Thứ Năm, 25 tháng 2, 2021

CỔ TỤC BÓP VÚ TRONG MỘT SỐ LỄ HỘI XỨ KINH BẮC


Cổ tục xứ Kinh Bắc

Những tài liệu dưới đây được viết bằng chữ Hán - Nôm, là những ghi chép về dân tục của vùng Kinh Bắc, vào năm Khải Định thứ 5 (1920), do Viễn Đông Bác Cổ chủ trương và các nhà nho Việt Nam tiến hành khai báo.

Tài liệu này đã được các nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Hán Nôm biên dịch trong cuốn sách: Địa phương chí tỉnh Bắc Ninh qua tư liệu Hán Nôm, do GS Đinh Khắc Thuân chủ biên. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội năm 2009.

Phần biên dịch được trích dẫn dưới đây do Nguyễn Thị Hường - Nguyễn Tô Lan dịch, Đinh Khắc Thuân hiệu đính.

Tục hát và đánh chen ở xã Nga Hoàng, huyện Võ Giàng

Tài liệu viết: Lại hỏi, xã ấy vào ngày 11 tháng 2 có lệ nhập tịch tế thần…Tế xong, toàn dân cùng ăn uống ở đình. Đến chiều tối, mướn ca kỹ đến hát hầu thần ở đình. Ca kỹ hát ở chính giữa đình. Hai bên đình là chỗ trai gái đến xem hát. Nếu con trai thấy con gái đứng chỗ nào thì người con trai cũng đến chỗ đó đứng, con trai thân áp sát vào giữa đám con gái, thân người con trai sát thân người con gái, tay người con trai điểm vào ngực người con gái.

Đêm đó thuê ca kỹ đến hát thờ thần từ 7,8 giờ tối đến 4,5 giờ sang mới thôi. Đêm ấy từ lúc ca kỹ bắt đầu đến lúc thôi hát, đôi trai gái nào thuận tình, thì người con trai dẫn người con gái ra chỗ nào tối ở ngoài đình, hai người giao dâm với nhau, không dám làm việc đó ở trong đình, vì đôi trai gái sợ có uế khí với thần. Trai gái sát người vào nhau điểm ngực ở trong đình thì được, nhưng nếu đã giao dâm với nhau thì không được ở trong đình. Nếu như đêm ấy xã thuê ca kỹ hát thờ thần, không có con trai con gái trong xã ra đình xem hát, không có người con gái nào để đánh chen điểm ngực, thì đêm đó, mọi người dân xã trong đình tự nhiên sinh ra cãi nhau, hoặc người ca kỹ gây sự với người trong xã, hoặc người trong xã gây sự với nhau, mọi người sinh ra ẩu đả. Cho nên, năm nào vào đêm hôm đó, ca hát hầu thần cũng có nam nữ ra đình xem hát, đánh chen, điểm ngực thì mới tránh được nảy sinh những chuyện bất bình.
*Điểm ngực: Bóp vú. NXD chú.

Hát thờ thần và hát nằm với nhau ở làng Diềm

Làng Diềm tức xã Viêm Xá, tổng Châm Khê, huyện Võ Giàng ngày xưa, tương truyền là một trong những nơi gạo cội của hát Quan họ. Tài liệu Bắc Ninh tỉnh khảo dị ghi: Lại nói xã ấy có một đình, phụng thờ hai vị thần hoàng, thánh ông hiệu là Tam Giang Đại vương, thánh bà hiệu là Hoàng hậu. Hàng năm vào ngày mồng 4 tháng giêng khai xuân…Ngày 10 tháng 8, nhập tịch mở hội tế hai vị thần. 
.
Lại như trai gái xã ấy giao lưu với xã Hoài Bão ở huyện Tiên Du. Nam nữ làm một hội hát, xã Viêm Xá gồm 10 người con trai, 10 người con gái, xã Hoài Bão gồm 10 người con trai, 10 người con gái. Nam nữ hai xã này hợp thành một phường ca hát. Đến ngày xã Viêm Xá mở hội xuân hay ngày nhập tịch thờ hai vị thần, dân xã sai một người con trai mang trầu cau đến xã mời con trai con gái xã Hoài Bão sang xã Viêm Xá hát; nhưng con gái xã Hoài Bão không đi mà chỉ có các chàng trai đến xã Viêm Xá. Con trai xã Hoài Bão ca với các cô gái xã Viêm Xá. Nếu ngày nào theo tục lệ là ngày xã Hoài Bão thờ thần, thì xã Hoài Bão cũng sai một người con trai mang trầu cau sang mời trai gái xã Viêm Xá đến, nhưng con gái xã Viêm Xá không đi, chỉ có con trai đến xã Hoài Bão hát với các cô gái xã Hoài Bão…

Lại hỏi, xã ấy vào ngày 4 tháng giêng có tục con trai con gái đến đình thờ thần, rồi đến đêm thì cùng nhau về nhà chị cả, hát với con trai xã Hoài Bão. Đêm ấy làng này con gái có chồng và con gái chưa chồng cũng đều đến nhà chị cả. Con trai Hoài Bão với con trai xã ấy ngồi một bên… con gái ngồi một bên trong nhà chị cả. Chị cả sai người nhà làm tiệc rượu mời các chàng trai xã Hoài Bão ăn uống no say, sau đó mới hát. Trai gái hát từ 8 giờ tối đến 2 giờ sáng thì tắt đèn trong nhà, trai gái cùng nằm mà hát. Lúc tắt đèn, anh cả hát với chị cả, anh hai hát với chị hai …, anh bé hát với em bé, còn những người con trai thuận tình với người con gái nào thì cũng hát với cô ấy. Nếu như chàng trai con gái nào yêu nhau, giả vờ đi ra tiểu tiện ở ngoài nhà, cùng đi ra ngoài nhà mà giao phối, thường thì người trong nhà cũng không biết. Sau đó lại vào trong nhà rồi hát, hát đến 4,5 giờ sáng mới thôi. Con trai xã Viêm Xá về nhà, con trai xã Hoài Bão về xã Hoài Bão, rồi con gái xã Viêm Xá tiễn con trai xã Hoài Bão về, chị cả tiễn anh cả, chị hai tiễn anh hai, chị ba tiễn anh ba, chị tư tiễn anh tư, chị năm tiễn anh năm, em bé tiễn anh bé, mỗi người tiễn một đường, không đi chung một đường, hoặc đi cách xa đường nhau. Lúc 4,5 giờ sáng vẫn đương tối chưa sáng, trai gái tiễn nhau về cũng làm việc giao phối ở bên đường, lúc đó không ai biết. Xã này có tục ấy, nên người nào có con gái không cho đi hát đêm ấy thì bị những người cho con gái đi hát cười. Cười rằng: “Những người có con gái không cho đi hát cũng hư mất đời, lại không tuân lệ làng.”

Một số câu hát được ghi lại như sau:
Nam:
Khen cho cũng thực duyên trời
Đưa ra kết mấy những người bạn loan.
Nữ:
Giầu này xin gửi bạn loan
Công này kể núi Thái Sơn nào tày
Yêu nhau ăn miếng giầu này
Ăn giầu rồi sẽ giải bày niềm đan
Nam:
Muốn cho đôi chữ ái ân
Lòng tôi muốn kết trước sân giãi bày.
Nữ:
Muốn cho đôi chữ một dòng
Trên trời chưa định trong lòng đã vui….

Tục hát úp đèn thờ thần, điểm ngực ở Ném Thượng
 
Làng Ném Thượng sáng ngày Rằm tháng giêng có tục giết lợn tế thần. Tối hôm đó mời đào nương đến hát. Tài liệu trên chép:

Khấn xong, mọi người cùng lễ bái thần. Mọi việc xong thì người già ngồi một gian bên trong đình xem hát. 3,4 người kỳ mục ngồi ở gian giữa, trong chỗ có hương án, đánh trống xem hát. Đào nương đứng ở ngoài hương án mà ca hát. Đàn ông, đàn bà, người già trong làng đều ra đình xem và nghe hát.

Ca hát từ đó đến 8,9 giờ tối thì thắp đèn, hát đến chừng 2 giờ đêm. Một người kỳ mục bưng đĩa đèn đứng thẳng trên mặt đất giữa đình, lấy một cái chõ úp lên trên đèn ( chú thích: Tục cổ thì tắt đèn đi, nay thì lấy chõ úp lên), trong đình, trong cung ấy tối om om. Một người kỳ mục ngồi ở gian chính giữa mới nhảy xuống sờ ngực người đào nương. Còn đàn ông đàn bà người nào người nấy thấy đèn bị che đi, lại thấy kỳ mục sờ ngực đào nương thì các đàn ông cũng sờ ngực đàn bà.

Khoảng ba phút đồng hồ thì có một người nhấc cái chõ ra, đèn lại sáng. Mọi người không sờ ngực nữa, lại ngồi nghiêm chỉnh như cũ để nghe hát…

Nếu năm nào nhập tịch tế thần không mướn đào nương đến đình hát thờ thần, lại không sờ ngực đào nương, không có đàn ông sờ ngực đàn bà thì năm ấy trong làng trâu bò lợn gà phần nhiều đều bệnh tật, người người đều không được yên…Nếu… có mướn đào nương đến hát và đàn ông sờ ngực đàn bà ở trong đình thì năm đấy nhân dân được bình yên, trâu bò lợn gà sinh sôi nảy nở…,lúa má tằm tang tươi tốt.

Tục trên được ghi lại do người ghi chứng kiến tại chỗ vào đêm 15 tháng giêng năm 1920 tại đình Niệm Thượng.

60 nhận xét :

  1. Ôi, mấy cái tục hay thế này mà bây giờ không còn nữa. Tiếc quá Bác Diện nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn ! Đâu bảo cái u-nét-cô gì ấy nó cũng thích, nó muốn đưa vào văn hóa vật thể đấy bác Hoa hòe ạ. Hãy đợi đấy!

      Xóa
  2. Chân Không cư sỹlúc 17:23 31 tháng 1, 2012

    Bác Diện ơi,
    Còn cái RÃ LA trong
    Bơi Đăm rước Giá hội Thầy,
    Vui thì vui vậy chẳng tày rã La.

    Lại còn Cái Hội gì mà làm hai cái kiệu, hình hai cái ấy,
    lao ngược chiều đâm sầm vào nhau rồi ngã chổng kềnh.
    (hình như là hội Nõn-Nường hay sao ý)

    Còn cái Lễ Mật bác viết rồi,
    nhưng cũng nên đăng lại ở đây cho bà con thưởng lãm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hi hii. Bác là Chân Không cư sĩ rồi, mà cũng còn tiếc cái sự ấy, nhỉ!?

      Xóa
    2. Các bác giả vờ tiếc làm gì? Bây giờ lễ hội "điểm ngực" diễn ta hàng phút hàng giờ trong một ..tỷ quán karaoke! Dân tộc sống mạnh!!

      Xóa
    3. Nghe đâu cái nõ nường ngày xưa làm bằng gỗ, bây giờ họ mua của Trung quốc ở phố Hàng Chiếu về thay thế hay sao ý ?
      Chân không cư sĩ chứ có phải là Tâm không cư sĩ đâu mà không tiếc?

      Xóa
  3. Phải chăng những lễ hội như trên cũng là cách giải tỏa tress trong những ngày nông nhàn, bù lại khi việc đồng áng cứ cắm mặt xuống đất, lưng hứng trọn ánh nắng của trời, lam lũ suốt cả vụ mùa...

    TH

    Trả lờiXóa
  4. ước gì cũng được đi điểm ngực 1 lần hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. vtspam08 là nam thanh hay nữ tú vậy?

      Xóa
  5. Tám Mươi Chưa Gọi Rằng Giàlúc 20:50 31 tháng 1, 2012

    Rất mong được đọc bản chữ Hán.
    Là người Saigon, mới được nghe lần đầu CỔ TỤC Ở MIỀN KINH BẮC. Đó là một tài liệu hiếm và quý giá. Chỉnh mong TS Diện cho đọc bản chữ Hán, thật vinh hạnh. Xin cám ơn trước.

    vanhocchunom@yahoo.com

    Trả lờiXóa
  6. Chân Không cư sỹlúc 21:53 31 tháng 1, 2012

    Chân Không bần sỹ xin trả lời Xuân Diện thí chủ.
    -Đã là cư sỹ mà còn tiếc cái ấy nhỉ.
    -Thưa, bần sỹ cũng từng nghe Phật giảng rằng:
    -"Ta không xuống địa ngục thì ai xuống đây".
    -Vả hội chùa làng ta còn có trò "bắt trạch trong chum" nữa mà.
    Bần sỹ chỉ không khoái cái trò "mo cau-gốc dâu" ở Thanh Hóa thôi.
    -Cũng lại từng nghe Cac Mac dạy rằng:
    -"Không có gì của con ngườu là xa lạ đối với tôi".
    -Ôi! quay đầu lại là bờ, nhưng Xuân Diệu cố bơi cũng tới Hoàng Sa.
    Kính cẩn đệ dưới án

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Không có gì thuộc về con người mà lại xa lạ với tôi". Câu này theo em biết, nguyên là của một thần học gia Kitô giáo từ thế kỷ II hay III (sau CN) gì đó lận, bác Chân Không cư sỹ ạ. Lâu quá em quên tên ông ý rùi.

      Trong suốt dòng lịch sử, nhều nền văn hóa dường như cứ phải vật lộn với cái cám dỗ đẩy những điều "thánh thiêng" lên tuốt trên trời, xa lạ với con người. Các tôn giáo cũng từng bị thế. Kitô giáo cũng từng bị thế. Tình dục hay tính dục, một trong vài bản năng cốt thiết nhất ũa con người, bị xem là cái chi xấu xa, cấm kỵ. Văn hóa VN mình thật kỳ lạ là mãi cho đến tận gần đây vẫn giữ được nét hồn nhiên trong trẻo hiếm có.

      He he, nói xin các bác đừng cười, mỗi khi em làm chuyện ấy với bà xã, mà rủi trước tượng Phật, thì y như rằng bả bắt stop, bả bắc ghế lên chắp tay vái, xin phép quay tượng Phật vào tường đã rồi mới dám hành sự tiếp. Em giải thích bao nhiêu bả cũng không chịu nghe. Khổ ơi là khổ!

      Xóa
    2. Tháo khoán cũng đâu phải đơn giản, có húng háy, liếc, lườm cả rồi...
      "Tình trong như đã, mặt ngoài còn e"...
      Chứ tháo khoán tầm bậy là ăn tát chứ chẳng chơi ?

      Bà xã bác rất lịch sự đó chứ ?

      TH

      Xóa
    3. Câu "Tôi là con người, nên không có gì thuộc về con người là xa lạ với tôi" là của TERENZ (195-159, tr CN).Ông Marx chỉ nhắc lại kiểu như trích dẫn điển cố, chỉ mấy anh ngu đồ đất Việt mới tưởng của thầy Mác!Cũng như câu "Trăm năm trồng người..." là của anh thầy tàu Quản Trọng bị cầm nhầm!

      Xóa
    4. Ối, như vậy là có từ cả trước Công nguyên lận hở bác? Xem tên ông TERENZ thì có lẽ là nhân vật thuộc văn minh cổ Hy Lạp nhỉ? Cám ơn bác, lúc nào rảnh tôi sẽ tìm hiểu thêm về ông này, trên Google chắc sẽ có.

      Nhân đây, cũng nhớ lại bài thơ đầu tiên trong Kinh Thi của Nho giáo là bài "Quan Quan Thư Cưu" gì đó, diễn tả mối luyến ái nam nữ rất chi trong sáng hồn nhiên. Xem ra người cổ thời có cái nhìn lành mạnh về tính dục hơn thế giới văn minh của chúng ta sau này nhiều.

      Xóa
    5. Bác TH ơi. Ngẫm nghĩ suốt một năm nữa (nghĩa là cũng ngẫm nghĩ điều này lâu rồi, nay cộng thêm 1 năm, he he) tôi mới dám trả lời bác nè.

      Bác bảo: "Bà xã bác rất lịch sự đó chứ?". E hèm, tôi phải đắn đo lắm để phân biệt bao nhiêu phần trăm là lịch sự và bao nhiêu phần trăm là cấm kỵ đó bác. (Hi hi, chỉ dám nói đến đó thôi. Sang năm chắc lại sẽ trả lời bác tiếp!)

      Xóa
  7. Tôi muốn gửi bài đăng ở blog này thì phải làm sao anh Diện ? Đề nghị anh giúp gấp. Cám ơn anh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thưa Bác Văn Đa,
      Xin Bác gửi bài qua email: lamkhanghn@Yahoo.com.vn

      Xóa
  8. Nét văn hóa phồn thực đó thì ở đâu cũng có.Châu âu có nước có ngày tự do trai gái hp ,ở QUẢNG BÌNH cũng có tục ấy. Đọc máy bài của anh rất hay vậy tặng anh bt sau:
    Xuân dào dạt ngang trời dâng hiến
    sóng tình dâng ngập đẫm hồn hoa
    cuốn vào nhau đất trời tan biến
    cháy hết mình thanh thản hát ca
    NĂM MỚI CHÚC ANH ,GĐ AN KHANG HP,BÚT LỤC DỒI DÀO

    Trả lờiXóa
  9. Tục kể rằng vào năm 20... ở đất VN có tục. Thủ trưởng muốn thăng quan, tiến chức, cơ quan làm ăn phát tài, tránh được sự không hay thì đều phải cặp bồ và thường xuyên điểm ngực nhân viên nữ tại văn phòng của mình, cơ quan nào không có như vậy thì thường làm ăn thua lỗ, dễ nảy sinh mâu thuẫn...
    Bác Diện ơi có đúng thế không ạ.

    Trả lờiXóa
  10. Chơi xuân ai biết xuân chăng tá!lúc 00:45 1 tháng 2, 2012

    Đánh Đu
    Tác Giả: Hồ Xuân Hương

    Tìm Kiếm:
    Tám cột khen ai khéo khéo trồng,
    Người thì lên đánh, kẻ ngồi trông.
    Trai đu gối hạc khom khom cật,
    Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.

    Bốn mảnh quần hồng bay phất phới.
    Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
    Chơi xuân ai biết xuân chăng tá!
    Cột nhổ đi rồi, lỗ bỏ không.

    Trả lờiXóa
  11. uoc gi tuc le nay van con thi hay biet may nhi ?

    Trả lờiXóa
  12. Các tục này bây giờ còn không nhỉ? Thích thật!

    Trả lờiXóa
  13. Hoá ra thời các cụ đã có Tiến Sỹ Khoa Học rùi nhể, TSKH ( Tay Sờ Không Hát) ... He he!

    Trả lờiXóa
  14. Chân không cư sĩ có vẻ nhầm lẫm Giáo điển.
    1. Đã đạt tới quả vị Phật và nhập Niết bàn thì không còn ra vào các cõi nữa, chỉ có hàng Bồ tát, dù thoát ly sinh tử, nhưng phát tâm cứu độ chúng sinh nên mới chủ động ra vào các cõi, trong đó có Địa ngục.
    2. "Ta không xuống địa ngục thì ai xuống đây". Thực ra câu này là: "Ta không vào địa ngục thì ai vào đây?" là câu nói của Bồ tát Địa tạng, vị Bồ tát này phát nguyện cứu vớt chúng sinh ra khỏi địa ngục, khi nào hết thì Ngài mới thành Phật. Ngoài ra, Ngài chính là mẹ đất, nuôi dưỡng trái đất để chúng sinh tồn tại.
    Hình như từ tháng Giêng đến tháng Sáu các Phật tử tụng Kinh Địa tạng, Từ tháng Bảy tụng Kinh Vu Lan thì phải. Không biết bác CKCS có tụng các kinh này không?

    Trả lờiXóa
  15. đề nghị bộ văn hóa cho khôi phục lại tục truyền của cha ông mình, quá hay !!! Tôi sẽ về dự suốt 1 tháng...

    Trả lờiXóa
  16. Người Đà nẵnglúc 10:45 1 tháng 2, 2012

    Làm răng mà khôi phục được những cái ni bác Lâm Khang và các Bác hè?

    Trả lờiXóa
  17. "Nét văn hóa phồn thực" <= phồn thực = tồn thực?
    Liệu có phải thế ko các pác?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo tôi được bết thì văn hóa phồn thực có ý nghĩa nói về sự sinh sôi nảy nở, sự phát triển không ngừng của mọi vật trên thế giới và vũ trụ bác ạ.

      Ví dụ ngày xưa ở Phú Thọ có lễ hội "Tùng Rí".

      Người ta làm hai bộ phận sinh dục nam và nữ cắm vào hai cái sào và hai người nam và nữ cầm. Khi nghe đáng trống tùng một tiếng thì hai người rí hai bộ phận được làm giả đó vào nhau.

      Tục đó mang ý nghĩa và nói về tầm quan trọng của việc sinh đẻ ra con người để thế giới tiếp tục sinh sôi nảy nở bác ạ.

      Thôi thì tôi hiểu đến đâu nói với bác đến đó. Nếu sai mong bác thông cảm nhé vì tôi không phải là nhà nghiên cứu chi chi cả.

      Xóa
  18. Bác Diện có ảnh đôi chuồn chuồn kim đẹp rựa!!!!

    Trả lờiXóa
  19. phải xây dựng lại đủ lệ cũ bác nhểy

    Trả lờiXóa
  20. Chào anh Diện!
    Tôi là một bạn đọc thường xuyên Blog của anh và tôi có 1 việc muốn nhờ anh giúp vì tôi ở Hải Phòng ko có điều kiện lên Hà Nội, anh có thể cho tôi số liên lạc được ko,chân thành cảm ơn anh.

    Trungroma

    Trả lờiXóa
  21. Kinh bac hoi he keo dai suot thang gieng , nhung bay gio nhung hoi nay da bi lang quen, that dang tiec!Mong ráng BVH se som khoi phuc lai net dep van hoa nay! luc ay chac ca nuoc se chen chan ve Kinh Bac de cau may ! hihi chac con dong hon hoi phat an den Tran nua!

    Trả lờiXóa
  22. Cứ bảo các cụ ngày xưa cổ hủ , nam nữ thụ thụ bất thân , xem bài của chú em Diện mới biết các cụ nhà ta ngày xưa RÂM gớm , chả thế mà các cụ tổng kết thành thơ : TRƯỜNG TÚC BẤT CHI LAO _ HỒNG DIỆN ĐA DÂM THỦY . quá chuẩn luôn .

    Trả lờiXóa
  23. hihi, bài này đưa vào mục văn hoá hoặc thể thao văn hoá của www.tinthethao.net là chuẩn đấy anh Diện nhỉ

    Trả lờiXóa
  24. Bài này nhiều người sướng, comment đông gớm! Phó nhòm cũng sướng nên góp đôi câu: Hóa ra, lòng vả cũng như lòng sung thôi. Thế mà khối anh trong giới quan chức lúc nào cũng ra vẻ đạo mạo, nghiêm túc... Vì thế dân mới có câu: "Ban ngày quan tựa như thần/ban đêm quan cũng lần mần như ma"

    Trả lờiXóa
  25. Bây giờ cũng có cái tục lệ này đó nhưng khác trước là giờ phải trả tiền hehe

    Trả lờiXóa
  26. Xin ý kiến của tiến sĩ về thằng Hoàng Hữu Phước - mong đừng từ chối.Cảm ơn.

    Trả lờiXóa
  27. Bác Diện ơi,
    Em nghe nói là ngày xưa ở Phú Thọ có lễ hội "Tùng Rí" tức là họ làm hai bộ phận sinh dục nam và nữ trong lễ hội.

    Khi nghe tiếng trồng tùng một cái thì hai người cầm hai bộ phận đó rí vào nhau để nói lên tầm quan của văn hóa phồn thực.

    Không biết có đúng không hả bác Diện?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Khi nghe tiếng trống tùng một cái thì hai người cầm hai bộ phận đó rí vào nhau...". Ôi chao, đọc đến đây mới hiểu tại sao lại gọi là "Tùng Rí"! Cũng như trước đây tôi có nghe "Linh tinh tình... phộc" mà chả hiểu do đâu có cái tên đó, và "phộc" nghĩa là gì.

      Cha ông mình dùng chữ quá hay các bác nhỉ? Ban đầu tôi nghĩ "rí" là do người địa phương phát âm sai chữ "dí" mà ra. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, chữ "dí" trong hoàn cảnh này không hay. Dùng chữ "rí" mới là... đã đời. Còn chữ "phộc" thì thôi khỏi nói, tuyệt cú mèo luôn!

      Xóa
  28. Không biết các học giả người Pháp làm việc ở Viện Viễn Đông Bác Cổ nghĩ thế nào khi ghi nhận được những thông tin trên đây về các lễ hội phồn thực ở Việt Nam nhỉ? Là các nhà văn hóa học, dân tộc học tài ba, lại làm việc ở cái Viện rất nổi tiếng thời đó như vậy, tôi nghĩ các vị ấy có thể thoát khỏi được cái bẫy mà giới học thuật hay gọi là "lấy mình làm trung tâm" - tức là họ không đứng ở góc độ văn minh Tây phương để phê phán các cổ tục của ta cách chủ quan và hấp tấp.

    Nhưng tôi nghĩ các nhà truyền giáo phương Tây chắc là có phê phán. Đạo Công giáo ở châu Âu thời đó theo tôi hiểu là còn nhìn tính dục bằng cái nhìn nghi ngại và nghiêm khắc. Tôi đoán là không ít vị đánh giá rằng đó là những tập tục u mê mông muội, hoang dã và kém đạo đức! Có lẽ các vị cũng đánh giá về niềm tin rằng các lễ hội phồn thực giúp cho mùa màng thuận lợi, gia súc sinh sôi tốt đẹp... là mê tín.

    Mà nói đâu xa xôi luân lý Công giáo phương Tây thế kỷ 18-19, ngay bây giờ đây mà có ai đề nghị cho sống lại nguyên xi những lễ hội như vậy, trai gái có thể thoải mái "đánh chen điểm ngực" nhau, "tiền dâm hậu thú" với nhau như vậy, chắc hẳn là có không ít ý kiến la làng, cực lực phản đối, các bác nhỉ?

    Theo tôi thì cái khôn ngoan của cha ông ta xưa không phải ở chỗ cho phép "luông tuồng thoải mái", dù ta cứ giả định rằng mỗi năm chỉ cho "xả láng" đúng một lần. Khôn ngoan cũng không phải chỉ ở chỗ các lễ hội như thế là cốt giúp người nông dân lao động nhọc nhằn có cơ hội xả stress; quanh năm đã bán mặt cho đất bán lưng cho trời để có miếng ăn thì lúc nông nhàn phải có dịp "thăng hoa" tí, nếm "hương vị thiên đàng" tí để thấy đời còn đáng sống. Tôi nghĩ khôn ngoan chính ở chỗ tổ tiên ta đã biết cách nâng bản năng tính dục rất đỗi bình thường ấy (mọi loài sinh vật đều có) lên một tầm mức cao cả hơn, linh thiêng hơn, đượm chất tâm linh và "có văn hóa" hơn (điều mà trừ con người có lý trí và tự do, các loài sinh vật khác không thể làm được).

    Thời chúng ta bây giờ, có cấm ngoại tình hay mãi dâm hay mát-xa hay 'bia ôm'... thì cũng không cấm nổi; có răn đe bọn trẻ không được tiền dâm hậu thú thì cũng chẳng giảm đi được. (Hic, xin lỗi các bác đồng đạo để nói rằng: ngay cả đem hỏa ngục ra mà dọa cũng chẳng xóa được "các tội phạm đến diều răn thứ 6"!). Một nền giáo dục càng cấm kỵ về chuyện giới tính, càng rêu rao những điều khoản đạo đức mà nhiều khi chỉ có siêu nhân mới tuân giữ nổi... thì e lại càng sinh ra nhiều tệ nạn, nhiều vụ vị thành niên phá thai, hoặc là - ở thái cực khác - nhiều chứng suy nhược hoặc khủng hoảng thần kinh vì quá ức chế, quá mặc cảm tội lỗi hoặc phải sống với lớp vỏ đạo đức giả.

    Vậy, chi bằng giúp cho người trẻ cách riêng và toàn xã hội nói chung nhìn tính dục bằng cái nhìn tích cực, thấy ra những giá trị thiêng liêng và cao cả của nó? Như sự hòa hợp thanh bình và phong nhiêu giữa đất và trời, giữa người và người chẳng hạn? Như giao duyên giao tình không chỉ riêng tư với nhau như một hạnh phúc vị kỷ hoặc cá nhân chủ nghĩa, mà là giữa cộng đồng, trong niềm vui chung của cộng đồng, mở rộng lòng ra với cộng đồng? Như ân ái với nhau không chỉ trong cơn đam mê cháy bỏng của nhục thể mà còn giữa bầu không khí của thơ, của nhạc, của nghệ thuật... là những điều chỉ riêng con người mới sáng tạo được, là khung trời bát ngát bao la nâng phận người vắn số và nhọc nhằn này lên tới cõi vô biên thăm thẳm?

    Trả lờiXóa
  29. Nay đã sang Xuân Giáp Ngọ, cũng vừa tròn năm mà chưa thấy Ha Le trả lời hay bác Ha Le lại trốn vào cái nickname khác nên ít lâu nay không thấy xuất hiện trên hiên trà của chú Tễu ? Hay có điều gì không may xảy đến cho Ha Le ? Mạnh miệng hỏi bừa vậy chứ không dám mong điều gì xấu cho Ha Le đâu .

    Trả lờiXóa
  30. Lượng còm bài này tăng đột biến , chứng tỏ rất nhiều người quan tâm " vấn đề " này .

    Trả lờiXóa
  31. Cái làng Ném Thượng rõ chán: Cái tục Chém lợn ghe rợn thì đem trưng ra, bị lên án thì cứ ướng bướng, bảo thủ duy trì bằng được! Trong khi cái tục mời ca nương hát qua đêm và giữa đêm thì nam nữ "điểm ngực" nhau lại không duy trì, khoa ra và phts huy lên "tầm cao mới"! Đấy truyền thống cần chọn lọc, có cái nên dẹp đi, có cái cần phát huy phù hợp với chủ trương, đường lối văn hóa của Đảng chứ!

    Trả lờiXóa
  32. Thủ tục này tôi làm hàng ngày...
    (BS về ung thư vú)

    Trả lờiXóa
  33. "Nhất vui là hội chùa Thầy,
    Vui thì vui thật không tày giã La".
    Vui gì vui vậy, có thể còn vui hơn hội bóp vú xứ Kinh Bắc. Anh Diện là người nghiên cứu sâu,nói cho rõ chuyện này được không. Xin cám ơn.

    Trả lờiXóa
  34. Bây giờ không còn tục ấy ở làng ấy, nhưng tục ấy bây giờ lan tỏa khắp nước, ở đâu cũng có tục bóp vú, thông dâm, cơ man nào mà kê báo. Có bác mồng hai tết đã khai xuân bóp vú thông dâm, bảo là lấy may đầu năm. Các nhà nghỉ mồng bốn mồng năm tết đã thất tấp nập nam nữ ra vào. Thế mới biết tục ấy vẫn được giữ gìn chu đáo lắm.

    Trả lờiXóa
  35. Người xưa có tục đó nhưng chỉ trong ngày lễ hội Làng, và

    giới hạn trong khi hành lễ

    Cũng như ở Nhật có lễ hội rước Dương vật , tại sao ớ Nhật Bán

    có những tục lệ như vậy mà số tội phạm hiếp dâm, móc túi, tham

    nhũng của quan chức lại ớ mức thấp nhât..vi` đơn giản người

    Nhật có tinh thâ`n tôn trọng truyền thống , người Việt Nam thời

    xưa(1800-1900) cũng có rất nhiều đức tính tốt, nếu không thì đã

    biến thành một tỉnh của Tầu

    Trả lờiXóa
  36. Quốc hoa: Mào Gà
    Lễ hội: Bóp Vú
    Nâng tầm quốc gia
    Theo lời cụ Vũ( Vũ Khiêu)

    Trả lờiXóa
  37. Chắc rồi đây các tỉnh
    Sẽ mở hội liên miên
    Vừa có vú để bóp
    Vừa giơ tay hốt tiền

    Trả lờiXóa
  38. Nếu rồi đây các tỉnh
    Mở hội bóp vú xong
    Xe niển xanh chắc hẳn
    Nối đuôi nhau rắn rồng

    Trả lờiXóa
  39. Trước khi đem nhân rộng
    Lễ hội bóp vú ra
    Tôi nghĩ cần tham khảo
    Vị quốc sư Mào Gà

    Trả lờiXóa
  40. Năm nay có vú Bikini VJA của bà Phương Thảo . Ai thích nhào vô !

    Trả lờiXóa
  41. Bác Nguyễn Phú Trọng nói :
    “Hiếm có dân tộc nào trên thế giới khi nói đến đảng cầm quyền, nhân dân lại dành cho một sự trân trọng, tự hào, yêu thương như dân tộc Việt Nam đối với đảng cộng sản Việt Nam”, làm thiên hạ nô nức bàn cãi. Cổ tục bóp vú Kinh Bắc do bác Xuân Diện đưa lên báo cũng làm thiên hạ hưởng ứng quá chừng. He he !

    Trả lờiXóa
  42. Cư sĩ bất thànhlúc 11:29 25 tháng 2, 2021

    Ước gì bây giờ, làng làng xã xã ở Việt Nam có các cổ tục như thế này, cứ mỗi làng mở hội 1 năm 3,4 lần như thế.

    Trả lờiXóa