vào ngày 10.10.2014
VRNs (07.10.2014)
– Sài Gòn – Báo trong nước loan tin, ngày 10.10 sắp tới, nhà cầm quyền
Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa 30 điểm tại các quận huyện, thị xã trong
thành phố, để kỷ niệm ngày được họ gọi là “ngày lễ lớn trong năm của Thủ
đô và đất nước” là mừng “60 năm giải phóng thủ đô, Hà Nội”.
Dẫn nguồn từ Vnexpress, Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội, cho biết: “Nguồn chi chính cho sự kiện này lấy từ ngân sách nhà nước nên hầu hết các hoạt động đều miễn phí vé vào cửa cho người dân, một số vị trí trong các hoạt động có giấy mời.”
Pháo hoa tầm cao được bắn với số lượng 3.100 quả. Pháo hoa tầm thấp có tổng số 1.500 giàn.
Liên quan đến sự kiện này, những ngày
qua cư dân mạng đã viết thư kiến nghị gửi UBND Tp.HN và Chính phủ Nước
CHXHCN VN yêu cầu dừng việc bắn pháo hoa vào ngày 10.10, bởi vì họ cho
rằng đó là một sự lãng phí lớn về ngân sách.
Người khởi xướng ra thư kiến nghị này là
bà Đào Thu Huệ, sống ở Hà Nội, là một giảng viên trường Đại Học Quốc
Gia Hà Nội, cho biết thông điệp của thư kiến nghị: “Chúng tôi làm đơn
kiến nghị, bởi vì, hiện nay, đất nước có quá nhiều khó khăn, nợ công rất
là cao, đời sống nhân dân rất nhiều nơi còn nghèo đói, trẻ em không đủ
ăn, có nhiều nơi bị ngăn trở so với bên ngoài do thiếu đường giao thông,
thiếu các cây cầu, tại các bệnh viện thì bệnh nhân nằm 5-6 người trên
một giường do thiếu giường nằm, cơ sở hạ tầng của Tp.Hà Nội chưa được
tốt thậm chí có quá nhiều bất cập… Thành tích sáu mươi năm (60 năm) sau
khi [nhà cầm quyền] tiếp quản Thủ đô điều hành và phát triển Thủ đô, thì
tôi nghĩ không đáng để tự hào đến mức phải bắn ba mươi điểm (30 điểm)
pháo hoa trong bối cảnh đất nước như hiện nay. Chính vì thế tôi đã phản
đối điều này.”
Trang web Change.org
là một diễn đàn cho phép bất kỳ người nào, ở bất cứ nơi đâu cũng có thể
phát động một chiến dịch hành động xã hội trên mạng, cho biết chiến
dịch “Dừng việc bắn pháo hoa dịp ngày 10 tháng 10 năm nay” đã có gần
1000 ký tên.
Giảng viên Đào Thu Huệ cho hay: “Tôi
nghĩ đây là một con số đáng mừng vì người dân đang dần dần chuyển hóa
nhận thức. Bắt đầu từ việc họ không hài lòng cách làm của [nhà cầm
quyền] đến việc họ bày tỏ thái độ bất bình và phản đối, họ chia sẻ thông
tin trên facbook và bấm like các thông tin đó, sau đó họ có thể ký tên
vào một đơn kiến nghị cụ thể. Tôi nghĩ đây là một cách đột phá và tôi
hài lòng về sự thay đổi này. Trong giai đoạn này, người dân bắt đầu tiếp
cận các tư duy mới về Dân chủ, ví dụ như người dân có thể tham gia vào
những công việc chung của [nhà cầm quyền], giám sát công việc và lên
tiếng góp ý. Tôi nghĩ, việc chúng tôi kêu gọi mọi người cùng ký tên với
chúng tôi chủ yếu là đánh thức người dân ý thức về quyền tham gia ý kiến
và giám sát công việc của [nhà cầm quyền].”
Tiến sỹ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện,
sống ở Hà Nội, đồng tình: “Tôi cực lực phải đối việc TP Hà Nội tổ chức
bắn pháo hoa nhân kỷ niệm 60 năm, ngày giải phóng thủ đô 10.10.2014.
Việc này rất lãng phí trong thời buổi khó khăn, kinh tế suy thoái. Chẳng
vui vẻ gì xem bắn pháo hoa khi người dân đang rất đói khổ!”.
Công dân Nguyễn Tiến Cường, sống ở Hà
Nội, đã ủng hộ chiến dịch này cho biết: “Vài phút pháo nổ sướng
mắt sướng tai nhưng làm tiêu tan bao ước mơ của trẻ em nghèo.
Mất đi cả ngàn bữa ăn, cả ngàn manh áo ấm cho các em. Dân còn
nghèo, nước còn nợ đầm đìa, xin đừng đốt tiền vô ích nữa.”
Anh Vũ, sống ở Sài Gòn, tiếp lời: “Dân đang nghèo, bắn hàng tỉ đồng lên
trời làm gì?”. Hoàng Văn Hùng, sống Hà Nội, nói: “Hoàn toàn đồng ý với
Thư kiến nghị của Giảng viên đào Thu Huệ. Dân lao động đang quá khổ cực.
Lương không đủ ăn. Thất nghiệp và bán thất nghiệp không thể tính hết.
Có vui gì khi đốt tiền dân để mừng chính thể? Chúng tôi nhìn lên trời
không đỡ đói được đâu!”.
Nguyễn Đình Khôi, sống ở Nghệ An, yêu
cầu: “Hãy dừng việc bắn pháo hoa để làm một việc tốt hơn đó là mua bảo
hiểm sức khỏe cho những người công nhân môi trường, đặc biệt là những
người làm thuê không có hợp đồng. Hãy quan tâm đến chế độ lao động của
họ.” Hoang Hoa, sống ở Hà Nội nói ngắn ngọn: “Cháu thương người nghèo,
cháu không muốn xem bắn pháo hoa.”
Hà Thị Huệ Chi đề nghị: “Trẻ em là thế
hệ tương lai. Hãy cho chúng sách, vở, cơm, thịt để lớn lên chúng không
bị còi cọc cả về thể chất lẫn nhận thức và học thức. Đã có quá nhiều
người còi cọc ở thế hệ của chúng ta rồi. Dừng lại và thay đổi ngay.”
Chẳng nói đâu xa, ngay tại Hà Nội, hơn 20 ngày nay, hàng trăm hộ dân tại phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội sống trong cảnh thiếu nước sạch, do hệ thống đường ống cung ứng nước sạch gặp sự cố.
Một số bạn đọc không đồng tình với thư
kiến nghị “Dừng việc bắn pháo hoa dịp ngày 10 tháng 10″, vì họ cho rằng
hình thức bắn pháo hoa nhằm khơi dậy truyền thống yêu nước của Dân tộc.
Bạn đọc maipt1967 phản ứng: “Rất cần thiết vì Thủ đô là bộ mặt của một
quốc gia. Cần phải tổ chức các hoạt động nhằm khơi dậy truyền thống yêu
nước của dân tộc. Chi phí cho những việc làm này mà sợ lãng phí thì
không bao giờ phát triển được.” Me Hong Bong nói: “Sự kiện trọng đại của
Thủ đô, của cả nước, kỷ niệm bắn pháo hoa là hợp lý, không phải cái gì
cũng suy là lãng phí và phải ủng hộ người nghèo bằng tiền đó, việc nào
ra việc đó, những hoạt động quảng bá văn hóa cần thiết thì vẫn phải tổ
chức long trọng…” DT bổ sung thêm: “Bắn pháo hoa cũng là một hình thức
kỷ niệm hay, ngày giải phóng thủ đô cũng là một mốc lịch sử để con e
biết để ghi nhớ…”
Giảng viên Đào Thu Huệ phản hồi lại:
“Một Đất nước, một Quốc gia, một Dân tộc bao giờ cũng cần có một cái gọi
là bộ mặt, nhưng cái bộ mặt đó phản ánh đúng thực trạng của đất nước
thì nó sẽ tốt hơn là cái bộ mặt không phản ánh đúng. Những gì đang diễn
ra trên cái bộ mặt của thành phố này thì tôi không hài lòng, đơn giản
như giao thông rất lộn xộn, lòng lề đường không quản lý tốt, những không
gian chung để sinh hoạt cho tập thể cho cộng đồng thì cũng không quản
lý tốt. Thế thì việc bắn pháo hoa để biểu dương tinh thần cộng đồng chỉ
là thời khắc rất là ngắn và nó sẽ không phản ánh đúng thực chất thực
trạng đất nước.”
Nhà báo Võ Văn Tạo, sống ở Nha Trang
cũng tham gia ký tên trong chiến dịch này cho nhận xét: “Ngày
10-10-1954, Việt Minh chiếm Hà Nội, dân chúng đứng xem với áo dài, trang
phục lịch sự, tử tế… của một đô thị văn minh. Để rồi nhiều thập niên
sau đó, chiếc áo dài là vật xa xỉ và đáng sợ (bị nhà cầm quyền coi là
tàn dư tiểu tư sản) với người dân. Mọi người dân Hà Nội đều đồng phục
công nhân, hoặc đơn điệu áo trắng, như công xã nhân dân bên Tàu hay
Cămpuchia dưới thời Polpot. Sáu thập kỷ đã qua, kể từ ngày 10-10-1954,
Hà Nội nhiều biến đổi. Nhiều công trình, đường sá mở mang theo đà tiến
nhân loại, nhưng nét văn minh, lịch sự, có văn hóa và hào hoa của người
Hà Nội đã chìm vào dĩ vãng. Đã qua thời kỳ ngu xuẩn kinh tế chỉ huy ăn
bo bo, xe đạp là gia tài đáng nể. Nay, làm ăn chộp giật, mánh mung lo
lót, lừa đảo, nhẫn tâm, giả dối và thủ đoạn nham hiểm, vô cảm lạnh lùng,
văng tục chửi thể, con cháu lỗi đạo, kẻ ăn không hết – người lần chẳng
ra… đang chế ngự, và là đặc trưng tiêu biểu của Hà Nội. Vui mừng gì mà
bắn pháo hoa? Với những ai không vô cảm, vô tri, biết đau xót Hà Nội hào
hoa, nhân văn một thuở (nay còn đâu?), ngày 10-10 là ngày tâm hồn rớm
máu và tang chế đau buồn.”
Phản ứng của cư dân mạng liên quan đến
sự việc này rất nhiều nhưng tập trung ở ba điểm chính. Thứ nhất, người
dân cần cơm, áo, gạo… cho người nghèo, trẻ em nghèo hơn là xem bắn pháo
hoa, với những hình ảnh cả một lớp trẻ em nghèo đang ngồi xum quanh một
chậu mì tôm… Thứ hai, đó là sự lãng phí cứ như “nhà có tang mà đi khiêu
vũ”, nhằm ví von những thảm cảnh, kinh tế xuống dốc, lòng dân ly tán
nhưng nhà cầm quyền lại tưng bừng bắn pháo hoa. Thứ ba, nhiều người cho
rằng, nhà cầm quyền tổ chức sự kiện này thực chất là mừng Quốc khánh Hoa
Lục, hay chia lửa với Hoa Lục về vụ các sinh viên-học sinh Hồng Kông
đang biểu tình để người dân không chú ý nhiều đến cuộc biểu tình đòi Dân
chủ ở Hồng Kông. Vì thế, người dân càng chống thì nhà cầm quyền càng cố
làm và càng mừng, vì người dân sẽ tập trung chú ý đấu tranh bắn pháo
hoa hơn là đấu tranh cho dân chủ.
Bên cạnh đó, cũng có một số người ủng
hộ, đặc biệt có người thích thú theo một hướng khác là “lại có việc làm
rồi, đi trông xe, bán nước cũng hái ra tiền trong dịp này”.
Thực chất, chỉ nhìn ở khía cạnh lãng phí, có lẽ báo điện tử lề phải Vnexpress
đã phản ảnh trung thực, ngay dưới bản tin “Hà Nội bắn pháo hoa” viết
rằng: “đường trung tâm Hà Nội gập gềnh, lồi lõm”… “Một số tuyến đường
chính dẫn đến Hồ Gươm như Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng
(quận Hoàn Kiếm) đã xuống cấp nghiêm trọng với nhiều ổ gà, ổ trâu, trong
khi thành phố đang trang hoàng để kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng”.
Ngoài ra, cũng có người hiến kế rằng,
thiếu gì cách kỷ niệm hay hơn, tiết kiệm hơn, được lòng dân hơn là bắn
pháo hoa… Chỉ còn hơn 3 ngày nữa, liệu 24.300 tiến sỹ của Việt Nam (cao
gấp 5 lần Nhật Bản) có tìm ra “kế” để “hiến” cho nhà cầm quyền luôn tự
hào là “nhân dân làm chủ” cách “kỷ niệm thiết thực” hơn là bắn pháo hoa,
giữa lúc các “ông chủ” đang phản đối ? Nhưng liệu “đầy tớ” có chịu nghe
lời “ông chủ” ?
Được biết, sáng nay, Giảng viên Đào Thu
Huệ cùng với một số người bạn lên UBND thành phố Hà Nội gửi bản kiến
nghị ngừng bắn pháo hoa với 982 người đồng ký tên.
HT, VRNs
Tin liên quan:
Tễu bình luận:
- Hà Nội: Bắn pháo hoa tại 30 điểm trong Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10 (ANTĐ). – Địa điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội 10/10 (GĐVN). - Ký tên yêu cầu dừng việc bắn pháo hoa vào ngày 10.10 (DCCT). – ĐÃ GỬI KIẾN NGHỊ GẦN 1000 NGƯỜI KÝ TỚI CHÍNH PHỦ VÀ UBND TPHN (Tễu).
- Đào Tiến Thi: CÓ NÊN TỔ CHỨC KỶ NIỆM LINH ĐÌNH NGÀY 10-10? (Tễu). “Ngày
10-10-1954 chỉ là ngày tiếp quản Hà Nội, do đó không nên tổ chức kỷ
niệm linh đình. Mặt khác để đánh dấu “60 năm” hoà bình lập lại trên miền
Bắc thì ít nhất vừa qua đã kỷ niệm 60 năm Điện Biên Phủ, 60 năm hiệp
định Geneve rồi. Nếu tổ chức kỷ niệm lớn “60 năm giải phóng thủ đô” thì
không biết sẽ còn bao nhiêu sự kiện “60 năm” khác. Việc bắn pháo hoa với
quy mô “hoành tráng” do đó lại càng không nên“.
- Nguyễn Khắc Mai: TIẾP QUẢN THỦ ĐÔ 10.10.1954 VÀ LỜI HỨA CỦA HỒ CHÍ MINH (Quê Choa). ” ‘Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân,thực hiện dân chủ thật sự’ … Cụ Hồ nói khá hay, trong câu kêu gọi trên. Phải cải cách. Phải nâng cao đời sống (vật chất, văn hóa, tinh thần, đạo đức, lối sống, quyền dân, quyền con người…) Phải dân chủ thật sự. Nhưng sáu mươi năm cho ta kết luận rằng nếu không có thể chế chính trị, kinh tế hợp lý, văn minh, tiến bộ, và dân chủ, không thể thực hiện mà không bôi bác cái công thức của cụ Hồ, cả lời hứa của cụ với đồng bào Thủ đô 60 năm trước“.
- Nguyễn Khắc Mai: TIẾP QUẢN THỦ ĐÔ 10.10.1954 VÀ LỜI HỨA CỦA HỒ CHÍ MINH (Quê Choa). ” ‘Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân,thực hiện dân chủ thật sự’ … Cụ Hồ nói khá hay, trong câu kêu gọi trên. Phải cải cách. Phải nâng cao đời sống (vật chất, văn hóa, tinh thần, đạo đức, lối sống, quyền dân, quyền con người…) Phải dân chủ thật sự. Nhưng sáu mươi năm cho ta kết luận rằng nếu không có thể chế chính trị, kinh tế hợp lý, văn minh, tiến bộ, và dân chủ, không thể thực hiện mà không bôi bác cái công thức của cụ Hồ, cả lời hứa của cụ với đồng bào Thủ đô 60 năm trước“.
Liệu Thành ủy, UBND Tp Hà Nội có dừng được việc bắn pháo hoa dịp 10/10 năm nay không? CÓ hay KHÔNG?
- Không! Vì tiền đã chia xong, pháo đã lên nòng, không thể "hoãn cái sự sung sướng" được! Với lại, đài báo đã loan rồi, bây giờ nói lại cũng khó. Chả lẽ lại sợ, lại phải nghe mấy cái cô cậu phây búc ấy à!? Vớ vẩn! Sáu mươi năm mới một lần. Chơi! Chơi cho xứng mặt thủ đô!
- Có! Người ta nói đúng là mình phải nghe. Mình nghe dân là mình được, vì họ nói quá đúng. HN có đến 24 ngàn hộ nghèo. Dân oan lũ lượt kéo đi hàng ngày trên thành phố. Nhiều khu dân cư thiếu nước triền miên. Đường xá lồi lõm. TP gì mà cứ mưa là ngập là úng. Mình lo cho dân chưa chu đáo, mình là người có lương tâm thì mình không thể không lắng nghe dân bằng cả trái tim mình. Một quyết định hơi khó khăn lúc này. nhưng mà Bác Hồ bảo rồi "Không có việc gì khó". Khó mà làm được thì mới là....
Bây giờ Tễu đang có một cặp xu trên tay, đang xóc lên để bói xem CÓ hay KHÔNG đây!!! Hi hi...Nào....ta cùng xóc....
Phải lấy ngày đó là ngày buồn, ngày chưa đáng vui vì Kháng Chiến gần 9 năm, hi sinh bao nhiêu mạnh đồng bào chiến sĩ mà chỉ lấy lại được nửa nước nghèo nàn lạc hậu . Các nước cựu thuộc địa Pháp như Tunisia, Algeria cũng kháng chiến và họ chiến thắng toàn vẹn lãnh tổ . Các nước cựu thuộc địa Anh như Malaysia, Myanmar, cũng giành lại độc lập toàn vẹn lãnh thổ . Còn VN thì bị chia đôi . Vì thế chẳng nên lấy ngày tiếp quản Hà Nội làm ngày vui mà chỉ là vui phân nửa !
Trả lờiXóaNói tục tĩu một chút nhưng hoàn toàn thực tế SƯỚNG CON CU THÌ MÙ CON MẮT.
Trả lờiXóaKhó lắm, không hoãn được đâu, mọi người ơi, vì quan chức HN ai cũng có phần trong đó cả rồi.
Trả lờiXóaNhân đây cũng xin mạn phép "râu ria" đôi lời: Trước kia, thời còn thực dân phong kiến, ta còn có một HÀ NỘI -TRÀNG AN. Cuộc sống ngày đó sao yên bình và thanh thản; người Tràng An sao lịch thiệp, nhẹ nhàng, phép tắc đến thế. Nhưng từ ngày "Giải phóng Thủ đô", đặc biệt là từ vài ba thập kỷ gần đây, dưới chính thể CS, Hà Nội đã không còn TRÀNG AN nữa. Cuộc sống đã trở nên xô bồ, hỗn độn, bẩn thỉu. Con người HN trở nên ích kỷ, bon chen, bặm trợn. Nếp sống văn minh, lịch thiệp của người TRÀNG AN xưa đã hoàn toàn biến mất.
Vậy thì 30 điểm bắn pháo hoa ăn mừng để mà làm gì, hỡi các ông quan HN chỉ biêt tự sướng? Cái tâm của các ông có còn không?
Tiền đã chia xong , chỉ chờ cái giây phút ấy để sung sướng để hả hê ! Chả có thằng quan tham nào nó hoãn cái sự sung sướng của nó lại được đâu các bác đừng mơ .
Trả lờiXóaLần trước kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long- Hà nội, ông Phạm Quang Nghị đã dám dừng xây mấy cổng chào để tiết kiệm cho ngân sách đang bị thâm hụt nghiêm trọng; bây giờ kỷ niệm 60 năm ngày tiếp quản Thủ đô, ông Nghị có dám cho dừng bắn pháo hoa, tiêu tốn cả đống tiền thuế của dân đang còm cõi hay không? Tôi nghĩ là ông Nghị phải dũng cảm lên cho dù tiền đã chia rồi, pháo đã lên nòng, nhưng ông Nghị là người bấm nút cơ mà!!! Cu Ngố
Trả lờiXóaLần sau thì họ cứ bắn chẳng cần thông báo, các bác có thắc mắc, họ nói: rẻ như bèo. Lúc ấy, các bác lấy đâu ra số liệu mà kiến với nghị?
Trả lờiXóaTết đến tôi ao ước được bỏ tiền túi để mua một phong pháo nổ cho vui nhà vui cửa, thế nhưng chúng viện cớ không an toàn, tiết kiệm v.v... không cho dân đốt pháo, trong lúc bọn quan lại thì thoải mái vung tiền thuế của dân ra đốt và đút túi thoải mái. Tôi căm thù bọn chúng.
Trả lờiXóaHà Nội còn nhiều cái chi lãng phí hơn, nghe nói dự án xe ô tô buyt nhanh ngốn hàng nghìn tỷ đồng chỉ để chạy từ bế xe Kim mã cũ ra khu đô thị mới dương nội thì phải? Đường vừa rải bêt tông asphan mịn như nhung họ đào bỏ đi và đổ bê tông xi măng vào, vừa nhanh mòn lốp vừa kê cục cục Hơn nữa xe chạy qua tuyến phố chính toàn giao bằng với các tuyến phố khác thì nhanh thế nào được, chả nhẽ xe buýt ưu tiên vượt đèn đỏ? Tiền thuế của dân ta cứ việc tiêu?
Trả lờiXóaNgày song thập xem Đài Loan họ giàu hơn ta ăn mừng ra sao nhé.
Trả lờiXóa1. Nếu không bị "phết phẩy", có thể đủ lượng pháo hoa bắn 90 địa điểm!
Trả lờiXóa2. Cứ nói thẳng với mấy cha ấy thế này:" A... Thế các ông bắn pháo hoa hoan nghênh cái sự người Pháp tôn trọng sự cam kết - rút quân bàn giao cho bộ đội VM đủng đỉnh đi vào tiếp quản Hà Nội, không tốn một giọt mồ hôi à?!"
Trả lời bạn Nd 12:07
Trả lờiXóaMáy báo "a scipt on this page may be busy, or it may have stopped responding. You can stop the script now, or you can continue to see if the script will complete."
Bạn hỏi chuyên gia computer thử coi? Tôi cũng thắc mắc vụ này?
"Vì thế, nhân danh một người Hà Nội, tôi muốn nói với những người đang “cầm cân nẩy mực” ở thủ đô Hà Nội rằng: Quê tôi, Hà Nội, đang là một thành phố bệ rạc vào bậc nhất vùng Đông Nam Á. Khói bụi, kẹt đường, ngập nước, dân oan cả nước kéo về đây… kêu cứu. Nói tục, chửi bậy, chặt chém khách du lịch là nét văn hoá của đất ngàn năm văn vật hôm nay! Vì thế, không nên “ngộ độc ngợi ca, bội thực tự hào” (*) nữa!
Trả lờiXóaKhông cần phải bắn pháo hoa. LPKhai
Mọi người hãy xem lý lịch của 2 bác Nghị và Thảo xem nguyên quán của 2 bác đó là ở đâu. Nếu không phải là Hà Nội thì đừng mong Hà Nội phát triển nhé!
Trả lờiXóaHọc tập và làm theo tấm gương đao đức HCM là như thế này sao? Ở thời điểm này, khi các ông bà NHÂN DÂN còn thiếu thốn đủ thứ, phải chắt chiu từng đồng lẻ, phải lo từng bữa..Mà bọn đầy tớ công quyền, lại cứ cố bày vẽ những sự lãng phí như thế này sao? Việc này là có lợi cho Dân ư? " Việc gì có lợi cho Dân thì cố làm, việc gì có hại cho Dân thì phải hết sức tránh" Phải chăng những tên đầy tớ HN kia, không còn nhớ những lời dạy của ông cụ mà chúng vẫn hô hào học tập và làm theo.
Trả lờiXóa