Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

BÁC GỐC SẬY TƯỜNG THUẬT CUỘC BIỂU TÌNH HÔM NAY VUI ĐÁO ĐỂ

Bác Blogger Gốc Sậy lần trước cũng đi, lần này cũng đi. Còn bảo, nếu nó "hấn" nữa lại đi nữa. Ảnh: NXD

Blogger Gốc Sậy

Từ 07g nhà cháu lại vẫn đi bộ từ nhà ra quán Highland cafe ở chân Cột cờ Hà Nội.

Đến ngã tư Trần Phú-Điện Biên Phủ thấy rất nhiều công an, cảnh sát cơ động và cả những người đeo biển bảo vệ dân phố… Một sợi dây thừng trắng, to nằm thõng thượt ngang mặt đường. Hai đầu dây buộc vào 2 gốc cây hai bên vỉa hè đường Điện Biên Phủ. Biển cấm“Restricted area No trespassing“ đã đặt trên vỉa hè vườn hoa Lê Nin …

Vào quán, nhà cháu lại tìm ngồi đúng cái bàn hôm trước đã ngồi. Chờ.
Mãi chả thấy cháu phục vụ nào hỏi han đến.
Mãi chả thấy người quen nào.
Nhìn đồng hồ đã 8g. Bên công viên và trước cửa ĐSQ TQ vẫn toàn lực lượng bảo vệ (từ đây viết tắt là LLBV).

???

Nhìn thấy nhà cháu từ xa, TS Mậu ở viện Văn học và một anh nữa ghé ngồi. Bắt tay, giới thiệu được biết anh ấy làm ở viện  Toán. Bác Mậu bảo: Vắng nhể, hôm trước giờ này đông rồi!

Đúng lúc này 1 cháu gái mới đến hỏi: – Các chú uống gì? Lúc nước được đem ra, bác TS Toán học rút ví trả tiền trước: – Để nhỡ đi luôn.

Chợt thấy bên kia đường, một anh mặc thường phục đến túm cái biển cấm phía trước tượng đài V.I. Lê Nin, xách đi về phía đường  Hoàng  Diệu.
GS Huệ Chi vào, rồi Phạm  Xuân Nguyên và mấy bác đầu bạc khác… Lại thấy cả mấy bác gái đi cùng con gái, tay cầm những tờ giấy A3 có in hình  Đại tướng Võ Nguyên Giáp và dòng chữ gì đó. Họ lên TỤ TẬP ở cấp sân trên, chỗ hôm trước toàn mấy bác công an mặc thường phục chiếm giữ (vì chỗ đó nhìn chếch sang cửa ĐSQ TQ rất ĐẸP). Các blogger Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Trọng Tạo… ghé bắt tay nhà cháu rồi cũng lên đấy.

Bắt đầu xuất hiện những chiếc áo phông đỏ, ngực in sao vàng. Vài người dàn hàng chụp ảnh tay giương khẩu hiệu.

Ngoài hàng rào quán bắt đầu ồn ào. Nhà cháu uống vội cốc nước rồi đi ra. Hai bác TS Văn, Toán cũng đi ra. Khoảng hơn chục người (kể cả LLBV thì đông hơn) quây quanh chỗ GS Huệ Chi đang nói gì đó. Các phóng viên nhân dân bắt đầu tác nghiệp, hầu như ai cũng có phương tiện chụp ảnh (máy ảnh lớn nhỏ, điện thoại ‘xịn’) Hôm nay nhà cháu không mượn được máy. Đau thía!

Lúc đầu (Hà Điệu chụp)

Quốc kỳ, băng-rôn lớn nhỏ được giương lên. Tấm băng-rôn to nhất in dòng chữ; “Trung Quốc hãy thực hiện Tuyên bố của các bên ở Biển Đông DOC”. Rồi các biểu ngữ “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam”, “Phản đối Trung Quốc xâm lấn biển Việt Nam”, “Phản đối Trung Quốc gây hấn Việt Nam”… Nhiều biểu ngữ bằng tiếng Anh in trên giấy A4: China: Its deeds against ist words; China’s U-shaped line: Unjustified by inter’l laws; Paracel islands – Spratly islands Belong to Vietnam; China! Stop violating territorial water of Vietnam … Có cả một bức tranh đả kích việc Chinese government Peace in speech- Violence in Action. Nhà cháu không nhớ hết nội dung các biểu ngữ.

Chẳng biết bác nào bắt nhịp mà rồi tất cả đồng thanh hát “Tiến quân ca”, “Nối vòng tay lớn”… và băng qua đường sang bên công viên, TỤ TẬP gần chân tượng  Lê Nin. Bắt đầu hô khẩu hiệu: “Phản đối TQ” và ‘chia bè hát đối‘: Một số người hô “Trường  Sa”, số khác đáp lại “Việt  Nam”. Một số người hô “Hoàng  Sa”, số khác đáp lại “Việt  Nam”/Việt  Nam… Một số bác già cao giọng bày tỏ bức xúc về chuyện tàu TQ ngang ngược cắt cáp tàu thăm dò Việt  Nam trước cử tọa. Các bác nói xong, xung quanh vỗ tay rào rào. Một khẩu hiệu rất cụ thể được hô vang: “Phản đối  TQ cắt cáp”. Rồi lại hát cả bài “Dậy  mà đi”.

Nhà cháu bắt đầu nhận ra một số bạn quen và cả không quen (dù rất quen mặt). Chào, hỏi mới ‘biết  đi’ và ‘biết lại’ rất nhiều bác GS, TS các ngành khoa học, các nhà văn, nhà thơ, đạo diễn điện ảnh, nghệ sỹ, nhà báo, blogger… 
Có một bác nhìn rất quen mà mãi không nhớ ra quen thế nào. Hóa ra là nhà cháu đã postnhiều bài về điện hạt nhân của bác GS Phạm  Duy Hiển trên Gốc Sậy nên phải search Google tìm ảnh và quen mặt, chứ nào đã được gặp.
Lại có 1 thằng cha đen đen gầy gầy, nhìn cũng rất quen. Hóa ra là Người  Buôn Gió, nhà cháu cũng chỉ mới biết trên mạng.
Lại cũng có một iem cực kỳ xinh đẹp, nhìn cũng cực kỳ quen đi cùng cô em bên báo Tuổi trẻ. Hóa ra là ca sỹ Khánh Linh. Nhà cháu chỉ mới NHÌN quen trên TV và trên sân khấu, nay mới được bắt tay.

Số đông là thanh niên sinh viên, nhưng có cả những bác gái nhìn đã biết là hành nghề nội trợ. Có một bà mẹ trẻ đẩy xe nôi cô con gái mới 3 tuổi. Nhà cháu biết vậy vì đứng che nắng cho cháu gái…

Theo hướng đạo của ai đó, cả đoàn tiến về phía đường Hoàng  Diệu. Dừng lại bên này đường, lại hô, lại hát. Bác Phạm Xuân Nguyên cao hứng đứng ra đọc thơ. LLBV không ngăn cản, can thiệp gì, vì chúng tôi CỰC KỲ ĐÚNG MỰC. Có 2 người nói  với nhau nhưng đủ to để xung quanh đều nghe: – Biểu tình thế này giải quyết gì. Lập tức có người bảo: – Chúng tôi BIỂU thị TÌNH  Yêu nước. CHUẨN KHÔNG CẦN CHỈNH. Hai người kia lủi đi chỗ khác tức thời.

Lúc này LLBV vẫn đông hơn những người đi BIỂU thị TÌNH Yêu nước.

Có 1 nữ phóng viên nước ngoài chụp ảnh bị LLBV đến hỏi. Có người bảo đó là người TQ. Cô ta xổ ra 1 tràng tiếng Tàu thật. Thu Hà bảo: Anh không nghe được thì gọi mấy chú đàn em ra dịch xem nó nói gì. Khánh Linh rút điện thoại gọi cho ai đó, chắc là người biết tiếng Tàu và cười ra khi người kia lại chưa ở đây, xui ra nói đúng 3 từ: T.H.M.
Sau đó, nhà cháu nghe 1 nữ thượng úy mặc quân phục ngành an ninh nói với đồng nghiệp: – Nó không có cả thẻ lẫn pát-po. Em sẽ yêu cầu cơ quan quản lý nó phải khiển trách.
Cũng chính nữ thượng úy này mắng 1 đồng nghiệp mặc thường phục: – Sao anh không tham gia hô, hát. Em đang mặc thế này chứ… Anh kia cười hiền.

Không chỉ hô khẩu hiệu: Đả đảo TQ gây hấn, Trường  Sa-Hoàng Sa/Việt  Nam… mọi người còn đọc cả thơ TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP của Cụ Lý Thường  Kiệt cả bằng Hán Nôm và tiếng  Việt. Một người xướng từng câu- cả đám đông đồng thanh đọc lại.

Đứng hô-hát-đọc thơ được chừng hơn nửa tiếng (nhà cháu mải tham gia chả bấm giờ) thì LLBV phát loa, từ ô tô đỗ sát vỉa hè yêu cầu giải tán. Chú công an ngồi trong xe có máy lạnh loa bảo đồng bào về kẻo nắng. Thừa nhận lòng yêu nước của bà con nhưng tất nhiên cũng DỌA điều luật gì gì đó về gây mất trật tự công cộng. Nhưng buồn cười nhất là câu: Không làm xấu hình ảnh Thủ đô ??? (Có nhẽ các sếp nên rút kinh nghiệm, viết sẵn ra cho chú ấy đọc, khỏi nhịu.)
LLBV bắt đầu được lệnh dồn mọi người lui, nhưng không căng dây lùa vịt như hôm trước.

Phạm Xuân Nguyên đọc thơ

Thấy bác Nguyên đầu bạc còn đứng đọc bài thơ “Đất  Nước” của bác Nguyễn Khoa Điềm, một chỉ huy lệnh cho lính: Dồn mấy bác kia trước đi, ông này chưa đọc xong!

Câu cửa miệng của LLBV là: – Thôi thế được rồi!
Dù chẳng ai bảo ai, tất cả quay về sân tượng  Lê Nin và bắt đầu tuần hành.
Không đếm được nhưng đoàn cũng gồm vài trăm người.
Lần đầu tiên nhà cháu không đứng nghiêm hát Quốc ca mà miệng hát chân bước theo đoàn người. Nhà cháu chính thức được Hà Điệu khoán cho cái máy ảnh. Chộp được nhiều cảnh vui ghê.

Dọc theo đường Điện  Biên Phủ, đi đến vườn hoa Cửa Nam tất cả lại dừng một lúc. Rồi vì không có người chỉ huy nên có người thì định đi ngược đường  Trang  Thi. Một bác bảo ngay: Không được đi ngươic chiều!. Thu Hà thì muốn đi theo đường  Hàng  Bông để còn mua mũ. Bác Nguyên đầu bạc nhanh nhẩu “hướng đạo” bằng cách nhảy ra phía đường Phan Bội  Châu dơ máy ảnh lên chụp. Thế là đoàn người quẹo theo, đi ra đường Hai Bà Trưng.


Dọc đường luôn có 2 xe ô tô của LLBV, một của CS113 (biển 31A-5662), một của CSGT (biển 31A- 7224) đi theo phát loa nhắc nhở: “Đề nghị BỘ hành đi lên vỉa hè để không ảnh hưởng giao thông”. Có lúc chú công an nào đó lại nhịu thành: “Yêu cầu DIỄU hành…”.
May chú ấy không nhịu là TUẦN hành, có người lại bảo…

Thượng úy Lưu Thanh Châu

Đặc biệt, có  1 thượng úy CSGT luôn đi trước dẹp đường. Khi chúng tôi sang đường, chú công an này đứng ra chặn các phương tiện cơ giới lại cho cả đoàn đi.
Hoan hô và cám ơn thượng úy  Lưu Thanh Châu! (nhà cháu dòm được tên ở biển chú đeo trên ngực).
Nghĩ cũng thương, chú ấy vận nguyên cả bộ quân phục, giày cao cổ, lại còn đội nguyên cả 1 quả nồi cơm điện. Nhà cháu mặc quần kaki-áo phông mà mồ hôi còn như tắm.

Ủng hộ LaVie

Đến đầu đường Hai Bà Trưng, tự nhiên có một bác gái chạy ra đưa nước LaVie cho từng người. Bác Nguyên đầu bạc đọc thơ nhiều quá nên khát, chạy ra xin.

Nhà cháu đang định hoan hô tinh thần ủng hộ thì thấy 1 bác gái khác trong đoàn tuần hành rút tiền ra trả. Buồn 01 phút nhưng vẫn được an ủi vì bác ấy lấy cả thùng có 90.000đ thì phải. Có nước uống mọi ngươi hô-hát to hơn hẳn.

Hai xe cảnh sát vẫn đi theo đoàn tuần hành. Đến ngang tháp Hà Nội, loa nhắc: Đoạn này có vỉa hè rộng, yêu cầu mọi người đi hết lên vỉa hè. Hà Điệu cười sặc, vì vừa càu nhàu: – Làm gì có vỉa hè mà đi. Hay các chú ấy có máy nghe trộm?

Khánh Linh không sợ mất giọng

Khổ thân bác Đoàn  Minh Tuấn, vì  đi xe máy đến muộn nên để lại ở vỉa hè, cứ đi 1 đoạn lại quay lại lấy. Đến gần ngã tư với đường Tràng Tiền bác ấy bực, quyết định bỏ bừa trước 1 cửa hàng. Bác ấy vừa nói: – Mất thì thôi. Khánh  Linh gọi giật lại: – Chú cầm cái mũ bảo hiểm đi chứ! Nữ ca si chả sợ mất giọng gì cả, cứ hô-hát váng.

Báo cáo Cụ Lý Thái tổ

Đến vườn hoa Cụ Lý Thái tổ, giống hôm trước, cả đoàn rẽ vào báo cáo Cụ.
Giờ nhà cháu mới nhìn thấy blogger Trần Nhương.

Có mấy bác gái đứng giương khẩu hiệu, nhà cháu dơ máy chụp. Một bác nhảy phắt ra: -Không chụp 3 người. Nhà cháu bảo:- Có Cụ Lý Thái tổ đứng đằng sau rồi mà :) )

Dừng oto cho đoàn sang đường

Đi tiếp, đoàn lật cánh sang vỉa hè bên hồ Gươm. Các LLBV lại chặn xe cơ giới lại cho mọi ngưới sang đường.

Đám cưới

Đến chỗ có quả địa cầu nổi hình bản đồ Việt Nam, trên đỉnh là chú chim Hòa Bình trắng, nhiều bạn thanh niên nhảy vào để chụp ảnh, liền bị mấy bác cao tuổi trong đoàn nhắc: Chú ý đừng dẫm lên cỏ!

Không dẫm lên cỏ

Nhưng lúc dừng ở tượng đài “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” thì có nhắc vẫn có vài người nhảy lên đứng cùng 3 ‘nhân vật’ tượng. Họ quyết chứng tỏ rằng sẽ xứng đáng với cha ông!

Cảm tử

Một bác gái đội nón lá tự nhiên kêu to. Hóa ra có người đến bóc biểu ngữ bác ấy dán sau nón, bác ấy không chịu. Người kia đành dán trả, nói vớt 1 câu rất CHUỐI: – Em xin để che nắng !
Sau đó nhà cháu nghe người khác bảo là bác gái ấy bị LLBV bắt, bế bổng lê xe ở đoạn qua kem Thủy tọa. Không chứng kiến nên nhà cháu không hiểu sao lại thế.

Biếm họa

Nhà cháu nhớ cái biểu ngữ tý mất của bác ấy cũng chỉ là photocopy cái tranh biếm họa của Lý Trực Dũng (vẽ con mãng xà 3 đầu ngoi từ biển Đông lên há mồm dọa nuốt bản đồ hình chữ S nhưng đuôi lại móc 16 chữ vàng) mà nhiều người khác cũng cầm.

Dắt xe nhập đoàn

Đoạn đường Lê Thái tổ có một bác già đang đi đường, dắt xe lên hè nhập đoàn tuần hành. Lại có 1 anh đi xe máy chở 1 thùng sơn to, cứ đi sát vỉa hè, tham gia hô-hát một lúc mới phóng đi.

Tây theo đoàn

Trên đường Tràng Thi, nhà cháu thấy 1 ông nước ngoài đi theo chụp ảnh đoàn tuần hành. Giống bác Đoàn Minh Tuấn, ông ấy vướng cái xe máy nhưng lại chơi ngược lại: Chạy xe lên trước 1 đoạn, đứng đợi, chụp xong lại chạy trước. Lúc ngang cửa bách hóa Nguyễn Kim, mọi người chuyển hô:  “Tẩy chay hàng  TQ!”

Biểu đồng tình

Đến ngã ba Tràng  Thi-Nhà Chung lại có mấy bác đang đi xe máy,  khi phải dừng xe nhường đường cũng vung tay hô theo đoàn tuần hành. Hai bên hoan hô nhau vui vẻ.

CSCĐ chặn ngã tư

Vòng về đến ngã tư Trần Phú-ĐBP thì gặp CSCĐ đứng dàn hàng, không cho đi tiếp.
Mọi người dừng lại hô hát tại chỗ. các  CSCĐ không cho đi tiếp nhưng nhà cháu và nhiều người len qua để chụp ảnh thì không cản.

Na Sơn & PV sexy

Nhà cháu thấy thêm 2-3 phóng viên nước ngoài khác, ngoài một nữ phóng viên mặc áo đỏ, hở rún rất sexy đã đi theo đoàn tuần hành từ khá sớm. Hỏi 1 bạn thanh niên vừa nói chuyện với cô ấy thì được biết cô ấy người  Scotland nhưng viết cho 1 hãng thông tấn Đức. Trên đường đi, Na Sơn rất hay đi gần và nói chuyện với bạn này.

I'm not China

Dạ Thảo Phương ra nói chuyện với 1 nam phóng viên bị ai đó bảo là TQ (?). Nhà cháu nhìn rõ là người  Âu. “I’m not a Chinese reporter. I’m a journalist Singapore”. Khi Phương hỏi về đoàn tuần hành, anh ta bảo: – Tôi ủng hộ các bạn. Phải làm như vậy để nhà cầm quyền Trung Quốc và Việt  Nam hiểu các bạn yêu nước như thế nào.
Ơ, thằng cha này được!

Mọi người lại được yêu cầu giải tán. Lại: “Thôi thế được rồi!” Có một bạn thanh niên trước khi ra về còn bắt tay với 1 CSCĐ. Nhà cháu chụp không kịp.

Nhưng khi một đại úy  CSCĐ bảo Dạ Thảo Phương: – Thôi về đi, em làm anh toát hết mồ hôi rồi đây này! thì nhà cháu chộp được chú ấy cười  rất tươi.

CSCĐ cười tươi

Mọi người lần lượt chào nhau và giải tán, không quên hẹn: – Nó gây hấn nữa ta lại đi nữa!

Nhà cháu lại đi bộ về và ngồi gõ entry này.

Nguồn: Anh Ba SàmDa Vàng-blog
Đọc tiếp...

BÀI TRẢ LỜI PV ĐANH THÉP CỦA HỌC GIẢ ĐINH KIM PHÚC

Việt Nam không thể đặt tình hữu nghị với Trung Quốc lên trên chủ quyền quốc gia 
Một nhóm biểu tình chống lại hành động vi phạm chủ quyền quốc gia Việt Nam của các tàu hải giám Trung Quốc, Hà Nội 12/6/2011.
Một nhóm biểu tình chống lại hành động vi phạm chủ quyền quốc gia Việt Nam của các tàu hải giám Trung Quốc, Hà Nội 12/6/2011.
REUTERS/Kham
Trọng Thành
 
Ngày hôm nay, tại Hà Nội và Sài Gòn, nhiều người lại tiếp tục xuống đường biểu tình để bày tỏ thái độ chống lại các hành động xâm phạm lãnh hải Việt Nam của tàu thuyền Trung Quốc và đặc biệt là việc tàu Trung Quốc liên tục cắt dây cáp các tàu thăm dò dầu khí trong khu vực, được coi là thuộc chủ quyền của Việt Nam. RFI phỏng vấn nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, một chuyên gia về Biển Đông. Ông cũng là một trong những người tham gia tích cực trong cuộc tuần hành hôm nay. Từ Sài Gòn, ông Đinh Kim Phúc cho biết ý kiến.

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc (Sài Gòn)
12/06/2011
by Trọng Thành


RFI : Xin chào nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, thưa anh, như anh biết tình hình tại Biển Đông trong khu vực thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam đang trở nên đặc biệt căng thẳng trong những ngày gần đây. Xin anh cho biết nhận định của anh về hành động của Trung Quốc qua động thái tiếp tục cắt cáp tàu thăm dò mới đây, và việc Trung Quốc khẳng định họ vẫn đang hành động hợp pháp trong phạm vi chủ quyền lãnh hải quốc gia của mình ?
 
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc : Hành động của các tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên vào lãnh hải VN, cắt cáp của tàu Bình Minh 02 hôm 26 tháng 5 vừa qua và mới đây lại đã tiếp tục cắt cáp của tàu thăm dò Viking đã vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc (LHQ) và Công ước LHQ  về Luật Biển năm 1982, cũng như vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế.

Hành động nói trên của phía Trung Quốc không những đã đi ngược lại cam kết Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với các nước ASEAN năm 2002, mà còn đi ngược lại chủ trương của giới lãnh đạo Trung Quốc, mà vài ngày trước đó, ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, đã lên tiếng kêu gọi các nước trong khu vực tự kềm chế, tránh xung đột trên Biển Đông.

Chúng tôi được biết tàu “Hải giám” của Trung Quốc là một lực lượng quân sự, có vũ trang chuyên nghiệp chứ không là loại tàu hoạt động dân sự vì vậy không thể nói đây là “hoạt động bình thường” trong lãnh hải Việt Nam hay không có sự can dự của Quân đội Trung Quốc (PLA) như Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt vừa tuyên bố tại Hội nghị Shang-ri La ở Singapore.

RFI : Anh có thể cho biết đánh giá của anh về các phản ứng của chính phủ Việt Nam trước sự kiện này ?

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc : Có thể nói rằng đây là lần đầu tiên Chính phủ Việt Nam đã phản ứng một cách kịp thời để cho dư luận thế giới thấy được hành động ngang ngược của Trung Quốc không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với các nước Đông Nam Á.

Việc sử dụng mọi khả năng trong đó các lực lượng của quân đội Việt Nam chắc chắn sẽ đóng vai trò quyết định khi phía Trung Quốc sử dụng bạo lực để bắt bớ ngư dân, phá hoại hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí bình thường của Việt Nam.

Tôi tin rằng quân đội Việt Nam cũng như chính phủ Việt Nam sẽ làm mọi cách để bảo vệ các hoạt động hợp pháp của những ngư dân đánh cá và những con tàu thăm dò địa chấn Việt Nam, hoạt động trên vùng lãnh hải Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam không thể tôn trọng tình hữu nghị với chính phủ của một nước cố tình xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Nếu chính phủ Việt Nam không có thái độ cứng rắn như thế, tôi tin rằng Trung Quốc sẽ liên tục vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam.

RFI : Có ý kiến cho rằng vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc cần phải được đưa ra ra Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Anh nhận định như thế nào về quan điểm này ?

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc: Chủ trương lấn chiếm 80% Biển Đông qua bản đồ hình lưỡi bò đã cho thấy ý đồ độc chiếm nguồn tài nguyên dầu mỏ và đặt sự tự do hàng hải trên vùng biển nầy dưới quyền kiểm soát, khống chế của Trung Quốc.

Về mặt ngoại giao, Trung Quốc không ngừng gây sức ép lên các nước ASEAN, trong đó Việt Nam và Philippines là hai nước đang đứng trước nguy cơ dùng sức mạnh vũ lực mạnh mẽ nhất từ phía Trung Quốc.

Tôi nghĩ, các nước khác trong và ngoài khu vực cùng cất lên tiếng nói phản đối Trung Quốc có thể làm cho họ giảm bớt những hành động hiếu chiến như đã xảy ra. Các nước đã từng bị Trung Quốc bắt nạt, quấy nhiễu, như: Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Philippines và cả Mỹ, nếu cùng lên tiếng phản đối cách hành xử kém văn minh của Trung Quốc có thể làm cho họ suy nghĩ mà hành xử khác hơn.

Vấn đề chủ quyền và tự do đi lại trên biển Đông là hai vấn đề có liên quan quyền lợi của nhiều quốc gia vì vậy sự chung sức ngồi vào đàm phán đa phương, cùng giải quyết ổn thỏa trên cơ sở gìn giữ hòa bình, ổn định và tôn trọng lẫn nhau là nguyên tắc tối thượng vì vậy không có lý do nào để ngăn cản các nước trong ASEAN, Châu Á – Thái Bình Dương tham gia, chia sẻ. 

Là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, nhưng Trung Quốc đã không hành xử một cách văn minh như những gì Trung Quốc từng tuyên bố, cho nên LHQ cần có trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ anh ninh trong khu vực Đông Nam Á cũng như Châu Á – Thái Bình Dương. 

RFI : Liên quan đến cuộc biểu tình sáng nay tại Sài Gòn, xin anh cho biết đánh giá của anh về cuộc biểu tình này, đặc biệt là thái độ từ phía chính quyền ?

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc : Không ai có thể ngăn cản lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Việc phản đối Trung Quốc có hành động xâm phạm lãnh hải, cắt cáp tàu Bình Minh 2, và mới đây lại đã tiếp tục cắt cáp của tàu thăm dò Viking là hành động chính đáng của nhân dân Việt Nam.

Phản ứng của người dân Việt Nam qua các cuộc biểu tình cuối tuần qua nhằm phản đối hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc là thể hiện lòng yêu nước của người dân. Người dân có trách nhiệm với đất nước, buộc phải làm gì đó khi Trung Quốc liên tục xâm phạm chủ quyền nước mình, bắt bớ, bắn giết ngư dân Việt Nam khi người dân đang đánh cá trên vùng biển thuộc chủ quyền của mình.

Sự bức xúc của người dân ngày càng gia tăng là vì mức độ và tần suất vi phạm lãnh hải Việt Nam của Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng, trong khi phản ứng của chính phủ Việt Nam không đủ mạnh để làm giảm hoặc ngăn chặn các hành động của Trung Quốc quấy nhiễu lãnh hải Việt Nam. Sức chịu đựng của người dân Việt Nam có giới hạn, khi sự chịu đựng của người dân bị đẩy đi quá giới hạn, thì chắc chắn họ sẽ đứng lên tự vệ.

Chủ quyền quốc gia dân tộc là tối thượng, chính phủ Việt Nam không thể đặt tình hữu nghị lên trên chủ quyền quốc gia, nhất là đối với một nước không tôn trọng chủ quyền của các nước khác như Trung Quốc.

RFI : Xin trân trọng cảm ơn nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc. 

Nguồn: RFI.

Đọc tiếp...

BẢN TIN CỦA FINANCIAL TIMES

Ảnh: Lê Anh Tuấn. Nguồn: NXD-Blog
Vietnam seeks US support in China dispute
By Ben Bland in Hanoi

Published: June 12 2011 14:29 | Last updated: June 12 2011 14:29

Vietnam has called on the US and other nations to help resolve the escalating territorial disputes in the resource-rich South China Sea, in a move likely to anger Beijing, which opposes what it sees as outside interference.

Tensions between China and Vietnam continued to rise over the weekend, ahead of live-fire drills planned by Vietnam’s navy on Monday on an islet around 20 miles from the coast of central Vietnam, which Hanoi described as “routine”. 


Ghi chú của NXD-Blog:
Financial Times, tờ báo có uy tín với giới làm ăn và chính trị Mỹ, Anh, châu Âu


Đọc tiếp...

BẢN TIN TIẾNG TRUNG QUỐC CỦA BBC HÔM NAY

河内连续第二天出现反华示威

更新时间 2011年6月12日, 格林尼治标准时间10:37

河内反华示威(12/6/2011)
河内连续两周举行围绕南中国海主权之争的反华示威。
越南首都河内周日(6月12日)爆发连续第二天的反中国示威游行,当局对此没有进行过多干预。
参加游行示威的有近200人,抗议他们所说的北京政府在有争议的南海海域侵犯越南主权。
示威者挥舞越南国旗和反华标语,高唱爱国歌曲并高呼“打倒中国”和“长沙群岛(中国称南沙群岛)和黄沙群岛(中国称西沙群岛)是越南领海”的口号。

示威队伍在市中心的环剑湖绕行一周后游行至中国大使馆附近才遭到警察的阻拦。
游行队伍在警察劝告后自行解散,其间没有发生任何冲突。

示威组织者表示,下周可能将再次就中越海域之争举行反华示威。

此前,河内已经宣布,越南海军将于周一(6月13日)在南中国海水域进行大约六个小时的实弹射击演习。

过去几周,中国和越南、菲律宾等邻国围绕领海主权的争端不断加剧,但各方都表示希望避免导致军事冲突。

Nguồn: BBC.
Đọc tiếp...

BÁO MALAYSIA VIẾT VỀ CUỘC BIỂU TÌNH HÔM NAY


 

 


Vietnam allows second anti-China protest in Hanoi

June 12, 2011



Anti-China protesters march with flags and banners in Hanoi on June 12, 2011. Vietnamese authorities tolerated a second day of anti-China protests in the capital today. — Reuters pic

HANOI, June 12 — Vietnamese authorities tolerated a second day of anti-China protests in the capital today as more than 100 people demonstrated against what they see as bullying behaviour by Beijing in an escalating row over maritime territory.

In a park in front of the Chinese embassy the demonstrators waved flags, sang patriotic songs and chanted “Down with China!” and “The Spratlys and Paracels belong to Vietnam”, referring to archipelagos in the South China Sea.

Police told them to leave after about 20 minutes but let them march around Hoan Kiem lake in the heart of town, where some onlookers voiced support and a handful joined the protest.

China and Vietnam have tussled in recent weeks over long-standing maritime disputes in the South China Sea and, though a military clash seems unlikely, the tensions could trouble regional diplomacy and possibly draw in the United States, which took up the South China Sea dispute last year.

Last Sunday rare street demonstrations took place in Hanoi and Ho Chi Minh City after the government lodged a protest with China when it said Chinese vessels damaged equipment in use by a Vietnamese survey ship within Vietnam’s 370km exclusive maritime economic zone.

The Vietnamese government said a similar incident at sea took place on Thursday, blaming China for violating its sovereignty. China has lobbed similar propaganda salvos at Vietnam since the end of May, accusing Hanoi for raising tensions in the region.

The South China Sea is crossed by key shipping lanes and believed to hold potentially large oil and gas reserves. The Philippines, Malaysia, Brunei and Taiwan also have claims to parts of the sea’s 1.7 million sq km.

“We Vietnamese are willing to sacrifice everything and do anything within our power to protect our sacred territorial water and land. We urge China to stop slandering us,” said Hanoian Pham Viet Cuong. 

Public protests are rare in Vietnam but the authorities have clearly tolerated the two Sunday demonstrations. Police stopped traffic several times to let the protesters cross streets.

A bride and groom taking wedding photos by the lake joined in the protest.

We were here last week, we’re here this week and we’ll be here for many weeks to come if they continue violating our country,” said Nguyen Quang Thach, who was wearing a red shirt with the yellow star of a Vietnamese flag.

Whether or not the authorities will allow the demonstrations to continue has yet to be seen, but the government is unlikely to allow them to snowball, barring perhaps a particularly egregious act by China.

Some universities have warned students not to take part. A notice circulating online from the Industrial University in Ho Chi Minh City threatened to expel students who joined the anti-China demonstrations.

The Vietnamese Foreign Ministry yesterday confirmed that the navy would hold live-fire exercises on Monday (tomorrow) off the central coast. — Reuters



Đọc tiếp...

12.6.2011: VIDEO CLIP BIỂU TÌNH TẠI HÀ NỘI



VIDEO CLIP BIỂU TÌNH SÁNG NAY TẠI HÀ NỘI











Đọc tiếp...

RFI ĐƯA TIN VỀ CUỘC BIỂU TÌNH SÁNG NAY TẠI HÀ NỘI

Nhiều trí thức Việt Nam tham gia biểu tình chống Trung Quốc
tại Hà Nội và Sài Gòn
Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn, (trái) và nhà văn Phạm Xuân Nguyên (phải) tham gia biểu tình ở Hà Nội, phản đối Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông
Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn, (trái) và nhà văn Phạm Xuân Nguyên (phải) tham gia biểu tình ở Hà Nội, phản đối Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông. REUTERS
RFI
Hôm nay, 12/06/2011, hàng chục người đã tụ tập lại trước đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội. Đây là lần biểu tình thứ hai trong vòng một tuần qua, do căng thẳng giữa Hà Nội và người bạn láng giềng cộng sản xung quanh vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. AFP cho biết, tại Hà Nội, hàng chục người mang cờ Tổ quốc đã hát vang những ca khúc yêu nước, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo một số nguồn tin cho biết thì có khoảng hơn 1000 người tham gia biểu tình, đặc biệt có sự hiện diện của một số trí thức như giáo sư Nguyễn Huệ Chi, giáo sư Phạm Duy Hiển, giáo sư Chu Hảo [Giáo sư Chu Hảo dùng cafe Trung Nguyên tại 36 Điện Biên Phủ, không tham gia biểu tình - NXD chú], nhà văn Phạm Xuân Nguyên và giới nghệ sĩ như nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo.

Trong cuộc biểu tình này, dường như lực lượng an ninh đã câu lưu một số người, trong đó có nhà thơ và đạo diễn Đỗ Minh Tuấn.

Từ Hà Nội, nhà văn Phạm Xuân Nguyên cho biết vì sao người dân Việt Nam lại tiếp tục xuống đường phản đối những hành động gây hấn của Trung Quốc

Nhà văn Phạm Xuân Nguyên - Hà Nội - 12/06/2011
12/06/2011



Trong khi đó, một cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra, tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, công an đã ngăn chặn đoàn biểu tình khoảng 250 người này đến gần Lãnh sự quán Trung Quốc.

Theo một số đánh giá, lần này, có ít người tham gia hơn vào cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, so với cách đây một tuần. Cũng theo một số nguồn tin chưa được kiểm chứng, cảnh sát đã bắt đi nhiều người tham gia biểu tình.

Sau đây là một số nhận định của ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông Lê Hiếu Đằng cũng là một trong số những người dẫn đầu cuộc biểu tình tại Sài Gòn vào Chủ nhật tuần trước.

AFP nhận định, biểu tình tại Việt Nam có nhiều nguy hiểm. Trong những ngày vừa qua, nhiều người tham gia biểu tình đã bị chính quyền cộng sản bắt giữ.

Vụ tụ tập lần này cho thấy múc độ căng thẳng gia tăng giữa Hà Nội và Bắc Kinh xung quanh vụ tranh chấp vùng biển đảo trong những ngày vừa qua.

Xin nhắc lại, căng thẳng giữa hai nước bắt đầu từ vụ Việt Nam tố cáo một chiếc tàu hải giám của Trung Quốc cắt dây cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam hồi cuối tháng năm vừa qua. Và thứ năm rồi, trong một vụ khác, Việt Nam lên án một chiếc tàu ngư chính Trung Quốc đã cố ý đâm thẳng vào một chiếc tàu thăm dò dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Petro Việt Nam đang hoạt động trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trong khi đó, Trung Quốc đã vu cáo Việt Nam xâm phạm chủ quyền lãnh hải và đề nghị Hà Nội phải ngưng ngay các hoạt động thăm dò dầu khí trên vùng biển tranh chấp.

Nguồn: RFI Việt ngữ.
Đọc tiếp...

HUY ĐỨC: CHẢY NƯỚC MẮT KHI THẤY DÂN MÌNH ĐƠN ĐỘC!

Huy Đức

Người dân ở Hà Nội và Sài Gòn đã lại xuống đường. Mặc dù mục tiêu của những cuộc tuần hành sáng 12-6-2011 vẫn là Trung Quốc, chính quyền đã cứng rắn hơn. Có lẽ, họ đã quên mất, mỗi khi đất nước có hiểm họa xâm lăng thì mục tiêu của dân chúng là những kẻ đang rập rình ngoài bờ cõi. Người dân vẫn còn nhớ, đất đai của tiền nhân thường hay bị mất mỗi khi “ở trong tường vách, da thịt tàn nhau”.
 
 Hơn 300 năm trước, các Chúa Nguyễn đã đưa người đến Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1816, Gia Long chính thức thiết lập chủ quyền Việt Nam đối với cả hai quần đảo. Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ, bản vẽ năm 1838 của Nhà Nguyễn đã thể hiện hai quần đảo này với tên gọi là Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa. Năm 1920, Chính quyền Pháp, với tư cách là nhà nước bảo hộ ở Đông Dương đã ra tuyên bố khẳng định chủ quyền và từ đó người Pháp hiện diện ở đây liên tục. Tháng 11-1946, khi người Pháp bắt đầu chiến tranh trở lại với Việt Minh, chỉ có thể đưa quân kiểm soát cụm phía Tây Hoàng Sa, Tưởng Giới Thạch đã cho đổ bộ lên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa và tháng 12-1946, đổ bộ lên Itu Aba, thuộc Trường Sa. Sau khi bị Mao đuổi khỏi lục địa Trung Hoa, năm 1950, quân Tưởng rút khỏi hai hòn đảo mà họ giữ gần 4 năm trước đó.

 Năm 1954, theo Hiệp định Geneve, Hoàng Sa ở phía Nam Vĩ tuyến 17 sẽ thuộc về chính quyền miền Nam Việt Nam

.  
Nhưng, tháng 4-1956, khi lực lượng Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa ra tiếp quản, hai đảo lớn nhất đã bị “Quân giải phóng Trung Quốc” chiếm mất. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa trên thực tế, cai quản liên tục bốn đảo chính: Pattle (Hoàng Sa); Robert (Cam Tuyền); Duncan (Quang Hòa Đông) và Drummond (Duy Mộng). Riêng đảo Pattle, Việt Nam còn có một đài khí tượng thuộc hệ thống quốc tế. Từ năm 1956, Việt Nam Cộng hòa, về mặt pháp lý, vẫn khẳng định chủ quyền trên phần bị Bắc Kinh chiếm đóng.
 
 Tháng 4-1972, khi miền Bắc dồn lực trong một chiến dịch thảm khốc ở Quảng Trị. Người Mỹ cần Bắc Kinh làm ngơ để họ dội bom ra vĩ tuyến 20. Ngày 4-4-1972, Kissinger đã phái Winston Lord tới New York gặp Hoàng Hoa, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, để “trao một bức điện bằng lời”, nhắn Trung Quốc: “Hải quân Mỹ sẽ được lệnh ở lại tại khoảng cách 12 dặm”. Người Trung Quốc hiểu, nếu họ đánh Hoàng Sa, người Mỹ sẽ án binh bất động. Từ ngày 16-1-1974, Trung Quốc bắt đầu cho tàu ép sát Hoàng Sa. Theo Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại: “Các chiến hạm thuộc Đệ Thất Hạm Đội của Hoa Kỳ ở rất gần các vị trí chiến hạm Việt Nam”. Nhưng, Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã phải đơn độc chống lại Trung Quốc xâm lăng. Theo tướng Thoại: “Hạm Đội Bảy của Mỹ đã không làm gì kể cứu vớt các đồng minh lâm nạn”. Kể từ ngày 19-1-1974, phần còn lại của Hoàng Sa Việt Nam bắt đầu bị Bắc Kinh chiếm đóng.
 
 
Tướng Giáp nhận được tin mất Hoàng Sa khi ông đang điều trị bệnh sỏi mật ở Liên Xô. Năm 1975,sau “chiến thắng BuônMa Thuột” , Tướng Giáp kiến nghị Bộ Chính trị “tiến hành giải phóng các đảo và quần đảo” mà miền Nam đang chiếm giữ. Ngày 2-4-1975, Tướng Giáp trực tiếp chỉ thị cho Tướng Lê Trọng Tấn lúc bấy giờ đang ở Đà Nẵng: “Tổ chức tiến công giải phóng các đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa”. Trước đó, ngày 30-3, Quân ủy cũng điện cho Võ Chí Công và Chu Huy Mân yêu cầu thực hiện. Chiều 4-4-1975, Quân ủy điện tiếp cho Quân khu V: “Kịp thời đánh chiếm các hòn đảo vùng Nam Hải, đặc biệt là các đảo Nam Sa. Việc này phải chuẩn bị gấp và bí mật, chỉ để cán bộ có trách nhiệm biết”. Ngày 9-4-1975, Cục Quân báo có tin quân đội Sài Gòn rút khỏi các đảo, Quân ủy gửi điện “tối khẩn” cho Võ Chí Công, Chu Huy Mân và Phó Tư lệnh Hải quân Hoàng Hữu Thái: “Các anh cho kiểm tra và hành động kịp thời… Nếu để chậm, có thể quân nước ngoài chiếm trước, vì hiện này một số nước ngoài đang có ý đồ xâm chiếm”. Từ ngày 14-4-1975 đến ngày 28-4-1975, Quân Đội Nhân dân Việt Nam đã tiếp quản tất cả những hòn đảo do quân đội Sài Gòn chiếm giữ.
 
 Cho dù, theo lệnh ngày 13-4-1975 của Tướng Giáp, Quân đội miền Bắc đã không đụng vào các hòn đảo do Trung Quốc khi ấy đang chiếm giữ. Nhưng, ngày 5-5-1975, khi Đài Tiếng nói Việt Nam công bố, “Hải quân Việt Nam đã giải phóng quần đảo Trường Sa”, một phóng viên Tân Hoa Xã tên là Ling Dequan đang thường trú tại Hà Nội đã thấy “đắng chát ở trong miệng”. Ling Dequan, sau đó, nói Nayan Chanda: “Tin Việt Nam chiếm các hòn đảo đến như một cú shock vì trước đó họ đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên những hòn đảo ấy”. Mân Lực, tác giả cuốn sách “Mười năm chiến tranh Trung-Việt”, cũng gọi hành động tiếp quản Trường Sa của Hải Quân Việt Nam là “ngang nhiên chiếm đóng 4 đảo trong quần đảo Nam Sa của Trung Quốc”. Vì theo Mân Lực: “Từ năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã thông báo cho Thủ tướng Chu Ân Lai, rõ ràng xác nhận hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng hiện nay họ tiền hậu bất nhất ngang nhiên tuyên truyền đây là lãnh thổ của họ, sửa đổi bản đồ vẽ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào bản đồ Việt Nam”.

  

Ngày 4-9-1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố: “Hải phận 12 hải lý kể từ đất liền là của Hoa Lục”. Ngày 14-9-1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Chu Ân Lai công hàm mà đời sau có thể đọc được toàn văn trên báo Nhân Dân số ra ngày 22-9-1958: “Thưa đồng chí Tổng lý/ Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt bể. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng”.
 
 Cho dù, theo Mân Lực, Tuyên bố của Chu Ân Lai “có đính kèm bản đồ về đường ranh giới lãnh hải rất rõ ràng (trong đó bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa)”. Cho dù, theo ông Trần Việt Phương, người có 25 năm làm thư ký riêng cho Phạm Văn Đồng: “Lúc bấy giờ quan hệ Việt-Trung đang rất tốt. Về phía Việt Nam, đang có quan niệm ngây thơ về chủ nghĩa quốc tế vô sản; quan niệm ngây thơ từ người cao nhất của Ta chứ không phải ở cấp độ vừa. Về phía Trung Quốc hiểu ra sự ngây thơ đó và đã có ý đồ không tốt. Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam có trong máu hàng nghìn năm kinh nghiệm với Trung Quốc để, cho dù có sự ‘ngây thơ quốc tế vô sản’ cũng không đến mức có thể dẫn tới sự nhầm lẫn hoàn toàn”. “Công hàm 1958” là tuyên bố của một đồng minh, được đưa ra khi Mỹ đưa Hạm đội 7 hoạt động trên eo biển Đài Loan và đe dọa chủ quyền của “đồng minh” Trung Quốc. Cho dù, “Công hàm 1958” tuyên bố những gì thì nó cũng hoàn toàn không có giá trị công nhận Hoàng Sa là của Bắc Kinh. Từ năm 1954 đến trước ngày 30-4-1975, theo Hiệp định Geneve được ký bởi các bên trong đó có Hà Nội và Bắc Kinh, thì Hoàng Sa và Trường Sa – ở thời điểm 1958 – không phải là phần thuộc về miền Bắc mà đang là lãnh thổ hợp pháp của Việt Nam Cộng hòa, một quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc.
 
 Sở dĩ những nhà văn, nhà báo như Ling Dequan, Mân Lực, bị shock khi nghe tin Việt Nam lấy lại Trường Sa, theo nhà nghiên cứu Dương Danh Di, với chính sách bưng bít thông tin, người dân Trung Quốc không hề biết Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ mà Việt Nam đã có chủ quyền liên tục hàng trăm năm, là phần lãnh thổ mà Chính quyền của họ mới “dùng vũ lực để cưỡng đoạt” trong thế kỷ 20 như những tên xâm lược.

 
 
Báo chí chính thống của Việt Nam, từ năm 1958, chưa bao giờ nhắc lại “Công hàm” của Phạm Văn Đồng, chưa giải thích “nội hàm” của tuyên bố ấy. Chính quyền, đã tới lúc nên tuyên bố về giới hạn pháp lý của Công hàm này, nên thừa nhận bản hiệp định (Geneve) mà mình đã đặt bút ký vào theo đó, Hoàng Sa và Trường Sa từ trước 30-4-1975 là phần lãnh thổ thuộc về Chính quyền Sài Gòn, nên dẫu Hà Nội có đưa ra tuyên bố gì thì cũng phải bị coi là “vô giá trị”. Đây không còn là chuyện “ăn-thua” với người anh em miền Nam mà là “mất-còn” với ngoại xâm. Đây cũng là lúc mà người dân tạm gác các bức xúc thường nhật để tập trung vào mối đe dọa đến từ phương Bắc.
 
 Kinh nghiệm từ “Trận tử chiến Hoàng Sa” năm 1974, mọi hành động trên biển đông là để giữ đảo chứ không phải để chứng minh lòng dũng cảm. Nhưng, trước cùng một sự kiện, Hải quân và thường dân đôi khi vẫn có những sứ mệnh khác nhau. Người dân không có trách nhiệm phải cân nhắc mối tương quan sức mạnh giữa hai quốc gia. Người dân có khát vọng chứng minh: Một dân tộc nhỏ hơn không có nghĩa là cam lòng sợ hãi.
 
 Những thanh niên, trí thức, thường dân hôm nay, 12-6-2011, biết chính quyền đang phải chịu những sức ép nào và những sức ép ấy giờ đây lại dồn lên vai họ. Nhưng, hàng ngàn người dân vẫn phải xuống đường. Họ không chỉ đòi lại đoạn cáp thứ hai bị chính quyền hải tặc Trung Quốc cắt trong vòng chỉ hơn một tuần. Họ muốn nói với người phương Bắc, cho dù lịch sử có trải thêm mấy nghìn năm, cho dù bị lừa phỉnh bởi “tình láng giềng, đồng chí”, người Việt Nam vẫn hiểu Trung Quốc là ai và bảo vệ chủ quyền là ý chí không có gì lay chuyển được.

 
 
Không phủ nhận những lý do dẫn đến nỗi sợ mơ hồ trong những ngày này. Nhưng, cũng trong những ngày này, chính quyền có cơ hội không hề mơ hồ để đứng bên cạnh nhân dân, đoàn kết mọi người Việt Nam, không chỉ để cho mục tiêu chống ngoại xâm mà còn có thể cho mục tiêu “ổn định”. 
 
Chảy nước mắt khi cảm thấy dân mình đơn độc.

Nguồn: Phạm Viết Đào-Blog. 

Đọc tiếp...

BẢN TIN CỦA HÃNG REUTERS

Vietnam: Manifs anti-chinoises

Mis à jour le 12.06.11 à 11h23
Les autorités vietnamiennes ont permis dimanche à une centaine de personnes de manifester contre le comportement jugé agressif de Pékin dans un différent frontalier en mer de Chine méridionale.

"A bas la Chine!", "Les Spratleys et les Paracels appartiennent au Vietnam!", ont scandé les manifestants, rassemblés dans un parc de la capitale, face à l'ambassade de Chine, évoquant deux archipels à la souveraineté contestée.

La police les a invités à quitter les lieux au bout de 20 minutes, mais les a laissé défiler autour du lac Hoan Kiem, où quelques passants se sont joints à eux.

Des manifestations, événements rares au Vietnam, avaient déjà eu lieu dimanche dernier à Hanoï et à Hô-Chi-Minh-Ville. Le gouvernement, qui reproche à des bateaux chinois d'avoir endommagé du matériel utilisé par un navire de reconnaissance vietnamien près de 400 km à l'intérieur de sa zone économique exclusive, avait auparavant remis une protestation officielle à Pékin.
Nguồn: Reuters
Đọc tiếp...

12.6.2011: NHỮNG HÌNH ẢNH RẤT ĐẸP TỪ HÀ NỘI SÁNG NAY



































Xin chúc hai bạn trăm năm hạnh phúc. Và mãi mãi ghi nhớ hình ảnh này!
 






Cảm ơn Nhà nhiếp ảnh Mai Kỳ chia sẻ những hình ảnh đẹp nhất của Hà Nội sáng nay
Đọc tiếp...