Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

Thư giãn cuối tuần: CHÍNH TRỊ VÀ ĐÁM CƯỚI


CHÍNH TRỊ VÀ ĐÁM CƯỚI

NỘI DUNG PHÁT BIỂU CỦA VỊ ĐẠI BIỂU 

 - Thưa các cấp lãnh đạo địa phương! Thưa các cụ các ông các bà! Các bậc cha anh thuộc nội ngoại hai họ! tôi đại diện cho gia đình nên phát biểu buổi đính hôn của hai cháu hôm nay! 

- Trước khi thốt chuyện xin gửi các cụ các ông các bà và toàn thể hội hôn lời chúc mừng sức khỏe và hạnh phúc! 

- Tất cả vì tương lai con em chúng ta! Trong chính cương của Đảng viết: “ Dân tộc được độc lập,dân quyền được tự do,dân sinh được hạnh phúc”! Trách nhiệm xây dựng này là của tất cả toàn xã hội chúng ta! 

- Song nói riêng 2 gia đình chúng tôi: ông Hướng sinh hạ được cháu Mai Hương, ông Uyển sinh hạ được cháu Quốc Tuấn ! các cháu sinh ra và lớn lên được hưởng thụ dưới mái trường xã hội chủ nghĩa! Trong quá trình lao động và học tập,các cháu có biết nhau!song được 2 gia đình cho phép,các cháu được tự do tìm hiểu! các cháu lấy nhân sinh quan cách mạng làm cơ sở! các cháu đã tìm ra tình thương và lẽ sống của con người! các cháu thực sự thương nhau:’’Thương nhau về chân lý ,quý nhau trên lập trường! biểu thị 1 tình thương giai cấp”! 

 - Bởi vậy các bậc là cha là mẹ đôi bên đều có trách nhiệm đắp nấng trồng cây chung! Lý lẽ ấy ông bà Hương ủy quyền cho ông bà Uyển và Quốc Tuấn chọn ngày lành tháng tốt để kính mời các vị đại biểu tới đây ăn trầu uống nước và mừng hạnh phúc cho 2 cháu! 

 - Để đáp lại tấm lòng vàng ngọc ấy! chúng tôi xin phép được căn dặn các cháu mấy điều vui duyên mới không quên nhiệm vụ : Mai Hương và Quốc Tuấn các cháu sẽ nghe đây: hạnh phúc hôm nay của các cháu đã đến không phải đôi bên bác mẹ có nhiều tiền lắm của mà mua được! và chính đây!chính đây là được sự thương yêu của các bậc là cha là mẹ và chính đây!và chính đây là được sự đùm bọc của tình làng nghĩa xóm! Và chính đây! và chính đây được sự giúp đỡ của tất cả bạn nam nữ thanh niên mà hôm nay đã đến xây dựng với 2 con!vây 2 con vui duyên mới không quên nhiệm vụ!việc nước việc nhà 2 chữ hiếu chung! 

- Núi Thái Sơn kia biết cao mấy trượng? Nước trong nguồn vô tận vẫn lưu thông. Cha mẹ thương con dù nắng hạn mưa đông. Song vẫn lao động quên mình không biết mệt. Cha mẹ nuôi con là thế ấy, vậy các con đã trưởng thành, các con đã yêu nhau. Phải thực sự bảo ban nhau làm ăn, làm thế nào cho thuận trên vừa dưới để khỏi điều đi tiếng lại, mà để cho đôi bên bác mẹ phải chịu những điều:chanh,khế,bưởi,bòng! 

 - Tôi nói đây đã dài quá nhưng vẫn chưa xong!còn phải nói tiếp theo năm tháng! Thời gian có hạn nhường lại cho ban tổ chức ! một lần nữa xin chào các cụ,các ông,các bà và toàn thể hội hôn lời chúc mừng sức khỏe!xin chân thành cảm ơn ! 
Ghi lại từ video - Nguyễn Văn Trường - Quất Lâm - Giao Thủy - Nam Định



Xóm Đụ


Và những cây cầu





54 nhận xét :

  1. Xin bổ xung:

    Còn cầu khe bướm, Cầu rạch chim, cầu Cu ...
    http://chuyenhvt.net/forum/showthread.php?t=21086

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CẦU CU XÓM ĐỤ THÂN THƯƠNG
      RẠCH CHIM KHE BƯỚM THẮM HƯƠNG ĐƯỢM TÌNH
      AI QUA XỨ ẤY QUÊ MÌNH
      GHÉ CHƠI XẺO BƯỚM TRỌN TÌNH QUÊ HƯƠNG !
      (Xuân Hương thời mở cửa)

      Xóa
  2. Tiên tiến và đậm đà bản sắc văn hóa ....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài phát biểu còn thiếu "ơn đảng ơn bác", chưa chuẩn! Không có hai ơn này, đời hai cháu làm sao có chim có bướm?

      Xóa
  3. Có phải dân bắc mình gọi ĐỊT, trong nam họ gọi là ĐỤ không nhể?
    He he! Địt mà cũng văn hóa? :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những gì liên quan đến con người đều có thể là văn hóa.
      Nhưng đây chỉ là một cái tên xóm.
      Tên là xóm Đụ nhưng vẫn có thể là một xóm có văn hóa.
      Chỉ sợ có những cơ quan văn hóa làm công tác văn hóa mà lại vô văn hóa thôi.

      Xóa
    2. Đụ phải có văn hóa chứ, không thì vào tù hết à!
      Vừa rồi bác không nghe cái vụ Đụ bậy của tên Việt - là một đảng viên đảng CSVN, đương chức phó công an thị trấn Thới Bình, tỉnh Cà Mau ý ! Bị kỷ luật đảng và chuyển công tác đấy. Ông Việt này do ĐỤ không có văn hóa (ĐỤ và tắm chung với vợ người khác bị bắt quả tang tại trận). Vậy nên ĐỤ phải có văn hóa chứ!

      Xóa
  4. Cảm ơn món quà năm mới của anh Diện.

    Trả lờiXóa
  5. hay qua!khong ngo NXD cung hai huoc chang thua gi HOXUANHUONG!

    Trả lờiXóa
  6. Năm mới kể chuyện vui nhưng có thật 100%. Cách đây vài năm tôi cũng gửi cho một câu lạc bộ chị em ở Đức một số ảnh vui, trong đó có cầu xẻo bướm. Với tôi nó cũng là cái gì đó "giải trí giây lát", chứ không có gì mà sâu sắc cần quan tâm quá. Vả lại có nhiều khái niệm với dân Bắc là "ấn tượng" nhưng với dân gốc Miền Nam như vợ tôi chả hạn thì "Cầu xẻo bướm" lại không tạo ấn tượng mạnh như "Làng văn hóa xóm Đụ" trên - với dân Bắc thì câu " ... đụ" lại ấn tượng không mạnh! Riêng chị em Câu lạc bộ tôi đang nói trên rất quan tâm đến cây cầu này ngoài trí tưởng tượng của tôi. Sau đó 1, 2 năm chị em nhân chuyến về thăm quê hương đã có "chương trình du lịch riêng" đến thăm cây cầu này (ở Kiên Giang). Thế mới biết chỉ cần một sự kiện với câu chữ xâm phạm đến "phần thiêng liêng" của mình thì chị em đã rất quan tâm, chứ không phải "đàn bà sâu sắc như cơ đựng trầu" như cánh đàn ông ta vốn dĩ hay hiểu nhầm đâu TS Diện nhé!

    Trả lờiXóa
  7. Không hiểu sao có nhiều bác thích nói về đạo đức thế không biết? Năm năm trước gặp bác, bác cứ luôn mồm nói về đạo đức, thế rồi năm năm sau vẫn thấy các bác lải nhải về... đạo đức. Nhiều khi ngồi một mình, tôi tự hỏi, rằng các bác sống "đạo đức" hay các bác sống nhờ...nói về đạo đức, loay hoay mãi, không thể nào tự trả lời được thắc mắc của mình, chẳng lẽ cứ ôm mãi cái thắc mắc ấy xuống mồ? Thôi thì tôi đành phải mượn một câu của ai đó nói thế này: " người nào thiếu cái gì thì hay nói về cái đó"!

    Trả lờiXóa
  8. Đề nghị các điạ phương có TỤC DANH (mỹ danh?)trên đăng ký gấp là ẤP (phường, xã, thôn, thị trấn...)
    "ĐẠI VĂN HOÁ CM XHCN". Chắc chắn Trên ủng hộ ngay
    vì nó TOÁT LÊN TÍNH NỔI TRỘI VỀ VĂN HOÁ DO ĐẢNG TA CHỦ TRƯƠNG !

    Trả lờiXóa
  9. xin bổ sung:
    còn cầu Cái Vồn lớn và cầu cái vồn nhỏ

    Trả lờiXóa
  10. Ấn tượng nhất là"Triết học và đám cưới".
    Ông này chắc làm ở nghành tuyên giáo,và đây chắc là lời ông phát biểu ở đám cưới những năm trước 1975.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước 1975 làm gì có quay camera.
      Mà camera này cũng phải là sau ơn Đảng đổi mới.

      Xóa
  11. NGÀY 4/10/2009 CÓ GHI TRÊN BANER LÀM SAO NÓI phát biểu ở đám cưới những năm trước 1975. :))

    Trả lờiXóa
  12. Ha ha, hồi còn ở VN, có năm tôi thường xuyên vác đàn chạy show đám cưới ở Khu công nghiệp Sóng Thần (Thủ Đức, TpHCM), nơi có rất đông các bạn công nhân trẻ gốc Bắc. Cái màn "tuyên giáo" này tôi đã được thấy nhiều lần nhưng chưa thấy cụ nào phát biểu "trình độ" như cụ trong clip 2009 trên. Ha ha, có vần có điệu, ngâm nga trầm bổng đàng hoàng!

    Trả lờiXóa
  13. @ Khách ẩn danh nói...
    Xin bổ xung:
    ===
    Bác Khách ẩn danh ơi. Góp ý nhỏ đầu năm nhé: Bác gõ sai chính tả rồi, phải là "bổ sung". Tiếng Việt mình có 2 chữ "sung" và "xung".
    Theo em có một cách nhớ chính tả theo nghĩa là: "sung" là "đầy đủ" còn "xung" là "khắc nhau hay tác động" (Em không có ý giảng giải nghĩa Hán Việt của nó ở đây vì không dám đánh trống qua cửa nhà sấm đâu).
    Bác ẩn danh nói "bổ xung" với ý thêm vào (cho đủ) nên phải gõ là "bổ sung" nhé.
    Chúc mừng năm mới cả nhà!

    Trả lờiXóa
  14. Nếu tôi không nhầm thì "quả" đám cưới này ở vùng Chương Mỹ- Hà Tây?

    Trả lờiXóa
  15. câu "thương nhau vì chân lý quý nhau vì lập trường" đã được sửa thành " thương nhau vì sinh lý quý nhau vì đồng tiền" :D

    Trả lờiXóa
  16. Xin cám ơn Bác Diện đã cho nghe một bài phát biểu tràn trề 'tính Đảng' trong đám cưới của hai trẻ.

    Trả lờiXóa
  17. Từ "Bướm" chỉ bộ phận kín của chị em và "chim" chỉ bộ phận của anh em, mới xuất hiện gầm đây và do một số thanh thiếu niên khởi xướng. Do đó không phải là ngôn ngữ chính thống của dân tộc. Đây là các từ biến thái nên không phải kiêng kỵ vì con bướm và con chim là hai loài gắn liền với thiên nhiên bất kỳ quốc gia nào. Câu thơ "Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm" thơ mộng bị xuyên tạc theo nghĩa tục thật buồn.
    Theo tôi, nên trả lại sự trong sáng của tiếng Việt.

    Trả lờiXóa
  18. Cái này tôi cũng đã được xem khá lâu rồi.
    Có lẽ nghị Phước đánh giá dân trí thấp cũng từ mấy cái kiểu phát ngôn này đây,
    Bệnh của một thời, hễ phát biểu ra là đường lối, chính sách, chủ trương...
    Nghe cho vui chứ chớ mà quán triệt.

    TH

    Trả lờiXóa
  19. không biết ai nghỉ ratrò thôn làng xã văn hóa đang như nhai nhã thì lai bày ra trò nông thôn mới thật không xấu hổ

    Trả lờiXóa
  20. Lại được xả stress Bac Diện ơi. hêhhêhhêh

    Trả lờiXóa
  21. chuc anh nam moi hanh phuc

    Trả lờiXóa
  22. Góp nhặt thêm vào danh sách để cùng thư giãn: kẹo Cu Đơ.

    Thật đấy, vừa rồi đi du lịch động Phong Nha ở QB thấy trong tủ kiếng có bán kẹo Cu Đơ, các bà xúm lại xem kẹo, còn các ông, không ông nào mua.

    Trả lờiXóa
  23. Nôm Na mà thật tuyệt trần,
    Văn chương uyên bác muôn phần cũng thua

    Trả lờiXóa
  24. Bình thường thôi, ngôn từ địa phương mà.

    Trả lờiXóa
  25. Chuyện này hay quá! Bác Diện ơi có thể sưu tập lại và in thành một cuốn sách hay. Sống vui vẻ mà, chẳng làm hại ai, hại nước. Nhờ vui mà cuộc sống hạnh phúc.
    Cảm ơn bác Diện nhiều

    Trả lờiXóa
  26. Mình ở Huế tiếng "đụ" nói ngượng mồm lắm.

    Trả lờiXóa
  27. "Từ "Bướm" chỉ bộ phận kín của chị em và "chim" chỉ bộ phận của anh em, mới xuất hiện gầm đây và do một số thanh thiếu niên khởi xướng. Do đó không phải là ngôn ngữ chính thống của dân tộc. Đây là các từ biến thái nên không phải kiêng kỵ vì con bướm và con chim là hai loài gắn liền với thiên nhiên bất kỳ quốc gia nào. Câu thơ "Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm" thơ mộng bị xuyên tạc theo nghĩa tục thật buồn.
    Theo tôi, nên trả lại sự trong sáng của tiếng Việt."


    =======> Sai bét, từ Bướm và Chim cách đây 30 năm tôi đã nghe dân Việt mọi tầng lớp dùng trong cuộc sống mỗi ngày rồi.

    Trả lờiXóa
  28. Cụ này thấm nhuần quá, kính phục!!!

    Trả lờiXóa
  29. Ừ, mình cũng có đọc truyện ngắn của Ma Văn Kháng nói về ông giáo thời chống Pháp. Ông ấy đã đưa ví dụ x, s: x như cánh bướm, còn s cong cong như con chim. Vì thế mà sờ chim là sờ sung sướng còn "xờ" bướm là "xờ" xấu xa. Hêhê...
    Như vậy, chuyện chim bướm, cò lượn chắc có từ xưa hơn nữa.
    Ngôn ngữ gắn liền với thời đại. Thời nào thuận thế nào thì dùng thế ấy. Có chi mà trong với sáng...Có chăng là để làm sạch tiếng Việt nên hạn chế bớt kiểu đế từ Pháp, Anh, Tàu...khi nói năng.

    Trả lờiXóa
  30. Thời đại nào, nước nào cũng có những từ ngừ thường dùng (chuẩn) trong y học, ngôn ngữ, văn học, thông tục, pháp lý, tục tĩu ... Tôi cũng nhất trí là những từ chim bướm không phải là loại từ bị xếp vào loại từ tục tĩu như nhiều từ chúng ta biết và với dân Bắc từ lâu được chấp nhận là từ dân dã (ví dụ sau từ cu thì có lẽ từ chim là từ rất phổ biến để chỉ bộ phận sinh dục của cháu bé trai ...). Còn ai muốn phê bình cải cách (thay đổi) thì nên có ý kiến thay thế - nếu cải tiến hay thì theo, - còn không hay, hay không có ý kiến mà chỉ muốn bác bỏ thì người dân sẽ còn rất ít từ để lựa chọn. Chả lẽ người Việt đã nghèo về kinh tế, nay lại còn nghèo luôn về ngôn ngữ so các nước à?

    MT

    Trả lờiXóa
  31. Thiếu gì danh từ "độc" ở miền Bắc; không những được sử dụng tại nơi "địa phương" mà ngay cả trong sách giáo khoa nữa chứ. Như trong sách thử nghiệm chương trình tiểu học 2000 địa lý lớp 5 bài đồng bằng Bắc bộ có ghi "Ví dụ: cồn Lác, cồn Cỏ, cồn Lu, ..." nhưng cũng may là nhóm chúng tôi góp ý SGK đề nghị loại bỏ và được tác giả Phương Nga đồng ý, không thôi thì sách hiện hành bây giờ vẫn còn !?.

    Trả lờiXóa
  32. "Khách ẩn danh nói...

    Từ "Bướm" chỉ bộ phận kín của chị em và "chim" chỉ bộ phận của anh em, mới xuất hiện gầm đây và do một số thanh thiếu niên khởi xướng. Do đó không phải là ngôn ngữ chính thống của dân tộc. Đây là các từ biến thái nên không phải kiêng kỵ vì con bướm và con chim là hai loài gắn liền với thiên nhiên bất kỳ quốc gia nào. Câu thơ "Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm" thơ mộng bị xuyên tạc theo nghĩa tục thật buồn.
    Theo tôi, nên trả lại sự trong sáng của tiếng Việt.
    10:31 Ngày 02 tháng 1 năm 2012 "

    Bác này nhận xét hoàn toàn chính xác - Từ "Chjm Bướm" hiểu bình thường thôi, còn cu cũng vậy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tễu Tếu ra phết!
      Đành rằng câu thơ "Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm" thơ mộng thật. nhưng thực tế của quá khứ thì: Từ "chim" và "bướm” này đã được dùng ở ngoài đời từ hơn 60 năm trước (thời chúng tôi). độc giả còn nhớ như in những từ đó đã được không ít người sử dụng một cách 'ý tứ' mỗi khi nói về bộ phận sinh dục của con người mà không muốn nhắc tới tên thật của nó. còn từ Chim và từ Bướm đã được một vài nơi dùng để đặt tên cho vật thể nào đó có thể với lí do họ (địa phương ấy) đã có những 'kỷ niệm/gắn bó' với những con chim con bướm ... chính sự hiểu/dùng một cách đa dạng của 2 từ "chim và bướm" đã làm cho không khí cuộc sống thêm sống động; cho dù hiểu/áp dụng thế nào thì bài đăng này đã được độc giả đánh giá cao đặc biệt ở giai đoạn: nhìn đâu cũng đau lòng. cám ơn Tễu.

      Xóa
  33. Hôm nay thứ 7 có thời gian hơn, thử giở Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý chủ biên ra tra: I.. bướm: ... 3. âm hộ trẻ con; II. chim: dương vật của trẻ con (nói đùa). Mặc dù chưa hoàn toàn thông với cách giải thích này, - vì thực tế xã hội đâu chỉ giới hạn duy nhất ở trẻ em. Tuy nhiên có thể qua quyển từ điển này - 1 tài liệu chính thống về tiếng Việt - thấy từ ngữ này không đến nỗi chỉ cần hiểu duy nhất là động vật thuần túy. Hoặc là bác ẩn danh 21:35 của ngày 5-1-12 chưa kịp góp ý kịp cho Ông Nguyễn Như Ý. Chúc TS Xuân Diện và các bạn đọc vui vẻ cuối tuần!

    MT

    Trả lờiXóa
  34. Chim và bướm là từ lóng của thanh niên thế hệ sau năm 1975, chứ trước kia không ai nghĩ chim và bướm là tục cả. Cho nên các danh từ địa phương đặt có chim và bướm là chuyện thường. Đụ tiếng Nam là tục nhưng tiếng Bắc không có nghĩa gì cả, cũng như cái ghe của tiếng Nam là tuyền nhỏ nhưng tiếng Bắc thì cực tục thôi.
    Cho nên tác giả đưa lên đây cho vui thôi nhẩy.
    Mấy năm nữa các từ "thổi kèn", "vét máng" sẽ thành tục hết cả thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tui đồng ý với bác lắm lắm, ha haa......

      Xóa
  35. MK
    Cứ liên quan đến ăn ngủ đụ ỉa là đông vui xôm tụ há...há....

    Trả lờiXóa
  36. Cái ông MC ấy, may mà không khuyên "các cháu hãy tham nhũng!"
    Hú hồn...

    Trả lờiXóa
  37. Tôi thấy còn giữ được những cái tên như vậy là còn chút văn hóa Việt. Những địa danh VN phải gắn với những cái tên của văn hóa dân tộc ấy. Mỗi địa phương, vùng miền có văn hóa của mình, có phương ngôn, phương ngữ của mình, chỉ cần đọc lên là biết được phần nào đời sống văn hóa của con người từ nghìn xưa. Từ khi xây dựng CNXH, những cái tên ấy dần dần biến mất, thay vào đó là trùng trùng điệp điệp những cái tên của nền văn hóa mới, mà ở vùng miến nào cũng giống hệt nhau, xóa bỏ bản sắc địa phương, vùng miền, dân tộc, thực ra là những khẩu hiệu tuyên truyền như: Quyết Chiến, Quyết Thắng, Quyết Tâm, Tiến Bộ, Tiến Lên, Cờ Hồng, Thắng Lợi, Đoàn Kết, Hòa Bình, Thống Nhất, Dân Chủ... hay hàng loạt những tên người lạ hoắc, thậm chí không có thật, như Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Bé chẳng hạn.

    Trả lờiXóa
  38. Nếu cây cầu Xẻo Bướm này ở Miền Nam mà đặc biệt là vùng ĐBSCL thì tên của nó không có gì là tục cả. XẺO ở đây có nghĩa là một dãy đất bên sông. Còn từ BƯỚM ở đây đúng nghĩa đen của nó là con bươm bướm. Địa danh Xẻo Bướm ở đây có thể do trước kia tại khu vực này có nhiều bướm nên được đặt tên như vậy. Các địa danh ở miền tây tương tự như Xẻo Quýt (dãy đất trồng nhiều quýt) hoặc Xẻo Rô (dãy đất có nhiều cây ô rô) là vậy. Thế nên cái tên Xẻo Bướm đối với dân miền nam thì bình thường nhưng với người miền bắc là tục. Ngược lại với Xóm Đụ cũng vậy.

    Trả lờiXóa
  39. Nguyễn Huệ Chilúc 21:55 6 tháng 9, 2014

    Nếu đây là những tên cổ thì rất nên tôn trọng vì sự bảo lưu chúng sẽ giúp nghiên cứu được nhiều điều lý thú về dân tộc học, xã hội học lịch sử. Theo tôi không nên trưng lên thế này khiến cho một chính quyền, vốn có trình độ rất thấp và hay hoảng hốt, sẽ xóa đi mất. Nến nhớ trong lịch sử đã có nhiều lễ hội phồn thực giá trị bị xóa bỏ không thương tiếc, nhiều đền chùa thờ những vị thần thông tục như thần gặp phân, thần ăn mày... về sau đều được "tân trang" bằng những thần "trung quân ái quốc" thaajmn chí ngày nay c òn đưa cả tượng cụ Hồ, cụ Giáp, và nhiều cụ không đáng kể tên ra đây, vào đền vào chùa (vốn là những đền chùa có lịch sử từ xưa. Đó là những hiện tượng phản khoa học mà chúng ta nên tạo một dư luận phản đối mạnh mẽ nhằm bảo lưu bộ mặt thật của lịch sử văn hóa dân tộc.

    Trả lờiXóa
  40. Đụ có văn hóa mới tái tạo ra được một thế giới có văn hóa văn minh; còn đụ mà không có văn hóa thì sẽ tạo ra một thế giới đầy hỗn loạn và tội lỗi. Chính vì thế bên Bên Ấn giáo, người ta còn có cả văn hóa tôn thờ Linga và Yoni mà chúng ta thường thấy trong hầu hết các Tháp Chăm ở VN mình đấy.
    Nghe bảo trạng Quỳnh xưa ghi bảng Tân Hôn bằng dòng chữ Miễu Bất Tọa đấy nhóa! Nghe có vẽ "gần" hơn xóm Đụ.
    Yatrang

    Trả lờiXóa
  41. Nhân đây, tôi cũng xin phép được góp một chuyện vui có thật. Chuyện cấc cớ thế này:
    Vừa rồi, vợ chồng tôi có lên Đà Lạt tham quan bằng xe máy, muốn tìm đi điểm du lịch mới cho thú vị, thế là chúng tôi chọn một điểm mới có tên Làng CÙ LẦN. Làng du lịch Cù Lần này nằm phía bên kia Hồ Đankia - Suối Vàng theo đường TL722 Lâm Đồng, cách Tp Đà Lạt khoảng 22km. Do điểm mới nên chúng tôi không rành đường, và khi đi tới một ngã ba, tôi chợt quay đầu xe lại để xem bảng hướng dẫn cách đó 50m. Khi đến trước bảng chỉ hướng thì vc tôi thấy rất ngượng trước khi nhìn nhau cùng phì cười, vì cái bảng chữ to đùng ghi bằng font chữ thường là "Làng Cù Lồn" với mũi tên rẻ phải. Tôi thì phân vân bảo vợ xem lại tờ bướm quảng cáo cho rõ nó là làng gì cho chính xác. Sau khi xem kỹ lại thì hóa ra trên bảng, chắc do trẻ trâu chơi cấc cớ tẩy xóa đi dấu móc của chữ â thành ra chữ ô để thành ra Làng Cù Lồn. Rất tiếc là tôi không có chụp lại để gửi cho Ts Diện để đăng tải cho mọi người xem. Hiện nay bảng này vẫn còn tồn tại.

    Trả lờiXóa
  42. Tễu ơi,
    trên đoạn đường từ Bùi Chu đi Hành Thiện,
    có một biển hiệu to lắm, chắc là lấy tên hai vợ chồng chủ nhà
    LAN PHỒN
    có cộng tác viên nào ở gần đó nhờ chụp lên cho bà con thưởng thức.

    Trả lờiXóa
  43. Bướm thì đi với Ong mới phải. " Tiếc thay một đoá trà mi; Con ong đã tỏ đường đi lối về" (Nguyễn Du).Chim nó có chơi với Bướm bao giờ? hehe.

    Trả lờiXóa
  44. Có bà trương bản hiệu "Mỹ Dung" cho cửa hàng bán đồ lưu niệm cho khách quốc tế ở trung tâm thành phố. Nhưng bà ta lại không bỏ dấu - "Cho nó Tây". Chả thằng Tây nào vào cả, cửa hàng coi như sập tiệm. Bà than thân trách phận. Có người biết chuyện:
    "Bà ghi thế, làm sao bọn Tây dám vào!"
    "Sao vậy?"
    "Thì chúng nó đọc 'MY DUNG' là 'Cục phân bò của tôi' mà"
    "Chết tôi rồi! Thảo nào..."

    Trả lờiXóa
  45. Đây mới là "truyền hình thực tế" này! Không phải hài mà là...hài !

    Trả lờiXóa
  46. Đám cưới cũng không thể thiếu tính Đảng !

    Trả lờiXóa
  47. Clip này điển hình, thống nhất cả nội dung và hình thức (người, cảnh), nếu phân tích kỹ cho ta rất nhiều thông tin lý thú về chính trị,tư tưởng, hoàn cảnh, mức sống, cách sống của một thời (chỉ riêng hình ảnh cái túi ngực buộc túm lại của vị phát biểu đã nói lên nhiều điều).

    Trả lờiXóa