Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2017

CHIỀU VĂN XƯƠNG CÁC - thơ Bế Kiến Quốc


Chiều Văn Xương các
Bế Kiến Quốc

Bạn văn đưa tới gác Văn Xương
Nguyệt quế trong chiều phảng phất hương
Nhắc lại câu thơ từ thuở cũ
Buồn như thoáng lạnh giữa xanh vườn

Thuở ấy non sông lâm trận giặc

Pháo mã bâng khuâng lạc thế cờ
Vua thì nhu nhược, triều đình nát
Lòng ai trung nghĩa hoá bơ vơ

Sĩ phu trằn trọc trong cơn loạn

Ba, bảy con đường - biết chọn đâu
Đúng, sai - ai tính cho tròn vẹn
Chưa kịp từ quan đã bạc đầu

Bạn bè tự hỏi Văn Xương Các

Ngọn đèn tâm sự thức qua đêm
Thời cuộc liệu còn thay đổi được
Mà lấy văn chương gửi nỗi niềm?

Câu thơ thuở ấy - tấc lòng son

Lay động muôn đời lớp cháu con
Còn mãi Văn Xương lầu gỗ nhỏ
Giữ lại tình ai với nước non...

Vĩnh Long, 20-5-1986

*Tác giả Bế Kiến Quốc đã mất. 
.
Chú thích: Văn Xương các còn có tên Thơ lầu, Tụy Văn lâu và có lúc dân gian còn gọi thêm cái tên: đền Phan Thanh Giản, nằm trong khu vực Văn Thánh miếu, nơi thờ Ðức Khổng Tử tại làng Long Hồ, nay thuộc phường 4 thị xã Vĩnh Long. Theo tài liệu của anh Việt Chung Tử, được biết, sau khi thực dân Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Ðông: Biên Hoà, Gia Ðịnh, Ðịnh Tường (1859) và cuộc điều đình xin chuộc lại 3 tỉnh miền Ðông của vua Tự Ðức triều Nguyễn do Phan Thanh Giản cầm đầu đoàn sứ sang Pháp bị thất bại (1863), thực dân Pháp bắt đầu đặt guồng máy cai trị trên phần đất chiếm đóng.
Nhận thấy miền Ðông đã rơi vào thực dân Pháp, Văn Thánh miếu ở Gia Ðịnh, nơi tiêu biểu cho văn hoá phía Nam bị Pháp khống chế và Bạch Mai Thi Xã do Tôn Thọ Tường thao túng. Lúc bấy giờ, các sĩ phu và người dân yêu nước tị địa về 3 tỉnh miền Tây còn lại. Với tinh thần bất khuất quyết giữ gìn mảnh đất còn lại làm chỗ dựa cho lòng yêu nước của toàn dân về mặt văn hoá, phát huy các đức tính: trung cang, nghĩa khí, mà Khổng giáo là tư tưởng chính thống lúc bấy giờ, Kinh lược sứ Phan Thanh Giản cùng Huấn đạo Nguyễn Thông và sự góp sức của các cựu trào 3 tỉnh Vĩnh Long (các quan phủ, huyện, thương biện, cử nhơn, tú tài, học sinh, hội biện và hương chức làng xã các địa phương...), An Giang (Án sát sứ Phạm Hữu Chánh - có tài liệu gọi là Phạm Viết Chánh), Hà Tiên (Tuần vũ Lê Nguyễn)... xây cất một Văn Thánh miếu mới ở Vĩnh Long, khởi công từ năm Giáp tí 1864 đến năm Bính dần 1866 mới hoàn thành. Trong khu vực Văn Thánh miếu vừa xây cất có cất thêm một Thơ lầu còn gọi là Tụy Văn lâu, nơi chứa sách, đọc thơ và bình văn. Phan Thanh Giản và Nguyễn Thông đóng vai trò là những chủ soái về mặt văn hoá và văn học trong vùng. Về sau khu vực nầy xứng đáng mang biểu tượng văn học vùng đồng bằng sông Cửu Long. (Nguồn: tại đây)

.

13 nhận xét :

  1. Bài thơ của bác Bế Kiến Quốc quá hay. Trước khi biết "gác Văn Xương" là gì, đọc bài thơ đã xúc động rồi. Sau khi hiểu đầu đuôi sự tích Văn Xương các, trở lại bài thờ càng thấy thấm thía. Tôi thấy bài thơ "Chiều Văn Xương các" cùng lời chú thích trên đây rất xứng đáng được đưa vào sách giáo khoa.

    Cám ơn bác Diện đã giới thiệu.

    Trả lờiXóa
  2. Nói thêm với Ha Le
    Bài thơ của Bế Kiến Quốc đăng lần đầu trên báo Văn nghệ khoảng 1987 hay 1988 gì đó. Khổ thơ thứ hai tôi còn thuộc đến giờ. Khi viết bài Nghìn thu để tiếng (Kỷ niệm 130 năm Hà thành thất thủ, blog NXD ngày 22-4-2012) tôi tìm trên trang Thiviện thấy bài thơ này (giống như bản của NXD). Câu thứ 2 của khổ thứ hai khác tôi một chữ:
    Pháo Mã bâng khuâng LỠ thế cờ
    Mà trí nhớ của tôi là:
    Pháo Mã bâng khuâng LẠC thế cờ
    Tôi vẫn tin vào trí nhớ của tôi trong trường hợp này. Hơn nữa, chữ LẠC ở đây đúng nghĩa hơn. Triều đình Tự Đức LẦM LẠC, SAI LẠC từ đường lối chiến lược chứ đâu phải LỠ một thế cờ.

    Trả lờiXóa
  3. Khí phách người xưa vẫn hun đúc người thòi nay . Bế Kiến Quốc dừng chân lãng du chốn Xương Văn Các Vĩnh Long, chạnh lòng tưởng nhớ người xưa mà thấy bâng
    khuâng.
    Câu thơ thuở ấy-tấc lòng son,
    Lay động muôn đời lớp cháu con,
    Còn mãi Văn Xương lầu gỗ nhỏ,
    Giữ lại tình ai với nước non.

    Phần đất Nam Bộ tuy thuộc về giang sơn đất Việt chưa lâu bằng miền Bắc, miền Trung, rồi lại bị đô hộ cả trăm năm, nhưng cái tình non nước Việt luôn hun đúc tâm hồn Việt, không bao giờ tách khỏi tổ quốc thân yêu, vẫn là phần máu thịt của tổ quốc Việt Nam .

    Trả lờiXóa
  4. Cám ơn bác Đào Tiến Thi. Giá mà có tiểu sử bác Bế Kiến Quốc ở đây nhỉ, tôi không biết nhiều về nhà thơ này bác Thi ạ.

    À, mà ở khổ thơ thứ ba, câu "Ba, bảy con đường - biết chọn đâu", ban đầu tôi cứ thắc mắc tại sao không là "chọn" mà là "trọn", nhưng không dám ý kiến vì tôn trọng tác giả, biết đâu tác giả cố tình dùng chữ đó. Hóa ra là bác Diện gõ nhầm và đã sửa rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thưa bác Ha Le
      Tác giả Bế Kiến Quốc đã mất. Vợ góa của thi sĩ là nhà thơ Đỗ Bạch Mai. Con trai của Ông bà Bế Kiến Quốc là cháu Văn - học trò của Trang phu nhân nhà tôi.

      Cám ơn bác đã nhắc đến tác giả BKQ.

      Xóa
  5. Xin chia sẻ

    Thưa Trang chủ Lâm Khang,
    Kính bác Đào Tiến Thi,
    Tôi đã soạn bức thư hồi đáp bác Thi sau khi nhận được toàn bộ bài thơ của nhà thơ Bế Kiến Quốc, tiếc rằng không save đúng nên đã thất lạc; Tôi sẽ viết lại để hồi đáp thịnh tình của bác. Trở lại Trang nhà Lâm Khang cũng có điều hay là bài về “Hà thành thất thủ” tôi cũng thấy ở đây đầu tiên.
    Xin tạm ghi một ít ý chính.

    *
    Tôi tán đồng với chữ “lạc” mà bác Đào Tiến Thi xác định trong bản chính khi nhớ lại lần đọc đầu tiên. Ngoài ý nghĩa chặt chẽ như bác viết, tôi thấy Cụ Hồ cũng dùng chữ này trong “Học đánh cờ” (Học dịch kỳ): “Lạc nước hai xe đành bỏ phí”. (Chữ “lỡ” có lẽ chỉ đắt trong trường hợp Nguyễn Bính dùng cho “Lỡ bước sang ngang”?)

    *
    Tôi thấy hình ảnh bác Đào Tiến Thi đứng trước Cửa Bắc rất ý nghĩa; Hình ảnh liên hệ với đoạn thơ đề dẫn của Bế Kiến Quốc cũng cho ta thấy khung cảnh các lớp người sau nhìn lại lịch sử và suy ngẫm về lối sống và đạo làm người.
    Nhận xét của một bạn dưới bài trước rất ý nghĩa: Đọc những bài này thấy yêu và hiểu lịch sử hơn. Ngay tại đây, ý kiến bạn Ha Lê rất hay: Sách giáo khoa cần có những bài giá trị như thế này.

    *
    Sự thực, theo thiển ý của tôi, chưa bao giờ hơn lúc này, cuộc sống đòi hỏi và thôi thúc chúng ta nhìn xét rõ hơn lịch sử và các gương Tiên liệt để sống đúng như con người chân chính. Công sức của các Tác giả và các Trang chủ như của Lâm Khang Nguyễn Xuân Diện là kịp thời, cần thiết và rất đáng trân trọng.

    Xin gửi tới các anh, các bác Lời Chào Kính Mến.
    Trân trọng,
    Bùi Viết Văn-Đức.

    Trả lờiXóa
  6. Về nhà thơ Bế Kiến Quốc

    Thưa Trang chủ Lâm Khang,
    Thưa bác Ha Le,
    Có thể nói tôi cũng đã có thắc mắc như bác Ha Le khi đọc đoạn thơ của nhà thơ Bế Kiến Quốc. Tôi cũng là “dân nghiền” báo “Văn Nghệ” từ lúc học trò nên có thể những tên như của nhà thơ Bế Kiến Quốc hay của Xuân Quỳnh với câu thơ thật hay:
    Dẫu cho đi suốt cuộc đời,
    Cũng không đi hết những lời mẹ ru.

    - Mà chắc chắn tôi đã được đọc ngay từ khi đăng trên Văn Nghệ lần đầu.
    Tên nhà thơ đã ghi thành dấu ấn, nên khi đọc đoạn trích trong bài của bác Đào Tiến Thi, tôi đã tìm lại và khảo trên google thì được bài của tác giả Bùi Quang Tú với tấm hình của nhà thơ Bế Kiến Quốc viết rất đầy đủ.

    *
    Tôi đã có chút trao đổi với tác giả Đào Tiến Thi. Với Trang nhà và quý bạn, tôi cảm ơn một bạn đọc đã chia sẻ với tôi cảm nhận về thế thái nhân tình nơi bài trước.
    Xin được chia sẻ thêm như trên và cảm ơn quý bác đã có công sức đọc và viết để người đọc chúng tôi và chúng ta nói chung có được cuộc sống giầu ý nghĩa hơn.

    Trân trọng.

    Trả lờiXóa
  7. Nhà thơ Bế Kiến Quốc không chỉ có tài năng mà giàu lòng nhân ái. Chính ông đã có công giúp rất nhiều học sinh thi tốt nghiệp cấp 3 toàn miền Bắc (tháng 5/1978) không bị điểm kém môn văn. Sự thể là thế này: Một tuần trước ngày thi tốt nghiệp cấp 3 năm 1978, trong mục "sổ tay người yêu thơ" của báo Văn nghệ, Bế Kiến quốc đã đăng bài phân tích bài thơ "Trời hửng" trong tập Nhật ký trong tù (không rõ vô tình hay hữu ý?). Và đó cũng chính là đề thi tốt nghiệp cấp 3 môn Văn năm 1978 của miền Bắc. Hàng ngàn học sinh phổ thông lớp 10 năm đó đã đọc bài báo này và "trúng phỏm" một cách nhẹ nhàng, trong đó có học sinh của cô giáo Đỗ Bạch Mai.

    Trả lờiXóa
  8. LỜI BÀI HÁT: Về Hà Tây Đi Em


    Đăng bởi: quangchien84

    Về Hà Tây đi em
    Có bao con đường quen
    Đường Thường Tín yêu thương
    Kỷ niệm phút giận hờn
    Đường Chùa Hương xa xanh
    Yến oanh đi trẩy hội
    Tìm về chốn linh thiêng
    Hẹn ngày lành nên duyên
    Về Hà Tây đi em
    Một đời ta không quên
    Tiếng ru ầu ơ êm đềm
    Thoáng thơm hương lúa quê mình
    Sông Tích Sông Đáy lượn quanh
    Con sông tắm mát đời ta
    Người Hà Tây quê ta
    Nguồn tài nguyên thi ca
    Đất thiêng rạng danh anh tài
    Núi sông ghi nhớ muôn đời
    Ai đó không có tình quê
    Như cây mất rễ người ơi!
    http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=fFuLE23T8S

    Trả lờiXóa
  9. Cám ơn Tễu và Bác Ngọc Thanh, theo lời dẫn về bức hoành phi, 天經地義 THIÊN KINH ĐỊA NGHĨA, chúng tôi giở sách 春秋左傳 Xuân Thu Tả Truyện, đọc lại thiên 昭公Chiêu Công, ghi được lắm điều hay. xin chép lại một đoạn:

    夫禮.天之經也.地之義也.民之行也.天地之經. 而 民實則之.則天之明.因地之性.生其六氣.用其五行. 氣為五味.發為五色.章為五聲 .
    Phù lễ, Thiên chi kinh dã, Địa chi nghĩa dã, Dân chi hạnh dã. Thiên Địa chi kinh, nhi dân thật tắc chi. Tắc thiên chi minh, nhân địa chi tính. Sanh kỳ lục khí, Dụng kỳ ngũ hành. Khí vi ngũ vị, Phát vi ngũ sắc. chương vi ngũ thanh.
    淫 則 昏 亂 . 民 失 其 性 . 是 故 為 禮 以 奉 之 .為 六 畜 . 五 牲 . 三 犧 . 以 奉 五 味 . 為 九 文 . 六 采 . 五 章 . 以 奉 五 色 .為 九 歌 . 八 風 . 七 音 . 六 律 . 以 奉 五 聲 . 為 君 臣 上 下 . 以 則 地 義 . 為夫 婦 外 內 . 以 經 二 物 . 為 父 子 . 兄 弟 . 姑 姊 . 甥 舅 . 昏 媾 . 姻 亞 . 以象 天 明 . 為 政 事 . 庸 力 行 務 . 以 從 四 時 . 為 刑 罰 . 威 獄 . 使 民 畏 忌 .以 類 其 震 曜 殺 戮 . 為 溫 . 慈 . 惠 . 和 . 以 效 天 之 生 殖 . 長 育 . 民 有 好惡 喜 怒 哀 樂 . 生 于 六 氣 . 是 故 審 則 宜 類 . 以 制 六 志 . 哀 有 哭 泣 . 樂 有歌 舞 . 喜 有 施 舍 . 怒 有 戰 鬥 . 喜 生 於 好 . 怒 生 於 惡 .
    Dâm tắc hôn loạn . Dân thất kỳ tính . Thị cố vi lễ, dĩ phụng chi ; vi lục súc : ngũ sinh, tam hi, dĩ phụng ngũ vị ; vi cửu văn : lục thải, ngũ chương, dĩ phụng ngũ sắc ; vi cửu ca : bát phong, thất âm , lục luật , dĩ phụng ngũ thanh ; vi quân thần thượng hạ, dĩ tắc địa nghĩa ; vi phu phụ ngoại nội, dĩ kinh nhị vật ; vi phụ tử : huynh đệ, cô tỉ, sanh cữu, hôn cấu, nhân á, dĩ tượng thiên minh ; vi chánh sự : dong lực hành vụ, dĩ tòng tứ thì ; vi hình phạt : uy ngục, sử dân úy kỵ , dĩ loại kỳ chấn diệu sát lục ; vi ôn, từ, huệ, hòa, dĩ hiệu thiên chi sanh thực, trường dục . Dân hữu hảo ác hỉ nộ ai lạc, sanh vu lục khí . Thị cố, thẩm tắc nghi loại, dĩ chế lục chí, ai hữu khốc khấp, lạc hữu ca vũ, hỉ hữu thi xá, nộ hữu chiến đấu, hỉ sanh ư hảo , nộ sanh ư ác
    是 故 審 行 信 令 .禍 福 賞 罰 . 以 制 死 生 . 生 . 好 物 也 . 死 . 惡 物 也 . 好 物 樂 也 . 惡 物 哀也 . 哀 樂 不 失 . 乃 能 協 于 天 地 之 性 . 是 以 長 久 . 簡 子 曰 . 甚 哉 禮 之 大也 . 對 曰 . 禮 上
    下 之 紀 . 天 地 之 經 緯 也 . 民 之 所 以 生 也 . 是 以 先 王 尚之 . 故 人 之 能 自 曲 直 以 赴 禮 者 . 謂 之 成 人 . 大 不 亦 宜 乎 …
    Thị cố, thẩm hành tín lệnh, họa phúc thưởng phạt, dĩ chế tử sanh ; sanh , hảo vật dã, tử, ác vật dã ; hảo vật lạc dã, ác vật ai dã . Ai lạc bất thất, Nãi năng hiệp vu thiên địa chi tính . Thị dĩ trường cửu . Giản Tử viết : thậm tai lễ chi đại dã . Đối viết : lễ thượng hạ chi kỷ, thiên địa chi kinh vĩ dã ; dân chi sở dĩ sanh dã ; thị dĩ tiên vương thượng chi ; cố nhân chi năng tự khúc trực dĩ phó lễ giả . Vị chi thành nhân , đại bất diệc nghi hồ …

    Trả lờiXóa
  10. Con người nặng tình với nước non như luôn mang một mối sầu. Nhớ tới người xưa :

    Vua thì nhu nhược, triều đình nát,
    Lòng ai trung nghĩa hóa bơ vơ.

    Còn ngày nay ? Liệu còn những người nặng tình với nước non như NT Bế Kiến Quốc ?
    Liệu có còn :

    Đúng , sai - ai tính cho tròn vẹn,
    Chưa kịp từ quan đã bạc đầu .

    Ngày nay còn người tính chuyện từ quan ? Câu chuyện tưởng chừng xưa cũ nay bỗng trở thành nóng bỏng . Quan xưa là sĩ phu " quốc gia hưng vong , thất phu hữu trách ". Còn quan thời nay ? Quốc gia hưng vong , sĩ phu đào tẩu .
    Sao bỗng nhiên NXD tái đăng bài thơ này ? Có phải NXD có kỉ niệm gì với dất Cửu Long ?

    Trả lờiXóa
  11. GIỮ KHÍ TIẾT XƯA

    Noi gương trí sĩ thủa Văn lầu
    Trăn trở thương dân thơ quặn đau
    Kêu gọi núi sông cùng thức đậy
    Đan tay Nam – Bắc nối hai đầu

    Truyền đi nghĩa khí tử vì nước
    Dâng trọn lòng trung sát cánh nhau
    Triệt bọn tham quan luôn vững trí
    Giang sơn giữ vẹn trước quân Tầu

    Dẫu cho thân nát làm trăm mảnh
    Hơn chết ngậm hờn nhục mãi sau
    Truyền thống ngàn đời không khuất phục
    Một lần thỏa hiệp biết về đâu?

    Sợ không dấn thân vì non nước
    Sẽ phải ngậm hờn chìm đáy sâu
    Văn bút đồng lòng lên tiếng nói
    Mới mong thay đổi đẹp ngày sau.

    Tiếng Sóng Biển Blog 26.11.2016

    Trả lờiXóa
  12. Có vẻ như những người bình luận về thơ BKQ ở đây đều là nhà giáo và đã cao tuổi rồi thì phải. Đọc các nhận xét là biết ngay thôi mà ! Đáng mừng là những người với tư duy nghĩ ngợi như thế mà vẫn sử dụng máy tính ! Có thể tiếp xúc với khoa học dễ hơn đối với văn học chăng ?

    Trả lờiXóa