Hiện vật 'lạ' ở đền Phù Đổng
03/03/2014 09:00
Tại di tích quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng đã xuất hiện thêm áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt. Chưa rõ việc đưa những hiện vật này vào có đúng luật không.
.
.
Ngựa mới được đặt trong sân di tích, có bát hương - Ảnh: Ngọc Thắng |
“Không phải xin phép ai cả”
Tấm băng rôn đỏ thắm treo ngay trước cửa đền Phù Đổng (Gia Lâm, Hà
Nội) với những hàng chữ trắng chào mừng danh hiệu di tích quốc gia của
đền. Di tích này vừa được trao bằng công nhận di tích cấp quốc gia đặc
biệt cách đây chưa đầy nửa tháng. Ngay trong sân di tích này, mới đây
xuất hiện một tượng ngựa bằng kim loại được đặt cùng bát hương. Chưa
hết, trong gian thờ, còn có cả bộ giáp trụ, roi mới.
“Đúng ngày 19.9 năm Quý Tỵ, tức là năm ngoái 2013, vào ngày Thiên Mã,
ngựa sắt đã được mang về đền Phù Đổng”, ông Đinh Minh Tỉnh, Phó ban
Quản lý di tích cho biết. “Ngựa và bộ giáp sắt đó là nhân dân cả nước
đem về đấy, cầu mong cho quốc thái dân an”. Ông Tỉnh cũng rất rành rẽ
việc ngày 9.12.2013 Chính phủ đã ký công nhận di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng.
|
Ông Tỉnh nói thêm, lúc đầu “nhân dân cả nước” định đem ngựa về đền ở
Thường Tín, Hà Nội song lúc xin đài (một kiểu gieo quẻ - TN) không được
đồng ý. Sau đó, tượng ngựa được mang lên Sóc Sơn, nhưng xin đài cũng
không được đồng ý. Rồi tượng được mang về đây và việc xin đài cho thấy
tượng được chấp nhận.
Ông Lê Quang La, một người thường xuyên trông coi di tích cho biết
việc đưa được ngựa đặt vào bên trong cổng đền rất khó. Do cổng thấp,
ngựa cao nên phương án đưa vào theo cổng chính không thực hiện được.
Cũng có phương án là đập tường đưa vào. Tuy nhiên, theo ông La, phương
án này không được lựa chọn vì nó không chỉ ảnh hưởng đến kiến trúc cũ mà
còn ảnh hưởng đến vấn đề tâm linh. “Cuối cùng dùng cần cẩu đưa ngựa qua
tường để vào”, ông La nói.
“Nói thật là người mang ngựa và áo giáp sắt ở đây cũng là đại diện
cho nhân dân cả nước. Không phải xin phép ai”, ông Tỉnh khẳng định.
Sau khi đặt được tượng ngựa, bát hương cũng được đặt cùng. Về bát
hương đặt ở bức tượng ngựa bằng kim loại, ông Tỉnh cho biết: “Đặt bát
hương để thờ cho thần mã linh thiêng. Có linh thiêng mới cầu mong quốc
thái dân an được”.
Bộ giáp cung tiến Thánh Gióng |
Chính quyền không biết ?
Tuy nhiên, ông Tỉnh cũng không nói được chắc chắn liệu việc đưa hiện
vật mới vào di tích này đã được báo cáo lên Cục Di sản, Bộ VH-TT-DL hay
chưa. Ông chỉ chắc chắn rằng Ban quản lý di tích đã báo cáo lên huyện
rồi. “Về văn bản báo cáo chính thức lên Cục thì chúng tôi làm gì có
quyền, phải huyện báo cáo, rồi thành phố báo cáo. Còn nếu thành phố chưa
báo cáo Cục thì thành phố khuyết điểm”, ông Tỉnh nói.
|
Ông Nguyễn Ngọc Thuần, Phó chủ tịch phụ trách văn xã UBND H.Gia Lâm,
Hà Nội cho biết ông cũng chưa rõ hiện trạng tại đền Phù Đổng hiện nay.
Với câu hỏi liệu tượng ngựa đặt ở đó là tạm thời hay không, ông Thuần
không trả lời cụ thể vì cho rằng chưa có thông tin. “Tôi sẽ kiểm tra lại
và trả lời chính thức nếu báo chí quan tâm. Nghe phản ảnh thế này thì
tôi kiểm tra”, ông Thuần nói.
TS Đặng Văn Bài, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia cho biết do đền Phù
Đổng là di tích quốc gia đặc biệt nên khi đưa hiện vật vào phải có thỏa
thuận với Cục Di sản. “Việc cho phép bổ sung hiện vật vào di tích cũng
phải có lý do chính đáng về khoa học, phải bảo đảm về thẩm mỹ. Cho phép
mà không chuẩn thì còn có thể phê bình cả cơ quan cho phép”.
Về phong cách của bộ giáp, tiến sĩ thạc sĩ Trần Quang Đức, tác giả cuốn Ngàn năm áo mũ
đưa ra ý kiến: “Cá nhân tôi thấy nó chẳng có gì để nói, vì đúng là làm
theo tưởng tượng. Cũng bởi một lẽ, ở ta hiện không có hiện vật áo giáp
nào cả. Chỉ có một số pho tượng tướng sĩ thời Lý, Lê thôi. Theo tôi, về
tạo hình họ làm thế cũng không sao cả”.
Về tượng ngựa, nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đức Bình cho rằng con
ngựa này không xấu, nhưng cũng chẳng đẹp. “Thường thì các cụ quy định ở
đâu thì đặt ngựa trắng, ở đâu thì đặt ngựa đỏ. Việc đặt tượng ngoài sân
như thế không ổn. Để ở đó là phá vỡ kiến trúc. Không nên thêm hiện vật
vào ở một di tích đẹp như thế”, ông Bình nói.
Cũng về bức tượng ngựa này, nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế đánh giá: “Ngựa nửa Tàu nửa Tây, sợ thật”.
Ngọc Ánh - Trinh Nguyễn
Nguồn: Thanh Niên.
Tễu: Chưa điều tra được xem "chú tỉn" nào cung tiến ngựa sắt và áo giáp sắt vào Đền Phù Đổng. Nhưng chắc ông bà này phải là người giàu có, hoặc là có chức to.
Nhưng mà họ ngu! Ngu ở chỗ huyền thoại Thánh Gióng nó đẹp ở chỗ Thánh Gióng oánh xong giặc Ân là bay lên trời cùng ngựa, áo giáp v.v...Bây giờ lại hiển thị cái áo giáp và con ngựa ở đây thì nó chả ra làm sao! Chả khác gì đang cố trần tục hóa huyền thoại.
Mà ngựa có ra ngựa đâu! Nó là con lừa đấy chứ! Cái áo giáp thế kia, để trong đền, trông cứ như ma không đầu, không tay! Hãi quá!
Mà cái Luật Di Sản nó quy định rồi, hiện vật nào của đền thì phải đăng ký vào sổ. Không được tùy tiện đưa vào di tích các hiện vật khi chưa có sự đồng ý của hội đồng di sản, cơ quan thẩm quyền.
Mà ngựa có ra ngựa đâu! Nó là con lừa đấy chứ! Cái áo giáp thế kia, để trong đền, trông cứ như ma không đầu, không tay! Hãi quá!
Mà cái Luật Di Sản nó quy định rồi, hiện vật nào của đền thì phải đăng ký vào sổ. Không được tùy tiện đưa vào di tích các hiện vật khi chưa có sự đồng ý của hội đồng di sản, cơ quan thẩm quyền.
Thật đáng thương kẻ có tiền, có thể có tâm nữa, nhưng vô học!
Nhìn kỹ thấy giống con lừa chứ không phải ngựa.
Trả lờiXóaSự xuất hiện trở lại của ngựa sắt, roi sắt và giặc "Ân" thì đã và đang xâm lược Hoàng sa, Trường sa vậy mà chưa có cơ chế nào để Thánh Gióng xuất hiện trở lại
Trả lờiXóaCả một dải quê hương từ làng Phù Đổng Gia Lâm nơi Thánh Giosng sinh ra qua Đông Anh, Mê Linh và Sóc Sơn là nơi Thánh Gióng cưỡi ngựa bay về trời đã từng in rõ vết cân ngựa Thánh Gióng
Trả lờiXóamà chiến tranh , thiên tai không xóa nổi những vết chân ấy vậy mà ngày nay sự công nghiệp hóa với những khu công nghiệp mọc lên đã xóa gần hết các bước chân Thánh Giong ở những miền quê này mà không cách gì khôi phục được
Việc đưa ngựa và áo giáp sắt vào đền ( di tích lịch sử ) là không phù hợp . đó là sự suy nghĩ bồng bột theo cảm tính và cách nghĩ ngây thơ quả một số người . Việc đó chỉ làm biết dạng di tích đó đi mà thôi . Câu chuyện ngựa sắt và áo giáp sắt , nó mang tính chất huyền bí , triều tượng , chứ đâu có phải như các ông nghĩ và làm ra một con ngựa , một cái áo sắt . nó không có một tính chất nghệ thuật và nhân văn nào trong đó cả .( câu chuyện biến thế , di tích biến dạng )
Trả lờiXóaRiết rồi đền miếu thành nhà kho hết! Khoan nói chuyện ngựa, áo. Không biết cái độc bình khủng để trong đền có ý nghĩa gì? Có từ bao giờ? Cả cái tượng xanh đỏ trên cục ximăng kia nữa?
Trả lờiXóaHội An ngày xưa, đền miếu rất nhiều nhưng những gì thờ cúng bên trong đều có ý nghĩa liên quan. Không 1 cái gì thừa.
Quốc thái dân an là ra ngoài biển Đông để bảo vệ ngư dân ! Ngựa nghiếc là trò mê tín dị đoan . Di tích lịch sữ cổ thì hay giữ nét cổ của nó . Không hiểu mỹ thuật thì mọi việc làm chẳng khác nào phấn son lòe loẹt
Trả lờiXóaKhông chừng cả "con lừa" và bộ giáp cũng là sản phẩm - Made in China -
Trả lờiXóaCái thằng mà đem áo giáp vào đâu rồi? Sao không chui vào bộ áo giáp đó đứng luôn cho đẹp trai (không bằng chai mặt)!
Trả lờiXóa