Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

XUNG QUANH BUỔI THUYẾT TRÌNH CỦA ÔNG NGUYỄN QUANG NGỌC HÔM NAY

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc. Ảnh: lấy từ BBC
WEBSITE KHOA LỊCH SỬ ĐƯA TIN:
Buổi thuyết trình: 
"Vấn đề chủ quyền của Việt Nam 
ở Trường Sa và Hoàng Sa"

Website Khoa Lịch sử xin trân trọng thông báo: Trung tâm Liên Văn hóa - Lịch sử sẽ tổ chức một buổi thuyết trình với nội dung: "Vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa"

Người thuyết trình: GS.TS Nguyễn Quang Ngọc
(Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐH Quốc gia Hà Nội)

Thời gian: 8h30 ngày 17/03/2012.
Địa điểm: Tầng 8 nhà E, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 
336 Nguyễn Trãi, Q, Thanh Xuân, HN

Trân trọng kính mời các thầy cô giáo và các bạn sinh viên và những người quan tâm đến tham dự.

Thông tin từ trang Anh Ba Sàm:
NÓNG MÁU! 9h30′ – Theo TS Nguyễn Xuân Diện cho biết, buổi thuyết trình về “Vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa” do GS-TS Nguyễn Quang Ngọc thực hiện lúc này đang diễn ra tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tuy nhiên, nội dung thuyết trình đã bị khống chế hoàn toàn, không có một chi tiết nào đề cập tới tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Phần đầu chương trình là về chủ quyền biển đảo thời Pháp thuộc, trình bày một số tấm bản đồ cổ và các thuật ngữ.

Đó là nội dung cho tới 9h15′. Có lẽ để tránh gây … sốc cho những con tim vẫn mãi  tin yêu và cung cúc với “thiên đường XHCN” Trung Hoa, nên nội dung tranh chấp với Trung Quốc sẽ để ở phần sau thì sao? Hề hề!

12h30′ – TS Nguyễn Xuân Diện cho biết buổi thuyết trình đã kết thúc, hầu như chỉ có sinh viên tham gia trong hơn 100 người dự, không có một chữ “Trung Quốc” nào được nhắc đến. Vậy thì Ba Sàm xin gửi một câu hỏi tới ông Nguyễn Quang Ngọc, cũng như những ai rơi vào tình cảnh tương tự: nếu thực sự phải chịu áp lực nào đó để không đề cập chút nào tới tranh chấp Việt Nam – Trung Quốc trên Biển Đông, thì ông có tự vấn mình rằng có nên tổ chức một cuộc thuyết trình như vậy hay không? Bởi nếu đúng như nội dung sáng nay [được phản ánh] thì ông đang dối trá với sinh viên của mình rồi.

16h10′ – Một độc giả phản hồi: “Theo thông tin mới nhận được, thì ông Ngọc có nhắc đến Trung Quốc. Một người tham gia đã quay lại video đầy đủ nên trắng đen sẽ rõ ngay thôi!!!”

Và phản hồi của blogger Gốc Sậy-TS Nguyễn Hồng Kiên: “Thưa bác Ba và mọi người, nhà cháu có đến nghe. Rất nhiều thông tin BỔ ÍCH. Sau phần thuyết trình, còn có cả trao đổi. Xin được nhắc lại lời kết mà nhà cháu tâm đắc: “Chúng ta nên giữ trái tim nóng và cái đầu lạnh!” . Nhà cháu sẽ xin có bài về buổi nói chuyện này.”.

Ghi chú của NXD: Thông tin trên, do một người đến dự thuyết trình cho NXD biết.

BBC hỏi chuyện GS. Nguyễn Quang Ngọc ngay sau khi kết thúc buổi thuyết trình: 
Phải nói rõ nội dung câu chuyện'
Audio phỏng vấn mời bấm tại đây.

Giáo sư thuyết trình về chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa bác bỏ thông tin trên mạng rằng ông chịu áp lực.

Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, GS. TS Nguyễn Quang Ngọc, vừa hoàn tất bài thuyết trình tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội sáng thứ Bảy, 17/3.

Sau đó, trên mạng internet xuất hiện một số ý kiến cáo buộc rằng nội dung thuyết trình đã bị khống chế và không có một chi tiết nào đề cập đến tới tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.

'Không bị áp lực'

Trả lời phỏng vấn BBC chiều 17/3, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc bác bỏ thông tin trên mạng rằng ông "không nhắc hai chữ Trung Quốc" trong bài phát biểu.

“Người ta xuyên tạc. Tôi không có áp lực nào cả. Ở đây tôi minh chứng về lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa," ông Ngọc nói.

“Bài thuyết trình của tôi là một câu chuyện lịch sử về chủ quyền của Hoàng Sa ở Việt Nam.”

“Mặc nhiên là tôi có nói tới Trung Quốc. Tuy nhiên, đây không phải là đối tượng chính để tôi nói trong hôm nay.”

Giáo sư khẳng định ông “chỉ nói về sự thực lịch sử liên quan đến chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa".

Điểm tôi nhấn mạnh chính là giai đoạn chưa có tranh chấp, tranh biện,” GS.TS Nguyễn Quang Ngọc nói thêm.
"Điểm tôi nhấn mạnh chính là giai đoạn chưa có tranh chấp, tranh biện. Trước năm 1909, tôi không tìm thấy một tư liệu nào nói đến cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc trên những quần đảo này."

GS. TS Nguyễn Quang Ngọc
“Trước năm 1909, tôi không tìm thấy một tư liệu nào nói đến cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc trên những quần đảo này.”

“Trung Quốc chỉ có một ứng xử duy nhất đó là tránh tất cả vùng quần đảo nguy hiểm này.”

Thông tin lan truyền trên mạng ở Việt Nam hiện nay ngày càng nhanh hơn, nhưng dường như cũng đặt ra vấn đề về độ tin cậy.

Tiến sĩ Ngọc nhận định: “Chúng ta phải nói rõ với nhau rằng nội dung câu chuyện là gì.”

“Ở đây, tôi nói đến vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở trên các quần đảo giữa Biển Đông trong giai đoạn Việt Nam chưa có tranh chấp, tranh biện.”

"Ai đến dự mà lại nói như vậy, có thể họ không hiểu hoặc họ không nghiêm túc," ông Ngọc phê phán.


Một người tham dự thuyết trình thưa lại với ông Ngọc:
Đôi điều thưa lại với ông Nguyễn Quang Ngọc

Chúng tôi đến với buổi thuyết trình của ông sáng ngày 17 tháng 3 năm 2012 với tâm thế của những người Việt Nam chân chính. Chủ đề chính của buổi thuyết trình là: “Vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa”. Trong một bối cảnh mà tất cả chúng ta đều nhận thấy một sự thờ ơ đến tàn nhẫn khi những người Anh hùng ở Gạc Ma năm 1988 bị lãng quên và bằng mọi cách bị buộc phải lãng quên. Chắc hẳn ông Ngọc và một số người khác thừa hiểu hai chữ “Chủ quyền” trong buổi hội thảo này có ý nghĩa như thế nào. Đơn giản là chúng tôi chờ đợi mọi thứ được nói ra, một ai đó dám nói ra bằng con mắt khoa học và trái tim nhân văn cũng rất chân chính.

Nhưng tôi đã ngán ngẩm và rùng mình khi nhìn thấy trong mục lục nội dung của ông không hề có phần nào ngụ ý hoặc cụ thể nói về việc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tôi cho ông có ý đặt trọng tâm vào vấn đề chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam thời kỳ thuộc Pháp. Có lẽ ông có một ngụ ý khác mà tôi không đoán biết được. Nhưng tôi cho rằng không thể cho là đầy đủ và nghiêm túc khi nhắc đến chủ quyền của các quần đảo này mà không nhắc, thậm chí phải là Trọng tâm, đến những tranh chấp đó. Việc các triều đại phong kiến thiết lập chủ quyền một cách tự nhiên hoặc việc ông ca ngợi là độc đáo trong phần lớn nội dung, tôi nghĩ chẳng cần đến một buổi thuyết trình quy mô như vậy mới nói lên được.

Thứ nhất, lịch sử tồn tại của vấn đề Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là một lịch sử hết sức rõ ràng và không cần thêm bớt. Trong tâm khảm người Việt, Trường Sa và Hoàng Sa là máu, là thịt, là phên giậu, là tiền đồn của Tổ quốc. Sự bổ cứ nào đó chỉ là tô điểm cho sự thật chứ không nhất thiết là từ đó mới nói ra sự thật.

Thứ hai, xét cho cùng, chỉ có vấn đề tranh chấp chủ quyền hai quần đảo này mới là những gì chính xác nhất chúng ta cần nói đến, và chúng tôi mong ông nói đến bằng một bản lĩnh khoa học vượt lên mọi sức ép vô hình hoặc hữu hình. Vì sao? Bởi vì trên thực tế, cái sự tranh chấp đó nó nói lên quá nhiều điều. Nó nói đến bản chất mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong toàn bộ giai đoạn thế kỷ XX nói riêng đến nay. Nó nói đến sự trái ngược trong quan niệm và thái độ giữa người cầm quyền và nhân dân gần đây mọi người đều biết.

Thứ ba, thưa ông, ông có biện minh rằng bài thuyết trình của ông không nói đến vấn đề tranh chấp, không nói đến máu đổ, người chết, đến mất lãnh thổ, mất chủ quyền. Hẳn nhiên ông không sai khi biện minh rằng ông có nói đến hai từ “Trung Quốc”. Nhưng nói ra một từ khác hẳn nói ra một vấn đề. Mà cái chúng tôi, nhân dân, chờ đợi không phải là việc ông có nói đến hai chữ “Trung Quốc”. Chúng tôi cần nói đến vấn đề Trung Quốc trong mối quan hệ với Việt Nam. Đến vấn đề là người “đàn anh” cái thứ được ca ngợi trong mối quan hệ với chúng ta là “môi hở răng lạnh” đó đã lăm le cướp đoạt, giết hại, đã “cắn nát môi” như thế nào. Dĩ nhiên, nếu ông bàng quan với mấy chuyện cắt cáp, đánh đuổi ngư dân, bắt người đòi tiền chuộc… thì đành một nhẽ. Đằng này…Cái chúng tôi cần là một sự thức tỉnh, chứ không tiếp tục là một sự im lặng hèn hạ và đáng sợ kia nữa!

Ông có nói rằng, buổi thuyết trình mang một ý nghĩa khoa học thuần túy. Nếu nó là khoa học với ý nghĩa chân chính như vậy, tại sao lại phải né tránh, phải đặt lệch trọng tâm để một cuộc động đất bị coi là đánh vỡ một chiếc cốc?

Xin gửi đến ông đôi lời như vậy để ông và ai đó hiểu rằng, chúng tôi không mù quáng khi nói lên lời của mình, những lời không bị kiểm duyệt và không thể bị kiểm duyệt.

H.V.Đ

Nguyễn Xuân Diện:

Như vậy, sau khi đọc và nghe bài PV của ông Nguyễn Quang Ngọc trên BBC, thì những điều mà NXD được thông tin về buổi thuyết trình hôm nay là chính xác. GS Ngọc nói rõ rằng ông chỉ quan tâm đến giai đoạn chưa có tranh chấp mà thôi.

Riêng chuyện Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc có bị áp lực nào không, thì phải đợi các thông tin tiếp theo. Song cho dù thế nào, thì với tôi, mọi nỗ lực của ông đều rất đáng trân trọng. Tôi đã được nghe ông phát biểu tại 2 cuộc hội thảo về Biển Đông và qua đó thấy rất rõ các phát biểu của ông là thẳng thắn và có trọng lượng*.

*Xem thêm bài và ảnh trên Tuổi Trẻ Cuối tuần:



Tại hội thảo ngày 16-3. Từ trái qua: TS Nguyễn Quang Ngọc (Viện Việt Nam học và khoa học phát triển), ông Dương Danh Dy (nguyên tổng lãnh sự tại Quảng Châu), TS Nguyễn Nhã (Hội Sử học VN), TS Nguyễn Xuân Diện (Viện Nghiên cứu Hán Nôm)
tại nguồn: Tuổi Trẻ Online.

 

55 nhận xét :

  1. Thưa ông Ngọc, ông có nói rằng: "Mặc nhiên là tôi có nói tới Trung Quốc. Tuy nhiên, đây không phải là đối tượng chính để tôi nói trong hôm nay." Vậy xin hỏi ông đôi điều thế này: Một là, nếu nhà ông không có tranh chấp đất đai với nhà hàng xóm nào đó thì hà cớ gì ông phải mang cả Sổ đỏ, đăng bạ, giấy tờ sở hữu ra bày giữa thanh thiên bạch nhât? Hai là, nếu không có tranh chấp, ông có kêu hàng xóm đến để giãi bày việc nhà ông mất đất được không? Việc ông ở nhà ông, ăn ở nhà ông là đương nhiên rồi. Khi không có sự kiện pháp lý là anh hàng xóm mang quân mang súng đến cướp đảo của anh thì hà cớ gì anh phải gào lên rằng đất đó, đảo đó là của tôi??? xin ông trả lời giúp!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông này cũng đến buồn cười. Ông cần phải xem lại khả năng đọc hiểu của mình đi trước khi đưa ra câu hỏi cho người khác nhé.

      Xóa
  2. Bài của ông HVD rất hay, GSTS Nguyễn Quang Ngọc cần rút kinh nghiệm, thà đừng hội thảo còn tốt hơn là bẻ lái cuộc hội thảo vào chốn hư vô như lần này:"Điểm tôi nhấn mạnh chính là giai đoạn chưa có tranh chấp, tranh biện".

    Ngày nay không là tranh chấp tranh biện mà là Trung quốc cướp đảo giết ngư dân bắt nạt tàu bè VN. Nhà nước VN đã xử dụng những chứng cớ của giai đoạn chưa có tranh chấp, tranh biện này cách nào để bảo vệ biển đảo đang bị Trung quốc xâm chiếm?

    Đó là cái dân muốn biết thì ông không nói.
    Một buổi hội thảo thật vô nghĩa! Ai mà muốn tới nghe ông kể chuyện đời xưa?

    Trả lờiXóa
  3. Có lần ông Ngọc phát biểu trên báo chí rằng ông đã "chôm" được một bản đồ về biển Đông trong thư viện của một trường đại học ở nước ngoài? Tôi đố ông Ngọc dám công bố tấm bản đồ đó? Chuyện này con nít mẫu giáo mới có thể tin!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin hỏi có phải nick thật của anh Phúc ko, nếu ko xin anh Diện đính chính để tránh mất lòng trong nhóm cùng nghiên cứu về HS-TS. Bản thân tôi thấy báo cáo GS Ngọc được thông báo công khai như vậy là quá tốt và nếu đã thể hiện đến giai đoạn chưa có tranh chấp cũng là một sự thành công rồi. Cần lắm những hội thảo báo cáo cho HS-TS hiện nay, chúng ta ko chỉ muốn thu hút sự chút ý của giới khoa học mà cả người dân. Một bài nói chuyện công khai như thế trong tình hình e dè hiện nay của các đồng chí thì nội dung của nó được kiểm duyệt cũng là điều ko quá khó để lý giải, và chúng ta hãy nên thông cảm và chia sẽ với GS Ngọc, một nhà KH chứ ko phải chính trị gia hay quan chức bộ máy chính quyền. Hy vọng là tiền đề cho những báo cáo tiếp theo, vạn sự khởi đầu nan các bạn ạ. Tôi cũng nói thêm một chút, cách đưa tin của Ba Sàm làm tôi cứ ngỡ anh Diện có mặt trong buổi nói chuyện này, hóa ra anh Diện còn qua một trung gian nữa, như thế dễ mất uy tín cho anh Diện quá. Dù sao tôi cũng cám ơn nỗ lực của GS Ngọc, hi vọng ông sẽ có những báo cáo khác hấp dẫn hơn! (P/S Tôi cũng thắc mắc anh Ba sao ko cử CTV, chẳng lẻ nhóm anh em xuống đường ko quan tâm sự kiện này hay sao? Vì khi tham dự chúng ta quay hình, chụp slice, đặt các câu hỏi chất vấn lái người thuyết trình theo vấn đề mình quan tâm, và mọi chuyện chính xác hơn)

      Xóa
    2. Bác Hoàng Dũng nói vậy tôi thấy không ổn,đã là nhà khoa học thì không thể e dè được và càng không thể bị một sức ép nào đó mà nói sai sự thật được.

      Xóa
    3. Tôi không đồng ý với Hoàng Dũng
      Đã là người làm khoa học thì chỉ nói sự thật và duy nhất sự thật mà thôi
      Đã đăng đàn phát biểu mà lại còn e dè như 6ng nói thì...xin phép cho tôi nhận định đó chỉ là trí thức nửa mùa

      TH

      Xóa
    4. Cũng may là ông Ngọc này không nói sai sự thật mà chỉ tránh nói sự thật thôi. Chuyện chủ quyền, theo tôi hiểu trong trường hợp này là chuyện quan hệ giữa các Quốc gia với nhau, mà điển hình là sự o ép của các nước lớn lên các nước nhỏ và sự phụ thuộc của các nước nhỏ với các nước lớn.Có điều tôi không hiểu là tại sao đến giờ này, ngoài chuyện nêu chứng cứ về chủ quyền, các ông không nêu được vấn đề gì khác? Sao còn chưa chịu công nhận toàn bộ thẩm quyền tài phán của Tòa án Quốc tế về Luật Biển, sao chưa hoàn thiện hồ sơ để khởi kiện việc tranh chấp lên tòa án này. Sao chưa nói về vai trò của Nhân dân với tư cách là Chủ nhân của Chủ quyền đó và hành động xứng đáng với hai chữ Chủ nhân? Thực sự là tôi đã chán nghe các luận cứ rồi, nghiên cứu đi nghiên cứu lại thì thấy là người Tây người ta cũng biết cả, ta chỉ cần lấy cái lý đó mà đi kiện thôi. Chiến lược chiến gương gì mà cả ngày cứ ngồi tranh cãi nhau về mấy cái người ta coi là chân lý, bản thân nó cũng là chân lý rồi.Cái việc cần nhất là khởi kiện thì cứ "ngậm bồ hòn làm ngọt." Rõ là " Từ trong hang đá chui ra rồi lại chui vào."

      Xóa
    5. Thưa các bạn! Theo các thông tin ở trên, thì tôi thấy GS Ngọc chưa nói trúng "chổ ngứa" của chúng ta hiện nay, chứ ko phải nói sai sự thật. Một nhà KH ko thể nói 1 thành 2, chứ còn có 10 chỉ nói 6-7 vì lí do này lí do nọ thì có thể chấp nhận được. Tôi nghĩ chúng ta nên phổ cập HS-TS đến mọi người. Tôi xin nhắc lại, trong bối cảnh hiện nay khi mà chúng ta viết HS-TS đi lang thang ngoài đường cũng có thể bị tóm, thì báo cáo như thế cũng đã là thành công rồi, step by step các bạn ạ!Chúng ta nên khích lệ họ thay vì đã kích, điều này ko có lợi cho công cuộc chung!

      Xóa
    6. Tôi thấy bác HoàngDũng nói đúng đấy...

      Xóa
    7. Rất ủng hộ ý kiến của bác Hoàng Dũng. Theo ý kiến của tôi, các bác nên suy nghĩ kĩ các vấn đề trước khi nói.

      Xóa
  4. Ông Ngọc phải né tránh là chuyện dễ hiểu thôi. Ông phải giữ cái nồi cơm của ông và cho vợ con ông nữa. Ông Ngọc là điển hình của đa số tầng lớp trí thức (ngủ) hiện nay

    Trả lờiXóa
  5. Đi tìm tư liệu bốn phương trời

    - Nghe nói giáo sư đã nhiều lần ra nước ngoài để tìm tìm các tư liệu cho đề tài nghiên cứu của mình?

    - Thì để làm đề tài này tôi không hề nhận được kinh phí để xuất ngoại, nhưng vì thỉnh thoảng tôi cũng có những đợt công tác nước ngoài nên kết hợp khai thác những nguồn tư liệu ở đó. Lần đi Australia tôi đã tập hợp được một số tư liệu, bản đồ rất hay. Thật ra đó là tư liệu của TQ nhưng do người Australia lưu giữ. Những bản đồ này chứng minh rằng cho đến 1909, địa danh Tây Sa (Tức Hoàng Sa và Trường Sa) mới lần đầu tiên xuất hiện trong bản đồ tỉnh Quảng Đông TQ. Australia có một kho tư liệu rất lớn về Trung Quốc ở Thư viện quốc gia và Đại học quốc gia Australia. Năm 1995 tôi có điều kiện sang đó làm việc nửa năm, đi tìm, thấy một kho sách lớn. Thư viện của họ hết sức hiện đại, tôi tìm thấy một kho bản đồ được giới thiệu trên mạng. Tôi thấy cả những sách quý hiếm người ta không cho coppy, nhưng tôi đã tìm cách đem về được (!?). Ví dụ tấm bản đồ có dòng chú "Baixos de Chapar" tìm được ở Hà Lan, vốn không được phép sao chép, nên tôi đã phải dùng rất nhiều tiền để nhờ người chụp cho.

    http://vinavigation.net/vn/index.php?arid=20

    Trả lờiXóa
  6. Việt Lâm, Hà Tĩnhlúc 22:48 17 tháng 3, 2012

    Đáng ra phải thông báo buổi thuyết trình với nội dung: "Vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa từ thế kỷ 19 trở về trước"
    Nói rứa cho dễ hiểu, dễ nghe và khỏi phải thất vọng.

    Trả lờiXóa
  7. Buồn thì có buồn, nhưng tôi không nỡ trách GS Ngọc. Thôi thì có còn hơn không. Ở cái buổi mà cả hai chữ TQ cũng bị coi là húy kỵ, phim về nỗi đau Hoàng Sa cũng không được chiếu, hô lên "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam" cũng bị đưa vào trại phục hồi nhân phẩm... mạnh dạn thuyết trình về chủ quyền quốc gia như GS thì cũng là đáng ủng hộ rồi.
    Xin chờ xem bài của bác "nhà cháu" vậy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. HG cũng đã có dự định hôm nay đến dự hội thảo nhưng vì có việc đột xuất nên không đi được. Cũng chả có tiếc nhiều, gì chứ "Vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa từ thế kỷ 19 trở về trước" thì HG được đọc ở rất nhiều tài liệu rồi, nói như bác "hoa binh" là hiện thực đã ở dạng tường minh rồi.
      Xong đọc phản hồi của bác "nhà cháu" thì thấy chắc có điều đáng nói, không được "cái lọ" thì cũng được "cái chai" chăng? HG vẫn "quí" những bài viết của bác "nhà cháu" lắm. Cũng như bác Ha Le nói: Xin chờ xem bài của bác "nhà cháu" vậy!

      Xóa
    2. Ừ, mà nghĩ lại cũng chả nên buồn GS Ngọc làm gì, đây là buổi GS thuyết trình cho sinh viên nghe cơ mà.

      Xóa
    3. Theo tôi thì khi vấn đề đã được đưa lên mạng internet thì đối tượng đã được mở rộng hơn... "sinh viên" nhiều...

      Xóa
  8. Đứng góc độ khoa học thì ông Ngọc sai rồi. Nói không hết hiện thực đã ở dạng tường minh!
    Đứng về góc độ, quản lý NN thì có thể biện minh. Nhất là ở góc độ "nồi cơm" thì thông cảm cho ông Ngọc và gia đình, gia tộc... Tất nhiên có tý ... mà thôi không nói! Nói ít hiểu nhiều.

    Trả lờiXóa
  9. Chán cho GS Nguyễn Quang Ngọc quá!

    Bây giờ còn đi nói chuyện học thuật cho 1 nhóm sinh viên chuyên nghành nghe thì buồn ơi thật là buồn. Đợi cho giặc Tàu cướp, đánh phá nốt những đảo nổi, đảo chìm của Trường Sa thì ngồi đấy mà viết thêm vài bài điếu văn, khóc lóc, hội thảo về sự kiện kiểu như "Hoàng Sa - Trường Sa một thời chủ quyền của Việt Nam"

    Thay vì đó GS Ngọc nên dùng tên tuổi, vị trí xã hội của mình mà đi thức tỉnh cho các thanh niên, nhân dân, giáo giới-trí thức những đối tượng mà GS Ngọc có thể tiếp cận. Ví dụ như nhà sử học Dương Trung Quốc phát biểu trong quốc hội, nói ở bất kì đâu có điều kiện, Tiến sĩ Nguyễn Nhã miệt mài hàng chục năm qua huặc miệt mài đi biểu tình như Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện.

    Vì những kiến thức như thế này đã có những người đi trước khai phá và có thể coi bây giờ là kiến thức phổ thông và sự thật hiển nhiên rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng ý với Chí Đức, với cái kiểu thuyết trình vừa làm vừa sợ thế này thì có mang danh " khoa học" thật thì cũng là kẻ sĩ hèn. Đã làm thì đừng có sợ mà đã sợ thì đừng làm, một bài thuyết trình về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa trong bối cảnh tranh chấp thì anh phải kéo ra được các đối tượng tranh chấp và xem các đối tượng đó sai đúng ở điểm nào. Các đối tượng ở đây là Trung Quốc, Việt Nam, Philipin...và xem chúng trên nhiều khía cạnh, rồi anh kết luận trên phương diện khoa học và chứng cứ để khẳng định VN đúng nhưng cũng phải nói cái sai của TQ và Phil. Tôi thấy ông Ngọc mơ hồ và không thật trong nghiên cứu, có cảm tưởng ông muốn làm để lấy tiếng hơn là làm vì lương tâm, bởi nếu vì lương tâm thì như Chí Đức nói mấy bác như Nguyên Ngọc, Huệ Chi, A Diện... chẳng cần hội thảo gì cứ biểu tình bằng hành động còn hơn các bài nói chuyện mà lại rất " khôn khéo " của ông Ngọc.

      Xóa
    2. Nói như Chí Đức là không công bằng ,mỗi người có cách yêu nước và cống hiến theo cách riêng của mình ,để có buổi thuyết trình cho sinh viên như thế đã là tốt lắm rồi vì nhiều bạn trẻ hiện nay còn không biết Hoàng Sa nó là cái gì cơ mà.

      Xóa
    3. Kiến thức phổ thông và sự thật hiển nhiên như bạn nói không phải ai cũng biết đâu bạn ạ...

      Xóa
  10. Tôi chỉ đọc trên BBC thì đã rõ ông Ngọc nói tới chủ quyền Hoàng Sa, Trường Salà như thế nào rồi.Nói chủ quyền mà không nói đến hiện tại chủ quyền đang như thế nào thì ông nói để làm gì, nói cho ai nghe, và ông nói với tâm thế của loại người nào? Ông có còn coi lãnh thổ là thiêng liêng nữa không? Hẳn là không rồi.
    Một vị Viện trưởng mà nói về chủ quyền lãnh thổ lại không dám nói đúng vào trọng tậm cần phải nói, cũng có nghĩa là anh đã ngầm đồng tình với hiện tại. Nhứ thế có khác gì anh cũng đồng tình với kẻ đang chiếm Hoang Sa. Ông Ngọc ơi, xin ông hãy chân thành nhận thiếu xót thì ông mới còn tư cách để được người khác tôn trọng, chứ ông càng loanh quanh chống chế, ông sẽ bị cà chùa trứng thồi có ngày đấy.

    Trả lờiXóa
  11. Đến đây thì tôi lại phải trở lại khái niệm thê nào là trí thức. TS Nguyễn Xuân Diện nói "Song cho dù thế nào, thì với tôi, mọi nỗ lực của ông đều rất đáng trân trọng". Tôi thì lại nghĩ khác. Về luận cứ và lý lẽ chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc về Việt Nam, đã có không ít người lên tiếng, là chân lý không mấy ai có thể chối bỏ được và không phải đợi đến nay TS Nguyễn Quang Ngọc nói ra mọi người mới hay. Tuy nhiên, có một điều không mấy người biết và dám thừa nhận, nhất là những người cầm quyền hiện nay, rằng, hai quần đảo này đã và đang là mối quan tâm đặc biệt hòng chiếm đoạt của Trung Quốc. Mối nguy này là hiểm họa lớn đang treo trên đầu mỗi người dân ta. Là một nhà khoa học, một trí thức chân chính không ai có thể làm ngơ trước hiểm họa này. Thê mà ông dám trả lời công luận rằng:
    “Mặc nhiên là tôi có nói tới Trung Quốc. Tuy nhiên, đây không phải là đối tượng chính để tôi nói trong hôm nay”. Như vậy, hỏi rằng buổi thuyết trình này đem lại ích chi cho mọi người? Thiên chức, lý tưởng cũng như phẩm giá của trí thức, công dân của ông để đâu mà không đem ra phụng sự cho Tổ quốc, cho Nhân dân hết mình lúc này. Hay ông tự kiểm duyệt như vậy vì sợ trái ý một số nhóm lợi ích (nếu có)trong bộ máy Đảng và Nhà nước hiện thân Tàu để khỏi ảnh hưởng đến danh lợi của cá nhân ông? Hãy can đảm lên, chúng ta là những trí thức và cần cống hiến hết mình những hiểu biết và ý chí cho Tổ quốc, cho Nhân dân.

    Trả lờiXóa
  12. Thôi các bác ạ. Có buổi nói chuyện cho sinh viên cũng là tốt rồi, dần dần phải có thêm nội dung, chứ hy vọng một buổi mà nói hết mọi thứ thì e hơi khó.

    Tôi hiểu là các bác đang bức xúc, nhiều bác không kiềm chế được nên cũng nhảy vào thưa ông Ngọc thế nọ, thưa ông Ngọc thế kia. Nhưng làm vậy để làm gì đối với một nhà nghiên cứu Hoàng Sa như bác Ngọc??

    Hãy dùng sự cộng hưởng thêm cho những cái tích cực, và hãy dành sự bức xúc cho nhiều vấn đề khác: Vụ Tiên Lãng, vụ 3 thanh niên án oan hiếp dâm...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vấn đề bác nêu ỏ một khía cạnh khác bác ạ !

      Xóa
  13. Tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả Đ.V.Đ từ những vấn đề ông đặt ra với ông Nguyễn Quang Ngọc.

    TH

    Trả lờiXóa
  14. Xin vui lòng sửa lại tác giả H.V.Đ

    TH

    Trả lờiXóa
  15. làm khoa học xã hội thì cần có đầy đủ các sự kiện để minh chứng, làm khoa học TN hoặc KT thì cần có đầy đủ các dữ liệu liên quan. Nếu che giấu, sửa đổi, cắt bỏ dữ liệu, sự kiện thì ta làm khoa học không trung thực rồi. Như thế thì thà đừng làm còn hơn. Góp thêm một ý là slide của bác N này ko đúng qui cách, nó có quá nhiều dòng mà cỡ chữ thì bé nhìn hoa cả mắt; thường chỉ 6 dòng cho 1 slide thôi!

    Trả lờiXóa
  16. Chung quy lại cũng tại bởi chữ HÈN mà ra cả.Đã là nhà khoa học thì phải trung thực, khách quan trước các hiện tượng của đời sống xã hội,tự nhiên.Không thể "đánh tráo khái niệm", "xiếc chữ" như các nhà chính trị chính em.

    Trả lờiXóa
  17. Đức Phật có nói :Đừng tưởng về quá khứ vì quá khứ đã qua rồi ,đừng hướng về tương lai vì tương lai chưa tới.Điều quan trọng chính là hiện tại.
    Ông Ngọc nhắc lại quá khứ cũng hay nhưng hiện tại mình còn được bao nhiêu phần trăm về những gì ông trình bày thì mới quan trọng.Có nhiều quốc gia tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo này ,đó là những quốc gia nào? Trong những quốc gia tranh chấp quốc gia nào hung hãn nhất.Phải chi ông Ngọc với tầm nhìn của một Tiến Sĩ nói được những rắc rối nêu trên thì mới xứng tấm Tiến Sĩ chứ chỉ nói như vừa qua thì chỉ cần ngồi nhà mở máy gõ cái google chấm Tiên Lãng là xong .cần gì phải cất công đi nghe.

    Trả lờiXóa
  18. Cái ông GS-TS Ngọc nói không đúng sự thật! Ông ta đề cập đến cả những sự kiện xảy ra vào năm 1983, mà lại nói là "Điểm tôi nhấn mạnh chính là giai đoạn chưa có tranh chấp, tranh biện". Thế thì sự kiện Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa diễn ra vào năm nào, sau 1983 à? Nếu không phải chịu áp lực từ bên ngoài thì chính ông này chủ tâm loại bỏ các sự kiện Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa (19/01/1974) và đảo Gạc Ma cùng một số đảo trong quần đảo Trường Sa (14/3/1988) khỏi lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở 2 quần đảo này. Như vậy, ông ta là kẻ bóp méo lịch sử và có tội với nhân dân, với hương hồn những người đã ngã xuống ở đây.

    Trả lờiXóa
  19. chủ quyền quần đảo Hoàng sa,Trường sa thì đã có chính phủ VN tuyên bố rồi.cái người dân chúng tôi cần làm rõ. và tuyên bố công khai hội thảo là hành động ;giết người để chiếm quần đảo hoàng sa và một số đảo thuộc quần đảo trường sa,bắn giết,cướp bắt ngư dân việt nam của bọn tàu.là hành động gì? theo định nghĩa của quốc tế,đề ra các biện pháp để đòi lại.và các việc cần làm của toàn dân việt để thể hiện chủ quyền biển đảo.

    Trả lờiXóa
  20. Xin lỗi vì phải ví von trong trường hợp này : TS Ngọc vừa đái vừa run! Nếu sợ quá thì thà nín đái còn hơn đái không đúng chỗ người ta cười chết!

    Trả lờiXóa
  21. GS-TS Nguyễn Quang Ngọc cho dù thuyết trình về chủ quyền Của Việt nam đối với Hoàng Sa trước thế kỷ ...19 cũng là hành động "dũng cảm" lắm rồi so với đa số các vị có học vị, học hàm trong nước CHXHCN VN. Ngay như chuyện "thượng cấp" không cho tổ chức lễ vinh danh 64 chiến sĩ QĐND VN chết ngày 14/3/1988 khi Trung cộng đánh chiếm đảo Gạc Ma,do Hải quân ND vùng 4 tổ chức dưới sự bảo trợ của Dầu khí, mà Hải quân vùng 4 vẫn tuân lệnh mù quáng thì làm sao 1 vị Viện trưởng viện Việt nam học và khoa học phát triển dám nói sự thật về tranh chấp Hoàng Sa giữa Việt nam và Trung cộng. Ôi, chỉ trong vòng có 67 năm mà tinh thần bất khuất của nhân dân trước nạn ngoại xâm và nội xâm đã xuống thấp một cách thảm hại. Việt nam tôi đâu?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi đồng ý với bạn Anh Hung, sau khi tôi đọc bài của TS Nguyễn Hồng Kiên và coi hình các slides thì tôi thấy mình bậy quá vì tôi đã có một comment tức giận với GSTS Phạm quang Ngọc(Mar 17, 2012 07:45 AM), cho tôi được xin lỗi Giáo sư rất nhiều.
      Tôi hoàn toàn đồng ý là "cần có nhiều hơn những buổi thuyết trình như thế này trong tương lai, để mọi người hiểu rõ, hiểu sâu các vấn đề liên quan". Cho dù chỉ nói được 10% vấn đề đi nữa, hai chữ Trường Sa Hoàng Sa cần phải được nhắc đi nhắc lại để người Việt nhất là giới trẻ biết Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam và Trung quốc đang chiếm giữ các đảo này của Việt Nam.
      Thanh niên Việt Nam ngày nay rất ít người biết đến Trường Sa Hoàng Sa, thác Bản Giốc, ải Nam Quan. Bất kỳ ai quan tâm đến vấn đề chủ quyền Tổ Quốc mà lên tiếng thì dù ít dù nhiều chúng ta cũng nên ủng hộ vì thà có còn hơn không.
      Một lần nữa xin lỗi GSTS phạm Quang Ngọc.

      Xóa
  22. Làm công tác lịch sử thì đầu tiên là tính khách quan,nghĩa là phải nói lên sự thật, cho dù sự thật đó có làm buồn lòng kẻ có quyền. Hơn thế nữa trong bối cảnh hiện nay việc nói lên sự thật này (về HS-TS) còn có ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước chánh đáng cho nhân dân chứ không phải lòng yêu nước bá quyền quá khích như bọn trung hoa (bao gồm chính quyền và các nhà làm sử tàu) giảng dạy ngụy tạo cho nhân dân chúng.

    Thế mà ôngTS Ngọc còn không dám vì sợ quyền lực ngoại bang hay sợ mất mát quyền lợi cá nhân thì quả là thật buồn cho dân tộc mình !

    Người trí thức phải là người tiên phong trong việc mang đến cho nhân dân đặc biệt các ọc sinh, sinh viên, thanh niên những hiểu biết về lịch sử qua đó cảnh báo về sự tồn vong của tổ quốc và hơn ai hết là tấm giưong mẫu mực của một Kẻ Sĩ (hơn nữa ông là một trí thứ có vị trí trong xã hội), như một Chu Văn An chẳng hạn.... thì ông Ngọc đã không làm được cho dù ông có biện minh gì đi nữa !

    Theo tôi ông nên xem lại mình đã xứng đáng là một trí thức (theo nghĩa của GS Nguyễn Huệ Chi chứ không phải theo kiểu định nghĩa của ông Ngô Bảo Châu) hay chưa ?!

    Trả lờiXóa
  23. THƯA CÁC BÁC ,
    ÔNG NGỌC CŨNG PHÃI BẢO VỆ NỒI CƠM CỦA ỔNG CHỨ . PHẢI THÔNG CẢM CHO ỔNG .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. GSTS, VT Nguyễn Quang Ngọc bảo vệ nòi cơm chớ không bảo vệ tổ quốc . Hỡi ơi ! Thông cảm cái nồi cơm ! Than ôi !

      Xóa
  24. Tôi thấy nhiều người mạt sát GS. Ngọc vô lý và thái quá. Một là ta chưa có tòan văn bài nói của ông Ngọc, cũng toàn là mới nghe nói lại. Thứ hai, nếu chỉ căn cứ vào trả lời của ông cho BBC và cái slide ảnh hội thảo trên BS thì tôi thấy nội dung đó là được.
    1. Trọng tâm bài nói của GS. Ngọc, như chính ông cho biết, là chủ quyền của VN trước 1909. Chỉ cần đạt được điều đó đã là RẤT TỐT RỒI. Tôi xin nói là rất ít người biết điều này, kể cả giới trí thức thượng lưu. Nếu không hiểu rõ mình đã xác nhận chủ quyền từ thời đó thì lấy cơ sở gì để tranh biện gì với TQ?
    2. Phần sau 1909, không rõ GS. Ngọc nói những gì nhưng chỉ với những thông tin chính trên ảnh chụp thì đều có những sự kiện chính. Có cả sự kiện TQ đánh chiếm HS năm 1974 và TS năm 1988. Có nhiều cách diễn đạt. Sao nhiều người cứ bắt tác giả phải diễn đạt như ý của mình? Ví dụ câu trên đã nói chính quyền VNCH tiếp quản HS năm 1956, câu dưới nói TQ đánh chiếm HS 19-20/1/1974, thế thì chả đánh chiếm từ tay của VNCH thì của ai nữa? Với lại sự kiện này hiện nay nhiều người biết rồi, chả ai phải ấp úng chỗ này làm gì.
    3. Lại có người bắt bẻ sao không đề cập công hàm 1958 của TT. Phạm Văn Đồng. Tôi nghĩ bắt bẻ chỗ này là vô lý. Trọng tâm bài nói của GS. Ngọc là chủ quyền VN từ 1909 kia mà? Ngay cả nếu tác giả không xác định trọng tâm nói của mình là trước 1909 thì cũng không nhất thiết phải đề cập hết. Tác giả chỉ nói cái gì nắm chắc, cái gì không nắm không cần nói. Riêng về bức công hàm nói trên nếu đề cập lại phải phân tích khá phức tạp, liên quan đến luật biển và các thông lệ quốc tế. (Vấn đề này theo tôi biết chỉ có ông Đinh Kim Phúc có nhiều kiến giải xác đáng)
    4. Có thông tin rằng GS. Ngọc cũng bị ngăn cản nhưng ông vẫn thuyết trình. Thế thì rất đáng khen. Mấy ai đã làm được thế. Tôi tiếp xúc nhiều với giới trí thức, khi đề cập đến vấn đề Biển Đông, HS, TS, đa không nắm được vấn đề, lại không ít người còn quay mặt đi, cứ như chạm phải đồ quốc cấm.
    5. Cuộc nói chuyện của GS. Ngọc trên diễn đàn ĐHQGHN, tức là diễn đàn như cách nói của chúng ta thuộc về “lề phải”. Tiếng nói của “lề phải” về mặt nội dung cũng như câu chữ bao giờ cũng bị hạn chế hơn “lề trái”. Nếu có gì chưa nói hết, nói thẳng thì cũng là bình thường. Có nhiều điều mọi người tự hiểu. Dù như GS. Ngọc cho biết, ông không bị sức ép nào, nhưng người viết bao giờ chả “tự kiểm duyệt” rồi. Tuy nhiên phải thấy điều này: tiếng nói của “lề phải” không được cư dân mạng quen thuộc tin cậy nhưng lại được đa số nhân dân tin cậy (trong khi “lề trái” họ lại hay nghi hoặc). Do đó những buổi thuyết trình như của GS. Ngọc là đáng trân trọng.
    GHI CHÚ: Tôi không quen biết gì GS. Ngọc. Sáng nay tô đã viết một cái comment bày tỏ thái độ không đồng ý nhiều ý kiến chỉ trích ông, nhưng sau đó có người bảo “bài nói của ông Ngọc tệ lắm”, tôi sợ tôi chưa nắm được thông tin nên đề nghị anh Diện không đưa comment đó lên. Tôi gọi TS. Nguyễn Hồng Kiên là người đi nghe nhưng không liên lạc được. Tuy nhiên, đến giờ này, tuy chưa biết toàn văn bài thuyết trình, nhưng tôi thấy nhiều người chỉ trích GS. Ngọc quá lời như thế là không nên, vì vậy tôi viết comment này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thưa bác Đào Tiến Thi, vì đề tài của buổi thảo luận là "Vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa" nên tự nhiên là bà con nóng lòng mong đợi GSTS Phạm quang Ngọc nói rõ về tình hình hiện nay.
      Chứ nếu như GSTS PQNgọc viết trước là chỉ thảo luận về "Vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa trước 1909" thì bà con đã không bị chưng hửng và chỉ trích GS Ngọc như vậy.

      Xóa
  25. Sao vội quy kết.
    Phê phán, quy kết giáo sư tiến sĩ Ngọc như quý vị là tự hạ thấp mình. Đây là buổi thuyết trình có chủ đề, đi vào phân tích và khẳng định Hoàng sa là của Việt nam, đưa các luận cứ khoa học, có cơ sở từ thực tiễn để chứng minh chứ đâu phải là diễn đàn tập hợp mọi người lại để lên án TQ. Việc TQ chiếm giữ Hoàng sa thì ai mà chẳng biết, việc ta đang tranh chấp với TQ ngày nào ta không nói. Quý vị cứ trông chờ mọi người ngồi lại là cứ phải chửi TQ. Đâu cần phải thế, mổi người có cách hành xử riêng về một vấn đề,. Hội thảo cũng vậy , xin nói lại ở đây GS Ngọc thuyết trình với tư cách là nhà khoa học chứ không phải là phát biểu ở một cuộc mít tinh phản đối TQ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không định dính vào việc tranh cãi này vì được một đồng nghiệp đã tham dự nghe bài nói của TS Ngọc trình bày nên quá rỏ rồi.... nhưng thấy bác luận có vẻ không chánh đáng nên xin có vài ý kiến gởi cô bác:

      Bác bảo :
      "Đây là buổi thuyết trình có chủ đề, đi vào phân tích và khẳng định Hoàng sa là của Việt nam, đưa các luận cứ khoa học, có cơ sở từ thực tiễn để chứng minh chứ đâu phải là diễn đàn tập hợp mọi người lại để lên án TQ "

      Lý luận này không thỏa đáng ! Thật vậy chúng ta cần đưa ra cơ sở khoa học về chủ quyền Hoàng Sa và cả TS là của Việt Nam là đúng nhưng thử hỏi vì sao chúng ta phải trình bày và nhấn mạnh điều này nếu không có cái NGUYÊN NHÂN CỐ LÕI LÀ ÔNG bạn vàng china đang xâm chiếm nó !

      Chúng ta không lên án china bằng những lập luận xảo trá như bọn học giả china nhưng chúng ta những người trí thức hơn ai hết cần cho nhân dân, thanh niên, sinh viên & học sinh biết lịch sử của HS-TS mà trong lich sử đó thì việc china đang xâm chiếm là một phần của lich sử Hoàng Sa .

      Tại sao cái mấu chốt vấn đề gây ra đối với Hoàng Sa, Biển Đông, các dân tộc đông Nam á là sự xâm lược của china mà đối tượng cốt lõi này không được nêu lên mà ông bạn còn cho là đúng là sao ?!

      Trong chiến tranh giành độc lập trước đây, chúng ta chỉ cần chứng minh rằng cuộc chiến tranh của nhân dân ta là cuộc chiến tranh CHINH NGHĨA mà không cần cho nhân dân biết kẻ thù thực dân đang xâm chiếm nước ta là THỰC DÂN PHÁP vì việc này ai cũng biết : LÝ LUẬN NHƯ VẬY CÓ THỎA ĐÁNG KHÔNG HAY CHỈ LÀ MỘT SỰ NGỤY BIỆN.

      Một điều nữa, chúng ta nói đến sự xâm chiếm, cưỡng đoạt của china : nó cũng chỉ là một sự thật khách quan thế thì có gì phải sợ mà hèn nhát chối quanh, chối co , lờ đi là sao?!

      Chúng ta là những trí thức sống trong một đất nước độc lập tại sao lại phải sợ hãi khi nói về một sự thật nhức nhối , chúng ta không đay nghiến, lên án vì việc bọn tàu xâm chiếm HS-TS là quá hiển nhiên nhưng việc để cập nó như là một lịch sử cũng phải tránh, phải sợ sệt là sao phải không dám nói đến , đôi khi phải dùng lạ này là nọ, có phải là trí thức chính danh không !

      Bạn cho rằng "người phê phán tự hạ thấp mình" là với nghĩa như thế nào?!

      Nghĩa là "sĩ khí rụt rè gà phải cáo" để tròn trịa, vuông vức để có danh, có vọng là tự nâng cao bản thân người trí thức trong thời đại này hay sao?!

      Hãy nhìn các Bác Huệ Chi, Phạm Toàn, Quang A, Xuân Diên,.... Họ có lo gì cho chức danh họ đâu khi dám nói lên sự thật về HS-TS đấy ! mà chức danh, địa vị xã hội cũng chưa nói được gì nhiều về cái thấp hay cao của một kẻ sĩ đâu thưa bác !

      Xóa
  26. Xin sửa câu ở mục 3:
    "Trọng tâm bài nói của GS. Ngọc là chủ quyền VN từ 1909 kia mà?"
    thành:
    Trọng tâm bài nói của GS. Ngọc là chủ quyền VN từ TRƯỚC 1909 kia mà?

    Trả lờiXóa
  27. Tôi cho rằng ý nghĩa của buổi thuyết trình của GS Ngọc là đáng quý trong thời điểm này ,mọi người nên bình tĩnh ,khách quan khi tranh luận ,chỉ trích nếu không trực tiếp nghe thuyết trình và những yếu tố trước đó.

    Trả lờiXóa
  28. Gúm, bốn bác nhà ta đi đâu mà môi son má hồng dữ vậy? hề hề hề.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác làm Tễu buồn cười quá!
      Đó là tại cái cậu chụp ảnh cho ông Nguyễn Ngọc Trường đấy! Cậu ấy chỉnh màu thế nào mà ra thế, cứ như là bốn diễn viên chuẩn bị bước ra sân khấu ấy!

      Hiii

      Xóa
  29. Tranh châp hay xâm chiếm.Giáo sư ôi là giáo sư ôi.Không có gì nhục nhã hơn.

    Trả lờiXóa
  30. nói cái thời không tranh chấp (?) thì nói làm gì? Để làm chi? Hỉ ông Ngóc?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Ngọc không có thời gian tiếp chuyện những thể loại như ông, để tôi trả lời thay nhé? Nói cái thời không tranh chấp để bổ sung cho các nghiên cứu, làm nền tảng cho các nghiên cứu khác sau này. Ông chắc không thuộc giới trí thức nhể? Không phải thì ngồi yên để cho người ta làm việc đừng có comment linh tinh người ta cười cho. Hỉ?

      Xóa
  31. Ý ông Ngọc là : Trường sa - Hoàng Sa thời Pháp là của ta ... còn thời này của ai thì (Ông Ngọc ) không quan tâm (!)
    Tả một con rắn, tả mỗi đầu không tả đuôi thì là con rắn cụt đuôi hay con quái thai gì vậy ông Ngọc. Chán bác quá còn kêu la gì nữa.

    Trả lờiXóa
  32. Mời các bác đọc một entry ngay tại blog này:
    http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/09/toan-van-thuyet-trinh-cua-ts-nguyen-nha.html
    Nhà cháu cho ràng: Bất kỳ một thuyết trình khoa học nào về chủ quyền biển đảo đều RẤT CÓ ÍCH. Nếu các bác cho rằng mình đã biết thì nên đi nói lại với người chưa biết, vậy mới là biết đấy ạ !
    Nhà cháu cũng mong muốn chủ blog DUYỆT còm cẩn trọng hơn. Có quá nhiều ý kiến lăng mạ người khác vô căn cứ !

    Trả lờiXóa
  33. Làm khoa học mà hèn thì nói linh tinh

    Trả lờiXóa
  34. Là một nhà làm khoa học thì trước hết phải tôn trọng sự thật trong các nghiên cứu của mình. Nếu nói một nửa sự thật thì không phải là sự thật. Nó chỉ làm cho người nghe hiểu lầm.

    Trả lờiXóa