhưng nếu không có nguyên tắc, thì chắc chắn sẽ không còn là "Đạo" nữa đâu bạn ạ. Nếu bạn vẫn còn u u minh minh với một mớ kiến thức hổ lốn về Đạo và Đời, thì kể cũng khó nói chuyện. Để cho đơn giản nhất, bạn nên bắt đầu trở lại việc tìm hiểu mấy khái niệm A,B,C dưới đây đã, sau đó bạn có thể sẽ phát triển được tiếp những mạch nghĩ của mình : Chùa thờ gì ? Nhà thờ thờ gì ? Đền thờ gì ? Miếu thờ gì ? v.v... thế nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. [Cái nguy hiểm trong xã hội, không chỉ là sự "không biết"...] Cái nguy hiểm hơn đó là kiến thức coi là hiểu biết của "cầu thị". Hiện nay ranh giới giữa mê tín và cuồng tín khó rõ ràng. Ngay cả "cầu thị" cũng thuộc loại cuồng tín. Vì hoàn toàn không hiểu mà coi là hiểu tức là cuồng tín rồi. Dưới vòm trời này mọi thứ đều có Luật chung của nó - Luật Thiên (LT). Một ý nghĩ cũng không nằm ngoài LT chứ đừng nói các chủ thuyết tức là giáo lí của các tôn giáo.

      Xóa
  6. Gửi bác "Nên cầu thị". Cháu thấy rằng, mỗi người quan tâm vấn đề một cách. Riêng cháu, vừa qua, trong 5 năm, khảo sát 15.000 hộ gia đình thờ tự (vùng miền, nghề nghiệp, trình độ, tôn giáo khác nhau), thì cháu thấy, các tín ngưỡng và nghi thức tôn giáo trong cuộc sống dân sự phô diễn một bức tranh hoàn toàn khác khi chúng ta ngồi đọc các bộ kinh kệ, nghi quỹ của các tôn giáo. Cho nên, cháu cho rằng, việc đưa một biểu tượng nào đó vào một không gian khác lạ là chuyện BÌNH THƯỜNG. Chúng ta đang xây dựng một thể chế dân sự thì phải hiểu cả những điều đó. Tuy nhiên, cháu vẫn thấy mình là "vô học", "A,B,C" vì càng đọc nhiều, cháu thấy càng dốt nên sẵn sàng "cầu thị". Vấn đề ở đây là, việc thờ tự biểu tượng Hồ Chí Minh vào một không gian Phật giáo lại dấy lên tranh luận và những lời "xúc xiểm" không đáng có. Theo cháu nó cũng là thường tình thôi. Đọc ý kiến của bác, cháu hiểu rõ bác quan tâm vấn đề tới đâu rồi. Cháu hỏi một câu nhỏ thôi, nếu bác trả lời đúng thì cháu chịu: Hai chữ "CHÙA" và "CHIỀN" là từ đâu mà ra vậy. Vì hình dung ra câu trả lời của bác nên cháu cả quyêt: "Bác sẽ trả lời sai!".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thằng này hỗn thật.
      Dễ là một Dư luận viên quá.
      Tễu nên xóa cái còm này đi.

      Xóa
  7. Thưa các vị,thực trạng xã hội ngày nay đại bộ phận nhân dân đang khủng hoảng lòng tin vào Nhà nước,Chính phủ,cộng vào đó là sự bất lực trong đời sống do kinh tế sa sút nghiêm trọng.Bên cạnh đó"một bộ phận không nhỏ" những kẻ có chức,có quyền do tham nhũng và tráo trở,lật lọng vì lợi ích của mình mà có thể táng tận cả lương tâm,kinh tế thì giàu có nhưng trong lòng bất an.Dẫn tới tình trạng số người chạy theo"tâm linh"dần trở nên đông đảo.Cá nhân tôi thì quan niệm"phật tại tâm"cứ một lòng tu dưỡng đạo làm người cho trọn,cha mẹ già thì phụng dưỡng,con cái thì yêu thương hết lòng chăm sóc,lo học lo hành cho chúg đến nơi đến chốn,yêu thương,quý trọng mọi người...còn được sao thì tùy SỐ vui lòng chấp nhận tất.CHÙA_CHIỀN chi cho phiền phức,điều đơn giản mà không làm được thì nghĩ gì tới chuyện cao xa!

    Trả lờiXóa
  8. Tôi không nhất trí đưa bác Hồ vào thờ trong chùa vì bác Hồ không phải là Phật,Bác Hồ theo CNCS ( theo vô thần). Bác Hồ cũng không phải là Đạo ( vì đạo giáo là thuốc phiện trái ngược với CS). Nên bác Hồ chỉ còn là thần nhưng CNCS là vô thần nên Bác hồ thờ ở đâu tôi đề nghị mọi người nên làm một công trình nghiên cứu về đề tài tiến sĩ khoa học ( Bác Hồ thờ ở đâu cho đúng). Nếu không ai nói được tôi đề nghị chị Hằng đến năm 2020 kỷ niệm 130 năm ngày sinh Bác Hồ thử làm lễ kều hồn xem Bác Hồ thích ở đâu ? thì toàn dân ta cứ thế theo./.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Di chúc Hồ Chí Minhlúc 02:27 19 tháng 8, 2013

      Theo di chúc của Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì ông muốn sau khi chết được hỏa thiêu thành tro, chôn xuống đất một cách giản dị, đời thường. Ông không muốn chết mà không được chôn và bì đày ải mãi trong tủ kính như một món đồ trong bảo tàng ở Ba Đình như thế. Còn về tượng của ông, ông muốn đặt ở đâu thì chưa thấy ai nói đến. Nhưng chắc chắn là cái việc nằm trong chùa cùng Đức Phật, hay trong nhà thờ cùng Đức Chúa là ông chưa bao giờ dám nghĩ tới, vì dù sao ông cũng là người có học thức và đã va chạm với nhiều nền văn minh khác nhau trên thế giới rồi, nên ông rất hiểu, rằng đó là điều không thể.

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    3. Chính ông Phật cũng chẳng cần thờ ông ở trong chùa, khi còn sống ông luôn dặn đệ tử: VẠN PHÁP DUYÊN SINH NHƯ HUYỄN - tất cả mọi thứ trên đời đều chỉ huyễn có chứ không có thật, có đấy mất đấy "Có" mà lại là "Không" - (Sắc tức thị không-không tức thị sắc). Cái thân người cũng như của cải vật chất đối với ông chỉ là thứ "giả tạm" chả quan trọng gì, ông chết cũng đem thiêu như những người dân Ấn độ. Chùa chiền là do từ người Trung quốc nghĩ ra chứ không phải từ quê hương của Phật, khi còn tại thế Phật và Tăng đoàn sống và học đạo ở dưới gốc cây, các hang động, trên núi là chính, mùa an cư kiết hạ dựng tạm lều ở qua mùa mưa, không được phép ở đâu lâu. Ông Hồ có lẽ cũng hiểu sâu đạo Phật nên mới di chúc thế, đó là đạo Phật thật, thứ giáo lý mà các Thiền sư thời Trần học và hành theo: sống giản dị, tu khổ hạnh "Nhất bát cô thân vạn lý du", chết cũng nhẹ nhàng lặng lẽ không cúng lễ rùm beng.

      Xóa
  9. Nếu không nhầm thì hồi trước những năm đầu thập niên 60 ở miền Bắc có "phong trào" phá đình, chùa vì cho đó là tàn dư của chế độ phong kiến, mê tín dị đoan cần phải bài trừ tận gốc, không hiểu phong trào này do ai chủ xướng?

    Trả lờiXóa
  10. Nhà thờ Chúa chỉ có Chúa là chính, Chùa Phật chỉ có Phật là chính . Còn miếu thờ ô. Hồ chí Minh thì chỉ có ông ấy là chính . Chúa không phải là Phật. Phật không phải là Chúa . Ô. HCM là ô. HCM . Đừng lẫn lộn .

    Trả lờiXóa
  11. Tranh luận mãi rồi cũng thế thôi, vì nếu không ai dám vượt qua cái trí thì mãi là tranh luận. Tôn giáo thì khác, nó không đơn thuần là luân lý, là tri thức nhưng nó còn là chân lý. Chân lý được trình bày dưới nhiều góc độ khác nhau. Ước mong rằng những ai nghiên cứu về tôn giáo đủ hiểu để rộng lòng đón nhận nhau hơn và hiểu được bản chất của tôn giáo!

    Trả lờiXóa
  12. Chân Không cư sỹlúc 15:38 3 tháng 8, 2014

    Đến cả Đức Thánh Trần hay Thánh Mẫu Liễu Hạnh mà còn phải thờ riêng trong một ngôi đền phủ,
    (dẫu đền phủ đó ở một không gian độc lập hay nằm trong khuôn viên nhà chùa),
    chứ đâu có được ngồi trong Điện Tam Thế chung với các đấng Phật.

    Trả lờiXóa
  13. Ông Hồ Chí Minh là người cộng sản, theo chủ nghĩa Mác Lê ĩvô thần.Vì vậy đưa tượng/ ảnh của ông ấy vào thờ trong chùa là hành vi xúc xiển tôn giáo và bôi nhọ những người cộng sản. Thật chẳng ra làm sao khi sống thì thì miệng cứ bô bô nào là Mác Lê, nào là duy vật, chửi bới các tôn giáo là mù quáng, ngu muội vậy mà khi chết lại đến chùa rước tượng phật về thờ, mời thầy tu về gõ mỏ tụng kinh! Chỉ riêng mỗi việc nầy cũng đủ để thấy cái lý thuyết mà họ rao giảng là thứ gì rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin "Nặc danh00:13 Ngày 04 tháng 08 năm 2014" tìm hộ mệnh đề nào trong chủ nghĩa Mác thể hiện CN Mác là vô thần. Tôi e bạn nhầm đấy, và cả thế hệ gần trăm năm nghiên cứu nó (Mác) cũng nhầm nốt.

      Xóa

  14. Đây giảng của bộ môn Mác- LN đây.
    Tài liệu học tập: - GS. Nguyễn Hữu Vui (biên dịch) - Chủ nghĩa vô thần khoa học. Nxb Liên Xô - Giáo trình Triết học- Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội,2000
    http://sps.ctu.edu.vn/decuong/ML318.pdf

    Mác và Anghen sở dĩ phê phán tôn giáo, xem tôn giáo như là thuốc phiện, chính là vì tôn giáo khẳng định sự bất lực của con người trước sức mạnh thiên nhiên và xã hội. Đối với sức mạnh này, đáng lẽ người ta phải đoàn kết nhau lại, vận dụng mọi trí năng để mà chế ngự thuần phục, bắt chung phải ngoan ngoãn phục vụ con người. Thay vì làm như vậy, tôn giáo lại an ủi người với thuyết Định mệnh, ru ngủ người bằng ảo ảnh Thiên đàng hoặc đe dọa người bằng ảo ảnh địa ngục. Chính vì tôn giáo cống hiến cho người một hạnh phúc hư ảo, cho nên chủ nghĩa Mác phê phán tôn giáo, để hướng người đi tìm một hạnh phúc thực tại ngay ở thế giới này, ngay ở trong xã hội này chứ không phải ở đâu xa lạ.

    Trả lờiXóa
  15. gửi Nặc danh 09:09 Ngày 04 tháng 08:
    Và đây nữa Kỷ yếu Hội thảo triết học của Đại học Đà Nẵng này:

    L.Phơbách sinh năm 1804 trong gia đình một luật sư nổi tiếng ở Đức, nhà duy vật nổi tiếng của triết học cổ điển Đức, bậc tiền bối của triết học Mác. Đại biểu cuối cùng của một trào lưu triết học đặc sắc, Người đã viết chương cuối cùng hùng tráng trên cơ sơ của chủ nghĩa duy vật và vô thần để kết thúc bản giao hưởng “Triết học cổ điển Đức”.
    https://sites.google.com/site/philosophiahv/ky-yeu-hoi-thao-triet-hoc-2011/chu-nghia-duy-vat-nhan-ban-cua-pho-bach

    Trả lờiXóa
  16. Hay quá! Xin phép Bác Tễu xho em copy sang Face để chia sẻ cùng các bạn!

    Trả lờiXóa
  17. Tôi đồng ý với phân tích khác biệt giữa chùa chiền và miếu thờ. Chùa chiền phần lớn là các công trình xây dựng bề thế còn mếu mạo chỉ là nơi thờ 1 con người có tên tuổi rỏ ràng với 1 và chỉ 1 con người cụ thể mà thôi. Vì vậy miếu thờ chỉ chiếm 1 mặt bằng nhỏ nhưng có thể có nhiều miếu thờ các vị đã có công với quê hương này.

    Trả lờiXóa
  18. Năm nào cũng đọc . Mà đọc hoài không chán ! Còn loài người, còn bậc sinh thành, còn Mùa Vu Lan !

    Trả lờiXóa
  19. Cám ơn Tễu blog đã đưa những bài trên để chúng tôi được mở mang kiến thức

    Trả lờiXóa