Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

14h HÔM NAY: GIỚI THIỆU SÁCH "PHẠM QUỲNH - TUYỂN TẬP DU KÝ"

Giới thiệu sách “Phạm Quỳnh – Tuyển tập du ký”

Thời gian: 14:00 – 16 :30, thứ Sáu, ngày 24 tháng 1 năm 2014
Địa điểm: Hội trường tấng 3, Liên hiệp các hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam,
53 Nguyễn Du, Hà Nội

Công trình Phạm Quỳnh – Tuyển tập du ký sưu tập các bài viết của học giả Phạm Quỳnh thuộc phạm vi thể tài du ký... Giới hạn phạm vi sưu tập, tuyển chọn là các bài viết của Phạm Quỳnh trên Nam phong Tạp chí qua suốt 17 năm tồn tại (1917 – 1934)...

Học giả Phạm Quỳnh (30.1.1893 – 7.IX.1945), còn có các bút danh Thượng Chi, Hoa Đường, Hồng Nhân; sinh tại Hà Nội; quê quán ở làng Lương Ngọc, tổng Ngọc Cục, phủ Bình Giang (nay thuộc xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Tên tuổi nhà văn hóa Phạm Quỳnh đã được khẳng định trong nhiều bộ từ điển danh nhân vân hóa, từ điển văn học, công trình nghiên cứu, chuyên khảo, luận văn; đặc biệt từ giai đoạn Đổi mới (1986) đến nay, nhiều tác phẩm quan trọng của ông đã lần lượt được sưu tập và công bố trở lại: Mười ngày ở Huế (2001), Luận giải văn học và triết học (2003), Pháp du hành trình nhật ký (2004), Du ký Việt Nam – Tạp chí Nam phong (1917 – 1934), ba tập (2007), Thượng Chi văn tập (2007), Phạm Quỳnh – Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp (2007), Hoa Đường tùy bút và 51 bản dịch thơ Đỗ Phủ (2011), v.v...

Trong quá trình thực hiện công trình sưu tập, biên soạn Phạm Quỳnh – Tuyển tập du ký, tác giả chọn in 7 tác phẩm tiêu biểu và sắp xếp các mục bài theo trật tự thời gian (Mười ngày ở Huế - Một tháng ở Nam Kỳ - Trảy chùa Hương – Pháp du hành trình nhật ký – Thuật chuyện du lịch ở Paris – Chơi Lạng Sơn, Cao Bằng – Du lịch xứ Lào), còn lại một số tác phẩm khác nằm ở lằn ranh có sự giao thoa với thể tài du ký (Cùng các phái viên Nam Kỳ số 32, tháng 2-1920; Tổng thuật về phái bộ Bắc Kỳ đi quan sát đường xe lửa Vinh – Đông Hà số 56, tháng 2-1992; Ngự giá Âu du tổng thuật, số 62, tháng 8-1992; Cuộc đấu xảo mỹ thuật của Hội Khai Trí, tháng 12-1924, Ngự giá Bắc Hành số 178, tháng 11-1932; Ngự giá Nam tuần, số 180, tháng 1-1933...), sẽ đợi thẩm định và bổ sung trong một dịp khác. Về cơ bản, các tác phẩm đều căn cứ theo nguyên bản đã in trên Nam phong Tạp chí (1917-1934).

Nhân dịp giới thiệu sách «Phạm Quỳnh – Tuyển tập du ký», Nhà xuất bản Tri thức cùng Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh tổ chức buổi seminar vào hồi 14:00 – 16 :30, thứ Sáu, ngày 24 tháng 1 năm 2014, tại : Hội trường tấng 3, Liên hiệp các hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam, 53 Nguyễn Du, Hà Nội.

Thông tin diễn giả:
PGS. TS. Nguyễn Hữu Sơn: Tác giả cuốn sách

Dẫn chương trình: Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội


6 nhận xét :

  1. Phạm Quỳnh,một học giả uyên bác,ai đã giết chết ông ta ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhà thơ "thờ Mao Chủ Tịch Xit-ta-lin bất diệt" giết học giả Phạm Quỳnh

      Xóa
    2. Không biết à ? Nếu hôm nay chưa biết thì ngày mai sẽ biết, bởi lịch sử là thứ mà không kẻ nào có thể che dấu được. Kẻ cố tình bưng bít sẽ bị báo ứng ! Ngẫm xem có đúng không, ngay nhỡn tiền thôi mà ?

      Xóa
  2. Học giả Phạm Quỳnh một con người yêu nước, chủ nghĩa dân tộc luôn sống mãi trong lịch sử dân tộc...

    Trả lờiXóa
  3. Lịch sử sẽ phải phán xét công lao của nhà trí thức yêu nước Phạm Quỳnh ...

    Trả lờiXóa
  4. Ô. Phạm Quỳnh đứng đầu danh sách tứ đại văn gia Hà Thành đầu tk 20 : Quỳnh, Vĩnh, Tố, Tốn .

    Trả lờiXóa