Ngày 30 - 11 - 1986
Kính gửi anh Tố Hữu
Hôm nay nhân xem lại vài bài dịch thơ anh trong Anthologie de la littérature vietnamiene (Tuyển tập Văn học Việt Nam), thấy không thể không gửi cho anh bức thư này.
Anh Tố Hữu ạ! trước kia đọc thơ, dịch thơ anh cảm hứng đằm thắm bao nhiêu thì nay thấy ngán ngẩm bấy nhiêu. Anh bảo làm bí thư vẫn không bí thơ, chúng tôi thấy anh càng quyền cao chức trọng, đọc thơ anh càng thấy nhạt nhẽo.
Anh mà trở lại Trung ương, trở lại chức quyền, là chôn vùi luôn sự nghiệp thơ trong lòng nhân dân. Rút lui đi, anh Tố Hữu, cứu lấy nhà thơ Tố Hữu. Anh sẽ trở lại với cuộc sống bình dị của một nhà thơ, chan hòa với anh em, anh em chúng tôi lại đón anh với tấm lòng trân trọng quý mến. Xuân này anh sẽ chen vào đám đông đi chợ hoa, đi hội làng Gióng hay Đồng Kỵ chứ không tiền hô hậu ủng nữa.
Anh mà trở lại Trung ương, Bộ Chính trị, thì bài báo đối ngoại đầu năm tôi phải viết sẽ là bài "La mort d'un poète"(Cái chết của một nhà thơ). Chắc không được đăng, nhưng ít nhất cũng được truyền trong một số bạn.
Vài lời chân thành của một người đã từng yêu thơ của anh, và mong được mãi mãi giữ lấy tình cảm thắm thiết ấy.
Kính thư
Nguyễn Khắc Viện,
8 Nguyễn Chế Nghĩa,
Hanoi
_____________________
TỐ HỮU
Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành ( 1920 – 2002) là một tác gia có vị trí đặc biệt quan trọng, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn
Ái Quốc, Trưởng Ban Thống nhất Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung
ương, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá
II và VII.
Trong thời gian phụ trách mảng văn nghệ, ông là người đã phê phán quyết liệt phong trào Nhân văn-Giai phẩm (1958). Nhiều ý kiến coi ông là tác giả chính của vụ án văn nghệ-chính trị này.
Sau khi Lê Duẩn mất, có sự thay đổi mạnh mẽ tiến tới đổi mới nhằm thoát
khỏi khủng hoảng kinh tế toàn diện. Ông bị mất uy tín vì vai trò "nhà
thơ đi làm kinh tế" qua những vụ khủng hoảng tiền tệ những năm 1980 nên
bị miễn nhiệm mọi chức vụ, chỉ còn làm một chức nghiên cứu hình thức. (Xem thêm tiểu sử tại đây.)
NGUYỄN KHẮC VIỆN
Nguyễn Khắc Viện (1913 - 1997)
là Nhà hoạt động chính trị - xã hội, nhà nghiên cứu văn hóa và tâm lý -
y học - giáo dục, Giải thưởng Nhà nước Việt Nam và Grand prix de la
Francophonie của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu giá trị cho Việt Nam.
Ông là Bác sĩ, tốt nghiệp tại Đại học Y khoa Paris năm 1941, và cư trú tại Pháp.
Năm 1963, ông về nước sáng lập và chủ biên Tạp chí đối ngoại Nghiên cứu Việt Nam bằng tiếng Pháp và tiếng Anh (Etudes Vietnamiennes, Vietnam Studies) và làm Giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn (nay là Nhà xuất bản Thế giới).
Năm 1984, ông sáng lập và làm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tâm lý
trẻ em và tâm bệnh lý (trung tâm NT), xuất bản tờ “Thông tin khoa học
tâm lí”, đặc biệt quan tâm đến những trẻ em bị rối loạn tâm trí do hoàn
cảnh.
Ông là người yêu nước nồng nàn, có nhiều tư tưởng tiến bộ về chính
trị, văn hóa và giáo dục nhưng những đề nghị của ông không được nhà cầm
quyền lưu ý. (Xem thêm tiểu sử tại đây).
****
Lâm Khang chủ nhân: Thời gian Nguyễn Khắc Viện viết bức thư này chắc là khi ông đang giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí đối ngoại Nghiên cứu Việt Nam bằng tiếng Pháp và tiếng Anh (Etudes Vietnamiennes, Vietnam Studies) và kiêm Giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn (nay là Nhà xuất bản Thế giới).
Người nhận thư là nhà thơ Tố Hữu khi ấy đã từng giữ chức Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bí thư Ban chấp hành Trung ương.
Ngày 30 - 11 - 1986
Kính gửi anh Tố Hữu
Hôm nay nhân xem lại vài bài dịch thơ anh trong Anthologie de la littérature vietnamiene (Tuyển tập Văn học Việt Nam), thấy không thể không gửi cho anh bức thư này.
Anh Tố Hữu ạ! trước kia đọc thơ, dịch thơ anh cảm hứng đằm thắm bao nhiêu thì nay thấy ngán ngẩm bấy nhiêu. Anh bảo làm bí thư vẫn không bí thơ, chúng tôi thấy anh càng quyền cao chức trọng, đọc thơ anh càng thấy nhạt nhẽo.
Anh mà trở lại Trung ương, trở lại chức quyền, là chôn vùi luôn sự nghiệp thơ trong lòng nhân dân. Rút lui đi, anh Tố Hữu, cứu lấy nhà thơ Tố Hữu. Anh sẽ trở lại với cuộc sống bình dị của một nhà thơ, chan hòa với anh em, anh em chúng tôi lại đón anh với tấm lòng trân trọng quý mến. Xuân này anh sẽ chen vào đám đông đi chợ hoa, đi hội làng Gióng hay Đồng Kỵ chứ không tiền hô hậu ủng nữa.
Anh mà trở lại Trung ương, Bộ Chính trị, thì bài báo đối ngoại đầu năm tôi phải viết sẽ là bài "La mort d'un poète"(Cái chết của một nhà thơ). Chắc không được đăng, nhưng ít nhất cũng được truyền trong một số bạn.
Vài lời chân thành của một người đã từng yêu thơ của anh, và mong được mãi mãi giữ lấy tình cảm thắm thiết ấy.
Kính thư
Nguyễn Khắc Viện,
8 Nguyễn Chế Nghĩa,
Hanoi
_____________________
TỐ HỮU
Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành ( 1920 – 2002) là một tác gia có vị trí đặc biệt quan trọng, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng Ban Thống nhất Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá II và VII.
Trong thời gian phụ trách mảng văn nghệ, ông là người đã phê phán quyết liệt phong trào Nhân văn-Giai phẩm (1958). Nhiều ý kiến coi ông là tác giả chính của vụ án văn nghệ-chính trị này. Sau khi Lê Duẩn mất, có sự thay đổi mạnh mẽ tiến tới đổi mới nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn diện. Ông bị mất uy tín vì vai trò "nhà thơ đi làm kinh tế" qua những vụ khủng hoảng tiền tệ những năm 1980 nên bị miễn nhiệm mọi chức vụ, chỉ còn làm một chức nghiên cứu hình thức. (Xem thêm tiểu sử tại đây.)
NGUYỄN KHẮC VIỆN
Nguyễn Khắc Viện (1913 - 1997) là Nhà hoạt động chính trị - xã hội, nhà nghiên cứu văn hóa và tâm lý - y học - giáo dục, Giải thưởng Nhà nước Việt Nam và Grand prix de la Francophonie của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu giá trị cho Việt Nam.
Ông là Bác sĩ, tốt nghiệp tại Đại học Y khoa Paris năm 1941, và cư trú tại Pháp.
Năm 1963, ông về nước sáng lập và chủ biên Tạp chí đối ngoại Nghiên cứu Việt Nam bằng tiếng Pháp và tiếng Anh (Etudes Vietnamiennes, Vietnam Studies) và làm Giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn (nay là Nhà xuất bản Thế giới).
Năm 1984, ông sáng lập và làm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em và tâm bệnh lý (trung tâm NT), xuất bản tờ “Thông tin khoa học tâm lí”, đặc biệt quan tâm đến những trẻ em bị rối loạn tâm trí do hoàn cảnh.
Ông là người yêu nước nồng nàn, có nhiều tư tưởng tiến bộ về chính trị, văn hóa và giáo dục nhưng những đề nghị của ông không được nhà cầm quyền lưu ý. (Xem thêm tiểu sử tại đây).
Kính gửi anh Tố Hữu
Hôm nay nhân xem lại vài bài dịch thơ anh trong Anthologie de la littérature vietnamiene (Tuyển tập Văn học Việt Nam), thấy không thể không gửi cho anh bức thư này.
Anh Tố Hữu ạ! trước kia đọc thơ, dịch thơ anh cảm hứng đằm thắm bao nhiêu thì nay thấy ngán ngẩm bấy nhiêu. Anh bảo làm bí thư vẫn không bí thơ, chúng tôi thấy anh càng quyền cao chức trọng, đọc thơ anh càng thấy nhạt nhẽo.
Anh mà trở lại Trung ương, trở lại chức quyền, là chôn vùi luôn sự nghiệp thơ trong lòng nhân dân. Rút lui đi, anh Tố Hữu, cứu lấy nhà thơ Tố Hữu. Anh sẽ trở lại với cuộc sống bình dị của một nhà thơ, chan hòa với anh em, anh em chúng tôi lại đón anh với tấm lòng trân trọng quý mến. Xuân này anh sẽ chen vào đám đông đi chợ hoa, đi hội làng Gióng hay Đồng Kỵ chứ không tiền hô hậu ủng nữa.
Anh mà trở lại Trung ương, Bộ Chính trị, thì bài báo đối ngoại đầu năm tôi phải viết sẽ là bài "La mort d'un poète"(Cái chết của một nhà thơ). Chắc không được đăng, nhưng ít nhất cũng được truyền trong một số bạn.
Vài lời chân thành của một người đã từng yêu thơ của anh, và mong được mãi mãi giữ lấy tình cảm thắm thiết ấy.
Kính thư
Nguyễn Khắc Viện,
8 Nguyễn Chế Nghĩa,
Hanoi
_____________________
TỐ HỮU
Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành ( 1920 – 2002) là một tác gia có vị trí đặc biệt quan trọng, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng Ban Thống nhất Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá II và VII.
Trong thời gian phụ trách mảng văn nghệ, ông là người đã phê phán quyết liệt phong trào Nhân văn-Giai phẩm (1958). Nhiều ý kiến coi ông là tác giả chính của vụ án văn nghệ-chính trị này. Sau khi Lê Duẩn mất, có sự thay đổi mạnh mẽ tiến tới đổi mới nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn diện. Ông bị mất uy tín vì vai trò "nhà thơ đi làm kinh tế" qua những vụ khủng hoảng tiền tệ những năm 1980 nên bị miễn nhiệm mọi chức vụ, chỉ còn làm một chức nghiên cứu hình thức. (Xem thêm tiểu sử tại đây.)
NGUYỄN KHẮC VIỆN
Nguyễn Khắc Viện (1913 - 1997) là Nhà hoạt động chính trị - xã hội, nhà nghiên cứu văn hóa và tâm lý - y học - giáo dục, Giải thưởng Nhà nước Việt Nam và Grand prix de la Francophonie của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu giá trị cho Việt Nam.
Ông là Bác sĩ, tốt nghiệp tại Đại học Y khoa Paris năm 1941, và cư trú tại Pháp.
Năm 1963, ông về nước sáng lập và chủ biên Tạp chí đối ngoại Nghiên cứu Việt Nam bằng tiếng Pháp và tiếng Anh (Etudes Vietnamiennes, Vietnam Studies) và làm Giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn (nay là Nhà xuất bản Thế giới).
Năm 1984, ông sáng lập và làm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em và tâm bệnh lý (trung tâm NT), xuất bản tờ “Thông tin khoa học tâm lí”, đặc biệt quan tâm đến những trẻ em bị rối loạn tâm trí do hoàn cảnh.
Ông là người yêu nước nồng nàn, có nhiều tư tưởng tiến bộ về chính trị, văn hóa và giáo dục nhưng những đề nghị của ông không được nhà cầm quyền lưu ý. (Xem thêm tiểu sử tại đây).
****
Lâm Khang chủ nhân: Thời gian Nguyễn Khắc Viện viết bức thư này chắc là khi ông đang giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí đối ngoại Nghiên cứu Việt Nam bằng tiếng Pháp và tiếng Anh (Etudes Vietnamiennes, Vietnam Studies) và kiêm Giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn (nay là Nhà xuất bản Thế giới).
Người nhận thư là nhà thơ Tố Hữu khi ấy đã từng giữ chức Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bí thư Ban chấp hành Trung ương.
Người nhận thư là nhà thơ Tố Hữu khi ấy đã từng giữ chức Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bí thư Ban chấp hành Trung ương.
Tư liệu lịch sử sau 28 năm mới công bố.
Trả lờiXóaÔng TH này bây giờ sống lại chắc "hết hồn"! "Cô gái sông Hương" vẫn phải hành nghề...
Trả lờiXóaHết mẹ Suốt thì giờ có mẹ Liêng !
XóaNghe nói ông Viện sau đó bị trù dập?
Trả lờiXóa"Nguyễn Khắc Viện yêu nước chân thành, yêu Đảng chân thành, vì thế trước Đại hội Đảng lần thứ 7 ông đã có thư gửi Trung ương đề nghị giải tán Đảng!"
Trả lờiXóa(Trích từ "Nguyễn Khắc Viện - người bạn vong niên đáng kính của tôi", tác giả Lê Phú Khải. Bauxite VN 18/2/2014.)
"Nghệ thuật vị nhân sinh" thì làm sao được hở quý ngài ! bởi vậy học sinh phổ thông có chịu hoc văn đâu ?
Trả lờiXóaNghệ thuật đương nhiên phải vị nhân sinh! Mọi thứ thuộc về con người đều phải vị con người.
XóaChuyện cãi nhau "Nghệ thuật vị nghệ thuật" hay "Nghệ thuật vị nhân sinh" cũng giống như việc tranh luận "Quả trứng và con gà"...
XóaNghệ thuật chẳng vị cái gì cả. Nghệ thuật là Nghệ thuật. Vậy thôi.
XóaMượn lý luận để tô hồng những điều không có thật thì chẳng vị cái gì cả
XóaMột lời khuyên rất chân thành
Trả lờiXóaHứa Do nghe Đế Nghiêu muốn nhường ngôi cho mình bèn đi rửa tai như không nghe lời Đế Nghiêu bao giờ. Sào Phủ đang chăn trâu định cho trâu xuống uống nước , nghe câu chuyện Hứa Do rửa tai bèn cho trâu đi uống nước chỗ khác, sợ trâu uống nước bẩn do Hứa Do rửa tai .
Trả lờiXóaCòn Nguyễn khắc Viện khuyên Tố Hữu từ bỏ công danh , kết quả hoàn toàn trái ngược với chuyện Hứa Do-Sào Phủ !
Nguyễn Khắc Viện , một bác sĩ Tây học , con của một Hoàng giáp Thượng Thư Bộ Lễ . Tố Hữu Nguyễn Kim Thành con của một nhà nho nghèo !
Ông TH chỉ làm được thơ tuyên truyền, đã vậy còn chỉ đạo vụ đổi tiền làm VN khốn đốn!
Trả lờiXóaBnả đánh máy ra: Anthologie de la litte'rature vietnamiene sửa lại là Anthologie de la littérature vietnamiene
Trả lờiXóaTư liệu này từ đâu đấy anh Diện ? Ông Tố Hữu nhận được thư này không ?
Trả lờiXóaTố Hữu có bái thơ TẠM BIỆT như sau
Trả lờiXóaTạm biệt đời ta yêu quý nhất.
Còn mấy vần thơ một nắm TRO
Thơ gửi bạn đời TRO bón đất.
Sống là CHO chết cũng là CHO.
Tôi có làm bài "họa" như sau
Vĩnh biệt đời ông về với đất.
MAI DỊCH mồ xây lấy đâu TRO.
Thơ còn ai nhớ, TRO không có.
Sống nào CHO., chết có gì CHO
Phạm Đức
.
Quá hay, đây là bức họa chân dung bằng thơ thứ hai cho Tố Hữu ( Bức họa đầu là của Xuân Sách ).
XóaNhắc đến ông Tố Hữu lại nhớ ngay đến bài thơ khóc ông Xịt- ta- lin có câu : Thương cha thương mẹ thương chồng , thương mình thương một , thương ông thương ... mười .
Trả lờiXóaNguyễn Khắc Viện quê ở làng Gôi Vị, bên bờ sông Ngàn Phố, nay là xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là con trai của cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm làm Thượng thư Bộ Lễ triều đình nhà Nguyễn. Nguyễn Khắc Niêm từ nhỏ đã thông minh tuấn tú hơn người. Các con của cụ đều là những người thành đạt, có công lớn với dân tộc Việt Nam: Nguyễn Thị Vàng - Nguyên cán bộ Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương; Nguyễn Khắc Viện- Bác sĩ y khoa, một nhà văn hóa lớn của Việt Nam; Nguyễn Thị Thiếu Anh- Nguyên cán bộ Bệnh Viện Bạch Mai; Nguyễn Khắc Dương- Bỏ dở luận án tiến sĩ thần học tại Đại học Sorbonne (Paris, về nước làm Quyền trưởng khoa Văn-Triết Viện Đại học Đà Lạt; Nguyễn Khắc Phê- Nhà văn, Chủ tịch Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Thừa Thiên-Huế, nguyên phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế; Nguyễn Khắc Phi- Giáo sư văn học, giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Vinh, nguyên Tổng biên tập Nhà xuất bản giáo dục; Nguyễn Thị Phương Thảo- từng là Trưởng ban nghiên cứu và Ủy viên Ban Chấp hành trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa V & khóa VI.
Trả lờiXóaDân Hà tĩnh lại ngộ nhận rồi. Ông Nghuyễn Khắc Niêm chưa bao giờ là Thượng thư bộ Lễ của triều đình Huế cả (Xin xem quyển Cóp nhặt cuối đời của bà Thiếu Anh, con gái ông Nguyễn Khắc Niêm)
XóaNguyễn Khắc Niêm sinh năm 1889 tại làng Gôi Vị, nay thuộc xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình nông dân bậc trung. Từ nhỏ ông đã được cha mẹ cho theo học các thầy đồ trong vùng và nổi tiếng là thần đồng. Năm 1906, khi 17, tuổi ông thi đậu Cử nhân tại trường thi Hương Nghệ An. Năm sau, ông vào Kinh đô Huế thi Hội, thi Đình và đậu Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp). Cùng năm đó, thân phụ qua đời, ông về cư tang trong 3 năm.
XóaNăm 1910, Nguyễn Khắc Niêm được cử làm Giám khảo khoa thi Hội ở Huế; Năm 1911, giữ chức Trợ giáo Quốc tử giám; Năm 1912, lại làm Giám khảo khoa thi Hương trường Bình Định. Từ 1914-1916, ông theo học và tốt nghiệp trường Hậu bổ (trường đào tạo quan chức hành chính). Năm 1916, ông làm Đốc học Nghệ An, đảm trách việc tổ chức các trường học Pháp Việt ở tỉnh, làm Tri phủ Anh Sơn (Khoảng năm 1921-1922). Sau đó, ông được điều về Kinh giữ chức Tư nghiệp Quốc tử giám (Hiệu phó Quốc tử giám). Khoảng các năm 1925-1930, ông giữ chức Án sát rồi Bố chánh Nghệ An; Từ 1930-1933 giữ chức Thị lang rồi Tham tri bộ Hình; Năm 1934, giữ chức Tuần vũ Khánh Hòa; Từ 1935-1939 giữ chức Phủ doãn phủ Thừa Thiên, Chủ tịch Ủy ban nghiên cứu cải lương hương ước ở Huế; Tháng 8/1941, giữ chức Quyền Tổng đốc Thanh Hóa; Tháng 2/1942, ông từ quan về quê dạy học và làm thuốc.
Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Khắc Niêm tích cực tham gia công tác tại địa phương: Hội đồng nhân dân xã, Ủy ban phòng vệ huyện Hương Sơn, Ban văn hóa tỉnh Hà Tĩnh, Ủy viên Ban chấp hành Mặt trận Liên Việt, kiêm Trưởng Ban cứu trợ thương binh Liên khu 4. Năm 1952, ông được mời lên Việt Bắc họp hội nghị Liên Việt Trung ương, nhưng vì sức khỏe yếu không đi được. Trong cải cách ruộng đất ông bị đấu tố, bị bắt giam và qua đời tại quê nhà năm 1954
Về "Cách mạng tháng Tám" các ông nhầm cơ bản. Chỉ có vụ "cướp chính quyền" thôi!
XóaCông lao của nhà mần thơ Tố Hữu là làm cho toàn dân biết ai cũng có thể mần thơ... Những bài như khóc Xít Ta Lin hay Con cá chột nưa... Nói lên điều đó. Ông còn có biệt tài cho người bị trói giật cánh khuỷu mà vẫn giật được băng bịt mắt và hô tên bác đến ba lần mặc dù chẳng ai nghe anh nói gì như trường hợp của anh Nguyễn Văn Trỗi...
Trả lờiXóaTrong phim Nguyễn Văn Trỗi có cảnh anh này bị trói giật cánh khỉ vẫn với tay giật băng đen và gân cổ hô mấy câu gì đó.
XóaTrong phim tư liệu gốc đen trắng (đã phát trên mạng) quay toàn bộ cảnh Nguyễn Văn Trỗi bị hành hình thật thảm hại. Anh ấy chẳng giật khăn đen, chẳng hô gì hết, bị bắn chết ghẹo cổ ngay, và sau đó là cảnh bị bắn lần cuối vào thái dương cho chết hẳn. Nhìn rất thảm chứ không thấy hiên ngang gì.
Tố Hữu, người trung thành tuyệt đối và tích cực ủng hộ chủ trương của đảng CSVN và nhà nước VN, đã đi vào lịch sử với bài thơ bất hủ sau đây:
Trả lờiXóa“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”
Có ai còn gì để thắc mắc nữa không !?
Hết ý kiến!!!
XóaCũng như "... thương mình thương một thương ông thương mười" tổ sư nịnh nọt!
Cái ghế quyền lực ghê thật, nó giết cả Chân, Thiện, Mỹ... nên hồn thơ còn đâu! Không biết cuối đời, nhà thơ TH có sám hối như Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải không...? Nếu có cũng bí mật lắm, cũng tại quyền lực mà! Thật khổ!
Trả lờiXóaDù là cuối đời mới nhìn ra và sám hối, dù sao cũng còn sót chút tình người, tình đồng bào ...
Trả lờiXóaVẫn còn hơn những người giữ im lặng và mang theo xuống suối vàng những ý nghĩ thầm kín của mình trong vai trò lo cho dân cho nước, như ông Tố Hữu chẳng hạn !
Nhà thơ hay thi sĩ là người am tường về thơ văn,biết làm thơ,có tâm hồn rộng mở đầy nhân tính và đượm tình người,thơ của họ là âm vang,là tiếng thở nhẹ nhàng của mỗi con tim đang lẫm lũi lê bước trên con đường đời nhiều khổ ít vui,là những tiếng thở dài não ruột giữa đêm khuya của những ai đó không hạnh phúc trên cõi đời này // nhà thơ trong viễn tượng đó là biểu tượng của sự cảm thông,của sự an ủi và dỗ dành,của sự động viên con người - để cùng nhau đi tiếp cho hết đoạn đường đời => sứ mạng của nhà thơ cao cả và bi hùng,- trong một giới hạn nào đó,nhà thơ có thể được mô tả như những thiên thần nhỏ bé với sứ mạng cũng nhỏ bé nhưng thiêng liêng và cao cả vô cùng - trong vút cao của lòng ngưỡng vọng và suy tưởng của những tâm hồn chân chính ...chứ nhà thơ, tuyệt đối không phải là những kẻ dùng khả năng thơ văn của mình để kích động hận thù,gieo rắc đau thương và kinh hoàng cho loài người mà vốn dĩ đã rất đau thương rồi,dùng thơ văn của mình để phục vụ cho những ý đồ đen tối,những âm mưu độc ác nhằm xóa đi những hạnh phúc mong manh hiếm hoi mà con người chân chính có thể có trên cõi đời đau khổ này // bọn độc ác này không thể gọi là nhà thơ mà phải gọi là thợ thơ,bồi nô ( những vần thơ của chúng phải gọi là những vần thơ của quỉ sa-tâng // thơ của ai đó "giết,giêt nữa,bàn tay không phút nghỉ ...!" - đọc mà rợn cả người !!!
Trả lờiXóaVào lúc cuối đời ông Tố Hữu có sám hối đấy. Người được nghe lời sám hối đó là nhà thơ Phùng Quán, người gọi Tố Hữu là cậu ( em mẹ )
Trả lờiXóaĐó là một lần hiếm hoi, khi Tố Hữu đã thất thế rồi, khi không còn ai tới thăm Tố Hữu nữa, thì Phùng Quán tới thăm và sau này Phùng Quán đã kể lại trong hồi ký của mình.
Sau năm 1975, năm 1977, Giáo sư Tôn Thất Tùng vào Sài Gòn thăm gặp một bác sĩ cùng học trường thuốc với ông, nhưng năm 1954 di cư vào miền Nam, có vợ là người Pháp. Giáo sư Tôn Thất Tùng đã hỏi vị bác sĩ này: "sao anh không đi mà ở lại làm gì?". Vị bác sĩ nói ở lại phục vụ đất nước. Khi đó vị bác sĩ này sống một mình, vợ và con ông đang sống ở Pháp. Sau đó giáo sư Tông Thất Tùng có khuyên người bạn học rằng: "theo tôi anh nên về "quê" (tức đi Pháp) đi, anh ở lại sẽ không chịu đựng nổi đâu". Một năm sau vị bác sĩ này (vẫn thường gọi là bác sĩ Bảy) xuất cảnh sang Pháp đoàn tụ với với con.
Trả lờiXóaMột gị giáo sư bác sĩ nổi tiếng, một trí thức lớn của miền Bắc XHCH mà khuyên bạn của mình như vậy thì ông phải là người thấu hiểu thể chế này như thế nào rồi.
Tố Hữu còn có biệt tài là đã "nhét" vào mồm tử tù Nguyễn Văn Trỗi mấy câu thơ sau: " Hãy nhớ lấy lời tôi:
Trả lờiXóaĐả đảo đế quốc Mỹ!
Đả đảo Nguyễn Khánh!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Phút giây thiêng, Anh gọi Bác ba lần!".
Trong video clip về cuộc hành quyết Nguyễn Văn Trỗi tháng 10/1964, NVT không hề hét lên một tiếng nào hết. Người ta chỉ thấy anh ta nói lằm bằm câu gì đó rất nhỏ, mà chỉ những người đứng gần đó mới nghe được. Cái "thiên tài" của Tố Hữu là ở chỗ ấy.
Sự thật...muôn đời vẫn là sự thật.....chẳng ma nào giấu mãi được......lịch sử sẽ ghi chép công tội.....lòng tham và sức mạnh sẽ là một hậu quả....quá nguy hiểm......một cổ xe to đùn...mà không có thắng thì khi đổ dốc sẽ ra sao...? Ôi VN. quê hương tôi cứ mãi luôn là chùm khế ngọt...để cho ai.....leo hái từng ngày.....
Trả lờiXóaCụ Viện siêu tiên đoán: cụ đoán trước về bọn nhóm lợi ích tàn phá đất nước. Giờ bài này cụ lại tiên đoán: sẽ chết một nhà thơ. Thơ TH giờ ai đọc không? Đúng là thần! Không biết Cụ còn tiên đoán những gì nữa đây!?
Trả lờiXóaNhững người cỡ như Tố Hữu và ông tướng thiên tài nọ , về cuối đời họ thừa đầu óc để nhận ra là họ đã dẫn dắt đám đông đi lầm đường lạc lối. Nhưng họ lại " ngậm miệng ăn tiền " cốt để yên thân hưởng lợi lộc , làm chỗ dựa cho con cháu . Họ không dám dấn thân , hy sinh vì nước như các ông Trần Độ , Trần xuân Bách .
Trả lờiXóa