Thứ Năm, 10 tháng 10, 2019

Lật chồng báo cũ: GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ hay TIẾP QUẢN THỦ ĐÔ?


Có nên tổ chức kỷ niệm linh đình ngày 10-10?
Đào Tiến Thi  
Tháng 10 - 2014

Báo chí bắt đầu từ tháng bảy cho đến những ngày gần đây vẫn đưa tin nhân “Kỷ niệm 60 năm giải phóng thủ đô”, thành phố Hà Nội chủ trương bắn pháo hoa tại 30 điểm.

Rất nhiều ý kiến đã phản đối chương trình này. Lý do chính được nêu lên là quá lãng phí trong khi có nhiều việc cần làm hơn. 

Bản thân tôi cũng phản đối việc làm lãng phí và không cần thiết ấy. Nhưng ở bài này tôi chỉ bàn khía cạnh khoa học của vấn đề, vì thấy rằng đã có sự hiểu sai từ quan niệm. 

Tất cả các báo đưa tin việc tổ chức sự kiện này đều gọi là ngày “Giải phóng thủ đô”.  Không có báo nào cho biết đây là quyết định của cấp nào. Nhưng theo suy đoán của tôi thì phải bắt đầu từ Sở Văn hóa Hà Nội đề xuất. Và quả thật báo đã đưa tin ông Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội phát biểu về vấn đề này. Điều đáng chú ý nhất là ông Giám đốc Sở Văn hoá Hà Nội Tô Văn Động nói rằng “đây là sự kiện lớn của đất nước chứ không riêng Hà Nội”. 

Theo tôi, nếu coi ngày 10-10-1954 là một sự kiện lớn để năm nay kỷ niệm 60 năm có những điều không ổn sau đây: 

1. Chiến thắng Điện Biên Phủ buộc Pháp phải ký hiệp định Geneve. Và hiệp định Geneve dẫn đến việc quân đội Pháp phải rút khỏi Bắc Việt Nam. Hiệp định Geneve cũng dẫn đến hàng loạt sự kiện khác. Năm 2014 này Việt Nam đã kỷ niệm 60 năm Điện Biên Phủ, 60 năm Hiệp định Geneve, nếu cứ theo logic kỷ niệm “ngày giải phóng” thì tất cả tỉnh thành còn lại ở miền Bắc cũng sẽ có một lễ “kỷ niệm ngày giải phóng” như Hà Nội. Đó là một điều “trái tự nhiên”, vì thực ra không mấy ai để ý các sự kiện này, khi sự kiện diễn ra chỉ có mỗi việc người Pháp làm thủ tục bàn giao hay tự bỏ đi. 

2. Sự kiện 10-10-1954 không phải là sự kiện lớn. Bộ sách Lịch sử Việt Nam mới xuất bản vừa đây (2013) gồm 4 tập, tổng cộng 3276 trang, là một công trình tương đối bề thế và công phu, không dành cho ngày 10-10-1954 như một sự kiện lớn. Việc tiếp quản các vùng Pháp rút quân ở miền Bắc được trình bày tất cả có 4 trang + 1 trang hình ảnh. Riêng sự kiện ngày 10-10-1954 tại Hà Nội chỉ được nói trong 5 dòng + hai hình ảnh minh hoạ.

Trong công trình Tiến trình lịch sử Việt Nam của Nguyễn Quang Ngọc (NXB Giáo dục, 400 trang ), sự kiện 10-10-1954 của Hà Nội không được đề cập mà chỉ được nói chung một trong mục nhỏ (đánh dấu hoa thị) là “Tiếp quản miền Bắc” với dung lượng nửa trang sách.

Các bộ sử nhỏ hơn như Lịch sử Việt Nam của Trần Văn Nam (Nxb Thời đại, 509 trang), Tóm tắt niên biểu Lịch sử Việt Nam của Hà Văn Thư và Trần Hồng Đức (Nxb Văn hóa thông tin, 272 trang) đều không nhắc gì đến sự kiện này. 

3. Xét về ngôn từ, theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên – Nxb Đà Nẵng & Trung tâm Từ điển học) thì giải phóng là một động từ có các nghĩa: 1. Làm cho được tự do, làm cho thoát khỏi tình trạng bị nước ngoài nô dịch, chiếm đóng: Giải phóng đất nước. Phong trào giải phóng dân tộc. Khu giải phóng ; 2. Làm cho được tự do, cho thoát khỏi địa vị nô lệ hoặc tình trạng bị áp bức, kiềm chế, ràng buộc: Giải phóng nô lệ. Giải phóng phụ nữ. Giải phóng sức sản xuất ; 3. Làm cho thoát khỏi tình trạng bị vướng mắc, cản trở: Kéo cây đổ sang một bên để giải phóng lối đi. Thu dọn vật liệu rơi vãi, giải phóng mặt bằng. Giải phóng nhanh để tăng khả năng vận chuyển ; 4. Làm cho thoát ra một chất nào đó hay năng lượng: Phản ứng hóa học giải phóng một chất khí. Nguyên tử giải phóng năng lượng của nó. 

Nghĩa nào của từ giải phóng thì cũng mang nghĩa chung là “làm cho thoát khỏi” một tình trạng nào đó. Tức là phải có một hành động tác động vào đối tượng để thay đổi tình trạng cũ.

Nếu quân đội Việt Nam tấn công quân Pháp, chiến thắng và giành quyền kiểm soát Hà Nội thì mới gọi là giải phóng. Chứ ở đây quân Pháp trao trả Hà Nội. Theo nghĩa rộng thì cũng là giải phóng nhưng theo nghĩa hẹp – nghĩa chính xác áp dụng cho sự kiện 10-10-1954 – thì không nên gọi là giải phóng. Hành động của chính quyền thuộc địa Pháp đối với thành phố Hà Nội ngày 10-10-1954 được gọi vẫn được gọi là bàn giao, còn đối với chính phủ Việt Nam thì gọi là tiếp quản. (Tiếp quản: thu nhận và quản lý cái của đối phương giao lại: Bộ đội tiếp quản thành phố. Tiếp quản nhà máy. – Từ điển tiếng Việt). Việc bàn giao và tiếp quản Hà Nội nhìn chung diễn ra thuận lợi, theo đúng thông lệ và sự thỏa thuận, cho nên càng không thành một sự kiện lớn. 

Nói về sự kiện 10-10, trong tập 4 của bộ Lịch sử Việt Nam 3276 trang nói trên, từ “tiếp quản” được dùng 7 lần, từ “giải phóng” chỉ được dùng có 1 lần. Trong Tiến trình lịch sử Việt Nam của Nguyễn Quang Ngọc, cả hai lần đều dùng từ “tiếp quản”. Trong Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 3, Lê Mậu Hãn chủ biên (NXB Giáo dục, 2003), dùng từ “giải phóng” nhưng dùng theo nghĩa rộng: “Việc tiếp quản vùng mới giải phóng nhất là các thành thị, hoàn toàn tốt đẹp. Ngày 10-10-1954, Hà Nội được giải phóng”. 

Thực tế trước khi có chủ trương “kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng thủ đô” năm nay, cách gọi trên các văn bản chính thứcnhìn chung vẫn gọi là ngày “tiếp quản thủ đô”. Tất nhiên vẫn có cách gọi là ngày “giải phóng thủ đô” nhưng đó chỉ là số ít, theo nghĩa rộng và nhìn chung là không chính thức. Tôi vẫn nhớ thời học cấp 1 (những năm giữa đến cuối thập kỷ sáu mươi thế kỷ trước) có bài “Hà Nội ngày tiếp quản”. 

Như vậy việc tổ chức kỷ niệm lớn ngày 10-10 trước hết xuất phát từ việc hiểu sai vấn đề. Đây dứt khoát không phải là sự kiện lớn. Đây chỉ là một sự kiện nhỏ, nhỏ hơn nhiều so với các sự kiện trong khoảng 1945 – 1954 như ngày Tuyên ngôn độc lập 2-9-1945, như chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947, chiến dịch biên giới thu - đông 1950, … Ngày 10-10-1954 chỉ là ngày tiếp quản Hà Nội, do đó không nên tổ chức kỷ niệm linh đình. Mặt khác để đánh dấu “60 năm” hoà bình lập lại trên miền Bắc thì ít nhất vừa qua đã kỷ niệm 60 năm Điện Biên Phủ, 60 năm hiệp định Geneve rồi. Nếu tổ chức kỷ niệm lớn “60 năm giải phóng thủ đô” thì không biết sẽ còn bao nhiêu sự kiện “60 năm” khác. Việc bắn pháo hoa với quy mô “hoành tráng” do đó lại càng không nên. 
Đ.T.T

33 nhận xét :

  1. Nhân lúc tác giả đề cập đến từ " giải phóng " thì trong 4 định nghĩa mà tác giả nêu ra , ngày 30-4-75 rơi vào định nghĩa nào??

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi rất tán đồng quan điểm của bạn Đào Tiến Thi. Sự thật lịch sử mang tính số liệu/dữ liệu khoa học, nên nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bất kỳ ai. Một hiện tượng khoa học phải được gọi đúng bản chất của nó. Rõ ràng có sự bàn giao và tiếp quản hẳn hoi, theo quy chế được thỏa thuận đàng hoàng, và người Pháp đã tôn trọng điều đó. Không hề có sự giao tranh, thương vong, đổ máu ở đây, cho dù nếu có một vài nơi đâu đó vẫn có kẻ chống đối nổ súng lẻ tẻ. Vậy sao lại gọi là giải phóng? Trường hợp Sài gòn năm 30-4-75 cũng vậy, về cơ bản VNCH đã xin bàn giao thành phố và chính quyền lại cho bên "thắng cuộc" tiếp quản: bản thân thành phố Sài gòn, và việc bàn giao chính quyền trung ương của VNCH đồng nghĩa với việc bàn giao hoàn toàn miền nam (trên danh nghĩa, vì nhiều nới đã được quân GP đánh chiếm) cho bên "thắng cuộc" (cho dù lúc này thực tế vẫn còn đâu đó có tiếng súng chống trả, nhưng không mang danh nghĩa chính thức của chính quyền nữa). Trở về trước nữa, khi một chính quyền hợp hiến đang tồn tại, bị chiếm đoạt, cướp mất, không thông qua bầu cử theo luật định của hiến pháp thì gọi là gì? Chính ta vẫn gọi là cướp chính quyền đấy! "Dành" là không đúng với bản chất, phải gọi là CƯỚP mới đúng. Hơn nữa, quay trở lại với vấn đề "giải phóng miền nam", chữ "giải phóng" ở đây được sử dụng hoàn toàn theo nghĩa chủ quan/quan niệm của riêng "ta", chứ không theo đúng nghĩa của ngôn từ mà khoa học "bắt" nó phải theo: hành động giải phóng luôn được gắn với đối tượng được giải phóng đang ở trong tình trạng nguy hiểm (chỉ xét cho trường hợp con người), bị đàn áp, bị khống chế, bị uy hiếp, và bị tước đoạt mất rất nhiều quyền căn bản của con người vốn dĩ phải được hưởng. Ví dụ cảnh sát cơ động giải phóng con tin bị bắt. Vậy trước năm 75 người dân miền nam nói chung, và Sài gòn nói riêng có ở trong tình trạng như vậy không? Đừng có nói là họ đang bị áp bức bóc lột thậm tệ, bị đe dọa đến tính mạng, bị mất hết các quyền cơ bản của con người đấy nhé! Vậy đưa quân đội tiến đánh và chiếm lấy thì được gọi là gì? Và còn nhiều v/đ lắm lắm.... Chúng ta phần lớn đều là người có học, cho dù học dưới bất kỳ chế độ nào, vẫn có cái đầu riêng của mình. Chỉ cần suy nghĩ một chút sẽ thấy có rất rất nhiều vấn đề mang tính sự thật khoa học, cho dù bị che dấu, khỏa lấp, bóp méo, tô vẽ, thủ tiêu đi một cách cố ý. Nhưng cũng phải nói còn nhiều người không thấy, không tin vì không chỉ bị bưng bít, mà còn bị "là phẳng" trí não để có một thứ não trạng ấu trĩ và thiển cận trong đầu. Vì vậy họ rất vô tư, hồn nhiên hiểu như các đã thấy, đã chứng kiến. Nhưng xu thế phát triển quá mạnh của thời đại công nghệ thông tin làm cho những kẻ cố chết chống lại cũng không xuể. Thành ra rất nhiều người đã ngộ ra.lkk

      Xóa
    2. Bác Đào Tiến Thi ơi !đây là cái dịp mà các bác thuận lợi hơn thời cụ Phan (Phan Châu Trinh) các bác tiếp nối phong trào các cụ đã từng làm :khai dân trí -chấn Dân khí _hậu dân sinh ,chứ các bác cứ tranh luận "Giải phóng" với "tiếp quản" làm gì _anh em Nguyễn Văn Thiết( nhân vật trong Ông không phải Bố tôi -LQV ) họ không biết gì đâu ?30/4/1975 như Sài gòn mới gọi là giải phóng _còn Hà nội sau khi thắng trận Điện biên Pháp chịu thua rồi ta về tiếp quản thôi ." Nhà Em" hiểu như vậy bác ạ ! chẳng thế mà khẩu hiệu:" trung với A hiếu với B" còn đổi thành "trung với C hiếu với B" cơ mà bác

      Xóa
    3. Nên dùng từ TIẾP QUẢN là chính xác hơn. Từ trước năm 1975, khi còn trên ghế nhà trường, chúng tôi vẫn tham gia diễu hành quanh hồ Gươm kỷ niệm ngày TIẾP QUẢN THỦ ĐÔ10/10/1954. Bẵng đi thời gian, từ TIẾP QUẢN được thay bằng từ GIẢI PHÓNG. Chắc cho tương xứng với ngày 30/4/1975.

      Xóa
    4. Yên tâm, rồi sẽ viết lại Lịch sử Việt Nam, không lâu nữa đâu.

      Xóa
  2. Rất nhiều ý kiến đã phản đối chương trình này. Lý do chính được nêu lên là quá lãng phí trong khi có nhiều việc cần làm hơn. Bản thân tôi cũng phản đối việc làm lãng phí và không cần thiết ấy và chắc không ít người cũng sẽ phản đối sự lãng phí này, trong khi còn rất nhiều người nhiều nơi cuộc sống của người dân còn rất nhiều khó khăn.Hãy chuyển sự lãng phí nói trên để làm những việc thiết thực hơn nhằm giảm bớt khó khăn cho "Đồng bào" ta.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các bác không nên phản đối vì::nếu chim không bay ..."thì dân thông cảm,Đấy là lời của một vị đầu ngành GĐ sở văn hóa thông tin và thể thao của đất văn vật ngàn năm NHân sáu mươi năm ngày "TIẾP QUẢN THỦ ĐÔ"(Pháp đầu hàng rồi sao lại giải phóng .......tấn công họ ) ,cái cần là các bác thấy phải làm gì ?cho DÂN TRÍ CAO .biết xấu hổ khi làm sai nói sai ,DÂN KHÍ mạnh để dám nói lên và giành lấy chân lý -thì hậu DÂN SINH mới mạnh các bác cứ "phản"mãi thì lấy "chiếu "ra nằm cho đơc đau lưng !

      Xóa
  3. Đây là hình thức quyết toán cuối năm ,vì tiền xin đầu tư nhiều mà chẳng biết làm gì ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sao lại ko biết làm gì? Người ta xin tiền làm lễ lớn là có lý do của người ta. Người ta quá biết sử dụng tiền vào việc gì. Hấc!lkk

      Xóa
  4. Kí hợp đồng mua pháo, bắn pháo rồi. Ngưng là ngưng thế nào. Tiền hoa hồng nằm trong túi rồi, móc ra nộp ngân sách nhà nước à? Có mà điên

    Trả lờiXóa
  5. Thể thao thì ì xèo bán độ, bán vé chợ đen. Văn hóa thì lai căng mất gốc và xuống cấp . Vậy cơ quan VHTT biết làm gì hơn cho hết tiền là đầu tư vào lễ hội. chứng nhận ghi nét, bùm xòe pháo phẹt, bang rôn biểu ngũ áp phích rợp trời, đầy đường, đầy làng tới xóm ... xong rồi thôi, không chứng không cứ, mặc mẹ nó.

    Trả lờiXóa
  6. Tại sao lãnh đạo HN cứ khăng khăng việc bắn pháo hoa trong khi thành phố chưa mưa đã ngập,chưa nắng đã thiếu nước,người dân ở nhiều nơi vẫn chưa được no và ấm,thành phố vẫn nhếch nhác,lộn xộn,bẩn thỉu.Giải quyết được tình trạng trên HN sẽ đẹp từ cảnh quan đến lòng dân nhiều.Tại sao lãnh đạo không nhìn thấy mong muốn của dân,vẫn cứ theo đuổi những chương trình gây lãng phí hàng chục hàng trăm tỷ như thế nhỉ.Tôi cương quyết phản đối chủ trương bắn pháo hoa lãng phí vô bổ này

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những chuyện cần làm mà bạn nói khó làm lắm, còn chuyện bắn pháo hoa thì không những là dễ làm mà còn được một công đôi việc:
      - Giúp dân quên bới nỗi khổ đau đang chịu đựng.
      - Giúp anh bạn 16 vàng 4 tốt bán được hàng ế với giá cao.
      - Từ quan duyệt chi, cho đến thằng đi mua thằng nào cũng được miếng thịt to tống vào họng.

      Xóa
  7. Lý do vì sợ tốn kém mà phản đối việc HN bắn pháo hoa cũng chưa hẳn là đúng.Quan trọng là sự kiện đó ớ tầm nào,có xứng để bày vẽ,phô trương đình đám như vậy khồng?Nếu HN dựa thế Thủ đô,mượn tiếng việc chung để"nước đục thả câu"nó xẽ là tiền lệ để các tỉnh thành trong cả nước có lý do để cùng nhau bày vẽ,kiếm cớ để đục khoét cái "hòm ngân khố" đã thủng đáy.Các quan đã giàu quá rồi,tham vừa thôi kẻo bội thực vỡ ruột mà chết thì thối lắm.
    Chấn Phong.

    Trả lờiXóa
  8. Họ thích vì chi phí 4 tỷ,họ khai 15 tỷ,11 tỷ chia nhau đút túi,dân nào kiểm soát được đâu mà sợ !!!

    Trả lờiXóa
  9. Thì kệ nó vậy , cứ bắn.Có bắn pháo hoa thì mới kiếm được chút đỉnh để mua thêm lô đất cho các cháu , thông cảm nhé.

    Trả lờiXóa
  10. Cư sĩ Thích Hoành Tránglúc 22:43 3 tháng 10, 2014

    Cái hồi kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, tôi cứ mong Nhà nước và thành phố đừng đổ ra hàng mấy trăm tỷ đồng lầm lễ lạt linh đình và xây các công trình hoành tráng ít khi dùng đến. Thay vào đó, chỉ cần làm một việc, một việc thôi là hạ toàn bộ các búi rác dây rợ lằng nhằng, lùng nhùng trên cao xuống dưới đường ngầm cho đẹp Thủ đô. Giá mà làm được việc ấy thì vừa đỡ tốn kém mà vừa có ích hơn hẳn. Người dân cả trăm năm sau vẫn sẽ nhắc: Hà Nội không còn các búi rác trên cao là nhờ quyết định sáng suốt của lãnh đạo vào dịp thành phố kỷ niệm 1000 năm tuổi.
    Nay lại đến dịp kỷ niệm 60 năm tiếp quản (hoặc giải phóng) Thủ đô. Bác Đào Tiến Thi nói rất có lý, rất thuyết phục. Nhưng cứ cho rằng đây là ngày giải phóng, là ngày đánh dấu một sự kiện quan trọng đối với Thủ đô và cả nước đi chăng nữa thì chúng ta làm gì? Bắn pháo hoa cũng chỉ như đốt vàng mã vào ngày cúng cụ thôi. Nhưng thứ vàng mã này tốn hơn cái vàng mã mà Nhà nước khuyên dân chúng bớt xài nhiều lắm. Vậy, tốt nhất là nhân ngày này, ta lấy tiền dự định chi đốt "vàng mã" mà làm việc gì thật có ích cho dân. Chẳng hạn, nếu không đủ tiền xây thêm 1 bệnh viện, 1 trường học thì thêm cho bệnh viện một tòa nhà, thêm cho trường học một vài lớp, thêm cho thành phố chục cái xe bus. Thế có phải vui hơn không?

    Trả lờiXóa
  11. Họ nghĩ đến dân lao động , đến an sinh xã hội thì nói làm gì , đây là cái cớ để tiêu tiền dân , để % chia nhau , để du hý khách khứa có qua có lại để thể hiện oai phong với nhân dân khi đi dự lễ hội ! Lũ khốn .

    Trả lờiXóa
  12. Tại sao lại không bắn? Cờ đã cắm từ 30/9 rồi. Tiền vàng mã này sẽ lại được giải thích do doanh nghiệp đóng góp chứ không phải ngân sách. Mà người dân khi hưng phán với pháo hoa, với chế độ sẽ làm việc gấp 5 gấp 10. Còn có thể lại vì đi xem pahso hoa, có vài tai nạn giao thông sẽ làm đông thêm lực lượng âm binh phò trợ cho người sống. Lo gì?

    Trả lờiXóa
  13. Tôi nghĩ ngày này cũng kỷ niệm nhưng nhỏ thôi, phần vì ý nghĩa của nó cũng tàng tàng, nhưng quan trọng hơn, lấy tiền thuế của dân ra để làm một việc không thiết thực. Có bao nhiêu việc cần làm mà lại đem tiền đốt chơi như thế, hỏi sao dân ta không nghèo? Đấy là chưa kể nhóm lợi ích, cứ xin được tiền là có màu. Người xin và người cho đều có màu, tội gì không tiêu. Bao giờ tiêu một đồng của dân cũng phải hỏi dân (thông qua đại biểu thực sự do dân bầu), chúng tôi mới tin các ông lãnh đạo làm việc vì dân vì nước.

    Trả lờiXóa
  14. Cứ để cho Thành Ủy, HĐND, UB, MTTQ Tp Hà Nội làm, bắn pháo bông cho Dân coi cho sướng mắt . Ung thư vào giai đoạn chót rồi chẳng có thuốc nào chữa được dâu !

    Trả lờiXóa
  15. Bắn pháo hoa chứ tên lửa cũng không thể xua tan món nợ xấu ngày càng phình ra đó. Mà theo đó người nghèo càng nghèo thêm. Người giàu càng phình ra. Bởi đây là bài toán Giải Ngân cuối năm thường thấy ở mọi ngành nghề nước ta: nào lát lại vỉa hè, đổ nền đường, tu lại cống rãnh... và bắn pháo hoa!

    Trả lờiXóa
  16. Trên bắn pháo hoa - dưới bệnh hoa liễu, mào gà... ngày càng lan tràn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. MÀO GÀ là loại hoa được giáo hư VŨ KHIÊU chon làm quốc hoa đó, nói kiêng cữ cho một tý.

      Xóa
  17. Gọi "giải phóng thủ đô" là xúc phạm đến những người đã ngã xuống ở Điẹn Biên Phủ. Vì chính ĐBP đã đưa đến việc kí kết hiệp định Gèneve. Ngày 10/10/1954 chỉ là ngày ấn định tiếp quản HN. Những cái đầu đất đang đứng đầu đảng, chính quyen HN làm sao hiểu nổi. Bí thư Nghị (Thanh Hoá) đọc diễn văn không bao giờ thể hiện được nét văn hoá và chất giọng người HN. Nguywwfn Thế Thảo giỏi nịnh anh NĐM nên tưf Bắc Giang được kéo về HN làm Chủ tịch.
    Tiêu tốn cả gần ngàn tỉ vào cái lễ kỉ niệm ngày tiếp quan là một sự lãng phí khủng khiếp, là một cái tội với thủ đô ngàn năm văn hiến, là hành động tiêu tốn tiền của dân một cá vô lối!

    Trả lờiXóa
  18. Lễ hội, hội thảo , kỷ niệm 10 năm, 60 năm, 100-1000 năm, tượng đài, khu lưu niệm, pháo hoa, cổng chào, xã xã thi đua, huyện huyện hoành tráng, tỉnh thành ngó nhau mày làm tao làm, trung ương ngày nào cũng bận tiếp đoàn, rước khách, có 1 ông khách mà bốn năm cuộc tiếp, tràng hoa to như cái nong, cái ghế như cái ngai, thấy hoa thấy ghế chứ không thấy người. Rồi đi thăm nước này, viếng nước kia hữu nghị tầm cao, bầu đoàn thê tử. Ngó Nhật, Mỹ và các nước phản động sao họ tiếp khách đơn giản mà ấm cúng. Xài kiểu đó không nợ mới lạ.

    Trả lờiXóa
  19. Chuyện lãng phí thì quá rõ rồi, không cần tranh cãi. Còn chuyện có giải phóng hay không thì cũng giống như ngày 30/4/1975 vậy. Nội các chính phủ VNCH họ đã chờ để bàn giao chính quyên (tự rút lui) vậy mà chúng ta lại bảo là ngày giải phóng miền Nam nhỉ. Đầy là họ tự ý rút nhỉ!

    Trả lờiXóa
  20. Xin lỗi bác Đào Tiến Thi,Bác nói trúng quá xong tiền ,tiền ,tiền là tiên là phật.....!!!

    Trả lờiXóa
  21. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã hãm hiếp và xẻo vú phụ nữ VN!

    Trả lờiXóa
  22. Sự việc chỉ là " tiếp quản " được nâng tầm thành ..."giải phóng" là có lý do của nó . Lý do thì nhiều , trong đó với các quan HN không loại trừ lý do đầu tư kinh phí khủng để tổ chức rùm beng sự kiện được nâng ( khống ) tầm . Thôi thì , 60 năm mới có dịp ... làm ăn lớn .

    Trả lờiXóa
  23. Những mnă 70 của TK 20, nhiên tai liệu lịch sử vẫn ghi ngay 10/10 quân ta vaoT tiếp quản thủ đô, chả có ai Giải phóng ai ca cũng như ngay 30/4 là ngay mọi rợ thắng Văn Minh, lũ chó lợn không hiểu hay cố tình không hiểu để trục lợi cho nhom lợi ích. Nhân đây nhắn mọi người đoc bài. Những tội ac đưođ thần thánh hóa cua ông Phạm Đình Trọng tại blog Huỳnh Ngọc Chênh để hiểu thêm về lũ cho lợn.

    Trả lờiXóa
  24. Ngày mùng 10 tháng 10 năm 1954, năm cánh quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, với tám vạn người cùng tiến vào từ 5 cửa ô đê TIẾP QUẢN Thủ đô Hà Nội trước sự rút lui của những người lính viễn chinh của quân Pháp xâm lược.
    Xin ai đó không nên đánh tráo câu chữ : " TIẾP QUẢN THỦ ĐÔ HÀ NỘI" thành " GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI."! Bởi vì, những hình ảnh đầu tiên của phim tư liệu Quân đội ta tiếp quản Thủ đô Hà Nội, ngày mùng 10 tháng 10 năm 1954, cùng với lời trong bài hát lừng danh TIẾN VỀ HÀ NỘI của nhạc sỹ thiên tài Văn Cao viết rất rõ và sinh động về việc này.
    -Theo Từ điểm mở Wiktionary : " Giải phóng là làm cho được tự do, thoát khỏi tình trạng bị nước ngoài nô dịch, chiếm đóng."

    Trả lờiXóa
  25. Các bạn ơi! Ngày 10/10/1954 : chúng tôi gọi là ngày về:"Tiếp quản Thủ đô",chứ bạn nào nói là Giải phóng Thủ đô là không đúng đâu !

    Trả lờiXóa