Thấy gì qua chuyện ông Ngọc bị “ném đá?”
Hoàng Anh
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc tại buổi thuyết trình |
Người tổ chức buổi thuyết trình với chủ đề “Vấn đề Chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa,” GS Nguyễn Quang Ngọc, ngày 17/03/2012, hẳn đã rất khó xử. Có lẽ ông không chỉ khó xử vào trước thời điểm đăng đàn thuyết trình mà còn thấy khó xử hơn gấp bội sau hàng loạt những phản ứng kể từ khi buổi thuyết trình diễn ra. Phần lớn thông tin phản hồi trên mạng đều coi ông như một tội đồ vì không thể hiện gì sâu sắc và đầy đủ về vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với hai quần đảo Trường-Hoàng Sa. Nói cách khác, ông bị kẹt giữa một tình thế nan giải khi mà dư luận nhân dân đang ở đỉnh cao phẫn uất khi người ta không cho phép tổ chức bất cứ sự kiện nào vinh danh các liệt sỹ hy sinh ở Gạc Ma nói riêng, trên hai quần đảo thiêng liêng của tổ quốc nói chung.
Khi tất cả những ý tưởng tổ chức một buổi lễ tưởng niệm bị khống chế, người ta không còn cách nào khác mong chờ vào một sự kiện mà ông chọn thời điểm nhạy cảm này để tổ chức: nói về Chủ Quyền. Có lẽ lỗi lớn nhất của chủ quan ông Ngọc là đã chọn không đúng thời điểm. Và cũng qua sự kiện này, chúng ta đều ngậm ngùi nhận ra rằng: chỉ có một thủ phạm duy nhất, đó chính là ý đồ nô lệ hóa sự tự do học thuật. Nói cách khác, cuộc tranh luận này sẽ chẳng đi đến đâu cả trong một quốc gia mà người ta không tôn trọng bất cứ một quyền chính đáng nào, kể cả quyền được nghiên cứu tự do và công bố các công trình nghiên cứu theo khuynh hướng tự do tư tưởng.
Khi tất cả những ý tưởng tổ chức một buổi lễ tưởng niệm bị khống chế, người ta không còn cách nào khác mong chờ vào một sự kiện mà ông chọn thời điểm nhạy cảm này để tổ chức: nói về Chủ Quyền. Có lẽ lỗi lớn nhất của chủ quan ông Ngọc là đã chọn không đúng thời điểm. Và cũng qua sự kiện này, chúng ta đều ngậm ngùi nhận ra rằng: chỉ có một thủ phạm duy nhất, đó chính là ý đồ nô lệ hóa sự tự do học thuật. Nói cách khác, cuộc tranh luận này sẽ chẳng đi đến đâu cả trong một quốc gia mà người ta không tôn trọng bất cứ một quyền chính đáng nào, kể cả quyền được nghiên cứu tự do và công bố các công trình nghiên cứu theo khuynh hướng tự do tư tưởng.
Thật ra, cũng không ít người hiểu rằng, buổi thuyết trình của ông Ngọc sẽ nằm trong giữa hai giả định.
Thứ nhất, nếu ông dám đăng đàn và thuyết trình một cách đúng bản chất sự việc, nghĩa là công bố tất cả các thông tin liên quan, bao gồm cả việc phân tích trên giác độ khoa học sự xâm lược đối với hai quần đảo vốn thuộc về Việt Nam và phản ứng tồi tệ của Việt Nam trong những thời điểm đó, thì chắc chắn buổi thuyết trình không thể diễn ra mà không có vài sự quấy quả. Thậm chí là bị hủy bỏ vì nhiều lí do (ví dụ: ông Ngọc bị tai nạn?).
Thứ hai, nếu ông vẫn đăng đàn và cắt bỏ những vấn đề bị quy chụp là “nhạy cảm”, thì ông sẽ gặp phải một phản ứng dữ dội của dư luận khi mà sau tất cả những cấm đoán bằng nhiều thủ đoạn đối với các hoạt động nhằm vinh danh các chiến sỹ Gạc Ma, người ta đang trông chờ một tiếng nói thật mạnh mẽ và hả dạ. Và quả nhiên, kich bản mấy ngày qua chính là giả định thứ hai này: Ông Ngọc bị kẹt và bị “ném đá” cho tơi bời.
Trên thực tế, kho dữ liệu về vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo này ở Việt Nam và trên thế giới, bao gồm cả những căn cứ mà ông Ngọc đưa ra trong buổi thuyết trình đều là những dữ kiện không thể bàn cãi. Một vài người có thể sẽ cảm thấy vô cùng khó hiểu khi biết điều này, nhưng lại không thấy chúng, các dữ kiện lịch sử và pháp lý, được sử dụng để làm căn cứ cho một cuộc đấu tranh nghiêm túc nhằm phủ nhận hoàn toàn những lập luận mà phía Trung Quốc đang bám vào để cướp trắng hai quần đảo từ tay Việt Nam.
Slide của GS Ngọc trong buổi thuyết trình. |
Điều này thực ra rất dễ hiểu. Ông Ngọc là một trong những Giáo sư nằm trong biên chế của ĐHQG Hà Nội. Cái đại học này lại là một trong những cơ sở giáo dục trực thuộc Chính phủ Việt Nam. Ở một góc độ nào đó, nó thậm chí không thuộc biên chế của Bộ Giáo dục, nghĩa là được xếp ngang hàng với một bộ. Tất cả chúng đều đang chịu một sự “quản lí’ thống nhất và bắt buộc từ một cơ quan cao hơn nữa, chuyên làm nhiệm vụ giám sát các vấn đề Tư tưởng và Văn hóa. Vậy nên, ngay cả khi ông Ngọc là một người có Tài thật, Tâm thật, thì ông ta cũng chẳng thể vượt ra khỏi cái đường ray đã được lắp đặt sẵn ở đó (trừ khi ông xác định đó là sự kiện mang tính khoa học chân chính nhất của mình và rời bỏ khỏi vị trí đương nhiệm sau sự kiện này).
Cho nên, suy cho cùng, cuộc tranh luận đang diễn ra xung quanh việc ông Ngọc đã nói những gì hôm 17/3 cũng chỉ là một cuộc cãi lộn giữa những nạn nhân. Không bao giờ có được một công trình gắn mác khoa học nào đáng gọi là khoa học trong một đất nước mà toàn bộ nền giáo dục chỉ là con tin cho những mục đích chính trị. Nói cách khác, dù ông Ngọc có thêm vài chục lần lên BBC hay CNN gì đó mà nhại đi nhại lại rằng: “tôi làm công trình này, sự kiện này một cách hoàn toàn tự nhiên, không phải chịu một áp lực nào cả,” thì chẳng qua cũng chỉ là sự thừa nhận đầy cam chịu của một người đã tự nguyện từ bỏ cái chân giá trị của một nhà trí thức để chui vào cái bóng mát của võng lọng hư danh. Và xét cho cùng, cũng là đáng thương.
Người tham dự buổi thuyết trình |
Đến đây, có lẽ ông Ngọc lại đối mặt với một tình thế khó xử khác: Chứng minh mình là người làm khoa học chân chính và đã tổ chức một cuộc hội thảo thuần túy khoa học về chủ đề Chủ quyền trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam một cách khách quan đầy đủ và đúng tiêu chuẩn khoa học. Đây sẽ là một nan đề bất khả đáp của ông và có thể là với những người cùng hệ thống của ông nữa.
Trước hết, các ông sẽ phải chứng minh rằng: Tại Việt Nam, ở diện hẹp, người ta được quyền nghiên cứu, công bố, xuất bản những công trình nghiên cứu mà bản thân các ông cảm thấy có sự đam mê theo đuổi và nó nhằm giải đáp các vấn đề tồn tại của xã hội;
Thứ hai, các ông sẽ phải chứng minh được chân nghĩa của thuật ngữ “Chủ quyền” trên các bình diện Pháp lý, Chính trị, Văn hóa, và cả Khoa học nữa rằng người Việt Nam thực sự có những quyền này. Khi ông đặt ra mục tiêu thuyết trình về Chủ quyền, có lẽ ông đã quá mạnh dạn muốn đề cập đến vấn đề chủ quyền trong trường hợp ghép nó vào sự liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà quên đi rằng đó chỉ là một phái sinh từ chủ quyền toàn vẹn và thực tế của nhân dân trong một quốc gia cụ thể. Thiết nghĩ, khó mà nói chủ quyền đối với nơi nào khác khi mà quyền làm chủ ở chính đất nước mình lại không hề tồn tại. (Ở đây, xin đưa ra một tham chiếu về thuật ngữ này mà người viết cho là hợp lý. Theo nguồn http://vi.wiktionary.org/wiki/chủ_quyền thì Chủ quyền là : “Quyền làm chủ một nước về tất cả các mặt”);
Thứ ba, nếu thừa nhận ý nghĩa của thuật ngữ “Chủ quyền” như vậy, xét thấy cũng phải làm rõ được ai mới là chủ thể thực sự của chủ quyền này. Và tại sao người ta lại tìm mọi cách ngăn cấm một cuộc hội ngộ tri ân phụ nữ ngày 8-3? Tại sao người ta bắt một người phụ nữ chống ngoại xâm bằng phương pháp hòa bình đi cải tạo không qua xét xử? Tại sao người ta không để cho cả hương hồn của những người chiến sỹ anh hùng được tưởng nhớ, tri ân bởi chính những người là đồng chí, anh em và gia đình của họ?
Đang có rất nhiều người chờ đợi câu trả lời hoặc bất cứ một sự cải chính nào của ông Ngọc. Nhưng cũng có một vài người hiểu được thế bí của ông hiện tại. Ông đang đứng trước nhiệm vụ chứng minh cho một bài toán mà mục đích và đề bài đều đã sai: có khoa học thực sự hay không trong một môi trường học thuật không có tự do tư tưởng? Và, có thể, bây giờ ông đã nhận ra sức ép cho mình là gì.
H. A.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
3 ảnh trong bài, nguồn: Blog Dzunglam.
BaSam:
3 ảnh trong bài, nguồn: Blog Dzunglam.
BaSam:
* Mời đọc thêm: + Những thông tin đầu tiên về buổi thuyết trình do Ba Sàm đưa trong Tin thứ Bảy, 17/3/2012; + ‘Phải nói rõ nội dung câu chuyện’–(BBC). + TS. Nguyễn Quang Ngọc nói về Hoàng Sa–(BBC); + Xung quanh buổi thuyết trình của ông Nguyễn Quang Ngọc hôm nay –(Nguyễn Xuân Diện); + Bình luận của Ba Sàm, và nhiều độc giả trong phần phản hồi, trong Tin Chủ nhật 18/3/2012; + Một số hình ảnh buổi thuyết trình của GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc về Biển Đông (dzunglam); + MỘT BUỔI THUYẾT TRÌNH VỀ “VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM Ở TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA” (HDTG); + Nhân dân là người có quyền tối thượng về chủ quyền quốc gia - (boxitvn.net).
Ông Ngọc không phải người từ cung trăng rơi xuống. Ông quá hiểu tình hình sôi sục dư luận và sự cấm đoán thông tin của Nhà nước về 2 quần đảo. Vì vậy đã đăng đàn thì phải nói thật, nếu bị vòng kim cô không nói sự thật được thì từ chối đừng có đăng đàn. Là trí thức mà điều đơn giản thế còn không tính được thì làm được gì? Đúng mẫu người lẩn thẩn, loanh quanh tự mâu thuẫn và "vừa đái vừa dòm"
Trả lờiXóaMột điều rõ ràng TS Ngọc đang bị khó xử, những ai theo dõi buổi thuyết trình, hẳn cũng biết rõ, ông đã không nói hêt những cái gì ông muốn nói. Đã có những đoạn ông lên tiếng rất to và mạnh mẽ "...bên TQ không có 1 bản đồ nào thể hiện việc này..." khi ông đưa ra và khẳng định rằng trên các bản đồ cổ đã có vẽ HS, TS. Tất cả mọi người lúc ấy đều nghĩ ông sẽ "bùng nổ" với những bằng chứng, luận cứ của mình. Nhưng rồi ông lại tiếp tục bài nói. Theo cá nhân tôi, trong hoàn cảnh "... người ta lại tìm mọi cách ngăn cấm một cuộc hội ngộ tri ân phụ nữ ngày 8-3? người ta bắt một người phụ nữ chống ngoại xâm bằng phương pháp hòa bình đi cải tạo không qua xét xử? người ta không để cho cả hương hồn của những người chiến sỹ anh hùng được tưởng nhớ, tri ân bởi chính những người là đồng chí, anh em và gia đình của họ?..." thì buổi thuyết trình của TS Ngọc thật là có ích và đáng quí.
Trả lờiXóaBạc đầu vẫn DẠI
Trả lờiXóaTừ vụ này tôi lại bàn tiếp về liêm sỉ con người. Vì miếng cơm manh áo, hiện nay con người ta có thể làm tất cả, bất chấp vô liêm sỉ hay không. Ông Ngọc có thể từ chối một cuộc thuyết trình này hoặc nói lên sự thực bất chấp bạo lực, cường quyền. Nhưng, rất tiếc...
Trả lờiXóaMình thấy hành động này của GS Ngọc là rất can đảm và khoa học. Chúng ta chưa bao giờ có điều kiện nhìn sự việc một cách khách quan với đầy đủ bằng chứng, đây là một cơ hội tốt mà! Quá nhiều người chỉ biết chửi bới chủ quan, đầy cảm tính. Như vậy là vô trách nhiệm. Nếu ai cũng nghĩ đến "khôn/dại" như bạn beotiteo thì chúng ta còn mù thông tin đến bao giờ? Hãy biết trân trọng những cố gắng của đồng bào mình!
Trả lờiXóaBạn này không xem cái kết luận cuối của Ông Ngọc à?
XóaBó tay toàn tập với ông rùi. Cảm ơn ông Hoàng Anh tác giả bài viết!
XóaBiết nói gì đây ? Một bên là chén cơm, một bên là sĩ khí . Bao nhiêu đi hai hàng như ông Ngọc ?
Trả lờiXóaMình thấy rằng:
Trả lờiXóa1, Người dân Việt Nam đều có lòng yêu nước và không muốn mất đất, mất đảo. Khi có quân xâm lăng đều muốn đấu tranh bảo vệ chủ quyền.
2, Những người làm quản lý,làm khoa học chúng ta cần khuyến khích và cổ vũ tinh thần này. Vì đó là trách nhiệm nghĩa vụ và danh dự của cá nhân, của dân tộc.
3, Thông tin, thuyết trình đến dân chúng phải vạch rõ bản chất vấn đề, cách giải quyết cụ thể để hướng dân chúng vào mục đích trên. Phải nói lên được sự thật vì khi nói đúng sự thật thì không ai làm được gi mình.
4, Khi chúng ta chưa đủ can đảm để nói lên sự thật tức là đang sợ hãi, không nên giảng giải cho dân chúng khi bản thân mình đang sợ hãi.
Thưa bác Moi! Bác chỉ được cái nói đúng.
XóaChết nỗi,nội dung slide:
Trả lờiXóa1956 Hải quân VNCH tiếp quản HS, TS (từ ai?) trong khi vào tk trước thì hai quần đảo này đã có sự chinh phục và xác định chủ quyền của chính quyền Việt nam trước đây.
1956 TQ cho quân đổ bộ (lên) AnVinh - cần phải sửa lại là "cho quân đổ bộ CHIẾM An Vinh" - bởi An Vinh không phải như "mặt trăng" mà đã thuộc khu vực chủ quyền VN cơ mà.
Sự lập lờ trên đã tạo ra mọt suy nghĩ "mơ hồ" rằng thời điểm 1956, Quốc gia nào nhanh tay, nhanh chân thì hiển nhiên "giành được chủ quyền " đó! Tư tưởng của GS NGỌC như thế nào đã được thể hiện ở đây.
Tác giả nói đúng quá . Đọc mà thấy buồn cho mình ,cho ông Ngọc , cho mọi người dân yêu nước , cho nước Việt yêu thương ...
Trả lờiXóaThât tình các điều ông Ngọc thuyết trình đều có trên cac trang web, blog về Biền Đông... nghĩa là ai có quan tâm đến đất nước đều biết. Còn lại một số ấn phẩm chính thức của NN cũng cung cấp tương đối đầy đủ. Thành thử với thành phần dự buổi thuyết trình, yêu cầu cao hơn nhiều so với những gì ông Ngọc nói ra, mà còn cắt xén, hạn chế về thời đoạn của sự việc. Ông Ngọc phải đưa ra cái gì mới hơn, ví dụ trong đối sách hính sách hung hăng nhưng nham hiểm với Tàu cộng...
Trả lờiXóaNếu cho là buổi thuyết trình là cơ hội cho nhiều người biết rỏ ràng sự việc thì tôi rất lấy làm tiếc cho thái độ và kiến thức của người dự nghe, đặc biệt là các em sinh viên. là thanh niên, là sinh viên, là trí thức tương lai, mà sự việc HS - TS đã kéo dài gần năm nay (chưa kể từ lúc chống rước đuốc Olympia 2008) mà các em không tìm hiểu kỷ càng thì thật quá thất vọng cho các em.
F 361
Không dự hội thảo và được xem trích đoạn slide của ông Ngọc là người Việt nam mọi người không hiểu trước năm 1956 thì ai là chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa? Trong khi Chính phủ ta trước sau vẫn tuyên bố: Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam không thể chối cãi. Vậy ông Ngọc tổ chức thuyết trình cho ai?
Trả lờiXóaNhững gì ông Ngọc nói là thừa vì những bằng chứng ấy là quá hiển nhiên rồi.
Trả lờiXóaTrường Sa-Hoàng Sa là chủ quyền của Việt Nam.Điều này ai cũng biết.
Trả lờiXóaNhưng,cái mà mọi người cần biết bây giờ là kẻ nào đang xâm lấn,ăn cướp biển-đảo của ta,kẻ đó đã có những hành động gì...?đấy mới là điều cần công khai cho mọi người biết một cách cặn kẽ.
Thứ hai là thái độ của ta như thế nào?ta sẽ hành động và có động thái ra sao để giữ toàn vẹn chủ quyền của TS-HS?có thái độ,hành động kiên quyết không?Còn nếu ông Ngọc cũng chỉ có mấy câu"Phản đối!"hay "cực lực"thì không có tác dụng đối với người nghe,cũng như đối với kẻ đang nhăm nhe cướp biển-đảo của Tổ quốc.
1. Sao ông Ngọc hôm ấy không "bị cảm đột xuất" cho đỡ rách việc nhể!
Trả lờiXóa2. Mình e rằng kỳ thi tuyển ĐH năm nay 80% đạt điểm 0. Lại tội cho ông PVL!
Qua việc này tôi mới giật mình hiểu ra tầm cỡ của ĐHQG Hà Nội, mà như bác Hoàng Anh cho biết là được xếp ngang hàng với một bộ. Còn đơn vị tổ chức buổi thuyết trình, Trung tâm Liên văn hóa-lịch sử không biết tầm cỡ ra sao nhỉ?
Trả lờiXóaTôi cứ ngờ ngợ không biết có phải "lệnh trên" muốn tiện thể, bật đèn xanh cho buổi thuyết trình này "trong chừng mực có thể kiểm soát được" để làm một cú thăm dò dư luận hay không? Hoặc có phải "lệnh trên" cố tình ngay từ đầu muốn làm một cái test hay không? Mà dù có cố tình hay không thì sự việc đã xảy ra như một cái test rồi đó. Các vị đang lãnh đạo đất nước này đã có thể biết lòng dân như thế nào rồi đó.
Cái bác Ha Le này nói cái gì cũng như "Đúng rồi!" í
XóaTôi vừa nhận được một thông tin quan trọng và rất tin cậy mà không biết liên lạc với Ông như thế nào đành phải liên lạc qua cách này. Với khả năng, kiến thức và lòng yêu nước của mình tôi mong ông liên lạc với đồng nghiệp trong Đại Học KHXHNV Hồ Chí Minh để kiểm chứng và cung cấp thông tin chính xác cho mọi người được biết. Nhờ mối quan hệ với một giáo sư bên Mỹ Đại Học Harvard có tặng cho ĐH KHXHNV HCM hơn 7 ngàn cuốn sách nghiên cứu về lịch sử Trung Quốc thời kỳ từ Mao Trạch Đông về trước. Trong đó có khoảng 5 ngàn cuốn là tiếng Anh còn lại là tiếng Trung Quốc. Nhưng hiện nay lô sách này đang bị cơ quan chức năng (Hình như là Sở Thông Tin Truyền Thông) lấy lý do là lô sách này liên quan đến chính trị Trung Quốc nên ách lại không cho ĐH KHXHNV tiếp nhận.
Trả lờiXóamặt dày nhỉ, Vẫn còn đăng bài viết này hả
Trả lờiXóa"Không bao giờ có được một công trình gắn mác khoa học nào đáng gọi là khoa học trong một đất nước mà toàn bộ nền giáo dục chỉ là con tin cho những mục đích chính trị". (Hoàng Anh)
Trả lờiXóaBác H.A cực đoan đến mức phủ nhận tất cả giới làm khoa học của đất nước là điều không đúng thực tế và tổn thương đến những người trí thức chân chính bác ạ. Đành ràng là hoàn cảnh câu thúc đủ thứ nhưng vẫn có một số ít người cố gắng vượt lên, làm được những việc có thể làm có ích cho đất nước. Thử hỏi nếu hoàn toàn không có tiếng nói của một số bậc trí thức trên diễn đàn quốc hội và báo chí (lề phải) thời gian qua thì tình hình còn bi đát đến đâu?
Trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê có chi tiết này: Vào giữa lúc chỉ thấy bom Mỹ nổ xung quanh, mấy nữ thanh niên xung phong đang rơi vào sợ hãi, bỗng nghe có tiếng cao xạ bắn trả, thế là bớt hẳn nỗi khiếp sợ vì cảm thấy "mênh mông bên mình có một sự che chở đồng tình".
Dịp kỷ niệm ngày mất Gạc-ma năm nay , tất cả diễn đàn "lề phải" im lặng, vậy thì một tiếng nói về HS, TS của GS. Ngọc không đáng quý sao?
Đã mấy nay tiếng nói của bà Nguyễn Phương Nga cũng như ông Lương Thanh Nghị không còn trấn an được lòng người dân Việt nữa thì những tiếng nói như của GS. Ngọc vẫn cần thiết. Ngay cả cái mệnh đề bất di bất dịch "VN có chủ quyền không thế tranh cãi" thì cũng có mấy ai biết cái "chủ quyền không thể tranh cãi" ấy nó thế nào đâu, trong lúc "Ngọn cờ ngơ ngác trống canh trễ tràng" như hiện nay thì tiếng nói của GS. Ngọc chỉ để khẳng định cha ông mình đã sở hữu HS từ hàng trăm năm trước, không đáng quý sao?
Kính thưa bác Đào Tiến Thi,
XóaTôi không bao giờ nhầm lẫn giữa người Trí Thức với người không phải Tri Thức.Tôi cũng không hồ đồ mà mạo muội làm mếch lòng các bậc Thức giả mà tôi ngưỡng trọng bằng cả tấm lòng. Nhưng tôi nghĩ, các vị ấy hẳn nhiên cũng không xa lạ gì với sự tồi tệ của nền Khoa học Nhân văn nói riêng, Giáo dục nói chung của nước nhà. Nên tôi tin rằng họ sẽ không bao giờ đặt mình trong vị trí chung với những kẻ "trí thức có mảnh bằng" ( chữ dùng của Cố bộ trưởng Vũ Đình Hòe) để mà trách giận tôi vì những điều nói thật.
Tôi không hề có tư ý gì với ông GS Ngọc. Nhưng đứng trước ngôi đền thiêng của Khoa học, tôi tuyệt nhiên không thể vì nể mà không cất lời. Bác nhớ cho rằng, trong trường, ông Ngọc là một người thầy. Người thầy ở trường Đại học như ông ấy lại là người làm ra các người thầy sau này nữa. Nếu người thầy đó mà không vẹn Tài, trọn Đức thì thử hỏi cái mà ông ta tạo ra sẽ là gì? Tiếc rằng "Thượng nguồn đã đục đã hôi, Hạ nguồn sao thể không thôi bốc mùi?"
Kính lời.
@ Đào Tiến ThiMar 22, 2012 08:01 AM
XóaTôi không nhận mình là người làm khoa học, nhưng tôi cũng hay có bài và đi hội thảo trong ngành của tôi ở nhiều nước, đặc biệt khối Châu Âu nơi tôi đang làm việc. Thú thật người làm khoa học thường có tính rất khiêm tốn và kiệm lời và quan sát kĩ khi phát ngôn, tôi theo sát sự kiện " Ông giáo sư Ngọc" và nay tôi có vài lời như thế này:
- Thứ nhất chỉ riêng về bài nói chuyện của ông Ngọc, tôi thấy ông sai lầm khi không " thật " trong nghiên cứu, một bài nghiên cứu về chủ quyền đang tranh chấp mà ông lé tránh phân tích nguyên nhân và đối tượng tranh chấp ... nhằm nên án kẻ tranh chấp và đưa ra quan điểm về chủ quyền của VN. Ông Ngọc phải nhớ rằng khoa học là tranh luận chứ không phải khoa học là diễn giải những điều mình sưu tầm người khác đã viết, nếu chỉ sưu tầm và nói lại thì chỉ là bài dậy trên lớp cho sinh viên chứ không thể nói trong hội thảo được ( nguyên tắc được chọn nói trong hội thảo là a phải đem ra được điểm mới khác với những gì đã có). Tóm lại bài nói của ông Ngọc về phương diện khoa học là không có gì, còn về phương diện lương tâm thì ông không thật và quá " khéo léo" hòng mong sự nổi tiếng thêm !?
- Thứ hai trước khi đi đến nhận xét này tôi có tìm hiểu về ông Ngọc về các bài viết khoa học xem ông có bài nào trên các tạp chí ngành ở quốc tế và VN hay không bởi như giới thiệu ông là một giáo sư cỡ lớn của một viện lớn thì rất bất ngờ không thấy bài nào trên các tạp chí khoa học của ông nhưng lại thấy một loạt thông tin rất hoành tráng của ông về các dự án... và sốc hơn kèm theo cái thông tin đó thì lại có nhưng thông tin rất cụ thể trên báo " lề phải" hẳn hoi nói về trình độ của một giáo sư " cỡ lớn" ( Un grand prof) là như thế này :http://anhbasam.wordpress.com/2012/03/22/823-thay-gi-qua-chuyen-ong-ngoc-bi-nem-da/#more-49649, http://tuanvannguyen.blogspot.fr/2008/06/cu-chuyn-ting-anh-sao-ng-li-n.html , http://tuanvannguyen.blogspot.fr/2008/06/sao-ng-li-n-phn-2.html ... Tôi thấy sốc và hơi lo lắng khi ông đang đảm nhiệm một viện cỡ lớn như thế với trình độ như vậy ( Tôi nghĩ trình độ hạn chế thì không xấu, nhưng trình độ hạn chế thì không thể đảm nhiệm trọng trách không tương đương với mình được, tại sao ông lại lên được cỡ viện trưởng với trình độ như thế là câu hỏi của tôi ? ").
- Thứ nữa trên blog a Tuấn cũng đã nói về lỗi tiếng Anh trên slide ..., thêm nữa tôi nhìn các slide của ông Ngọc trình bày về nội dung tôi chưa nói, nhưng về nguyên tắc và hình thức thì không chịu nổi, nguyên tắc trình bày slide trong hội thảo a không thể viết đầy chữ trên slide như thế được, chỉ viết ý chính còn anh phải trình bày...cái này tưởng không quan trọng, nhưng từ kinh nghiệm của tôi, tôi thấy cái này rất quan trọng trong một bài nói trước hội thảo.
- Tôi hoàn toàn tán thành với anh Hoàng Anh và tôi lo ngại khi phần không nhỏ trí thức trong nước đang cố tình đổ lỗi cho " hệ thống " để rồi thỏa thuận với hệ thống làm sai lệch lịch sử như thế rất guy hiểm và ngụy biện bởi nếu anh sợ thì tốt nhất a đừng làm, còn vừa làm vừa sợ chỉ tổ làm mất uy tin của mình và ảnh hưởng tới đối tượng nghe anh nói. Tôi thích câu nói của Hoàng Anh là tiếc rằng "Thượng nguồn đã đục đã hôi, Hạ nguồn sao thể không thôi bốc mùi?"
Chúng ta tất thảy đều đáng thương các bác ạ. "Làm người Việt Nam là khổ rồi!", có ai đó đã nói với tôi như vậy từ lâu lắm mà giờ tôi vẫn còn nhớ.
XóaCứ như tôi đây, nếu giờ này mà tôi còn ở trong nước, nói thiệt là chưa biết chắc tôi có dám "leo" vào các trang lề trái mà đọc không nữa chứ đừng nói dám hó hé gì trên mạng! Một năm sau khi qua Mỹ rồi, đang mở computer đọc lề trái mà nghe tiếng gõ cửa tôi còn giật bắn cả người, các bác ạ!
Chúng ta hết sức đáng thương! Và giờ thì có lẽ cần... hết sức thương nhau, thì mới hết đáng thương, các bác ôi!
Phải có chút lòng tự trọng và sĩ diện của người có học chứ, ai lại thế !
Trả lờiXóaCó một điều an ủi là với những ý kiến mạnh mẽ của nhân dân trên các phương tiện thông tin không chính thức như thế này sẽ làm cho những kẻ tay sai cho giặc đang nằm trong bộ máy công quyền ngày càng khó đàn áp tiếng nói yêu nước của nhân dân hơn. Dần dần chúng sẽ bị lật tẩy, bị đen ra ánh sáng cho nhân dân trừng trị. đời đời bị nguyền rủa.
Trả lờiXóa