Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

PHẠM CHUYÊN: NGƯỜI KHÔNG DANH HIỆU

NGƯỜI KHÔNG DANH HIỆU
Phạm Chuyên
.
Trên đời này người mang danh hiệu là chuyện thường, cho dù đó là những danh hiệu thường hay là những danh hiệu cao quý. Về những danh hiệu ấy người ta có thể liệt kê không biết bao nhiêu mà kể.
Người không danh hiệu mới là của quý và cực kỳ khó nhận ra, khó phát hiện, khó định dạng định nghĩa. Mặc dù những người như thế đâu đó đang ở quanh ta, gần gũi với chúng ta. Và có những người không mang danh hiệu mà ta biết ơn đời đời. Không hiếm lắm những lúc trối trăng, người sắp khuất núi còn kể ra, còn dặn dò các con, các cháu, nếu có gặp người ấy, tên tuổi thì không được rõ, gương mặt thì thế này, đôi mắt thì thế kia, cái mặt thì thế nọ. Nhưng không có ở đó thứ mặt sắt đen sì, thứ môi thâm mắt trắng, thứ khô chân gân mặt, thứ cười mà nhạt cứ như nước ốc, thứ khi nói năng cứ thầm thầm thì thì, bàn tay thì che kín miệng, thứ nhìn đời bằng nửa con mắt.
Trối trăng như thế chỉ có những người có duyên lắm mới gặp được người không danh hiệu mà ông cha ta đã dặn dò. Người ấy có thể là cụ, là ông, là bà, là anh, là chị, là em… Người không danh hiệu cho ta nắm cơm khi ta đói lòng, cho ta một chỗ nằm ấm lòng vào giữa mùa đông. Cho ta một mái nhà yên ấm để ta học hành giữa lúc bom rơi đạn nổ.
Cho những gì nữa nhỉ. Một viên thuốc khi ta thập tử nhất sinh. Một vuông tã lót khi tấm thân ta đỏ hỏn giữa đất trời. Và cho ta hai thước đất để ta được ở bên cha mẹ ta, ông bà ta tổ tiên ta.
Chỉ ngần ấy thứ mà người không danh hiệu mang đến cho ta, đã khiến ta không được phép nói năng mà sàm sỡ rằng: Ta mới là người mà những người không danh hiệu phải nhớ ơn đời đời.
Đến cái độ không còn trẻ nữa, từ lòng mình, ta mới nhận ra, người không danh hiệu là ân nhân ngàn đời. Như tổ tiên ta, ông bà ta, cha mẹ ta… và những người nam, người nữ là anh em ta. Người không danh hiệu vì thế có một cái gì đó mà ta yêu thương, kính trọng và biết ơn.
Cảm xúc biết ơn nói gọn lại bằng mấy câu sau đây:
Biết ơn nhiều những đêm không ngủ
Đem bàng hoàng đem hốt hoảng về đâu.
Trời chưa sáng mà mặt người ngời sáng
Đêm tưởng dài đâu có dài đâu.

*Bài đã đăng trên tạp chí Văn Việt, số 30 năm 2011.


Đọc tiếp...

THÔNG BÁO KHẨN

Bộ phận tiếp nhận chữ ký vào bản

VỀ VIỆC NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC LIÊN TỤC CÓ NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN, XÂM PHẠM NGHIÊM TRỌNG CHỦ QUYỀN VÀ TOÀN VẸN LÃNH THỔ VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG

do các nhân sĩ, trí thức khởi xướng và đã được sự ủng hộ mạnh mẽ của đồng bào cả nước và kiều bào ở nước ngoài, 

THÔNG BÁO: 

hộp thư điện tử tuyencao2506@gmail.com

 đã bị hack đánh sập vào tối qua.

Hiện nay, việc xử lý kỹ thuật và thiết lập hộp thư mới đang được tiến hành.


Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới đồng bào cả nước.
Nguyễn Xuân Diện-Blog kính báo!
Đọc tiếp...

TUỔI THANH NIÊN SÔI NỔI

Tuổi thanh niên sôi nổi biểu tình phản đối TQ tại Thủ đô Hà Nội sáng 3.7.2011. Ảnh: Hoàng Xuân Phú
Vinh Anh

Tôi lấy cái tựa gần giống tên một bài hát Nga: “Thời thanh niên sôi nổi”. Một bài ca Nga du nhập trong những năm sáu mươi, thời chống Mỹ. Khi lời ca điệu hành khúc vang lên, thấy như máu chảy trong người mạnh hơn, nóng hơn. Lời bài ca rất ngắn, chỉ có hai khổ. Dịch sang tiếng Việt có dài hơn một chút. Khổ 1: “Lòng ta hằng mong muốn và ước mơ/ Bàn tay son sắt giương cao ngọn cờ/ để ngàn đời bền vững Tổ quốc ta/ trời cao muôn ngàn năm chói lòa”; Khổ 2: “Dù sương gió tuyết rơi/ dù cho vắng ngôi sao giữa trời/ hòa trái tim với tiếng ca/ chúng ta dồn chân lên đường xa” Hôm nay đi biểu tình với thanh niên, thấy mình trẻ lại. Cảm ơn đời đã cho mình sống lại tuổi thanh niên một lần nữa.

Phải nói thật lòng mình, những cuộc biểu tình vài ba trăm người đến ngàn người của thanh niên 5 tuần nay khác với những cuộc mít tinh hàng vạn người khác. Đó là những con người thật với lương tâm trong sáng, không vụ lợi với những tiếng hô, tiếng thét thật, từ trong con tim đầy nhiệt huyết.

Những người đi biểu tình hôm nay là để biểu thị lòng yêu nước, cho kẻ thù thấy, cho thế giới thấy và cho cả các giới chức lãnh đạo thấy. Nhưng họ tình nguyện đi trong một tâm trạng không tự do, có phần nhức nhối và một nỗi đau xót thầm lặng trong lòng: Để thể hiện lòng yêu nước, tất cả họ phải vượt qua nỗi sợ hãi bắt bớ ám ảnh. Yêu quê hương, Tổ quốc trên đất nước mình với tâm trạng nặng nề như vậy, không đau xót hay sao? Vâng, để ngàn đời bền vững Tổ quốc ta, trời cao muôn ngàn năm chói lòa cần có rất nhiều sự hy sinh và một hành động dũng cảm và rất cần có một bàn tay son sắt giương cao ngọn cờ.

Tuổi thanh niên đã làm được vai trò đó. Tuổi thanh niên đang thực sự làm vai trò đó.

Sáng 3/7 năm 2011, tôi và bạn hẹn nhau đi biểu tình cùng thanh niên, sinh viên phản đối sự gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Đang nói chuyện thì Lê Dũng đến, cậu ta sôi nổi và ào ào như cơn gió mát, xua tan những e dè trong tôi bởi sự vắng lặng nhưng ngột ngạt của khoảng không gian quanh công viên Lê-nin. Chẳng hiểu sao, từ ngày 5/6, tôi thấy sắc mầu của giới chức năng ngột ngạt lắm! Chắc lại còn lâu mới có thể lấy lại được hình ảnh yêu mến, tin tưởng của người dân bao năm nay.

Tôi cùng với đoàn xuất phát từ vườn hoa Lê-nin. Sau màn dạo đầu hô khẩu hiệu và hát bên hè phố trước Bảo tàng Lịch sử Quân đội, dưới chân cột cờ Hà Nội, bắt đầu tuần hành.

Ngay từ phút đầu tiên đã cho tôi một sự cảm phục. Tất cả mọi phong trào muốn thành công đều phụ thuộc vào tài năng, nhiệt tình và trong buổi biểu tình hôm nay còn có sự quả cảm của người khởi xướng-Nhạc trưởng của một dàn nhạc hàng trăm nhạc công, chưa từng được luyện tập một cùng nhau, chưa được trao đổi cùng nhau. Càng thấy cái khó lại càng cảm phục người dám đứng ra lĩnh xướng, dẫn dắt.

Và đúng là sức trẻ của tuổi thanh niên đã làm cuộc biểu tình thành công. Tôi có cảm tưởng các bạn đã lạc giọng vì hò hát, hô khẩu hiệu liên tục suốt quãng đường dài, oi nóng trong thời gian ba tiếng đồng hồ không ngơi nghỉ. Đó là cuộc “chạy tiếp sức” của những người lĩnh xướng, đó là sự đồng lòng của những người tự nguyện tham gia. Trong những cuộc biểu tình mang tính ôn hòa nhưng cũng phải có thái độ rõ ràng đó là các khẩu hiệu. Những tiếng hô lĩnh xướng và sự nhiệt tình ủng hộ hô theo của quần chúng tham gia. Tôi ghi nhận được những  giọng lĩnh xướng như vậy trong cuộc biểu tình ước tới ba trăm người ngày hôm qua. Chính  với lòng nhiệt tình, sự đoàn kết và cương quyết của cả dàn nhạc mà hôm 3/7, chỉ với những tiếng hô dồn dập “đoàn kết, đoàn kết, thả người, thả người” không ngớt, trước cửa trụ sở Công an phường Tràng Tiền, đoàn biểu tình đã giải cứu thành công “binh nhì*” Nguyễn Tiến Nam-một thanh niên tham gia đoàn từ đầu, rất ôn hòa  bị bảy tám người bắt. Chúng ta đã “dù sương gió tuyết rơi, dù vắng ngôi sao giữa trời/ hòa trái tim với tiếng ca/ khúc ca dồn chân lên đường xa”. Vâng, sự đoàn kết của tuổi trẻ đã tạo nên được một sự kiện hiếm có trong những ngày vừa qua. Tôi cho đó là một sự kiện đánh dấu sự phát triển của cả 5 đợt biểu tình mà blog Nguyễn Xuân Diện gọi đó là sự bùng nổ.

Qua đây, cũng có một lời khuyên với các cơ quan chức năng. Đã 5 đợt xuống đường của thanh niên Hà Nội rồi. Lần nào cũng trong trật tự và ôn hòa, không hề gây khó khăn cho chính quyền mà chỉ là áp lực ủng hộ chính quyền trong việc giữ vững chủ quyền đất nước, giữ độc lập tự do và làm cho đất nước Việt Nam không hổ thẹn với thế giới, ngẩng mặt với thế giới. Các vị nên có một cách nhìn nhận khác về thanh niên. Tuổi thanh niên sôi nổi có thể làm được mọi điều, nếu tin ở họ.
4/7/2011
.
*Bài do tác giả Vinh Anh gửi trực tiếp cho NXD-Blog.
Xin chân thành cảm ơn tác giả!
Đọc tiếp...

CẦN THAY ĐỔI CÁCH ỨNG XỬ VỚI TRUNG QUỐC

Thanh niên Hà Nội biểu tình phản đối nhà cầm quyền TQ. Ngày 3.7.2011. Ảnh: Hoàng Xuân Phú
Quốc Toản

Vậy là đã 5 chủ nhật liên tiếp, các công dân Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đủ mọi thành phần lứa tuổi, không phân biệt giai cấp, địa vị, sang hèn, giàu nghèo... đồng tâm thể hiện lòng yêu nước, sát cánh bên nhau, xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn ở biển Đông.

Việt Nam có câu: “Tức nước vỡ bờ”. Nhân dân Việt Nam không thể im lặng chịu nhục để Bắc Kinh muốn làm gì thì làm. Không thể để Trung Quốc coi biển Đông là “ao nhà” của họ. Dân Việt trong và ngoài nước đã xuống đường. Các cuộc biểu tình của người dân có tác động không nhỏ đối với Bắc Kinh. Chẳng thế mà họ yêu cầu phía Việt Nam cần phải “định hướng dư luận”.

Trung Quốc và Việt Nam từ xưa đến nay vẫn được coi là hai nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông” đều là “anh em, đều là “đồng chí” của nhau. Họ còn có 16 chữ vàng và 4 tốt. Họ lại còn định  xây dựng Cung văn hoá hữu nghị Việt – Trung tại Hà Nội để tỏ ra hữu hảo, đoàn kết. Vậy mà, Bắc Kinh lúc nào cũng chỉ muốn “dạy cho Việt Nam một bài học”. Hàng ngàn năm nay, họ không từ bỏ dã tâm xâm lược, thôn tính Việt Nam.

Lãnh đạo cao nhất của nhà nước Việt Nam không thể nhẫn nhịn hơn được nữa, đã lên tiếng phản kháng: “Chúng ta không tham lam của ai, nhưng một tấc đất của ông cha cũng không chịu nhân nhượng”. Còn nhân dân Việt Nam thì đồng lòng xuống đường biểu tình. Đó cũng là cách mà người dân ủng hộ Chính phủ. Nước lấy dân làm gốc!  

Chưa bao giờ đất nước “dầu sôi lửa bỏng” như lúc này.

Chưa bao giờ lòng dân Việt Nam sôi sục như lúc này.

Dĩ nhiên, vẫn có một số người đang còn ngu ngơ, mù mờ, lạnh lùng trước vận mệnh dân tộc. Họ mắc bệnh vô cảm hoặc sợ hãi. Họ đi nhẹ, nói khẽ, họ tránh né, lựa lời. Nhưng Tổ quốc trên hết, tất cả muôn dân đều quyết tâm bảo vệ chủ quyền, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Nhìn lại hàng ngàn năm qua, sau mỗi triều đại đánh thắng quân xâm lược phương Bắc. Cha ông ta lại cử sứ thần sang Trung Quốc để “hoà hiếu” và nhận chỉ dụ, sắc phong. Các phái bộ đi mấy tháng trời mới đến được Bắc Kinh để tiếp kiến Thiên triều. Vì là nước nhỏ nên các cụ cứ phải giữ hoà khí, có vậy mới giữ yên được bờ cõi. Nhưng không vì thế mà các Sứ thần tỏ ra khúm núm, sợ sệt. Câu chuyện về Sứ thần Giang Văn Minh còn mãi đến hôm nay. Ông được mệnh danh là vị sứ thần “Bất nhục quân mệnh” (Không để nhục mệnh vua) vì đã đối đáp thẳng thắn trước triều đình Nhà Minh và bị vua Minh Tư Tông hành hình vào năm 1638, thọ 65 tuổi.

Chuyện kể rằng: Vào thời điểm ông đi sứ, mặc dù nhà Mạc đã bỏ chạy ra Cao Bằng, nhưng nhà Minh vẫn áp dụng chính sách ngoại giao hai mặt (với cả nhà Hậu Lê và nhà Mạc) với mục đích để cuộc chiến tranh Lê-Mạc kéo dài. Đoàn sứ bộ của Giang Văn Minh đến Yên Kinh (nay là Bắc Kinh) vào năm 1638.

Đến khi triều kiến, Minh Tư Tông Chu Do Kiểm (tức hoàng đế Sùng Trinh) lấy lý do “Vì lệ cũ không có những quy định cụ thể cho việc sắc phong, do đó trong khi còn chờ tra cứu chỉ ban sắc thư để tưởng lệ” để ngăn trở việc công nhận sự chính thống của nhà Hậu Lê và bãi bỏ công nhận ngoại giao với nhà Mạc.

Đồng thời, Chu Do Kiểm còn ngạo mạn ra cho sứ bộ một vế đối như sau:

“Đồng trụ chí kim đài dĩ lục”"

Nghĩa là:

Cột đồng đến nay rêu đã xanh

Câu này có hàm ý nhắc tới việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ - tức Đại Việt - bị diệt vong).

Trước sự ngạo mạn đó, Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại bằng câu:

"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng"

Nghĩa là:

Sông Đằng từ xưa máu còn đỏ

Vế đối này vừa chỉnh, vừa có ý nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng.

Vào thời bấy giờ, câu đối này được xem là cái tát thẳng vào mặt hoàng đế nhà Minh trước đông đảo văn võ bá quan. Vua Minh bừng bừng lửa giận quên mất thể diện thiên triều, bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù rất dã man bằng cách trám đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem “bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu”. Sự việc này xảy ra vào ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Nhưng Minh Tư Tông vẫn kính trọng ông còn cho ướp xác ông bằng bột thủy ngân và đưa thi hài ông về nước. Khi thi hài của ông về đến kinh thành Thăng Long, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng bái kiến linh cữu ông và truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công, ban tặng câu “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng”(tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ).

Sứ thần Giang Văn Minh được chôn cất tại Đồng Dưa, thuộc xứ Gò Đõng, xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội.

Đó là chuyện ứng xử, luôn coi Trung Quốc là Thiên triều của người Việt. Còn nước Nhật cũng kề cận với Trung Quốc, nhưng họ ứng xử khác hơn.

Theo tác giả Nguyễn Lương Hải Khôi thì Nhật không coi Trung Quốc là Thiên Triều. Trung Quốc không may mắn có cái vị trí ấy. Trong suốt lịch sử trung đại, không có bất kỳ một Nhật hoàng nào cử sứ giả sang Trung Quốc xin tước phong. Ngay trong bức thư đầu tiên gửi Tùy Dạng Đế để thiết lập quan hệ ngoại giao, thái tử Shotoku đã mở đầu: "Thư này là thư của thiên tử xứ mặt trời mọc gửi thiên tử xứ mặt trời lặn". Trung Quốc dĩ nhiên là tức giận, nhưng phải chấp nhận. Rồi dần dần thành quen, và... chấp nhận vĩnh viễn.

Với chúng ta, chỉ khi nào bán nước như Lê Chiêu Thống thì mới bị nguyền rủa, còn "nộp cống xưng thần" là chuyện nhỏ, ngay cả với Lê Thái Tổ hay Quang Trung. Ở Nhật Bản, Ashikaga Yoshimitsu (cuối thế kỷ 14), là vị Shogun (tức "tướng quân", dưới quyền Nhật hoàng) duy nhất trong lịch sử Nhật nhận tước phong của Trung Quốc. Và chỉ có thế, cái tên của ông này đã bị lịch sử Nhật Bản muôn đời nguyền rủa như một vết nhơ khó rửa của dân tộc.

Như vậy, ngay cả khi không hề có chiến tranh, nước Nhật vẫn thiết định một tư thế bình đẳng trong ngoại giao.

Thiết nghĩ, cách ứng xử của cha ông ta trước kia vẫn biết là để giữ hoà khi, để đất nước thái bình. Nhưng thời nay không thể như vậy. Thế giới đã đổi thay. Trung Quốc không thể muốn gì thì làm, họ không thể bất chấp dư luận và cộng đồng quốc tế.

Nhà nước Việt Nam cần phải có cách nhìn khác, cần phải tỏ thái độ rõ ràng trong quan hệ ngoại giao. Không thể mỗi khi có “việc lớn” là chúng ta lại cử sứ thần sang “tiếp kiến”. Gần đây báo chí chính thống cũng vậy, cứ tránh né đủ đường, dùng từ khó chấp nhận. Tàu  TQ hẳn hoi lại gọi là “tàu lạ”. Biểu tình hẳn hoi lại gọi là “tụ tập đông người”. Sang Trung Quốc “tiếp kiến”, về đưa tin không đầy đủ, thiếu chính xác để Bắc Kinh đưa tin có lợi cho họ, làm cho dân ta hoang mang, hoài nghi về đường lối đối ngoại của Việt Nam.

Hiện nay, có những vụ việc cần phải làm sáng tỏ như: “Số lao động TQ bất hợp pháp”, việc công ty Becamex IJC Bình Dương thực hiện dự án lớn “Đông đô Đại phố” dành cho người Hoa ở ngay trung tâm hành chính trong tương lai của Bình Dương. Đây là câu chuyện cần phải bàn, vì hiện nay nhiều tỉnh, nhiều công ty chỉ nghĩ lợi ích kinh tế trước mắt mà không nghĩ đến hậu quả lâu dài đối với vệnh mệnh đất nước và dân tộc.

Lúc này cần lắm một sự thật, cần lắm những thông tin công khai minh bạch từ phía Chính phủ. Ngoại giao với TQ phải thiết định một tư thế bình đẳng.

Phải thay đổi cách ứng xử với Trung Quốc.

Làm được như vậy thì lòng dân mới yên.

Q.T

*Bài do tác giả Quốc Toản gửi trực tiếp cho NXD-Blog.
Xin chân thành cảm ơn tác giả!
Đọc tiếp...

KHI NIỀM TIN BỊ ĐÁNH CẮP

KHI NIỀM TIN BỊ ĐÁNH CẮP
Nguyễn Duy Xuân

Đây là ba chuyện nóng xảy ra liên tục trong tuần qua ở Bình Dương và Cà Mau.


Người dân đó là bà Trịnh Thị Kim Hoa (ở ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tình Cà Mau). Ngày 28-6, Hoa tìm đến Phòng dân nguyện - văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh Cà Mau để giao nộp 85 phiếu bầu cử HĐND cấp xã (nhiệm kỳ 2011-2016) do bà nhặt được, đồng thời tố cáo tổ bầu cử gian lận để một ứng cử viên trúng cử vào HĐND xã Khánh Bình Tây. Theo kết quả kiểm 85 phiếu bầu nói trên thì ứng viên nọ chỉ có một phiếu bầu. 

Tại sao lại có 85 phiếu bầu rơi ngoài đường thế? Thật hay giả? Chỉ có trời biết và…tổ bầu cử ở xã Khánh Bình Tây biết.

Chuyện thứ hai - “Hiệp sĩ” bị côn đồ truy sát dã man

Rạng sáng 27.6, anh Nguyễn Đăng Tiên, thành viên nhóm phòng chống tội phạm P.An Bình, TX Dĩ An (Bình Dương) bị 4 người bịt mặt truy sát, gây thương tích nặng ngay sau khi công an thả các tội phạm mà anh cùng các bạn “hiệp sĩ” tham gia phát hiện, truy bắt. Điều đáng nói ở đây là không phải chuyện công an thả tội phạm (vì việc đó vẫn thường xảy ra) mà là chuyện anh Tiên nằm viện mấy ngày rồi mà chẳng thấy bóng dáng một vị đại diện chính quyền hay công an nào đến thăm hỏi, động viên.

Tội phạm vẫn nằm ngoài vòng pháp luật. Còn các “hiệp sĩ” nhân dân thì đơn độc và tính mạng như đang treo đầu sợi tóc !

Chuyện thứ ba - Bác sĩ ngủ, cô gái bị hãm hiếp chết oan? 

Đêm 28/6, bệnh nhân Dương Thị Thu Huyền được đưa vào Bệnh viện đa khoa Năm Căn cấp cứu. Sau khi khám xét qua loa, bác sĩ Nguyễn Duy Tú nói rằng “không sao hết, con bé không có bệnh, chỉ giả bộ nằm vạ, tới sáng sẽ khỏe”, sau đó trở về phòng nằm ngủ tiếp.

Mặc dù sau đó gia đình đã cầu cứu đến 6 lần, thậm chí bà ngoại và dì ruột Huyền đã phải quỳ lạy xin chuyển viện, nhưng bác sĩ Tú vẫn không đồng ý và khăng khăng: “Nếu nó có chết thì tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm”.Và đến 4h30 ngày 29/6 thì bệnh nhân chết thật. Bác sĩ chịu trách nhiệm bằng cách…trốn !

Cái chết của Huyền gây bức xúc dẫn đến vụ việc vi phạm pháp luật của người dân. Cái sự bức xúc ấy bắt nguồn từ hành động tắc trách, vô lương tâm của bác sĩ. Lương y không còn như từ mẫu.

Cả ba vụ việc đều dẫn đến một kết cục: niềm tin của dân bị xói mòn. Dân gửi nhầm niềm tin vào những vị đại diện do mình bầu ra mà lại không phải mình bầu ra. Dân một lòng tin vào cơ quan bảo vệ luật pháp nhưng chính họ lại không tin dân, bỏ rơi dân lúc hoạn nạn mà cái hoạn nạn ấy có nguyên nhân từ việc người dân giúp cơ quan bảo vệ an ninh trật tự chống lại cái ác, cái xấu. Niềm tin cũng bị mất hết bởi những thầy thuốc vô hồn vô cảm trước nỗi đau và sự nguy nan tính mạng của người dân. 

Người ta đã đánh cắp niềm tin của dân một cách trơ trẽn. 

N.D.X
*Bài do tác giả gửi trực tiếp cho NXD-Blog.
Xin chân thành cảm ơn tác giả!
Đọc tiếp...

VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC TRONG CÁC CUỘC BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC

2011-07-04
Liên tiếp trong năm tuần lễ vừa qua những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ngày càng trở nên quen thuộc hơn đối với Việt Nam nơi mà bất cứ cuộc biểu tình nào cũng không được xuất hiện, kể cả với lý do chống Trung Quốc xâm lược.
.















RFA file
Tiến sĩ Nguyễn Quang A và Giáo sư Ngô Đức Thọ tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 3-7-2011.

Giới trí thức đã có mặt trong các đòan biểu tình như một nhắc nhở cho thanh niên biết rằng kẻ sĩ nước nhà không bao giờ thiếu trong lúc khó khăn nhất của dân tộc. Mặc Lâm tìm hiểu thêm qua các nhận xét của những trí thức có mặt và theo gót nhiều đoàn  biều tình qua bài viết sau:

Trước mỗi sáng Chúa Nhật hầu như lúc nào an ninh cũng bao vây tất cả những hộ khẩu có thành tích biểu tình chống Trung Quốc, những thành viên trong các tổ chức tranh đấu cho dân chủ cũng như những người từng bị bắt trước đây với các tội danh chống phá nhà nước sẽ không có cơ hội bước ra khỏi nhà để tham gia xuống đường. Phương pháp bao vây cô lập này tỏ ra hiệu quả vì chính những người từng kinh nghiệm chống lại nhà nứơc sẽ làm cho đoàn biểu tình khí thế hơn.

Giới trí thức yếu tố không thể thiếu
.
Từ trái qua phải : ông Đình Vượng, ông Vương Đình Chữ, cụ Nguyễn Đình Đầu, ông Lê Hiếu Đằng, nhà thơ Đỗ Trung Quân, nhà báo Nguyễn Quốc Thái, cô Trần Tử Vân Anh; ông André Mendras Hồ Cương Quyết, ông Huỳnh Tấn Mẫm.  
Từ trái qua phải : ông Đình Vượng, ông Vương Đình Chữ, cụ Nguyễn Đình Đầu, ông Lê Hiếu Đằng, nhà thơ Đỗ Trung Quân, nhà báo Nguyễn Quốc Thái, cô Trần Tử Vân Anh; ông André Mendras Hồ Cương Quyết, ông Huỳnh Tấn Mẫm.
 
Tuy nhiên, sự vằng mặt của những người hoạt động đấu tranh cho dân chủ lại khiến cơ quan an ninh không có lý do nào để đàn áp người đi biểu tình. Họ chỉ cố giữ trật tự và thỉnh thoảng tạm giữ một vài người hăng say nhất trong nhóm rồi sau đó phải thả ra trước áp lực của người biểu tình mạnh mẽ chống đối.

Giới trí thức có mặt tuy không nhiều nhưng cũng nói lên được sự ưu tư của họ trước các vấn đề sống còn của đất nước. Sự xuất hiện của họ làm cho thanh niên sinh viên phấn khích vì nghĩ rằng sau lưng mình vẫn còn nhiều bậc trí thức ủng hộ, như một lực đẩy cho những ai còn chần chừ trứơc những buổi tập trung chứng tỏ lòng yêu nứơc này. Giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt cho biết lý do ông tham gia biểu tình như sau:
Tôi là một công dân, trong trường họp này thì phải nghĩ đến đất nước mình chứ còn nhiềungười khác họ lên tiếng được, từ ông Chủ tịch nước, ông Thủ tướng đều lên tiếng cho tới các hiệp hội hội ...tất cả họ đều lên tiếng còn tôi chỉ là một cá nhân một công dân mà tôi không biết lên tiếng ở đâu đựơc thì tôi đi biểu tình!
Giáo sư Phạm Duy Hiển
-Tôi là một công dân, trong trường họp này thì phải nghĩ đến đất nước mình chứ còn nhiềungười khác họ lên tiếng được, từ ông Chủ tịch nước, ông Thủ tướng đều lên tiếng cho tới các hiệp hội hội Luật sư, hiệp hội dầu khí ...tất cả họ đều lên tiếng còn tôi chỉ là một cá nhân một công dân mà tôi không biết lên tiếng ở đâu đựơc thì tôi đi biểu tình!

Lý do thứ hai tôi không thể chịu đựng nổi những người đánh cá quê tôi là Quảng Ngãi, vợ con cứ bồng bế nhau ra trước biển ngóng chờ chồng con mình về và sau khi nghe tin họ bị ức hiếp ở ngoải biển Hoàng Sa thì tôi hông thể chịu đựng được. Đó là hai lý do cơ bản khiến tôi nghĩ rằng phải xuống đường.

Tôi cho rằng cái việc tôi làm thì hiều người khác vẫn có thể làm được và chính phủ không nên ngăn cản người ta làm gì, việc đó chỉ có lợi cho dất nước thôi không có việc gì mà chính phủ pahỉ ngăn cản cả. Những người đi biểu tình dấy tôi thấy họ rất hiền hòa, rất có trách nhiệm nói cách khác là họ rất có văn hóa vì vậy không có gì đáng sợ cả.

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi người từng nhiều lần tham gia biểu tình với các bạn trẻ kể lại cuộc biểu tình vào ngày Chúa Nhật 3 tháng 7 như sau:

-Tôi thấy diễn biến của cuộc biểu tình ấy chứng tỏ lòng dân mạnh hơn thông qua những hoạt động của lớp trẻ cũng như của trí thức. Hành trình đi từ Dại sứ quán Trung Quốc đến nhà hát lớn có những việc diễn ra như thế này: Tức là khi đi đến Hai Bà Trưng thì tự nhiên ở trong một nhà nào đấy có một thanh niên mang ra cả thùng nước Lavie cho mọi người khát thì uống, chứng tỏ việc biểu tình đã được người dân hết sức hưởng ứng mặc dù người ta không nói ra
-Tôi thấy diễn biến của cuộc biểu tình ấy chứng tỏ lòng dân mạnh hơn thông qua những hoạt động của lớp trẻ cũng như của trí thức.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi
Cuộc biểu tình có cái lý thú là có một ông già khi đến Nhà hát lớn ông lấy Violon ra ông ấy kéo, và ông già ấy lại từ miền Nam ra, chứng tỏ rằng đây là sự phối hợp giữa Nam và Bắc rất nhịp nhàng mặc dù là tự phát chính tiếng đàn violon của ông ấy đã làm cho người khác đem theo một saxo-phon cũng đem ra thổi luôn làm cho không khí bừng bừng thức tỉnh nhiệt huyết của đoàn biểu tình

Giáo sư Ngô Đức Thọ thuộc viện Hán Nôm thì cho rằng với con số một vài trăm người không thể so sánh với các cuộc biểu tình ở ngoại quốc vì tinh thần người đi biều tình tại Việt Nam thật ra không thể đánh giá bằng con số, ông đưa ra nhận xét:

-Có những cuộc biểu tình 4,5 lần như vậy mà không phải là không hoành tráng, 100, 150 người đi đường ở Hà nội với mật độ lớn như vậy ai người ta cũng nhiệt tâm cả. Bây giờ không khí sợ hãi không như gày xưa, rất bình thuờng, đi mấy trăm người với cờ hoa biểu ngữ hùng dũng như vậy, nhất là cuộc biểu tình hôm qua rất tự nhiên đọc bản tuyên cáo trứơc Nhà hát lớn.

Hình ảnh biểu tình chống Trung Quốc ngày 05/06 tại Hà Nội. Source damlambao.com
Hình ảnh biểu tình chống Trung Quốc ngày 05/06 tại Hà Nội. Source damlambao.com
 
Giáo sư Ngô Đức Thọ nêu lên sự thật vì sao Đảng Cộng sản nào cũng sợ biểu tình vì ngay một doanh nghiệp cũng sợ người công nhân đòi hỏi quyền lợi bằng cách biểu tình vì đây là vũ khí chống lại họ, Giáo sư Thọ nói:

-Trong hoàn cảnh này thì những cuộc biểu tình có ý nghĩa rất đặc biệt. Hôm qua tôi đã suy nghĩ kỹ vấn đề này, từ 1955 tức là từ ngày mà Hà Nội do chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tiếp quản năm 1954 cả Miền Nam sau 75 thì hiện tượngngười dân xuống đường biểu tình là vô cùng có ý nghĩa. Bởi vì nó gần như tuyệt đối không được xảy ra.
-Trong hoàn cảnh này thì những cuộc biểu tình có ý nghĩa rất đặc biệt. Hôm qua tôi đã suy nghĩ kỹ vấn đề này, từ 1955 tức là từ ngày mà Hà Nội do chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tiếp quản năm 1954 cả Miền Nam sau 75 thì hiện tượngngười dân xuống đường biểu tình là vô cùng có ý nghĩa.
Giáo sư Ngô Đức Thọ

Cố nhiên mình cũng có vài ba cuộc biểu tình ở một vài nơi xa xôi ở xã nào đó cũng có thể có những cuộc biều tình nhưng có điều những cuộc biểu tình đó truyền thông quốc tế, trong nứơc không biết đến. Hơnnữa nó lại gằn đến vấn đề bảo vệ tổ quốc Việt Nam thì nó quá thiêng liêng.

Nếu nói người Nhật người Hàn quốc Thụy Điển Hà Lan người ta biểu tình thì chỉ đơn giản thôi vì quyền của họ được thể hiện. Giống như một gnười sống torng bầu trời tự do giữa một bầu không khí rất đầy đủ dưỡng khí, nhưng ở Việt Nam đấy là cả một vấn đề, thậm chí không thể dùgn chữ vần đề nhưng là một cái gì đó lớn lao vô cùng.

Mình cũng phải hiểu trong chế độ do đảng Cộng sản lãnh đạo thì chính đảng Cộng sản đã dành được chính quyền từ những cuộc biểu tình. Nhà nước hay ai đó cũng thế thôi kể cả một ông chủ doanh nghiệp ông đã dành được thắng lợi bằng một biện pháp gì đó thì ông không bao giờ muốn nhân vật A nhân vật B có được cái vũ khí như ông ta đã có cả. 

Phải hiểu đó là tiếng nói của tập thể

Nhận xét về cuộc biểu tình hôm Chúa nhật 3 tháng 7 Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho rằng người dân đã phát huy được cái quyền lên tiếng của họ và lôi kéo sự đồng thuận của nhân dân qua bản tuyên cáo hùng hồn do một thanh niên đọc trứơc cửa Nhà hát lớn Hà Nội. Ông chia sẻ:  


Đoàn tuần hành kết thúc trước tư gia TS Cù Huy Hà Vũ. 20 tháng 6,2011 Source blog Nguoibuongio
Đoàn tuần hành kết thúc trước tư gia TS Cù Huy Hà Vũ. 20 tháng 6,2011
Source blog Nguoibuongio

-Khi người thanh niên đọc lời tuyên cáo là một cách biểu dương lực lượng ở một cấp độ mới tức là tôi lên tiếng bằng một bản tuyên ngôn hẳn hòi àm bản tuyên ngôn này được số đông những người đi biểu tình ủgn hộ chứng tỏ cái bản tuyên ngôn này là một tiếng nói của tập thể chứ không còn của một cá nhân nào nữa, mặc dù cả đoàn biểu tình vẫn là tự phát.

Giáo sư Huệ Chi cũng kể lại việc an ninh bắt người nhưng cả đoàn biểu tình bao vây trụ sở công an phường khiến cho họ sợ hãi phải thả người thanh niên bị bắt ra chỉ sau vài phút. Giáo sư Huệ Chi cho đây là sự chiến thắng của tinh thần yêu nước trước những hèn nhát của người thi hành pháp luật.
-Khi người thanh niên đọc lời tuyên cáo là một cách biểu dương lực lượng ở một cấp độ mới tức là tôi lên tiếng bằng một bản tuyên ngôn hẳn hòi àm bản tuyên ngôn này được số đông những người đi biểu tình ủgn hộ chứng tỏ cái bản tuyên ngôn này là một tiếng nói của tập thể chứ không còn của một cá nhân nào nữa
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi
-Khi đoàn biểu tình rời Nhà hát lớn rồi thì an ninh lại vô cớ bắt một anh thanh niên vào trụ sở, không hiều là họ muốn làm gì. Thế nhưng khi đòan biểu tình họ nhìn thấy, họ quay trở lại họ bao vây trụ sở công an, đòi cho bằng được phải thả anh ấy ra, nếu không thì chúng tôi vẫn cứ đứng ở đây. Điều này chứng tỏ rằng quần chúng hiểu được giá trị của mình trong việc làm chính nghĩa, vì đất nứơc mà ra đi tuần hành chứ không phải vì một mục đích nào khác cho nên đứng về phương diện lương tâm mà nói thì người chống lại biểu tình phải cúi mặt xuống trứơc hành động chính nghĩa này. Vì vậy cho nên chỉ trong vòng 10 phút họ phải thả anh thanh niên ra. Nhữn gviệc như thế theo tôi nó phản ảnh sự thức tình của quần chúng về nhiều phương diện và cho thấy yêu nước bao giờ cũng hết sức thiêng liêng đối với dân tộc.

Sau những lần tham gia xuống đường vừa qua Giáo Sư Phạm Duy Hiển nhận xét việc của người trí thức cần làm hôm nay để góp sức tranh đấu một cách khoa học trước các luận điệu áp đặt của Trung Quốc, ông nói:

-Với tư cách một nhà khoa học tôi nghĩ rằng những nhà khoa học Việt Nam, những người trí thức Việt nam cần phải có cách chứgn minh thật khoa học, khách quan rằng cái đường lưỡi bò của Trugn Quốc là phi pháp rằng Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam. Thậm chí là bao nhiên phần của Việt nam thật khoa học chứ hông phải tất cả Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Nếu có những chứng cứ khoa học và co những logic về mặt khoa học nó rất rõ là như vậy. Nều khoa học chứng minh đựơc như thế nào thì chúng ta chấp nhận đó là một sự thực. Còn khi mình hô Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam thì đấy chỉ là lòng yêu nước.

Mỗi ngày người dân mỗi có thêm kinh nghiệm về biểu tình và cảm nhận của họ thật phấn khởi khi làm được một điều có ý nghĩa cho quê hương. Bất kể tuổi tác, chức phận hay giai tầng xã hội, một tiếng nói góp vào cuộc biểu tình chính đáng là một tuyên ngôn mạnh mẽ nhất cho Trung Quốc và những ai còn mơ màng về chỗ đứng của mình hiểu ra dân tộc này có thể chết nhưng không thể mất.

Nguồn: RFA Tiếng Việt.

Đọc tiếp...

PETITION REQUEST THE MINISTRY OF INFORMATION IN PROVIDING INFORMATION PERTINENT TO RELATIONS WITH CHINA

Ảnh: Hoàng Xuân Phú
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness



Hanoi, July 2, 2011

PETITION

REQUEST THE MINISTRY OF INFORMATION IN PROVIDING INFORMATION PERTINENT TO RELATIONS WITH CHINA 


To: The Ministry of Foreign Affairs of Vietnam

1. From the media we learned that on Jun 25, 2011, Mr. Ho Xuan Son, Deputy Minister of Foreign Affairs of Vietnam, has met and worked with Mr. Zhang Zhijun, Deputy Minister of Foreign Affairs China, Mr. Dai Bingguo, Chinese State Commissioner.

2. On 28.06.2011, the English page of Xinhua News ran an article titled
"China urges Consensus with Vietnam on South China Sea issue" which had mentioned about this meeting, including the following information:

(I) "Both countries are opposed to external forces getting involved in the dispute between China and Vietnam and vow to actively guide public opinion and guard against remarks or actions undermine the friendship and trust the between the people of the two countries, Hong said."
(rough translation of the above paragraph into Vietnamese)

(Ii) "Chinese historical records show that in 1958, the Chinese Government claimed the islands in the South China Sea as part of China's sovereign territory, and then Vietnamese Premier Pham Van Dong Expressed agreement in His Diplomatic note to then Premier Zhou Enlai."

(rough translation of the above paragraph into Vietnamese)

The information aforementioned were not seen in the Vietnamese press.

3. We, the undersigned Vietnamese citizens, pursuant to Article 53 - Constitution of the Socialist Republic of Vietnam in 1992 (HP 1992) which reads "Citizens have the right to ... participate in the discussions of common national and local issues, to make proposals to state agencies, ... ", and in Article 69 - HP 1992 "... The citizen has the right to information; ... ", petition to The Ministry of Foreign Affairs of Vietnam
as follows:

a.) Request Minister Ho Xuan Son to confirm whether information quoted by Xinhua News Agency as indicated in section 2 (i) above is true or not? 


In case the information on Chinese's side are incorrect, please ask them to make correction and apology.

b) Indicate the position of Vietnam on The 1958 Diplomatic Letter of Minister Pham Van Dong as referred to in paragraph 2(ii)above?

c) Provide in details (full text) the agreement achieved (if any) between Minister Ho Xuan Son and Chinese representatives at the meeting. 


We look forward to an early response from The Foreign Ministry to this citizen petitions, which shows respect for the rights of citizens written in the Constitution.

Sincerely yours,


Co-signatories, 
- Nguyễn Trọng Vĩnh
- Nguyễn Huệ Chi
- Hoàng Tụy
- Chu Hảo
- Phạm Duy Hiển
- Lê Hiếu Đằng
- Nguyên Ngọc
- Nguyễn Quang A
- Ngô Đức Thọ
- Trần Nhương
- Nguyễn Xuân Diện
- Phạm Xuân Nguyên
- Nguyễn Quang Thạch
- Cao Thị Vũ Hương
- Trần Vũ Hải
- Trần Kim Anh
- Hoàng Hồng Cẩm
- Nguyễn Văn Phương
 
 Người dịch Ẩn danh dịch từ bản tiếng Việt dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******
Hà Nội,  ngày 2 tháng 7 năm 2011

KIẾN NGHỊ

YÊU CẦU BỘ NGOẠI GIAO CUNG CẤP THÔNG TIN 
LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC

Kính gửi: Bộ Ngoại giao Việt Nam

  1. Theo các thông tin báo chí, chúng tôi được biết ngày 25/6/2011, ông Hồ Xuân Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã có buổi gặp gỡ và làm việc với Ông Trương Chí Quân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc.
2. Ngày 28/6/2011, trên bản tin tiếng Anh của Tân Hoa Xã, đã có bài China urges consensus with Vietnam on South China Sea issue về cuộc gặp gỡ  này trong đó có những thông tin:

(i) Both countries are opposed to external forces getting involved in the dispute between China and Vietnam and vow to actively guide public opinion and guard against remarks or actions that undermine the friendship and trust between the people of the two countries, Hong said.”, tạm dịch như sau:
     “Cả hai nước đều phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam và nguyện sẽ tích cực hướng dẫn công luận và ngăn ngừa những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước, theo ông Hồng Lỗi ( Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc)  
(ii)Chinese historical records show that in 1958, the Chinese government claimed the islands in the South China Sea as part of China's sovereign territory, and then Vietnamese Premier Pham Van Dong expressed agreement in his diplomatic note to then Premier Zhou Enlai.”,  tạm dịch như sau: 
Những hồ sơ lịch sử của Trung Quốc đã cho thấy rằng năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã khẳng định các hòn đảo trên Biển Hoa Nam như là bộ phận thuộc lãnh thổ quốc gia của Trung Quốc, và kế đó Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã bày tỏ sự tán đồng trong bức thư ngoại giao ngắn của mình gửi tới Thủ tướng khi đó là ông Chu Ân Lai.
      Những thông tin trên chúng tôi không thấy đăng trên báo chí của Việt Nam.

3.   Chúng tôi, những công dân Việt Nam ký tên dưới đây, căn cứ vào Điều 53- Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992 (HP 1992) “Công dân có quyền … tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước,…”, và Điều 69 - HP 1992 “Công dân …có quyền được thông tin;…”,  kiến nghị Bộ Ngoại giao Việt Nam như sau: 

a.) Yêu cầu ông Hồ Xuân Sơn cho biết thông tin do Tân Hoa Xã đưa như đã trích  mục 2 (i) nêu trên có đúng sự thật không ? 

Trong trường hợp những thông tin trên của Trung Quốc không chính xác, yêu cầu phía Trung Quốc phải cải chính và xin lỗi.

b.) Cho biết quan điểm của Việt Nam về bức thư  ngoại giao của Ông Phạm Văn Đồng năm 1958 nêu trong mục 2 (ii) trên đây ?

c.) Thông tin chi tiết (toàn văn) thỏa thuận đã đạt được (nếu có) giữa Ông Hồ Xuân Sơn và đại diện Trung Quốc trong buổi gặp đó.

Chúng tôi rất mong Bộ Ngoại giao sớm trả lời kiến nghị của công dân, thể hiện tôn trọng các quyền của công dân đã được ghi trong Hiến pháp. 

Trân trọng,
Những người ký tên vào Bản kiến nghị này:
- Nguyễn Trọng Vĩnh
- Nguyễn Huệ Chi
- Hoàng Tụy
- Chu Hảo
- Phạm Duy Hiển
- Lê Hiếu Đằng
- Nguyên Ngọc
- Nguyễn Quang A
- Ngô Đức Thọ
- Trần Nhương
- Nguyễn Xuân Diện
- Phạm Xuân Nguyên
- Nguyễn Quang Thạch
- Cao Thị Vũ Hương
- Trần Vũ Hải
- Trần Kim Anh
- Hoàng Hồng Cẩm
- Nguyễn Văn Phương

Đọc tiếp...