Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

TUYÊN CÁO ĐẶC BIỆT - 宣 告 - BẢN DỊCH TIẾNG TRUNG QUỐC


關於中國當局連續啓動肇釁行爲,嚴重侵犯越南在東海的主權和領土完整的
宣告

我們在下面同簽名者
共同認定:
1.       在整個歷史過程中,中囯曾經多次進行侵略越南的戰爭。1974年佔領黃沙(中囯叫為西沙)1979 年驅軍攻打越 南北方邊界九省地區,給與柬埔寨 波爾布特 (Pôn Pốt) 滅種集團攻打越南西南方各省;1988年攻佔越南長沙群島的十字礁,至今兼侵謀圖日益延續更加粗暴。
2.       雖然1991年越南和中囯已經簽定和平協議,宣佈兩國鄰邦友誼, 但是中囯當局仍然繼續悖逆地允許艦船阻止殺死在自己國家海域上作業謀生的越南漁民扣留捕魚,處罰和劫奪強佔越南漁民的財產。2011526日中囯海監船沖入越南經濟特權海域,進攻剪切“平明船BM02油氣勘探光導纖維光纖)。接著,中囯船艦又兇悍沖入,切斷正在在越南經濟特權海域内活動的Viking II船艦勘探光纖。這個丑惡的意圖謀算把越南的領海,經濟特權海域變成主權爭執的區域,來實施所謂擱置爭執,在中國超拔的優勢支配下,共同開採, 粗暴壓置毫無歷史的基礎和沒任何法理性的中囯“南海海上九段牛舌綫”。這個行動實事阻止海上航行的自由,現時正在被許多國家反對。中國上述各個行処已經嚴重地違犯了海洋律和1982年聯合國關於海洋律公約 (UNCLOS),而中囯又是聯合國保安委員會成員之一,違犯了中國與東南亞各國(ASEAN)2002 年已經共同簽名。
3.       最近中囯又調運海巡31號戰艦進入東海航行,進行軍事演習,來對越南,非律賓和其他東南亞各國表示威脅。 那些悖逆勢力並鋪張的行爲已經造成緊張的氣氛,嚴重影響和平穩定和破壞亞洲 —太平洋全體區域和全世界的安寧。那些行爲顯然是阻擋着東南亞 —太平洋各國,其内有越南和東南亞各國的和平建設。上面所述的中囯各方面的行爲對於中國向世界的所有宣佈,和對於時代的進步和平發展的趨勢而比較是完全悖逆的。
4.       越南政府首相阮晉勇2011608日在牙莊市宣佈:繼續猛烈肯定和表示我們全黨全民全軍最高的決心意志,對於保衛越南在祖國的領海海島主權 權主權和裁判權”.這個重要宣佈是答應了越南人民正當願望。

我們鄭重宣佈:
1.       劇烈向國内和國外輿論警報和控告:中國當權者連續啓動肇釁行爲, 目的是侵佔東海, 主要是實施他們所張揚“中囯海上九段牛舌綫”的宣佈,佔領越南的長沙—黃沙;扣留劫奪破壞越南漁民的船艚,剪斷越南油氣勘探光纖。其謀圖想要把越南領海和經濟特權海域變成爭執的區域為中國享利;進行軍事演習,調運大型戰艦到東海,威脅全區域内的和平安寧。
2.       我們擁護越南國家最高的領導者堅決合乎民心的一些發表,期望各位黨國家國會越南祖國陣綫及其越南各政治和社會各班部門團體儘快確定和實施一切積極和更有效的措施,以保衛我們的漁民,保衛油氣勘探艦船.我們愛好和平但像越南社會主義共和國主席阮明哲多次發表,堅決肯定:不讓祖國一寸土地,一區領海島礁落入任何外國人。
3.       保衛祖國的事業是全民的事業。因此,在政治,軍事,外交旁邊的措施,最有效的辦法仍是要依靠於全民族的力量,依靠一切在國内或國外的愛國越南人來反對中國當權者悖逆肇釁的行爲,保衛越南許多世代奮斗建設和維護的祖國獨立,主權和領土的完整。
4.       我們設想:沒有任何理由以阻擋人民的愛國行動,包括全國青年人大學生和中學學生的溫和, 遵守秩序的集會,和遊行示威。

在整個建國衛國的歷史過程中,我們許多接踵祖先前輩已經深刻“決死讓祖國決生”的誓銘。

依靠人民力量為正要,我們一定取得戰勝!

正因此而我們越南已經長存和維護祖國至今的獨立!

寫在胡志明市20116 25
同簽名
 

Đọc tiếp...

GIÁO SƯ NGUYỄN MINH THUYẾT NÓI VỚI BBC

'Không tỏ thái độ, TQ sẽ lấn tới'

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết phát biểu trong một kỳ họp ở Quốc hội.

Một đại biểu Quốc hội Việt Nam nói với BBC rằng theo ông Việt Nam cần "rút kinh nghiệm" sau việc báo chí nhà nước "không đưa tin kịp thời" về những cuộc biểu tình của người dân chống Trung Quốc mấy tuần qua.

Trả lời Quốc Phương của BBC Việt ngữ, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên của Quốc hội, cũng cho rằng "Việt Nam, các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, không tỏ thái độ thì Trung Quốc chắc là sẽ lấn tới".

GS. Nguyễn Minh Thuyết: Suốt từ hôm 5 tháng Sáu tới nay, ở cả Hà Nội lẫn TP Hồ Chí Minh đã diễn ra các cuộc biểu tình của thanh niên, trí thức và nhiều giới xã hội, để khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, để phản đối các hành động ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc.

Chúng tôi thấy đây là những cuộc biểu tình ôn hòa của những người yêu nước và đặc biệt ở Hà Nội, gần như Chủ Nhật nào cũng có các cuộc biểu tình như vậy. Đồng bào trong nước, theo tôi đánh giá, theo dõi cuộc biểu tình ấy với sự ủng hộ, với sự thiện cảm. Cũng có những người có điều kiện tham gia và cũng có những người không có điều kiện tham gia.

Hành động không thích đáng

BBC: Theo Giáo sư, phản ứng vừa qua của Chính phủ Việt Nam cũng như của giới truyền thông trước các diễn biến được cho là gây căng thẳng của Trung Quốc, đã đủ mạnh mẽ và kịp thời chưa?
Và việc các báo không đưa tin kịp thời, tôi cho cũng là một việc rất phải đáng rút kinh nghiệm.
GS. Nguyễn Minh Thuyết: Theo tôi hiểu, về phía chính phủ, do quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và cũng do những phương sách đối ngoại, để đảm bảo vừa giữ được chủ quyền lãnh thổ, vừa tránh gây thêm căng thẳng, nên trong ứng xử, cũng không thể nào ủng hộ các cuộc biểu tình một cách rõ ràng được. Tuy nhiên, trong lúc thi hành công vụ cũng đã diễn ra một số hành động không thích đáng, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh và tôi cho những hành động đó cần phải được chấm dứt.

Còn về truyền thông trong nước, thì lần này truyền thông cũng có đưa tin dựa trên một bản tin của Thông tấn xã Việt Nam, nhưng tôi cho rằng lời lẽ ở trong bản tin đó là không thích đáng. Và việc các báo không đưa tin kịp thời, tôi cho cũng là một việc rất phải đáng rút kinh nghiệm. Vì trong lòng, các nhà báo cũng như người dân Việt Nam tôi tin là đều hết sức phẫn nộ trước những hành động của nhà cầm quyền Trung Quốc. Nhưng vì những lý do tế nhị nào đó mà các báo ngại đưa tin, hoặc chưa đưa tin một cách thực sự đúng mức. Điều này có thể làm cho người nước ngoài hiểu lầm về thái độ của người dân Việt Nam đối với những hành động của nhà cầm quyền Trung Quốc.

BBC: Liệu một thỏa thuận ngoại giao trong chuyến thăm Trung Quốc cuối tuần qua của Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn và các quan chức đảng, chính quyền phía Trung Quốc, theo đó có sự nhất trí về việc điều chỉnh định hướng dư luận quần chúng, có sẽ dẫn tới việc làm chấm dứt các cuộc biểu tình, tuần hành chống Trung Quốc của người dân Việt Nam ở trong nước, như đã thấy trong bốn tuần qua?

GS. Nguyễn Minh Thuyết: Tôi rất hoan nghênh những thỏa thuận giữa Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn với ông Đới Bỉnh Quốc, và tôi cho là hai nước cần tiếp tục đàm phán để giải quyết các vấn đề hòa bình ở trong quan hệ giữa hai nước, nhất là trên Biển Đông. Tuy nhiên, có một điều thực tế cho thấy là nhà cầm quyền Trung Quốc thường “nói một đằng, làm một nẻo”, cho nên người dân của mình vẫn phải tiếp tục theo dõi và đấu tranh.

Ít người tham gia

BBC: Các cuộc biểu tình ở trong nước bốn tuần qua có vẻ có ít người tham gia, Giáo sư có nghĩ như vậy không và tại sao lại có ít người tham gia như vậy?

GS. Nguyễn Minh Thuyết: Thực ra cũng có lần đã lên tới cả nghìn người, nhưng vài lần khác thì nó chỉ có độ khoảng vài trăm, hoặc có cuộc xấp xỉ một trăm, như tôi theo dõi. Việc không có đông người lắm cũng có nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân trước hết là không được sự ủng hộ của Chính quyền. Thậm chí nhiều trường đại học còn có công văn, hoặc có email đưa ra, nói rằng không đồng ý cho sinh viên tham gia biểu tình. Và thậm chí có trường nói là sẽ có hình thức kỷ luật sinh viên. Tôi cho những việc làm như thế đã làm hạn chế số lượng người tham gia.


Một số cuộc biểu tình chống Trung Quốc xảy ra ở Việt Nam thời gian qua

Nhưng tôi cho rằng đó là do tình hình như hiện nay thôi, còn nếu tình hình căng thẳng hơn nữa thì tôi chắc là không có gì có thể ngăn cản được người ta thể hiện thái độ của mình.

BBC: Nhìn lại các hành vi gần nhất của Trung Quốc mới đây, từ việc cắt cáp tàu Bình Minh 2 cho tới các hoạt động phô trương hải quân, tăng cường hải giám..., bên cạnh các phát ngôn khác khẳng định chủ quyền của TQ trên Biển Đông, xâu chuỗi lại, theo Giáo sư, Trung Quốc thực sự có chủ ý gì?

GS. Nguyễn Minh Thuyết: Tham vọng của Trung Quốc đối với các đảo của Việt Nam, như các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, như đã rõ, thì đã có từ lâu rồi. Năm 1974, Trung Quốc đã đưa quân đánh các lực lượng của chế độ cũ bảo vệ quần đảo Hoàng Sa ấy với một lực lượng rất áp đảo và chiếm quần đảo Hoàng Sa từ bấy đến giờ.

Nhưng trong hành động khiêu khích của Trung Quốc lần này, thì nó nhằm mấy mục đích như sau. Trước hết là biến vùng thuộc lãnh hải Việt Nam, thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam thành một vùng tranh chấp. Tức là một vùng vốn không phải là tranh chấp, nhưng vì các hành động này, thì thế giới coi đây như là vùng tranh chấp. Và thứ hai là để áp đặt đường “lưỡi bò” vốn rất vô lý của Trung Quốc. Và hành động của Trung Quốc cũng là nhằm thử phản ứng của Việt Nam, các nước trong khu vực cũng như của các nước khác trên thế giới.

Nếu như Việt Nam, các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, nhất là các cường quốc, mà không tỏ thái độ thì Trung Quốc chắc là sẽ lấn tới.

Một bước xoa dịu

BBC: Liệu thỏa thuận vừa mới đây nhất trong cuộc tiếp thứ trưởng Hồ Xuân Sơn chỉ là một bước đi có tính chất xoa dịu, câu giờ của phía Trung Quốc, và lấy gì làm chắc rằng, sau đó một thời gian, Trung Quốc lại sẽ không lặp lại kịch bản thôn tính hoặc đe dọa thôn tính lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam?

GS. Nguyễn Minh Thuyết: Nhìn chung các diễn biến xảy ra theo chiều hướng “căng rồi chùng, căng rồi chùng” và đặc biệt người Trung Quốc có sách lược rất rõ trong câu chuyện này. Nhưng tương lai diễn biến như thế nào sẽ không phụ thuộc hoàn toàn vào thái độ của Trung Quốc, mà nó phụ thuộc vào thái độ của Việt Nam, của các nước trong khu vực và của các cường quốc ở trên thế giới.
Nếu tất cả các bên đều phản đối hành động bá quyền của Trung Quốc, thì chắc chắn người Trung Quốc cũng phải lùi bước. Vì theo tôi, nếu họ gây ra căng thẳng và chiến tranh ở đây, thì họ có thể thắng cục bộ, nhưng về chiến lược họ sẽ thất bại.
Nếu tất cả các bên đều phản đối hành động bá quyền của Trung Quốc, thì chắc chắn người Trung Quốc cũng phải lùi bước. Vì theo tôi, nếu họ gây ra căng thẳng và chiến tranh ở đây, thì họ có thể thắng cục bộ, nhưng về chiến lược họ sẽ thất bại.

‘Nước nhỏ nhưng mạnh’

BBC: Phải chăng đây chính là thời điểm để Việt Nam tìm cho mình một đồng minh chiến lược thực sự, đặc biệt về mặt an ninh, quân sự, quốc phòng, để giúp bảo đảm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình?

GS. Nguyễn Minh Thuyết: Trước hết, muốn bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc, thì bản thân Việt Nam phải mạnh. Việt Nam phải có một đường lối phát triển kinh tế, đường lối quốc phòng, tập hợp được nhân dân để có thể xây dựng được đất nước mạnh. Một nước tuy nhỏ, nhưng mạnh, thì không ai có thể dễ dàng làm gì được. Nước nhỏ mà mạnh thì các nước khác trên thế giới có thể bày tỏ sự nể, trọng. Người ta cũng dễ giúp đỡ hơn. Và muốn có một xã hội mạnh như vậy thì nhân dân cần tin vào lãnh đạo, nhưng đồng thời lãnh đạo cũng phải tin vào nhân dân. Phải kết nối thành một khối thì mới có được sức mạnh.

Điểm thứ hai, Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, cần phải đoàn kết chặt chẽ với các nước Đông Nam Á, để tất cả tạo thành một ý chí thống nhất, thì đó cũng là một sức mạnh đáng nể trọng.

Thứ ba, Việt Nam cần thi hành chính sách đa phương hóa trong quan hệ quốc tế, tranh thủ sự đồng tình cao nhất của các nước trên thế giới, để nhờ đó tăng thêm sức mạnh, bảo vệ độc lập chủ quyền.

BBC: Liệu căng thẳng Biển Đông có làm người Việt Nam giảm đi sự chú ý tới một số khó khăn kinh tế, xã hội ở trong nước, mà tân Chính phủ sắp thành lập tới đây sẽ phải tìm lời giải đáp, thưa Giáo sư?

GS. Nguyễn Minh Thuyết: Tôi cho rằng việc căng thẳng trên Biển Đông vừa rồi không phải do Việt Nam chủ động gây ra, nên khó có thể nói là ai đó ở VN chủ động gây ra sự căng thẳng ấy để lôi kéo sự quan tâm của người trong nước quên đi những khó khăn, vấp váp về kinh tế hiện nay. Tôi không nghĩ như vậy. Ở Việt Nam, chuyện nào ra chuyện nấy, chuyện những khó khăn, vấp váp, yếu kém về kinh tế cũng cần phải khắc phục. Mà nếu không khắc phục được thì đất nước không thể mạnh được và chắc chắn đấy là những điều người dân và lãnh đạo cũng phải quan tâm đến.

Còn ở Việt Nam, mỗi khi có một sự đe dọa nào đó đối với nền độc lập và chủ quyền lãnh thổ, thì người dân đều đoàn kết một lòng để bảo vệ độc lập, chủ quyền của mình và đó là một đặc điểm của Việt Nam. Cho nên những phản ứng sôi nổi của người dân, đặc biệt của giới trẻ vừa qua, không có gì là lạ.


Đọc tiếp...

GIÁO SƯ NGUYỄN MINH THUYẾT "GIẢI TRÌNH" VIỆC KÝ TUYÊN CÁO

 

Đồng lòng ký tên

 

Bản thông cáo chung do một số nhân sĩ, trí thức khởi xướng cụ thể là do nhà nghiên cứu sử địa học Nguyễn Đình Đầu cùng soạn thảo với ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch UB MTTQ TP.HCM. Từ khi xuất hiện đầu tiên từ ngày 25 tháng 6, bản thông cáo đã được hàng trăm người tham gia ký tên từ giới trí thức cho đến thường dân trong và ngoài nước. 

 

Trong danh sách 100 người ký tên đầu tiên, người ta thấy xuất hiện nhiều cái tên quen thuộc như thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, GS Nguyễn Huệ Chi, TS Nguyễn Quang A, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội)…. Phát biểu với đài RFA, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho biết: 

 

“Việc nhà cầm quyền Trung Quốc xâm hại lãnh hải của Việt Nam, phá hoại công ăn việc làm của ngư dân, đe dọa tính mạng ngư dân và thậm chí phá hoại các hoạt động thăm dò dầu khí của tàu Việt Nam…đã làm cho người dân hết sức phẫn nộ. Cho nên tôi cho rằng việc chúng tôi ký tên vào bản thông cáo chung ấy là một việc làm bình thường.” 

 

Điểm đặc biệt của bản tuyên cáo này là đề cao vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Trong  4 điều tuyên bố của bản thông cáo, có đến 3 điều đề cao sức ý chí, nguyện vọng, sức mạnh của dân chúng. GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho biết: 

 

“Nhân dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình và mong muốn được sống, lao động yên ổn. Tôi cho rằng đây là trách nhiệm của chính phủ. Tôi nghĩ rằng việc thứ trưởng Hồ Xuân Sơn thay mặt lãnh đạo cấp cao Việt Nam đàm phán với Trung Quốc để giải quyết vấn đề biển Đông trong hòa bình là đáng hoan nghênh. Nhưng điều đó không có nghĩa là  người dân không được quyền tiếp tục thể hiện thái độ của mình”. 

Nguồn: RFA Tiếng Việt(bấm vào để nghe âm thanh)



 
 Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết ký tên vào Bản Tuyên cáo

PGS. TS Hoàng Hòa Bình, phu nhân Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết ký tên vào bản Tuyên Cáo
Thực đúng là "đồng lòng ký tên" như RFA nhận định

Chữ ký của Ông Bà Nguyễn Minh Thuyết trong Bản Tuyên Cáo đặc biệt

Đọc tiếp...

TUYÊN CÁO ĐẶC BIỆT - BẢN DỊCH TIẾNG NGA

GS.TS Nguyễn Đông Yên (phải) tham gia biểu tình phản đối TQ gây hấn trên Biển  Đông, xâm phạm chủ quyền VN

СОЦИАЛИСТИЧЕСКАЯ РЕСПУБЛИКА ВЬЕТНАМ НЕЗАВИСИМОСТЬ - СВОБОДА - СЧАСТЬЕ

ОБВИНЕНИЕ ПРОВОКАЦИИ И СЕРЬЕЗНЫХ НАРУШЕНИЙ КИТАЙСКИХ ВЛАСТЕЙ СУВЕРЕНИТЕТА И ТЕРРИТОРИАЛЬНОЙ ЦЕЛОСТНОСТИ ВЬЕТНАМА НА ВОСТОЧНОМ МОРЕ

Мы, нижеподписавшиеся это обвинение

Заметим, что:

1. В ходе истории, Китай неоднократно вели агрессивные войны против Вьетнама. В 1974 году она занимала Хоанг Ша (Парасельские острова), в 1979 году свои вооруженные силы посягают 9 северных приграничных провинциях Вьетнама, и помогал геноцида Пол Пота в нападении Вьетнама юго-западной провинции, в 1988 году она занимала острове Огненный крест Чыонг Са Вьетнама островов . До сих пор его махинации непрерывного посягательства были реализованы с гораздо более сильные и жестокие действия.

2. Хотя Вьетнам и Китай подписали мирное соглашение в 1991 году, заявив, что как бы хорошо и дружественными соседями друг от друга, тем не менее китайские власти постоянно были свои корабли непокорных беспокоить и стрелять по вьетнамских рыбаков рыбалка на их море, захват нападение свои рыболовецкие суда, и лишить их имущества. 26 мая 2011 года, китайские патрульных кораблей ворвались в исключительной экономической зоне Вьетнама и сломал кабель Бинь Минь, нефти и судов газовых месторождений, после чего 9 июня 2011 в эпизоде, когда несколько китайских судов поврежденных кабелей викингов в то время как он действовал в пределах исключительной экономической зоны во Вьетнаме, с их злой умысел, чтобы включить в исключительной экономической зоне и территориальных водах Вьетнама в спорной зоне для реализации так называемого "отложить споры для совместной эксплуатации" с уклоном в сторону Китая путем навязывания своих девяти-точечные или U-образной линии на Южно-Китайском море без каких-либо исторической или правовой основы. Это было нарушением свободы судоходства, и, будучи протест и критику ряда стран. Вышеупомянутых поведений Китай серьезно нарушены морскому праву и Конвенции Организации Объединенных Наций по морскому праву (КМП-1982), тогда как Китай является постоянным членом Совета Безопасности Организации Объединенных Наций. Китай также нарушена Декларация о поведении сторон в Южно-Китайском море (DOC) подписала с АСЕАН в 2002 году.

3. Недавно Китайское море послал своего корабля, патрульный море 31, через Южно-Китайское море, а также провел военные учения угрожать Вьетнама, Филиппин и других стран Юго-Восточной Азии. Его наглые действия и фанфары военных сил создало напряженность, подрывает мир, стабильность и безопасность во всем Азиатско-Тихоокеанском регионе и во всем мире, не давая процессу миростроительства во всех странах Юго-Восточной Азии и Тихоокеанского региона, включая АСЕАН с Вьетнамом как один его членов. Вышеупомянутые поведение полностью противоречит тому, что Китай объявил всему миру, и эта тенденция мирного развития и прогресса нашего времени.

4. Заявление премьер-министра Зунг Нгуен Тан в Ханое 8 июня 2011 года: "Мы продолжаем о внесении сильные претензии и выражая решимость всей партии, народа и Вооруженных сил, чтобы сохранить суверенитет Вьетнама, суверенными правами и осуществляет юрисдикцию над районами terrisea и острова нации ", встретился законных чаяний вьетнамского народа.

Мы торжественно заявляем:

1. Мы категорически осуждаем и денонсировать до общественного мнения внутри страны и за рубежом: Китайские власти постоянно принимать агрессивных действий посягать territoriy unpon Вьетнама на Южно-Китайского моря с их незаконным требование о суверенитете использованием U-образной линии, которая включает в себя как Парасельские и Спратли острова, которые принадлежат Вьетнаме; захватили вьетнамские рыбаки, ограбили и нанесли ущерб их лодки, разбитые кабелей разведки нефти Вьетнама судов с целью превращения Вьетнама исключительных экономических зон в спорные служить преимуществ Китая, а также проводили военные учения, послал основные военные корабли в Южно-Китайском море, угрожая миру и безопасности в регионе.
 

2. Мы решительно поддерживаем вьетнамский лидеров государства "смелые заявления, которые отражают волю народа, и желаю, чтобы лидеры КПВ, государства, Национального собрания, фронт Вьетнама Отечества, общественно-политических организаций, ведомств и ассоциаций быстро принять более подходящие и эффективные меры для защиты вьетнамских рыбаков, и корабль разведки нефти. Мы любим мир, но мы полны решимости не допустить, чтобы пядь земли, моря, острова или попасть в руки любого иностранного государства, как указано и утверждал, более чем один раз Президентом Социалистической Республики Вьетнам г-н Нгуен Минь Чиета .

3. Национальной обороны является причиной всех людей.Поэтому в дополнение к политическим, военным мерам и дипломатические шаги мы имеем наиболее эффективной мерой, то есть сочетание strenthgs всей нацией из всех вьетнамских патриотических людей дома и за рубежом в знак протеста против наглых действиях агрессии и оккупации, принятые со стороны китайских властей, в целях защиты независимости, суверенитета и территориальной целостности Нация Вьетнаме, которая была создана, разработана и сохранил многие поколения наших предков.

4. Мы считаем, что нет никаких причин, чтобы предотвратить любые проявления патриотизма людей, в том числе демонстрации, мирно и организованно митинги молодежи, студентов и людей по всей стране.

В истории становления страны, строительство и оборону, вьетнамский народ из поколения в поколение приняли этот обет: "Готов умереть за страну, чтобы быть живым".

Опираясь на прочность людей является ключом к нашей победе, благодаря которой во Вьетнаме, как нация существовала и сохранила свою независимость до сих пор.

Город Хошимин, 25 июня 2011
Списки подписавшихся

Người dịch: Ẩn Danh
Đọc tiếp...

BỨC THƯ VÔ CÙNG ĐẶC BIỆT GỬI CÁC NHÂN SĨ TRÍ THỨC

THƯ GỬI CHÚ NGUYỄN XUÂN DIỆN VÀ 90 NHÂN SỸ VÌ ĐẤT NƯỚC
 

Xin chào chú Nguyễn Xuân Diện,

Cháu chính là người thanh niên ở Sài Gòn đã cầm tấm biểu ngữ phản đối Trung Quốc xâm lược lãnh hải Việt Nam và đứng bất động hướng về Lãnh sự quán Trung Quốc ở góc ngã tư đường Phạm Ngọc Thạch – Nguyễn Thị Minh Khai buổi trưa ngày Chủ Nhật 05 tháng 06 năm 2011 vừa rồi.

Trước tiên, cháu xin lỗi chú vì sẽ không nói rõ danh tánh, tên tuổi của mình khi viết thư này gửi chú. Hi vọng là qua cách xưng hô, chú hiểu rằng cháu hoàn toàn tôn trọng chú một cách đúng mực. Và sở dĩ cháu không nêu tên tuổi của mình chỉ là để muốn tất cả mọi người (kể cả các nhân viên an ninh, công an đã làm việc với cháu) hiểu rằng cháu đã đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược và đã làm 1 hành động “không giống ai” đó không phải để gây tiếng vang hay tạo dấu ấn cá nhân gì cả như 1 số nhân viên an ninh đã cho là như thế.

Cháu chưa gặp chú bao giờ, cũng không biết gì nhiều về chú, chưa từng giao tiếp. Hôm nay, cháu quyết định viết thư này gửi chú sau khi đọc được Bản Tuyên Cáo Đặc Biệt của 90 nhân sỹ mà trong đó có chú đồng ký tên, để nói lên một số cảm nhận, suy nghĩ và trăn trở của mình về tình hình hiện tại của đất nước trước họa xâm lược bành trướng đến từ đất nước láng giềng Trung Quốc.

Cháu hoàn toàn ủng hộ và có chung suy nghĩ, lập trường với 4 điểm tuyên bố trong bản Tuyên Cáo trên. Chính vì vậy cháu viết thư này gửi chú để một lần nữa khẳng định điều đó, đồng thời trình bày thêm một số chi tiết và cảm nhận xung quanh vấn đề này với mong muốn là góp 1 chút sức lực, tiếng nói của mình để giúp cho tình hình đất nước sáng sủa, tốt đẹp hơn.

Sau khi cuộc biểu tình tuần hành chống hành động xâm phạm lãnh hải, phá hoại tài sản thuộc chủ quyền Việt Nam của 3 tàu hải giám Trung Quốc cũng như thái độ gây hấn, chủ trương xâm lược của đất nước láng giềng này kết thúc lần đầu tiên chiều ngày 05 tháng 06 thì cháu được 4 người đi trên 2 xe gắn máy tự nhận là “an ninh thành phố” mời uống càfe khi đang trên đường từ nhà đến chỗ làm vào trưa hôm sau, tức thứ hai ngày 06/06/2011. Vì không nghĩ rằng họ là “hàng giả” nên mặc dù cách mời càfe rất không được lịch sự cũng như họ chẳng nói danh tánh, chức vụ nhưng cháu vẫn đồng ý vào quán càfe gọi là “trao đổi” với điều kiện duy nhất là họ trả tiền nước mà không cần họ phải xưng danh. Họ không đem theo giấy tờ gì, chỉ trao đổi miệng xung quanh vụ việc cháu đi biểu tình chống Trung Quốc vào ngày hôm trước 05/06. Họ giải thích những điều hệt như những gì mà ông trung tướng hải quân và thầy hiệu phó trường ĐH KHXH&NV đã cố thuyết phục đoàn biểu tình giải tán hôm Chủ Nhật. Cháu đã trình bày lại tất cả cảm nhận, suy nghĩ của mình về những hành động gây hấn gia tăng trên biển Đông của Trung Quốc cũng như lý do, nhận thức về việc đi biểu tình ngày Chủ Nhật của mình và tranh luận về những lợi và hại khi biểu tình như thế. Buổi “trò truyện” không mấy căng thẳng và nhìn chung là không có gì bức xúc, cháu cũng tin rằng họ đã hiểu được lý do, mục đích, ý nghĩa việc đi biểu tình chống Trung Quốc của cháu. Kết thúc, họ chỉ bảo rằng không muốn cháu đi nữa vì cũng không giải quyết được gì. Cháu khẳng định không việc làm nào là không có ý nghĩa và nhấn mạnh rằng nếu Trung Quốc còn tiếp tục gia tăng sức ép và làm căng thẳng thêm tình hình biển Đông, cháu sẽ tiếp tục xuống đường và cháu hi vọng rằng cơ quan an ninh sẽ không làm khó dễ vì sau buổi trao đổi, cháu nghĩ họ hiểu được tâm tư, tình cảm, suy nghĩ thực sự của cháu trước vấn đề trên.

Thế nhưng,
Sau đó, vào sáng ngày 09/06/2011, Internet và tiếp theo là báo chí chính thống đã lại loan tải hình ảnh tàu Trung Quốc cắt cáp của tàu Viking II thuộc tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, một lần nữa vẫn là ở vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Và thế là sáng Chủ Nhật ngày 12 tháng 06, cháu lại đến trước Lãnh sự quán Trung Quốc số 39 Nguyễn Thị Minh Khai để biểu tình phản đối. Nhưng không suôn sẻ như ngày 05/06, ngay khi cháu vừa tiến vào công viên 30/4  góc đường Alexandre De Rhodes và Phạm Ngọc Thạch thì từ bên kia đường, 5-6 người thanh niên xông qua, tay chỉ thẳng mặt cháu và hét to “nó đó” rồi họ chụp tay, ghì cổ đưa cháu lên 1 chiếc xe máy vừa trờ tới và chở thẳng vào Ủy Ban Nhân Dân Quận 1 đường Lê Duẩn trước sự chứng kiến đầy e dè, không kịp phản ứng của một số người đứng gần cháu ở công viên. Lúc đó, cháu đã nghĩ rằng, vậy là những người an ninh đã nói chuyện với cháu ở quán càfe và những người bắt cháu đi sáng nay họ không biết nhau, hay là những người an ninh hôm trước chỉ giả vờ hiểu thiện chí của mình?!

Cũng may, không như những người đã đưa cháu đến, những người ngồi làm việc thì tỏ ra lịch sự, dễ chịu và hòa nhã hơn. Sau khi trao đổi, tra hỏi, lấy tường trình về lý lịch, về sự việc biểu tình ngày 05/06 và sự việc sáng ngày hôm đó 12/06 thì cháu phải ngồi trong phòng cho đến tận chiều. Có nước uống, chỉ thiếu cơm trưa. Ở đó, các anh an ninh không cho dùng từ bị bắt cũng như tạm giữ mà chỉ được dùng từ “mời làm việc”, 1 lời mời hơi thiếu thiện chí, có chút thô bạo trong đưa đón, không được ăn trưa và chẳng thể khước từ. Nhưng cũng không sao, vì ngày hôm đó các anh ấy bận rộn quá nên thôi mình tự cho mình cái quyền thông cảm vậy với lại ngồi không như thế mà ăn cơm bằng tiền thuế của mọi người thì cũng… khó coi.

Thôi cháu kể lại chút chuyện riêng gọi là những ấn tượng chẳng bao giờ phai được thế, chứ cũng không muốn nói nhiều vì nó rất dễ tạo ra cảm giác thiếu thiện cảm giữa những người có liên quan trong đó với nhau.

Trong bối cảnh đất nước hiện nay, khi họa ngoại xâm 1 lần nữa đã lăm le quay trở lại và từng giờ từng phút chực chờ, điều cháu mong muốn nhất là dân tộc Việt Nam thực sự đoàn kết, thống nhất một lòng để gìn giữ quê hương, chống quân bá quyền xâm lược. Cháu chỉ là 1 công dân trẻ vô danh tiểu tốt nên có lẽ vì thế mà những lần làm việc với cơ quan an ninh vừa qua họ có vẻ không muốn lắng nghe vì cho rằng cháu ấu trĩ, bồng bột lắm chăng. Vì vậy, cháu muốn nhờ thông qua chú cũng như các bậc nhân sỹ có tên tuổi gửi gắm những suy nghĩ tận đáy lòng mình đến họ cũng như đến tất cả những ai còn quan tâm đến vận mệnh đất nước hôm nay.

Một ngày ngồi tại Ủy Ban Nhân Dân Quận 1 – nơi được mượn tạm để cơ quan an ninh làm việc với những người đi biểu tình chống Trung Quốc bị đưa vào đó, cháu đã chứng kiến nhiều sự việc thật sự đáng buồn. Mà bây giờ, cháu sẽ kể ra đây như một nhận định của mình để mọi người có rảnh thì cùng nghĩ ngợi chút xem sao.

-      Hôm đó, có những bạn khi bị mời vào làm việc đã vì sợ hãi mà khai rằng có người lôi kéo các bạn ấy tham gia biểu tình và sẽ có tiền thưởng. Cháu thì tin chắc là không bao giờ có chuyện đó, có chăng là lần đầu tiên các bạn này đối diện với cơ quan công an, lại với những hành động “mời làm việc” không lấy gì làm thiện cảm nên đã sợ mà nói thế cho mau xong chuyện. Nhưng đó là 1 sự “mau xong chuyện” thật đáng buồn, vì bỗng dưng nó đánh mất đi hình ảnh và ý nghĩa hết sức trong sáng và cao đẹp của chính các bạn ấy và tất cả mọi người khi tham gia tuần hành yêu nước. Cũng vì những lời khai ấy mà câu khẳng định trong bản tường trình của cháu “tôi tự nguyện đến đây một mình, để biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, hoàn toàn không chịu sự xúi giục, lôi kéo của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào” đã bị 1 số nhân viên an ninh đặt vấn đề và không tin là như thế. Cháu nghĩ, thái độ trên của các bạn ấy đã vô tình làm gia tăng căng thẳng giữa cơ quan an ninh nhà nước và nhân dân khi mà không có một niềm tin nào được khẳng định. Không phải lỗi của các bạn ấy, lại càng không thể trách các bạn ấy được vì lòng yêu nước của các bạn ấy đã bị đối xử không mấy ôn hòa nên sự sợ hãi vũ lực là điều đương nhiên một người bình thường sẽ cảm thấy.

-      Ngược lại, tại nơi cháu bị mời làm việc hôm đó cũng có một vài bạn rất kiên quyết, cứng rắn đã thể hiện thái độ bất hợp tác bằng cách im lặng không làm việc với phía an ninh. Theo suy nghĩ riêng của cháu, cháu thấy như thế cũng không phải là 1 cách hay. Bởi vì, ngày hôm đó là ngày người Việt Nam thể hiện lòng yêu nước chống họa ngoại xâm từ phương Bắc của mình. Thái độ như thế đã vô tình làm gia tăng căng thẳng và đẩy lực lượng an ninh với người biểu tình vào thế đối đầu nhau, trong khi tất cả đều là người Việt Nam. Và người Việt Nam nào lại không căm phẫn trước hành động bá quyền Trung Quốc. Cháu đồng ý rằng các bạn đó không sai, không hề sai nhưng cháu nghĩ những giây phút đó không còn phải là lúc để giải quyết cho sòng phẳng, rạch ròi chuyện anh – tôi ai đúng ai sai mà nên 1 điều rằng khi đó ai kiềm chế được thì hãy cố gắng bỏ qua những tiểu tiết vì mục đích chung. Người an ninh có nhiệm vụ của họ, có mệnh lệnh cấp trên để phải tuân theo, chứ cháu tin ai lúc đó ai chả sục sôi lòng yêu nước. Chính vì vậy, cần làm sao để cơ quan an ninh và người biểu tình gần nhau hơn, hiểu nhau hơn là điều quan trọng, hơn là để những người an ninh buộc phải có những hành động không hay, không đúng chỉ để khống chế lòng yêu nước của chính dân mình.

-     Cháu không dám chê trách cách xử lý tình huống của các bạn ấy, vì rõ ràng họ phải chịu những áp lực lớn và căng thẳng trong khi lại chỉ là những người trẻ với tấm lòng yêu nước quá thơ ngây. Nhưng chỉ là thấy buồn vì một bối cảnh như vậy lại đang là 1 thực tế diễn ra trên đất nước mình.

-      Với suy nghĩ đó, cháu chọn lựa giải pháp cho mình là hợp tác. Hợp tác không có nghĩa là khuất phục, mà là thể hiện thái độ tôn trọng lẫn nhau với tinh thần đối thoại, lắng nghe, suy nghĩ và thượng tôn sự thật. Hợp tác thẳng thắn, rõ ràng và kiên định để vừa giúp những người an ninh hoàn thành nhiệm vụ vừa giúp họ hiểu rõ tâm tư, suy nghĩ của mình. Chính vì vậy, thậm chí cả tên của những người làm việc với cháu, cháu cũng còn không để ý vì biết họ chẳng thể nào là “hàng giả” ở đâu ra được. Nhờ giữ được thái độ tôn trọng lẫn nhau và buổi làm việc của cháu không căng thẳng, cũng không đi ra ngoài vấn đề biểu tình chống Trung Quốc như 1 số bạn khác cháu thấy phải khai cả địa chỉ, password e-mail và blog. Căn bản, cháu là 1 công dân, mang dầy đủ giấy tờ tùy thân của mình để đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, đó là điều cháu chẳng có gì phải giấu diếm và khi cơ quan an ninh cần thì sẵn sàng cho họ biết, cũng coi như thể hiện được phần nào thái độ “dám làm – dám chịu trách nhiệm” của mình. Và mặc dù cháu là người cuối cùng được ra khỏi căn phòng tiếp dân của Ủy Ban Nhân Dân Quận 1 hôm đó, nhưng nhìn chung không có thái độ gì xấu hay tình huống nào căng thẳng trừ những giây phút cuối cùng khi chuẩn bị bước ra: 1 sếp an ninh có vẻ như chức lớn nhất nhì ở đó cấm cháu lần sau không được đi biểu tình chống Trung Quốc nữa, thì cháu cũng chỉ nhắc lại lời cam kết của mình rằng “nếu Trung Quốc tiếp tục lộng hành trên biển Việt Nam, tiếp tục hành vi xâm lược Việt Nam thì cháu sẽ tiếp tục đi và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật”, mọi người có vẻ căng thẳng nhưng cháu vẫn được về.

-      Có điều này nữa mà khi làm việc cháu đã rất muốn nói song họ không cho cháu nói, đó là cháu rất không đồng tình với cái lối suy nghĩ “mọi việc đã có đảng và chính phủ lo”. Thưa chú, hôm đó cháu đã khẳng định với họ rằng nếu chính phủ không có nhân dân thì không thể nào thắng được họa ngoại xâm từ Trung Quốc, cũng khẳng định rằng nếu Trung Quốc tiến hành chiến tranh đánh Việt Nam, cháu sẽ tình nguyện nhập ngũ và ôm súng đi hàng đầu tiên ra mặt trận. Nhưng họ vẫn luôn áp đặt rằng “mọi việc đã có đảng và chính phủ lo”. Đối với cháu, đó là 1 thái độ xem thường nhân dân và sỉ nhục lòng yêu nước của người Việt Nam, một dân tộc không đồng lòng, không đoàn kết, không tôn trọng lẫn nhau. Thế mà xã hội Việt Nam hôm nay đã mất lòng tin đến như vậy đấy, đến nỗi ai bộc lộ lòng yêu nước bằng trái tim và chọn lựa của mình thì cũng đều là “có thể có vấn đề”, chỉ vì đảng không chọn cách thể hiện ấy hay sao?!

-      Trong khi đoàn kết, thống nhất, đồng lòng là những mong muốn mà cháu và có lẽ mọi người biểu tình những ngày ấy đều khát vọng đem đến, thể hiện cho nhà nước sống lại niềm tin thì dường như những điều tốt đẹp ấy bị từ chối một cách thẳng thừng và thậm chí là còn gay gắt. 05/06 là một ngày vui, nhưng cũng thực sự là 1 ngày buồn. Sau khi đoàn người diễu hành dọc các phố và quay trở về lại trước Lãnh sự quán Trung Quốc thì nơi này đã được phong tỏa kiên cố bằng các hàng rào barrier và một lực lượng an ninh, công an, csgt, cscđ, dân phòng, quản lý thị trường… dày đặc. Đoàn biểu tình đành dừng lại trước ngã tư Phạm Ngọc Thạch – Nguyễn Thị Minh Khai. Những phút giây trước đó là 1 ngày vui, nhưng đến lúc ấy đã thành 1 ngày buồn. Đoàn biểu tình nhất định muốn vượt qua, để đứng hiên ngang trực diện Lãnh sự quán Trung Quốc biểu dương lòng yêu nước trong khi phía an ninh cũng tỏ rõ thái độ cứng rắn và kiên quyết giải tán đoàn biểu tình. Một trung tướng hải quân đã được cử ra để thuyết phục mọi người giải tán về nhà. Những lời lẽ vẫn chỉ là những gì đã được lặp đi lặp lại bấy lâu nay mà mọi người đã thấy quá cũ kỹ và không hiệu quả. Đoàn biểu tình vẫn tiếp tục ở lại. Rồi đến thầy hiệu phó (hay hiệu trưởng gì đấy) trường ĐH KHXH&NV lại cố cầm loa thuyết phục mọi người giải tán. Vẫn những lý luận và giọng điệu không có gì mới mẻ. Một số thanh niên biểu tình đã tranh luận cứng rắn với thầy giáo này. Không những thế, 1 thanh niên trong đoàn biểu tình đã giành lấy loa phóng thanh và có những lời lẽ thiếu sáng suốt dành cho đám đông vẫn không bị thuyết phục ấy khiến 1 số bạn bị kích động. Lúc đó, cháu thực sự thấy buồn. Việt Nam là đây sao. Thấy rằng chẳng thể nào tranh luận vì căn bản mọi người khi đó đã chẳng còn ai chịu nghe ai, mà không thể nào giải tán như thế được, bằng mọi giá, đoàn biểu tình phải hiên ngang đứng đối diện và đi ngang qua Lãnh sự quán Trung Quốc để cho chúng thấy ý chí Việt Nam là không gì khuất phục được, để cho chúng thấy mọi người Việt Nam là một và sẽ không có chuyện người Việt Nam chặn đứng người Việt Nam chỉ vì 1 mối quan hệ ngoại giao với tên láng giềng đểu cáng. Và cháu đã quyết định giơ cao tấm biểu ngữ, đứng bất động tại chỗ hướng thẳng về phía Lãnh sự quán Trung Quốc để cho những kẻ ở trong đó hiểu rằng, người Việt Nam ôn hòa và yêu chuộng hòa bình, nhưng ý chí chiến đấu và tinh thần bảo vệ tổ quốc là bất diệt. Và kiên quyết, nếu hàng rào của người Việt Nam không mở ra cho người Việt Nam cùng nhau thể hiện tinh thần dân tộc thì nhất định không thả tay ra. Những giây phút đáng buồn tiếp tục kéo đến, khi mà một số người khi chứng kiến hành động của cháu đã tiến lại gần khích bác, châm chọc, mỉa mai và cười cợt. Một người an ninh tiến lại gần và thuyết giảng, cháu im lặng trong khi 1 bạn khác đã tiến lại và lên tiếng tranh luận với người an ninh. Rồi lại im lặng, rồi 1 sếp an ninh nào đó đã đứng từ phía sau những tấm barrier 1 lần nữa buông lời khích bác, rằng là cháu muốn tạo dấu ấn cá nhân, chơi trội để nổi tiếng, vẽ trò… Chưa 1 sự thất vọng và nỗi buồn nào nặng nề bằng, khi cháu đứng đó với mong ước rằng người Việt Nam sẽ thôi chia rẽ, sẽ thôi không chịu lắng nghe nhau, rằng cháu đứng đó, là để đại diện và thay thế cho  tất cả những người Việt Nam yêu nước nào mà hôm đó không thể đến, không thể đứng đó hay đứng đó mà vì nhiệm vụ không thể biểu hiện lòng yêu nước của mình –  những người an ninh, những người lính đứng gác trước Lãnh sự quán Trung Quốc, vậy mà 1 trong số họ lại buông những lời như thế. Nhưng cháu vẫn đứng, vì lúc đó nỗi thất vọng ấy cũng không còn nghĩa lý, mà điều quan trọng nhất là không đầu hàng Trung Quốc. Cũng thấy mừng, khi một số bạn dù không quen biết cũng lại tiếp nước cho cháu uống và cho cháu cả 1 cái nón đội cho bớt nắng. Cũng thấy vui hơn, khi mà vì hành động đó của cháu, đã có những cuộc tranh luận giữa 2 bên mà mọi người chịu lắng nghe hơn. Ít ra phải vậy chứ, người Việt Nam dù có vì hoàn cảnh, dù có bất đồng thì cũng nên tranh luận với nhau, hà cớ gì cứ phải căng thẳng, mâu thuẫn để cho bọn xâm lược Trung Quốc chúng cười. Rồi những giây phút cuối cùng, điều cháu mong muốn cũng đã tới khi 1 nhân viên an ninh tiến lại cầm tấm biểu ngữ thay cho cháu đồng thời lắng nghe xem cháu muốn điều gì. Và cháu đã yêu cầu điều đơn giản nhất: “Các anh, các chú công an hãy mở các tấm barrier, dẫn mọi người diễu hành ngang qua trước lãnh sự quán Trung Quốc rồi giải tán”. Điều đó được chấp thuận ngay. Ngày hôm ấy, cháu không kịp nói thêm gì vì các bạn lo sợ cháu quá mệt nên đã dìu đi và không cho nói gì hết, nhưng đó là chi tiết mà cháu đã muốn nói rằng nó có ý nghĩa nhất của ngày biểu tình hôm ấy, ít ra là với cháu. Cháu, lúc đó chính là đại diện cho nguyện vọng của nhân dân, của cả đoàn biểu tình mấy ngàn người sáng đó và đặc biệt là của những người nào còn ở lại cho đến tận giây phút cuối cùng. Và người an ninh kia, được xem như là người đại diện cho nhà nước. Nhà nước, hãy tiếp thu và tiếp tục nguyện vọng của nhân dân như cái cách mà người an ninh ấy đã tiếp lấy tấm biểu ngữ trên tay cháu và tiếp tục giơ cao đi ngang qua trước mặt bọn sứ quán Tàu. Đó mới là Việt Nam. Đó mới là dân tộc Việt Nam với dòng máu Lạc Hồng thực sự đồng tâm hiệp lực chống giặc ngoại xâm. Hình ảnh đó, cháu xem như 1 cái tát vào mặt dành cho bọn Tàu, rằng dù các người có lớn mạnh, nham hiểm đến đâu, có dùng thủ đoạn nào để chia rẽ người Việt Nam, để người Việt Nam chống lại chính nhau thì cuối cùng các người cũng vẫn phải thất bại. Và một Việt Nam đoàn kết, thống nhất đã cùng nhau rất ôn hòa, trật tự nhưng không kém hiên ngang và ngạo nghễ đi ngang qua mặt các người.

-     Thế nhưng đã không thể có thêm 1 lần như thế khi mà sáng ngày Chủ Nhật tiếp theo 12/06/2011 cháu đã trở thành 1 trong những thanh niêm sớm nhất có mặt tại Ủy Ban Nhân Dân Quận 1 theo những lời mời cứng rắn và gượng ép. Tại đây, trong khi hầu hết những người an ninh qua thái độ khiến cháu nhận thấy rằng họ hiểu và cảm nhận được tâm tư của cháu qua hình ảnh 7 ngày trước thì vẫn có người hỏi cháu rằng “mày đứng như vậy rồi được bao nhiêu?”. 1 câu hỏi chà đạp lòng yêu nước mà cháu nghĩ rằng sẽ không có nhiều người như cháu để có thể im lặng và tha thứ cho anh ta ngay lúc đó đồng thời biện hộ giúp anh ta rằng, có lẽ do anh ta mới lấy lời khai của cái bạn thanh niên nói rằng có người rủ biểu tình và hứa sẽ thưởng tiền. Sau đó, những người an ninh khác làm việc thì thẳng thắn, tôn trọng cháu hơn. Họ cũng cố gắng để cháu hiểu và thông cảm rằng họ có nhiệm vụ phải đảm bảo an ninh, trật tự và quan trọng nhất là chủ trương, chính sách của nhà nước. Cháu đã nhấn mạnh rằng cháu đi thể hiện thái độ phản đối Trung Quốc chứ không phản đối công an hay tìm cách gây chuyện chống lại họ, không những vậy còn rất tôn trọng việc họ phải thực thi nhiệm vụ cũng như sẽ rất biết ơn nếu như họ cố gắng làm tốt nhiệm vụ giữ gìn trật tự và bảo vệ đoàn người yêu nước biểu tình. Một anh an ninh trẻ đã than rằng “ngoại xâm chống chưa xong giờ còn phải đối phó với các ông”, nghe mà ngao ngán. Ngao ngán vì với lối suy nghĩ ấy, người an ninh đó, rõ ràng đã đặt họ - nhiệm vụ của họ và những người biểu tình - lòng yêu nước của nhân dân vào vị thế đối đầu nhau trong khi người biểu tình chắc chắn không ai muốn thế. Chẳng phải ngày 05 tháng 06 đã diễn ra rất ôn hòa và trật tự đó thôi.

-     Rồi họ nói nhiều về vấn đề quan ngại rằng sẽ có những người xấu lợi dụng cuộc biểu tình để gây rối, xuyên tạc hoặc thậm chí là khủng bố, bạo loạn. Cũng có lý với tình hình rối ren và phức tạp của Việt Nam hiện giờ. Nhưng cháu và họ lại đưa ra 2 cách giải quyết vấn đề hoàn toàn trái ngược. Họ thì bảo, chính vì vậy, họ phải nghiêm cấm biểu tình và khuyên cháu không nên đến những nơi “nhạy cảm” như thế để làm phức tạp thêm tình hình và có thể gây nguy hiểm cho chính mình. Trong khi, cháu lại trình bày rằng, nếu như thế nhà nước nên nhanh chóng xúc tiến luật biểu tình để hợp thức hóa và có thể quản lý được, như vậy sẽ không lo bị ai lợi dụng những tình huống đó để gây rối loạn, mất trật tự. Song, có vẻ như đó là 1 ý kiến không được lắng nghe. Họ bảo rằng, bây giờ nhà nước chưa cho phép thì không được biểu tình, cháu bảo rằng những giờ phút thế này chính là thực tiễn để nhà nước đưa ra các điều luật biểu tình cho chính xác và phù hợp. Hơn nữa, lẽ ra nếu quan ngại những vấn đề như những người tham gia bị kích động, xúi giục… thì lại càng cần phải để cho những người giữ vững được lập trường và tư tưởng như cháu được tham gia, bởi chính những người như cháu sẽ là nhân tố đảm bảo ý nghĩa của việc biểu tình, đảm bảo sự trong sáng, minh bạch, giữ gìn trật tự, tính ôn hòa cho cuộc biểu tình. Và mặc dù sự thật hiển nhiên rằng hôm 12/06 ấy cháu đã bị giữ lại nhưng việc biểu tình vẫn diễn ra. Chứng tỏ rằng có cấm đoán cháu thì cũng đâu thể ngăn cản được việc ấy. Phải, chẳng có thứ gì có thể nhốt giữ lòng yêu nước cả. Nhưng không. Họ vẫn bắt cháu phải cam kết rằng lần sau không được đi biểu tình chống Trung Quốc nữa. Và cháu đã ghi vào bản cam kết rằng, nếu lần sau tiếp tục biểu tình, cháu sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Không biết đến bao giờ, người ta mới tin vào cái gọi là nhiệt huyết và lòng yêu nước trong sáng của nhân dân chú nhỉ?

-      19 tháng 06, cháu không đi biểu tình. Không phải vì sự đe dọa đó, mà chỉ bởi đơn giản cháu nghĩ, Trung Quốc đã tỏ ra e dè và không còn lớn lối, ngang ngược trắng trợn như 2 lần trước đó nữa nên để tránh gia tăng căng thẳng giữa chính những người Việt Nam với nhau (an ninh công an và nhân dân quần chúng) cháu quyết định ở nhà. Và người nhân viên nhà nước đến cùng anh công an khu vực hôm đó có lẽ đã hơi bị chút ngạc nhiên khi họ vào nhà mà thấy cháu còn đang ngủ. Người trung niên nói là ở bên tuyên giáo quận, cháu cũng không để ý lắm vì chẳng có ý định phản kháng gì. Chú ấy bảo rằng đến thuyết phục cháu ở nhà, không đi biểu tình thêm nữa, hành động biểu tình thể hiện lòng yêu nước là đáng hoan nghênh nhưng hiện tại nó không phù hợp và gây mất trật tự, an ninh. Cháu cũng trao đổi về những suy nghĩ của mình xung quanh việc đó: được gì, mất gì, chứng tỏ được gì khi đi biểu tình như thế. Đồng thời 1 lần nữa khẳng định rằng nếu Trung Quốc tiếp tục lớn lối gây hấn, thì cháu sẽ lại đi mà không có thứ gì có thể ngăn cản được. Còn khi tình hình đã lắng dịu bớt, thì không cần ai canh giữ, cấm đoán, tự cháu sẽ ở nhà như ngày Chủ Nhật 19/06 nhằm không làm gia tăng căng thẳng, nhất là giữa người Việt Nam với nhau. Hẻm nhà cháu là hẻm cụt, người ta đứng canh ở ngoài đầu đường, nhưng dường như không tin tưởng vào tính đảm bảo nên cứ thỉnh thoảng lại thấy 2 anh dân phòng chở nhau lượn tới trước nhà, có lẽ để khẳng định rằng cháu vẫn còn ở đó. Hôm ấy và Chủ Nhật 26 tháng 06 vừa qua, cháu ở nhà và lòng rạo rực với khí thế ngoài Hà Nội, như một con chim trong lồng nhìn thấy đồng loại đang sải cánh tự do. Cũng thấy hơi buồn và ngột ngạt, nhưng thôi, phải biết kìm nén vì tình hình chung. Hơn nữa, đôi khi vì mang chút ấm ức mà ta lại có thể suy nghĩ được sâu hơn, kỹ hơn và biết cách đặt mình vào vị thế của người khác, bao gồm cả những người không những không được thể hiện tinh thần yêu nước như mình và còn phải mang nhiệm vụ ngăn cản nó. Phải chi, họ cũng hiểu cho mình như mình đã hiểu và cảm thông cho họ chú ha. Nếu mà cả dân tộc này thực sự đồng lòng, thì Trung Quốc làm gì dám láo!

Hôm nay, đọc được bản tuyên cáo của chú và các bậc học giả, trí thức tên tuổi cháu cảm thấy rất  vui mừng. Trong cái thời buổi xã hội mà trọng lượng tiếng nói của một con người chỉ được cân nặng bằng danh tiếng của anh ta thì những tiếng nói như của chú và các trí thức, học giả đã ký tên trong bản Tuyên Cáo về hành động gây hấn của Trung Quốc là rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Chứ những tiếng nói nhỏ bé, lẻ loi như cháu thì có ai nghe. Và cháu hi vọng rằng những tiếng nói như trên sẽ góp phần giúp mọi người Việt Nam biết lắng nghe nhau nhiều hơn, xích lại gần nhau hơn, thấu hiểu nhau hơn để tiến tới đoàn kết và thống nhất nhằm cứu lấy và nắm giữ cho thật tốt vận mệnh quốc gia.

Cháu ủng hộ hoàn toàn 4 điểm tuyên bố trong bản tuyên cáo ấy và cũng muốn được ký tên vào đó, nhưng thôi, để tránh việc người ta bảo rằng cháu chơi nổi lấy tiếng trong bối cảnh thế này nên nếu được chú có thể ghi tên cháu là Một người Việt Nam đã biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ngày 05/06 được không chú. Hi vọng qua bản tuyên cáo này, cũng như những tiếng nói, hành động tiếp theo của các bác các chú, nhà nước sẽ thấu hiểu được tấm lòng của nhân dân và có những chính sách phù hợp hơn. Bởi lẽ, ngoại giao là quan trọng, nhưng đối nội mới là sự sống còn của một quốc gia, một chính phủ khôn ngoan phải là người dung hòa được hai điều đó.

Những ngày qua, trong lòng cháu chất chứa rất rất nhiều cảm xúc, cứ định viết ra rồi lại thôi vì có lẽ, đôi khi ta cần phải biết im lặng để lắng nghe tiếng nói của cuộc đời. Nhưng hôm nay cháu quyết định nói ra, 1 lần những suy nghĩ, cảm nhận, trăn trở của mình để tự xác nhận với bản thân, rằng cháu đang hiện hữu trên cuộc đời như thế và cũng để tìm 1 chút niềm vui khi có được những người đồng cảm và thông hiểu.

Cuối thư, cháu xin kính chúc chú cùng tất cả các nhân sỹ, học giả đồng ký tên trong bản kiến nghị trên sức khỏe, nghị lực và nhiệt huyết.

Một hôm nào đó, khi mà Trung Quốc lại giở thói côn đồ và hành động bá quyền xâm lược, cháu sẽ lại tiếp tục đi và ngày hôm đó, Sài Gòn của cháu sẽ không chịu kém cạnh Hà Nội của chú nữa đâu. Hìhì.

Sài Gòn, 28 tháng 06, 2011
Gửi các chú, các bác chưa 1 lần quen
Cháu
Một người Việt Nam

Đọc tiếp...

BIỂU TÌNH - CÂU CHUYỆN CỦA NHỮNG NGƯỜI TRONG CUỘC

Yêu nước theo "Thuyết tương đối" 

(Nghĩ từ cuộc biểu tình ở Tokyo chiều 25-6)

C.Đ.Q


Gần 200 con người, chủ yếu là người trẻ, sinh viên học sinh, tập trung từ sớm ở công viên Mikawadai. Tôi có cảm giác không khí của một ngày hội. Khi tôi đến thì mọi người đang phát bandron, biểu ngữ, cờ đỏ sao vàng, … Dự báo thời tiết hôm nay sẽ có mưa bão, nhưng trời đất ở Tokyo lại ủng hộ chúng tôi. 26 độ C, mát mẻ, ấm áp, quang đãng. Ban đầu 40 người, rồi 60, 100, 200… Con số tăng dần, dòng người nối dài ra, ai cũng hớn hở, háo hức một cách chưa từng thấy. Đi từ ga Rippongi, cứ nghe tiếng Việt, chúng tôi lại bảo nhau: quân mình đó, rồi kéo lại gần nhau đi thành từng nhóm.

Người Nhật có một số ít đã gia nhập vào đoàn chúng tôi, phất cờ Nhật, nhưng cùng chí hướng với người Việt. Bạn tôi nói, cảnh sát Nhật hôm nay rõ ràng nhường nhịn người Việt, vì bình thường họ không bao giờ cho phép dàn hàng đi chậm qua ngã tư trong khi đèn đỏ đã bật. Chúng tôi đi sát bên nhau, lòng dâng lên nỗi niềm thương yêu vô hạn đối với dân tộc, quê hương. Tôi thấy nhiều người Việt đầu đã hai thứ tóc, đi lại có vẻ đã khó khăn, nhưng vẫn cầm cờ lặng lẽ theo đoàn. Tất cả đều trong sáng. Vậy là, rốt cuộc, chúng tôi được tự do tha thiết chân thành yêu đất nước mình trên một…đất nước khác. Tôi cứ ngẫm nghĩ mãi điều này. Tôi tưởng tượng nếu như mình đang ở Việt Nam thì sẽ như thế nào? Tôi đi bên cạnh một em đang học tiến sĩ về khoa học tự nhiên. Em nói: Sao mà sướng quá, mình đi biểu tình vầy cảm thấy không bị hèn, thấy mình cao lên, vậy mà trước khi đi em cứ sợ… Tôi hỏi em sợ gì. Em cười: dạ thì sợ vu vơ thôi. Em cũng thành thật: đến Nhật rồi mà vẫn còn mang nỗi sợ, cứ sợ sợ cái gì cũng không biết nữa.

Tôi nghe nói công cuộc chuẩn bị biểu tình này gần nửa tháng trời, bao gồm việc xin phép biểu tình theo luật, cử 5 đại diện người Việt đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo để diễn thuyết bằng tiếng Nhật và tiếng Anh, thiết kế bandron, tranh biếm họa, vẽ bản đồ, … Khi đoàn biểu tình giải tán, chúng tôi mới hay có một số anh chị em đã tự nguyện đứng ra lo toàn bộ chi phí cho cuộc tuần hành. Chúng tôi không biết một điều là để có thể đi từ công viên Mikawadai qua các đường phố Nhật và dừng lại ở Episu, các anh chị em đó đã phải chi đến gần cả chục triệu đồng (nếu qui ra tiền Việt) cho tất cả các khâu, trong đó có cả chi phí (tính trên đầu người) bắt buộc cho việc…đứng tập trung ở công viên tư nhân của Nhật... Họ đã làm tất cả vì điều gì? Hoàn toàn trong sáng. Hoàn toàn vô tư, vô vị lợi. Không ghi tên, không để dấu ấn. […]


Tôi thấy tôi may mắn lạ lùng. 200 con người chiều hôm nay, ai cũng …lần đầu tiên đi biểu tình, mà lại biểu tình một cách dõng dạc, đàng hoàng, văn minh, học thức, không bị người ta nghi ngờ, khinh bỉ, không lo lắng bị giật áo, túm cổ, không bị cái cảm giác “mình làm vầy có sao không, có sao không…”, không bị chê là dại, là khùng.

Tôi cứ nghĩ hoài, nếu tự dưng có cơ hội về lại quê nhà, mình có dám tham gia như thế này không? Chắc sẽ có… Nhưng, cũng có thể không. Có nhiều lý do để không đi mà. Lý do đi chỉ có một. Đơn giản là thể hiện lòng yêu nước, sự quan tâm đến vận mệnh dân tộc. Lý do để không đi thì…không thể kể hết ra được. Quá nhiều. Quá…vu vơ.

Thế thì sao? Tôi lại nghĩ. Thôi thì, yêu nước theo “thuyết tương đối” vậy. Được sống ở Nhật, học ở Nhật, giao lưu ở Nhật, thì hưởng chút văn minh của Nhật, cố gắng dõng dạc, tự tin. Nếu mà về thì lại… ngó trước ngó sau, thể hiện được bao nhiêu thì thể hiện. Làm căng thì mình chùng lại, lui bớt đi. Thả thì mình cố “vươn” theo, “nương” theo tiến bộ xã hội trên thế giới. Nói chung là “tùy cơ ứng biến”, yêu bên trong hay thể hiện ra ngoài là… tùy mình.

Nghĩ vậy, tôi lại thấy buồn. Một nỗi buồn sâu sắc, thấm thía, che hết mọi hân hoan mà cuộc biểu tình tưng bừng khí thế ban chiều đã mang đến cho tôi./.
Nguồn: VHNA.

Câu chuyện cô bé áo nâu

Hoàng Cường

Sáng 26/06/2011 trên đường phố Hà Nội có một cuộc biểu tình phản đối trung quốc gây hấn trên biển Đông với Ngư dân - Tàu thăm dò dầu khí đang làm ăn và thực hiện công việc trên lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Đoàn biểu tình không đông người, nhưng tiếng hô "Hoàng sa - Trường sa là của Việt Nam" vang vọng sông núi. Tiếng hô "Đả đảo Trung Quốc gây hấn trên lãnh thổ Việt Nam" đánh thức bao con tim yêu chuộng hòa bình trên trái đất này. Tiếng hô "Bảo vệ ngư dân Việt Nam" đã kêu gọi triệu triệu đồng bào Việt Nam đồng lòng bảo vệ biên cương - hải đảo của cha ông để lại.

Đoàn biểu tình đã không được sự ủng hộ của chính quyền, đã bị ngăn cản trên nhiều tuyến phố, đã bị chia rẽ, đã bị bắt bớ. Nhưng không vì thế mà lòng yêu nước bị hư hao. Càng cấm cản, càng gây khó đễ đoàn biểu tình càng hô vang các khẩu hiệu phản đối Trung Quốc. Đoàn biểu tình lại như càng sục sôi thêm chí căm thù bọn bá quyền và sục sôi lòng yêu nước. Từ cụ già 80-90 tuổi cho chí em thơ chưa hết tuổi mẫu giáo cùng nhau đi biểu tình trong thời gian gần 2 giờ đồng hồ. Đường đi từ Điện biên Phủ - Hàng Bông - Bờ Hồ - Hàng Khay - Bà Triệu - Hai Bà Trưng - Lê Duẩn - Điện Biên Phủ "Đến ngã tư Trần Phú - Điện Biên Phủ thì đoàn biểu tình chia tay trong tiếng hát Quốc ca hùng tráng".

Qua đâu đoàn cũng được sự ủng hộ của bà con một cách chân tình, đến phố nào cũng được nhân dân hai bên đón tiếp nồng hậu.

Có một cô gái nhỏ, mặc áo nâu, trên ngực áo vẫn còn biển tên, cô vẫn đang trong giờ làm. Khi đoàn biểu tình đi qua phố Bà Triệu, cô đã tham gia, và cô tham gia bằng cả trái tim yêu nước nồng nàn.

Khi được hỏi, sao em không phải làm việc à? Cô nói trong tiếng hô vang của đoàn người: Em đi biểu tình đã, có phải lúc nào cũng được hô vang "Hoàng sa - Trường sa là của Việt Nam" đâu anh. Em thấy thật hạnh phúc khi được sống trong không khí yêu nước này, còn chuyện việc làm, trưa nay em về em sẽ làm bù vào giờ nghỉ trưa của em. Và cô lại khuất đi trong đoàn người yêu nước! Cô lại say sưa trong hạnh phúc được nói lên những lời yêu nước!

Cô bé vẫn còn nguyên biển tên trên ngực áo!

Nhiều thế hệ nhưng một lòng yêu nước!
Nguồn: http://thanhvdgt1.blogspot.com/2011/06/cau-chuyen-co-be-ao-nau.html

Gửi các chú em giám sát,
Nguyễn Quang Thạch

Hôm qua, 26/6, gần như là thường lệ, sau khi xong biểu tình là bố con tôi về quán cà phê Thủy Tạ uống nước và gặp gỡ vài người bạn. Khi ra khỏi quán thấy cô Hương vừa quen Chủ Nhật trước kia (12/6) đang giữ mũ của con trai ngồi bên kia đường với 2 em một nam và một nữ. Nghe cô Hương bảo “2 em này từ nãy đến giờ cứ hỏi thông tin về Thạch”. Tôi bảo, “nếu các em muốn tìm hiểu anh thì cứ lên Chi bộ 18, Cục ngoại giao đoàn, Bộ ngoại giao để điều tra nhé”. Lúc đấy đã hơn 11h, cô Hương và bố con tôi đi ăn trưa.
Ăn xong, 2 bố con tạm biệt cô Hương và đi xe ôm sang số 5 Đinh Lễ mua cuốn sách để tặng cho con trai. Mua xong cuốn “Cô bé bán diêm” lại thấy 3 chú em đi 2 xe máy chờ gần đó, không biết em nữ đi đâu.
Biết chắc chắn là 3 chú em đi giám sát, theo dõi bố con tôi nhưng tôi thử thêm lần nữa xem sao. Tôi vào quán Senerad ở 16 D Ngô Quyền và đi lên tầng 2, tôi ngồi gần cửa số thì thấy cả 3 chú ngồi ở vỉa hè đối diện. Thế là chắc rồi, uống xong cốc nước trà, 2 bố con ra bắt xe buýt về.
Gửi các chú em mấy dòng như sau:
- Các chú em đi giám sát, theo dõi mà lộ thế thì không nên. Anh đã nói rõ với các chú em lai lịch như thế mà các chú không báo cáo xếp để lên Cục ngoại giao đoàn mà điều tra.
- Anh không có nghiệp vụ giám sát nhưng 18 tuổi anh đã được bằng khen của Công an Hà Tĩnh về bảo vệ an ninh ở địa phương đấy. Hy vọng khả năng giám sát của các chú em ngày càng cao hơn để xã hội tốt đẹp hơn. Tội phạm bớt nhan nhản hơn.
- Anh rất mong các chú em hết lòng vì nhân dân vì tổ quốc để được ghi nhận phần nào, ở dạng như thế này chẳng hạn http://vnca.cand.com.vn/vi-vn/tho/2007/2/54387.candhttp://www.anninhthudo.vn/Utilities/PrintView.aspx?DistributionID=352687 .
- Anh đã gặp nhiều đồng chí của ngành an ninh vào các bản làng cắm chốt và nằm rừng 2-3 tháng trời để bắt phạm, bị sốt rét da xanh mét. Anh cũng gặp và làm việc với các cán bộ an ninh ở Lạng Sơn, Hà Giang, Thanh Hóa, Quảng Nam…ở đâu cũng giúp đỡ bọn anh tận tình trong công tác phòng chống buôn bán người. Nếu các chú muốn trở thành những giám sát giỏi thì nên học những người dũng cảm và nhiệt tình này.
- Có một điều anh muốn chia sẻ với các chú em qua trải nghiệm đời sống của một người ở tuổi 36, mong rằng các em cảm nhận được gì đó: (i) Nếu các chú lên cắm chốt ở Hà Giang như các chiến sỹ biên phòng và phải đi tuần cả ngày lẫn đêm ở cái lạnh 0-2 độ C cũng như những an ninh cắm ở các xã vùng biên đầy hiểm nguy thì chắc các chú sẽ không dành cho những người biểu tình ôn hòa kiểu giám sát, theo dõi như thế; và hoặc các chú là bộ đội đóng ở Trường Sa, cả năm trời mới được vào đất liền thì các chú sẽ ôm chầm lấy đoàn biểu tình trong nước mắt. Còn nữa, nếu các chú nghe thằng cu Khuê 6 tuổi của nhà anh hô “đả đảo Trung Quốc” trong mơ suốt cả tuần và biết cháu đang bị bệnh hen nhưng vẫn đòi bố đưa đi biểu tình thì các chú sẽ yêu cháu lắm. Cháu còn bảo “con muốn làm Thánh Gióng đi đánh Trung Quốc” nữa đấy các chú ạ.
- Anh nghĩ rằng, những giám sát viên như các chú phải là những người yêu nước chân thành, yêu nhân dân hết mực nên anh tặng các chú những câu thơ mà anh luôn đọc khi thấy những người nghèo khổ, khi thấy những bất công hiển hiện, khi nghe dân bị Trung Quốc cướp giết….“..Em ơi em Đất nước là máu xương của mình. Phải biết gắn bó san sẻ. Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở. Làm nên đất nước muôn đời..”
- Một điều anh thực sự mong mỏi là các chú sẽ góp sách báo cho anh và làm tình nguyện viên đưa sách về các trường học và dòng họ nông thôn trong thời gian tới. Nếu các chú giúp những người dân nông thôn có sách báo đọc thì các chú đỡ phải đi giám sát những người biểu tình như bọn anh nữa mà chỉ dành thời gian giám sát người Trung Quốc đang có mặt khắp nhiều nơi trên đất nước chúng ta, chẳng hạn được nói ở clip này http://www.youtube.com/watch?v=UKgmg08XKYs&playnext=1&list=PLD4E1D6796F5D2356 .
Hy vọng chúng ta sẽ nắm tay nhau hô vang khẩu hiệu “đả đảo Trung Quốc gây hấn” trong những lần tới hoặc cùng ra chiến trường khi Đất nước cần.
N.Q.T
Tác giả gửi trực tiếp cho NXD-Blog

Người khách phương xa và món quà bất ngờ tặng Nguyễn Xuân Diện
Nguyễn Xuân Diện.

Sáng 26.6. 2011, Nguyễn Xuân Diện có mặt tại vườn hoa Lê-nin (ngày xưa, hồi đầu tk 20 các cụ phiên âm là Lệ-Ninh) và Bờ Hồ để ghi nhận những hình ảnh của cuộc biểu tình phản đối nhà cầm quyền TQ gây hấn tại Biển Đông, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam. Từ sáng sớm đã chụp được nhiều hình ảnh, đến khi ra cafe Bờ Hồ định đưa hình lên thì...ôi thôi, đã quên cái USB đọc thẻ máy ảnh ở nhà. Loay hoay mãi không biết làm cách nào. Bặm môi tự giận mình quá xá!
.
Lúc ấy, ngay bàn bên cạnh, có một người khách đang dùng cafe bước sang làm quen và nói rằng ngày nào anh cũng đọc NXD-Blog. Anh nói anh là chỗ quen biết của Thi sĩ Văn Công Hùng. Khi anh biết tôi không mang theo đầu đọc thẻ, thì anh lấy từ ba-lô đưa cho tôi cái đầu đọc để tôi tác nghiệp. Trời! Như chết đuối vớ được cọc! Mừng quá!
.
Từ đấy, hình ảnh được đưa lên. Một lúc sau, anh ấy có việc phải đi ngay; tôi đưa trả anh cái đầu đọc thẻ thì anh nói anh muốn tặng tôi để tôi làm việc, vì cuộc biểu tình vẫn đang diễn ra. "Độc giả cả nước đang chờ từng bức ảnh của anh" - Người khách nói vậy. Anh ấy đã đi rồi...còn tôi thì vương vấn mãi cái cử chỉ và tấm lòng của anh dành cho tôi.

Anh ấy là Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ, hiện công tác tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai.
.
Nguyễn Xuân Diện đến giờ vẫn còn bối rối, vì biết mình đang mang nợ một người bạn lần đầu gặp gỡ, đến từ phương Nam xa xôi.

Bổ sung 21h44 ngày 1.7.2011: 
Chiều nay đến thăm anh Chu Hảo. Anh hỏi: Mua được kính chưa?. Đáp: Em đi đo kính và mua ngay chiều hôm đó. Hỏi: Hết bao nhiêu? Đáp: Hết (...bí mật). Anh Chu Hảo mở ví rút tiền và nói: Anh muốn tặng em cái kính. Đáp: Ối giời ơi iii
Đọc tiếp...