Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

DANH SÁCH TỔNG HỢP CÁC VỊ ĐÃ KÝ TÊN VÀO BẢN TUYÊN CÁO ĐẶC BIỆT

DANH SÁCH KÝ TÊN VÀO BẢN TUYÊN CÁO 
DO GIỚI NHÂN SĨ TRÍ THỨC VIỆT NAM KHỞI XƯỚNG

Ngoài bản danh sách đã đưa tại trang Anh Ba Sàm (ở đây), 
và trang Nguyễn  Xuân Diện ở đâyở đây nữa
Nay bổ sung thêm danh sách sau đây:

STT
Họ và tên
Thông tin

Lời nhắn gửi

  1.  
Trần Đình Sử
Giáo sư Tiến sĩ Ngữ văn



  1.  
Vân Long
Nhà thơ, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thơ, Hội Nhà văn Hà Nội



  1.  
Phạm Xuân Nguyên
Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội



  1.  
Dương Phượng Toại
Nhà văn, Hội VHNT Quảng Ninh



  1.  
Nguyễn Tài Đức
Hà Nội



  1.  
Trần Trọng Dương
Thạc sĩ, Viện Nghiên cứu Hán Nôm



  1.  
Hoàng Giáp
Nhà nghiên cứu,
cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm, đã nghỉ hưu



  1.  
Nguyễn Trọng Sáng
Cán bộ Tổng Công ty Thép Việt Nam



  1.  
Hoàng Hạnh Phúc
Giáo viên trường THCS Cát Linh
Cực lực phản đối Trunbg Quốc lấn chiếm Biển Đông. Việt Nam đoàn kết với các nước ASEAN chống tư tưởng bành trướng bá quyền Trung Quốc.


  1.  
Nguyễn Thành Vinh
Cựu chiến binh chống quân Trung quốc xâm lược năm 1979, hiện làm việc tại Đà nẵng.
Tôi đồng ý kí tên vào bản TUYÊN CÁO ĐẶC BIỆT 2506
Chúng ta cực lực lên án những hành động hiếu chiến và vô cùng thâm độc của chính quyến bành trướng bá quyền Bắc kinh(Trung quốc).
Chúng ta kiên quyết: 1 TẤC ĐẤT, 1 TẤC BIỂN ĐẢO  của ông cha để lại cũng không để lọt vào tay "kẻ thù ngàn năm Trung quốc"!


  1.  
Nguyễn Quang Lập
Nhà văn, Tp Hồ Chí Minh



  1.  
Nguyễn Văn Dũng

Kỹ sư


  1.  
Vũ Hiển
Nhà thơ



  1.  
Hoàng Xuân Phú
Giáo sư Tiến sĩ khoa học



  1.  
Trần Xuân An
Hội viên Hội Nhà văn Tp Hồ Chí Minh



  1.  
Chu Thị Linh Quang
Hội viên Hội Nhà văn HN



  1.  
Lê Quốc Châu
Khối 3-Thị trấn Vũ Quang-Hà Tĩnh



THÔNG BÁO
Ngày 25-6-2011, sau khi ra Tuyên cáo v vic nhà cm quyn Trung Quc liên tc có nhng hành đng gây hn, xâm phm nghiêm trng ch quyn và toàn vn lãnh th Vit Nam trên Bin Đông, chúng tôi đã nhn được nhiu ý kiến ng h, tán thành.
Đ đáp ng li nguyn vng chính đáng này, chúng tôi quyết đnh tiếp tc xin ch ký ca đng bào trong nước cũng như nước ngoài.
Xin gi v Email sau đây: tuyencao2506@gmail.com.

 Nhng người đã ký tên vào Tuyên cáo 25-6.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH KÝ TUYÊN CÁO ĐẶC BIỆT
.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (95 tuổi) ký bản TUYÊN CÁO

KTS. Trần Thanh Vân đọc và ký TUYÊN CÁO ĐẶC BIỆT
Trước khi ký tên, KTS Trần Thanh Vân ghi:
"Tôi biết Trung Quốc nhiều
Tôi ở Trung Quốc lâu
Tôi hận Trung Quốc sâu"
Nhà thơ, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát ký TUYÊN CÁO
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết ký TUYÊN CÁO ĐẶC BIỆT

Phu nhân Gs Nguyễn MInh Thuyết ký TUYÊN CÁO
GS.TSKH Hoàng Xuân Phú ký TUYÊN CÁO ĐẶC BIỆT
Ảnh: T.H, N.X.D, N.V.P, H.G
Đọc tiếp...

LẠI CÓ LỜI KÊU GỌI ĐỒNG KHỞI XUỐNG ĐƯỜNG TUẦN HÀNH ÔN HÒA NGÀY 3.7.2011

Trang Blog Người Việt yêu nước vừa loan tin và lời kêu gọi:
.
KÊU GỌI ĐỒNG KHỞI XUỐNG ĐƯỜNG TUẦN HÀNH ÔN HÒA PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC TRÊN TOÀN QUỐC NGÀY 03/07/2011

Kính thưa đồng bào yêu nước!

Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, giặc Trung Quốc đã nhiều lần tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Năm 1974 chúng chiếm Hòang Sa, năm 1979 xua quân đánh 6 tỉnh biên giới phía Bắc, tiếp sức cho bọn diệt chủng Pôn Pốt đánh vào các tỉnh Tây Nam Việt Nam, năm 1988 đánh chiếm đảo Đá chữ thập và bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chúng ta có chấp nhận được không? 

Mặc dù năm 1991 Trung Quốc đã ký với Việt Nam hiệp định hòa bình, tuyên bố láng giềng hữu nghị với 16 chữ vàng, 4 tốt. Nhưng thực tế, suốt từ đó đến nay, trong 20 năm qua, nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn liên tục ngang ngược cho tàu ra ngăn cản, bắt tàu đánh cá, phạt vạ, trấn lột, cướp bóc tài sản, bắt và bắn giết hàng ngàn ngư dân vô tội của Việt Nam đang phải vất vả mưu sinh trên vùng biển của mình. Đó không gì khác hơn là hành động của kẻ cướp, xã hội đen. Chúng ta có chịu đựng được không? 

Không dừng lại đó, với lòng tham không đáy của mình, Trung Quốc còn muốn thè cái lưỡi máu gian ác và xảo trá ra nuốt trọn vẹn biển Đông, kể cả vùng biển đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam đã được thế giới công nhận thông qua Công ước quốc tế về luật biển của LHQ. Vậy có khác nào mang dây ra căng gần hết đất có sổ đỏ của hàng xóm rồi cậy mạnh nhận bừa đó là đất của mình. Chúng ta có chấp nhận được không? 

Ngày càng leo thang gây hấn, ngày 26 tháng 5 năm 2011, tàu hải giám Trung Quốc xông vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tấn công, cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh II của Việt Nam. Ngày 9 tháng 6 năm 2011, tàu Trung Quốc lại hung hãn xông vào cắt cáp tàu Viking II của chúng ta đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, với ý đồ xấu xa là biến vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam thành vùng đang tranh chấp để thực hiện cái gọi là “gác bỏ tranh chấp, cùng khai thác” với kiểu lấy sức mạnh đè người; áp đặt thô bạo đường lưỡi bò 9 đoạn trên Biển Đông mà không có cơ sở lịch sử, pháp lý nào. Việc làm này đã gây hại lớn cho Việt Nam ta, ngăn cản tự do hàng hải, và đang bị các nước trong khu vực và trên thế giới lên tiếng phản đối. Các hành vi nêu trên của Trung Quốc đã vi phạm trắng trợn Luật Biển và Công ước về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 của Liên Hiệp Quốc mà Trung Quốc là thành viên Thường Trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc lẽ ra cần phải gương mẫu, vi phạm nghiêm trọng tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và ASEAN đã ký năm 2002. Chúng ta có chịu đựng được không? 

Nhân dân Việt Nam từ ngàn xưa đến nay luôn ưa chuộng hòa bình, tôn trọng lẽ phải, mong muốn được sống yên ổn, thậm chí đã phải nhân nhượng Trung Quốc nhiều lần. Như vậy mà Trung Quốc vẫn chưa vừa lòng tham, được đằng chân, lân đằng đầu. Chúng ta càng nhân nhượng thì Trung Quốc càng lấn tới, vì chúng quyết tâm chiếm trọn vẹn cả hai quần đảo và vùng biển Đông của Việt Nam. Bất chấp đạo lý, luật pháp quốc tế, Trung Quốc quyết tâm cướp của nhà người khác thành của mình. Chúng ta có chấp nhận được không? 

Không! Không! Không! Không đời nào người Việt Nam ta chấp nhận kiểu hành xử xã hội đen như vậy của Trung Quốc, đặc biệt là trong thế giới phẳng và hiện đại ngày hôm nay! Nhân dân Việt Nam, gần 90 triệu dân Việt Nam yêu nước cúng ta quyết tâm làm tất cả, nguyện đem tất cả sức mình để chống lại các hành động xâm lấn hiếu chiến của nhà cầm quyền Trung Quốc, bảo vệ vững chắc chủ quyền đất, biển, đảo của Việt Nam.

Liên tục trong 4 ngày chủ nhật vừa qua của tháng 6, hàng ngàn người dân Việt Nam yêu nước ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu cũng như ở nhiều quốc gia khác đã cùng đoàn kết xuống đường tuần hành phản đối những hành động vô nhân đạo của Trung Quốc. Qua đó đã gửi đến nhà cầm quyền Trung Quốc thông điệp rõ ràng về tinh thần đoàn kết, sự kiên quyết phản đối của nhân dân yêu nước Việt Nam. Tinh thần đoàn kết và phản kháng đó của nhân dân Việt Nam đã được hàng chục cơ quan thông tấn báo chí, truyền hình của rất nhiều quốc gia trên khắp thế giới đưa tin và ngợi khen, chia sẻ.

Đấu tranh chống tư tưởng Đại Hán bá quyền và tư tưởng cướp đất nhà hàng xóm của Trung Quốc là một quá trình lâu dài, bền bỉ cần sự đoàn kết gắn bó của toàn bộ đồng bào yêu nước chúng ta. Tiếp tục hoạt động phản đối Trung Quốc, nhóm nhân sĩ, trí thức chúng tôi, gồm nhiều lứa tuổi, ở nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng đều chung tinh thần yêu nước và phản kháng, nhiệt liệt kêu gọi đồng bào ta, từ thanh niên, sinh viên, công chức đến người lao động v.v… cùng một buổi đồng khởi xuống đường tuần hành phản đối Trung Quốc trên khắp đất nước.

Thời gian tuần hành: từ 8h30 đến 11h00 ngày 03/07/2011 (chủ nhật tới)

Địa điểm:
+ Ở Hà Nội: Đại sứ quán Trung Quốc: 46 Phố Hoàng Diệu, Quận Ba Đình; tập trung tại Vườn hoa Lênin;
+ Ở TP Hồ Chí Minh: Lãnh sự quán Trung Quốc: số 39 đường Nguyễn Thị Minh Khai (tập trung ở giữa công viên 30/04).
+ Tại các thành phố khác: đề nghị sắp xếp, bố trí ở trung tâm hoặc ở một địa điểm thích hợp.
Mục đích duy nhất của cuộc tuần hành phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt gây hấn, yêu cầu nhà nước Trung Quốc bồi thường thiệt hại và dừng ngay các hoạt động vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. 

Để đảm bảo an toàn và sự thành công cho cuộc tuần hànhxin trân trọng để nghị đồng bào tham gia thực hiện nghiêm túc những điều sau: 

- KHÔNG MANG bất kỳ vật nhọn, hung khí, chất có thể gây cháy, nổ, nào trong người để tránh bị hiểu nhầm là thành phần xấu. 

- KHÔNG MANG bất kỳ biểu ngữ nào khác ngoài những biểu ngữ có nội dung “phản đối Trung Quốc”. Những khẩu hiệu gợi ý gồm: “PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC GÂY HẤN”, “TRƯỜNG SA, HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM”, “TRUNG QUỐC PHẢI CHẤM DỨT GÂY HẤN”, “TRUNG QUỐC PHẢI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO VIỆT NAM”, “TRẢ LẠI TRƯỜNG SA, HOÀNG SA”, “PHẢN ĐỐI ĐƯỜNG LƯỠI BÒ PHI PHÁP”…v..v.. Các biểu ngữ này có thể viết bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng Trung, có thể in bạt, viết tay trên giấy khổ lớn hoặc in vi tính. Nên là những màu sắc dễ đọc, dễ gây chú ý. 

- KHÔNG ĐƯỢC đốt cờ, chống trả lực lượng công an giữ trật tự, hay có những hành động quá khích, và không để cho các đối tượng xấu khác lợi dụng gây hành động phi pháp.

- KHUYẾN KHÍCH mang theo cờ Việt Nam, áo in màu cờ Việt Nam, ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh, ảnh đại tướng Võ Nguyên Giáp v..v.. 

HỠI ĐỒNG BÀO YÊU NƯỚC! CHÚNG TÔI KÊU GỌI ĐỒNG BÀO CÙNG XUỐNG ĐƯỜNG THAM GIA CUỘC TUẦN HÀNH ĐỒNG KHỞI TRÊN TOÀN QUỐC NGÀY 3/7/2011 NÀY. HÃY CÙNG HÒA NHỊP VÀO TIẾNG NÓI YÊU NƯỚC CỦA HÀNG NGÀN NGƯỜI ĐÃ VÀ SẼ THAM GIA!

XIN HÃY GIÚP CHÚNG TÔI CHUYN TIẾP LỜI KÊU GỌI NÀY TỚI BẠN BÈ, NGƯỜI THÂN CỦA BẠN QUA NHỮNG PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN NHƯ TIN NHẮN SMS, EMAIL, YM, BLOG, FACEBOOK, TWITTER HOẶC KÊU GỌI TRỰC TIẾP V..V 

ĐOÀN KẾT LÀ SỨC MẠNH! CHA ÔNG TA ĐÃ CHỨNG TỎ CHO GIẶC TÀU VÀ THẾ GIỚI THẤY ĐIỀU ĐÓ. HÃY ĐỪNG SỢ SỆT VÌ CHÚNG TA CÓ CHÍNH NGHĨA, CÙNG BẢO VỆ TỔ QUỐC!!!

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” – Hồ Chí Minh.

CHÚC TẤT CẢ CHÚNG TA SỨC KHỎE VÀ CHÚC CUỘC TUẦN HÀNH THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP! HẸN GẶP CÁC BẠN TẠI GIỜ G, ĐIỂM G.

VIỆT NAM MUÔN NĂM!!!
"Việt Nam hai tiếng tự hào
Đứng lên hành động, lẽ nào ngồi yên”.
.
Thay mặt gần 90 triệu đồng bào Việt Nam
Nhóm thanh niên yêu nước.
.
Đọc tiếp...

HỌC GIẢ TQ CHÍNH THỨC CÔNG NHẬN ĐƯỜNG LƯỠI BÒ KHÔNG RÕ RÀNG

Trước khi đọc bài viết dưới đây, xin mời chư vị đọc BẢN TUYÊN CÁO ĐẶC BIỆT DO GIỚI NHÂN SĨ TRÍ THỨC KHỞI XƯỚNG, tại đây http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/06/ban-tuyen-cao-ac-biet-cua-gioi-nhan-si.html

Nếu chư vị đồng ý ký tên, xin ký tại địa chỉ: tuyencao2506@gmail.com.
____________________________________________________________
.
Học giả TQ chính thức công nhận đường lưỡi bò không rõ ràng
Thứ hai, 27 Tháng 6 2011 10:15 

(GDVN) - Vừa đặt chân đến sân bay Nội bài lúc 23h ngày 26/6 sau chuyến bay dài gần 20 giờ từ Mỹ về, Giáo sư Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV), đã dành cho Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cuộc phỏng vấn nóng ngay tại sân bay, về diễn biến xung quanh hội nghị an ninh biển Đông vừa diễn ra ở thủ đô Washinhton, Mỹ. 

Ngày 20 -21/6, Hội thảo về An ninh biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế(CSIS) của Mỹ tổ chức quy tụ nhiều quan chức, chuyên gia hàng đầu của Mỹ và khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Giáo sư Đặng Đình Quý và 2 cộng sự: Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu biển Đông thuộc DAV và luật gia Nguyễn Duy Chiến, thành viên Trung tâm Nghiên cứu biển Đông, đã tham dự Hội nghị quan trọng này.

Nhiều điều “lần đầu tiên được lên tiếng chính thức”

GS Quý cho biết: Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế của Mỹ mỗi năm tổ chức gần 2000 sự kiện lớn nhỏ. Nhưng năm nay là lần đầu tiên tổ chức hội thảo quốc tế về an ninh hàng hải biển Đông.

Trong 2 ngày 20 và 21/6, hội thảo tập trung vào 4 vấn đề chính: đánh giá quyền lợi và vị trí của các bên tại biển Đông, cập nhật những diễn biến gần đây ở biển Đông, đánh giá hiệu quả của các cơ cấu và cơ chế an ninh biển hiện thời tại biển Đông, đề xuất chính sách tăng cường an ninh trong khu vực. 
.
Giáo sư Đoàn Đình Quý tại sân bay Nội Bài tối 26/6
Giáo sư Đoàn Đình Quý tại sân bay Nội Bài tối 26/6

Điểm đáng chú ý là, hội thảo diễn ra trước Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) trong tháng 7 và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) vào tháng 10 và trong bối cảnh có mối quan tâm lớn về an ninh trên biển Đông. Trước diễn biến gần đây, Hội thảo đã mời được những nghiên cứu viên hàng đầu trên thế giới về biển Đông.

PV: Giáo sư đánh giá gì về hiệu quả thiết thực của cuộc hội thảo trong vấn đề biển Đông hiện nay?

GS Đặng Đình Quý: Hội thảo này như một tấm gương về chính sách, nếu anh làm đúng, làm tốt, tuân thủ luật pháp quốc tế thì được học giả quốc tế khen trước dư luận thế giới. Còn nếu anh làm không tốt, trái luật pháp quốc tế thì bị lên án, phê phán dưới góc độ khoa học, đặt nghi vấn về động cơ chính sách…

Do được tổ chức trong thời điểm đặc biệt này nên các học giả kiến nghị rất nhiều giải pháp đến các nước liên quan dù lớn, dù nhỏ, các nước trong và ngoài ASEAN. Điểm đặc biệt đáng chú ý của hội thảo là những đánh giá lần đầu tiên được chính các học giả Trung Quốc lên tiếng và tiếng nói mạnh mẽ từ những chính trị gia cấp cao của Hoa Kỳ tại cuộc hội thảo.
.

Học giả Trung Quốc: Các nước khác ăn cắp dầu của Trung Quốc

PV: Học giả Trung Quốc nói sao về yêu sách “đường lưỡi bò” và vấn đề tranh chấp Biển Đông hiện nay, thưa ông?

GS Đặng Định Quý: Đây là một điểm rất mới tại Hội thảo này. Lần đầu tiên, một học giả người Trung Quốc thừa nhận một cách chính thức “Đường lưỡi bò” là sự thừa kế của lịch sử và thừa nhận, đường lưỡi bò này tọa độ không rõ ràng và đó là vấn đề cần phải thương thảo. Điều này được các học giả quốc tế đánh giá tốt vì cơ sở của “Đường lưỡi bò” được nhìn nhận là rất yếu.

Trước chất vấn của gần như tất cả các học giả quốc tế về tính pháp lý của Yêu sách đường lưỡi bò, ông Tô Hạo, một trong hai học giả Trung Quốc có mặt tại Hội thảo đã trả lời, đường lưỡi bò là thừa kế từ giai đoạn Tưởng Giới Thạch cầm quyền. Cụ thể, xuất phát từ “sáng kiến” của một người Trung Quốc vào năm 1930; đến năm 1947 Tưởng Giới Thạch vẽ thành bản đồ nhưng chỉ lưu hành trong nước mà chưa có tuyên bố quốc tế.
.
GS Tô Hạo, trường ĐH Ngoại giao Trung Quốc
GS Tô Hạo, trường ĐH Ngoại giao TQ
Năm 1949, Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời lại in thành sách và dạy cho trẻ con. Từ đó, “Đường lưỡi bò” thấm vào các thế hệ người Trung Quốc, coi đó là lãnh thổ của người Trung Quốc và đang bị các nước khác gặm nhấm, cướp mất.

Cũng cần phải nói thêm, trong một số cuộc hội thảo trước đây, có những học giả người Trung Quốc nói rằng, các nước khác ăn cắp dầu của Trung Quốc. Trung Quốc đã rất kiềm chế chưa khai thác một giọt dầu nào ở biển Đông trong khi đó nhiều nước Đông Nam Á đang triệt để khai thác dầu và Việt Nam là nước ăn cắp dầu nhiều nhất.

Học giả Trung Quốc thứ 2 tham gia hội thảo này vừa đặt câu hỏi và cũng vừa trả lời: “Nếu bây giờ mà Chính phủ Trung Quốc bỏ đàm phán song phương, chấp nhận đàm phán đa phương về vấn đề chủ quyền biển Đông thì rất khó bởi lẽ chủ quyền tính theo “đường lưỡi bò” đã ăn sâu vào tiềm thức người Trung Quốc. Bây giờ biết làm thế nào?”. Dĩ nhiên, vị học giả này cũng nói thêm rằng đó chỉ là suy nghĩ của cá nhân ông ta.

Trong buổi hội thảo, không chỉ phía Việt Nam mà các học giả quốc tế đều có cùng quan điểm, như ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc Ủy ban An ninh chính trị thuộc ban Thư ký ASEAN nhấn mạnh, biển Đông bản chất là rất phức tạp, tính chất tranh chấp khác nhau giữa các bên liên quan.

Chỗ thì trang chấp song phương, chỗ thì đa phương. Do đó giải pháp giải quyết tranh chấp cũng phải phù hợp, chỗ nào song phương thì giải quyết song phương, nơi nào đa phương thì phải giải quyết đa phương, chỗ nào quốc tế thì quốc tế giải quyết.

Do đó, cứ nhất nhất giải quyết song phương theo như Trung Quốc đề nghị là vô lý. Chính học giả Trung Quốc kia cũng nhận thức được điều đó.

(còn nữa)
Chiều nay, Báo điện giáo dục Việt Nam tiếp tục chuyển đến Quý độc giả những thông tin hết sức mới nóng và ngạc nhiên mà GS Đặng Đình Quý cung cấp về Trung Quốc và các nước, sau chuyến đi dài ngày dự hội thảo an ninh Biển đông trên đất Mỹ.

Phúc Hưng

Đọc tiếp...

BÚT TÍCH CHỮ KÝ TRONG BẢN TUYÊN CÁO (BẢN BỔ SUNG TỪ HÀ NỘI)

CHỮ KÝ VÀO BẢN TUYÊN CÁO VỀ VIỆC NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC
LIÊN TỤC CÓ NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN XÂM PHẠM NGHIÊM TRỌNG 
CHỦ QUYỀN VÀ TOÀN VẸN LÃNH THỔ VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG
.

 
 

 


Đọc tiếp...

NGUYỄN ĐÌNH ĐẦU: TỪ BIỂN GIAO CHỈ ĐẾN "ĐƯỜNG LƯỠI BÒ"

Trước khi đọc bài viết của nhà nghiên cứu NGUYỄN ĐÌNH ĐẦU, xin mời chư vị đọc BẢN TUYÊN CÁO ĐẶC BIỆT DO GIỚI NHÂN SĨ TRÍ THỨC KHỞI XƯỚNG, tại đây http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/06/ban-tuyen-cao-ac-biet-cua-gioi-nhan-si.html

Nếu chư vị đồng ý ký tên, xin ký tại địa chỉ: tuyencao2506@gmail.com.
____________________________________________________________
.
Từ biển Giao Chỉ đến “đường lưỡi bò”
LTS: Bao năm qua, một luồng quan điểm lớn ở Trung Quốc đã cố tình gây ra sự hiểu nhầm khi lợi dụng tên gọi biển Nam Trung Hoa (do người phương Tây gọi) để phán rằng biển của Trung Quốc bao chiếm gần như toàn bộ biển Đông.
Thế nhưng sự thật khoa học cho thấy danh xưng biển Nam Trung Hoa (chỉ biển Đông) mà Trung Quốc lợi dụng để gây ra sự hiểu nhầm ấy chưa thấy xuất hiện ở những bản đồ do chính người Trung Quốc vẽ từ hàng trăm năm trước.

Pháp Luật TP.HCM xin giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu về vấn đề trên. 

Cụ Nguyễn Đình Đầu (92 tuổi). Ảnh: N.V.Kự
Từ điển Bách khoa Việt Nam giải thích: Giao Chỉ là tên gọi do các triều đại phong kiến Trung Quốc dùng chỉ người và nước Việt Nam xưa. Thời Hùng Vương, Giao Chỉ là một trong 15 bộ của nước Văn Lang… Các triều đại phong kiến Trung Quốc sau này nhiều khi vẫn dùng tên Giao chỉ cũng như tên An Nam để chỉ quốc gia và nhân dân Đại Việt. Trong nhiều văn bản và bi ký, tên Giao Chỉ vẫn còn chỉ nước ta tới hết thế kỷ XIX.

Người Trung Quốc không gọi biển Đông là biển Nam Trung Hoa 

Trên hai trang 11b và 12a trích từ sưu tập bản đồ Võ bị chí (ghi lại cuộc hành trình của Trịnh Hòa trong thời gian 1405-1433 đi từ Trung Quốc qua Ấn Độ dương tới Phi Châu) có vẽ nước ta tuy đơn giản nhưng cũng rõ ràng: Nước Giao Chỉ bắc giáp Khâm Châu Trung Quốc, nam giáp nước Chiêm Thành, đông giáp biển cả mang tên Giao Chỉ dương, tức biển của nước Giao Chỉ. Đây là tư liệu của Trung Hoa khắc vẽ về nước ta và biển cả thuộc về nước ta từ thế kỷ XV. 

Năm 1842, tác giả người Trung Hoa - Ngụy Nguyên xuất bản sách Hải quốc đồ chí mô tả và khắc vẽ bản đồ tất cả các nước trên thế giới và toàn thể năm châu bốn bể, theo phương pháp khoa học với kinh tuyến và vĩ tuyến. Trong sách này, Ngụy Nguyên đã vẽ hai bản đồ về Việt Nam. Trong đó, bản đồ thứ nhất vẽ sơ sài, chia nước ta ra hai phần (Việt Nam Đông đô và Việt Nam Tây đô). Ở ngoài khơi phía đông hai phần Việt Nam, Ngụy Nguyên ghi rõ là Đông Dương đại hải, tức biển Đông rất lớn. 



Bản đồ 1, nước Giao Chỉ với Giao Chỉ dương, trích từ bộ Võ bị chí. (Ảnh chụp lại từ tư liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu)

Cũng trong tác phẩm Hải quốc đồ chí, Ngụy Nguyên còn khắc vẽ bản đồ An Nam quốc với đường nét đúng kinh tuyến và vĩ tuyến rất rộng lớn. Ngoài khơi nước An Nam có ghi rõ Đông Nam hải, tức là biển Đông Nam. 

Rõ ràng, hầu hết bản đồ Trung Hoa vẽ về Việt Nam từ thế kỷ XV hoặc trước nữa cho tới đầu thế kỷ XX đều ghi biển cả phía đông Việt Nam là Giao Chỉ dương hay Đông Dương đại hải hoặc Đông Nam hải, đều có nghĩa là biển của Giao chỉ (tức Việt Nam) hay đơn giản là biển Đông (của Việt Nam).

Việt Nam thực thi liên tục chủ quyền của mình 

Như chúng ta biết, ít nhất từ đầu thế kỷ XVII Việt Nam đã thi hành chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở giữa biển Đông một cách chính thức, liên tục và không hề thấy một quốc gia hay dân tộc nào đến khiếu nại hay tranh giành. Từ khi chiếm nước ta làm thuộc địa, Pháp đã nhân danh Việt Nam thi hành chủ quyền ấy đúng công pháp quốc tế. Pháp đã xây dựng hai trạm khí tượng theo hệ thống quốc tế trên đảo Hoàng Sa và đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa. 

Năm 1947, chính phủ Trung Hoa dân quốc đưa ra yêu sách về chủ quyền biển Đông theo “đường lưỡi bò gồm 11 khúc đứt đoạn”. Năm 1949, chính quyền Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng yêu cầu tương tự nhưng không quyết liệt, quốc tế coi như làm ngơ. Ngày 14-10-1950, tại Hội nghị ký hòa ước San Francisco (Liên Hiệp Quốc), Thủ tướng Trần Văn Hữu của chính quyền Bảo Đại do Pháp bảo trợ đã tuyên bố: “Chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”…



Bản đồ 3, An Nam quốc với biển Đông Nam hải, trích Hải quốc đồ chí. (Ảnh chụp lại từ tư liệu của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu)

Những bước leo thang trên biển Đông

Ngày 15-1-1974, Trung Quốc đem quân đến đánh chiếm các đảo Hoàng Sa. Dưới thời của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Trung Quốc đem thủy quân hùng hậu đánh chiếm một số đảo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam (năm 1988). 

Ngày 21-2-1992, Trung Quốc ra quy định biển Đông thuộc lãnh hải tỉnh Hải Nam, theo bản đồ với những “đường cắt khúc chín đoạn” chiếm hầu hết biển Đông, thâu tóm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc đã chính thức trình lên Liên Hiệp Quốc bản đồ “đường lưỡi bò” vào năm 2009. Việt Nam và các nước liên quan đã phản đối sự phi lý, không phù hợp với luật pháp quốc tế của “đường lưỡi bò” này. 

Mấy tháng gần đầy, Trung Quốc ngang nhiên cấm đánh cá trên biển Đông, xâm phạm vào cả vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Gần đây nhất, Trung Quốc có hành động ngang ngược là gây hấn với các tàu thăm dò dầu khí hay các chương trình nghiên cứu khác về biển. Những hành vi gây hấn này được Trung Quốc tiến hành trong phạm vi “đường lưỡi bò”, mặc dù đường ranh giới này vi phạm Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 của Liên Hiệp Quốc. 

Phải khẳng định rằng những hành vi của Trung Quốc là sai trái, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, xâm phạm trắng trợn vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việc gọi tên biển Nam Trung Hoa không có nghĩa đó là biển của Trung Quốc và Trung Quốc có quyền thực thi chủ quyền xâm phạm cả vào vùng biển của các nước khác được xác lập theo đúng Công ước quốc tế về luật biển 1982.
.
Nhà nghiên cứu NGUYỄN ĐÌNH ĐẦU

Đọc tiếp...

RFI ĐƯA TIN VỀ VIỆC KHỞI XƯỚNG BẢN TUYÊN CÁO ĐẶC BIỆT

Biển Đông: Nhân sĩ trí thức Việt Nam ký tên vào bản tuyên cáo phản đối Trung Quốc 

Anh Vũ
 
Hôm nay, 26/06/2011, trên mạng internet lưu truyền một bản tuyên cáo do một nhóm các nhân sĩ trí thức tại thành phố Hồ Chí Minh khởi xướng. Tuyên cáo mang tiêu đề: «Tuyên cáo về việc nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục có những hành động gây hấn xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và tòan vẹn lãnh thổ Việt Nam trên Biển Đông ».

Trước khi đưa ra 4 nội dung tuyên bố, bản tuyên cáo mở đầu bằng việc nhắc lại mối đe dọa của Trung Quốc đối với tòan vẹn lãnh thổ của Việt Nam trong quá khứ và gần đây nhất là những tuyên bố đòi chủ quyền và hành động gây hấn trên Biển Đông.

Tuyên cáo kêu gọi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quốc hội Việt Nam cùng các tổ chức xã hội chính trị tại Việt Nam đẩy mạnh các biện pháp "chống lại những hành động ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”. Đặc biệt, bản tuyên cáo nhấn mạnh chính quyền không nên ngăn chặn các cuộc biểu tình ôn hòa của người dân phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông vì đó là những hành động yêu nước.

Được soạn thảo ngày 25 tháng 6, trong vòng chưa đầy một ngày đăng tải trên mạng, bản tuyên cáo đã thu hút gần một trăm người ký tên. Trong số này người ta thấy có hầu hết các gương mặt nhân sĩ trí thức, lão thành cách mạng, cựu quan chức chính quyền ở trong nước và cả ở ngoài nước, đã từng nhiều lần lên tiếng bày tỏ những bức xúc về hiểm họa bành trướng của Trung Quốc đối với Việt Nam, cũng như về vấn đề toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên Biển Đông. Họ cũng là những người đã tham gia các cuộc biểu tình tự phát chống Trung Quốc tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong hai chủ nhật ngày 5 và 19 tháng sáu vừa qua.

Trả lời phỏng vấn RFI, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện ở Hà Nội, một trong những người tham gia ký tên vào bản tuyên cáo cho biết:

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện - Hà Nội
26/06/2011




Đọc tiếp...

NGƯỜI VIỆT NAM CÓ BÀI HOA KHÔNG ?

Trước khi đọc bài viết của Bùi Công Tự, xin mời chư vị đọc BẢN TUYÊN CÁO ĐẶC BIỆT DO GIỚI NHÂN SĨ TRÍ THỨC KHỞI XƯỚNG, tại đây http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/06/ban-tuyen-cao-ac-biet-cua-gioi-nhan-si.html

Nếu chư vị đồng ý ký tên, xin ký tại địa chỉ: tuyencao2506@gmail.com.
____________________________________________________________

NGƯỜI VIỆT NAM CÓ BÀI HOA KHÔNG?
 
Bùi Công Tự

Phải chăng ông Trời phú cho đất nước Việt Nam thiên thời, địa lợi và con người hòa hiếu hơn đất nước Trung Quốc nên hàng triệu người Hoa đã bỏ lại mồ mả tổ tiên để di cư đến Việt Nam mưu cầu đời sống, từ ngàn năm xưa và cả hôm nay ?
Một thập niên qua lượng người Trung Quốc vào Việt Nam càng ngày càng nhiều. Họ đến để kinh doanh hay làm gì gì nữa thì chỉ có họ biết. Một số đông đến theo rất nhiều các dự án của Việt Nam mà các công ty Trung Quốc trúng thầu giá rẻ. Một tỉnh nhỏ như Ninh Bình mà cũng đang có tới 2400 người Trung Quốc làm việc. Các nơi khác như Hải Phòng,  thành phố Hồ Chí Minh thì số người Trung Quốc còn đông gấp bội. Suy ra cả nước con số rất lớn. Nó chiếm mất đáng kể chỗ làm việc của những người Việt Nam đang còn thất nghiệp.
Hôm nay tôi đọc thấy một bạn viết trên blog cá nhân những dòng sau đây:
“Mình cũng lấy làm lạ, sao mà lắm Tàu trên đất nước mình thế ? Có đi từ Bắc vào Nam mới biết. Trên tàu hỏa cũng thấy đông, xuống ga cũng gặp nhiều, qua Thanh Hóa, Vinh và các thành phố khác cũng nhan nhản người Tàu”.
“Ở Việt Nam trông thấy anh nào nhếch nhác, đầu trọc, mắt một mí, thuốc lá rút từng điếu ra mời thì chắc chắc đó là cái anh người Tàu…nhận ra ngay” (Blog Mai Tiến Nghị).
Thành phố Hồ Chí Minh nơi tôi ở có lẽ có nhiều người Trung Quốc hơn các tỉnh thành khác. Có hôm 5h sáng đi thể dục đã gặp một anh “đầu trọc, mắt một mí” ngồi sau xe máy một cô gái từ trong hẻm đi ra. Những người Trung Quốc mới đến thành phố này chủ yêu làm kinh doanh nên trông họ cũng khá lịch sự. Những chuyện tôi nghe kể người Trung Quốc làm tầm bậy tầm bạ thường là ở nơi có những công trình xây lắp hay khai mỏ. Như chuyện ở Thanh Hóa họ kéo bè kéo đảng cả trăm người cầm gậy gộc đang đêm xông vào làng đuổi đánh bà con ta. Cảnh ấy đã có người quay được video phát trên mạng internet.
Vậy chúng ta nên nhìn nhận về những người Trung Quốc đang làm việc ở Việt Nam như  thế nào?
Thực tế đã cho chúng ta bài học lịch sử là những người cầm quyền Bắc Kinh luôn luôn tìm mọi cách kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, khi ngấm ngầm, khi công khai phá hoại chúng ta. Họ đang từng bước xâm chiếm biển đông và Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam cũng như đang rục rịch gây hấn ở biên giới phía Bắc. Về lâu dài họ có dã tâm xâm lược cả nước ta. Chính vì thế họ buộc chúng ta phải cảnh giác với mọi người Trung Quốc đang hiện diện trên đất nước này.
Rất có thể cái anh người Tàu đang tợp li café ở bàn bên cạnh chỗ ta ngồi là một tên gián điệp Bắc Kinh? Rất có thể cái cậu “đầu trọc, mắt một mí” đêm qua ngủ trọ nhà cô gái trong hẻm là một tên phá hoại? Rất có thể cái đơn vị sản xuất gồm những nhà quản lý, kỹ sư và công nhân đang xây lắp cho một dự án trúng thầu kia là một đơn vị sư đoàn hoặc trung đoàn quân đội Trung Quốc trá hình?  Và ai biết được họ đang thực hiện âm mưu gì trong những khu đất mênh mông mà họ rào kín bưng nội bất xuất, ngoại bất nhập ?
Vì thế tâm lý nhân dân ta hiện nay là không muốn có người Trung Quốc trên đất nước mình. Đó là sự thật. Vì cảnh giác là chính chứ không phải vì sợ mất chỗ làm việc.
Tuy vậy để khách quan chúng ta cứ đặt ra câu hỏi: Người Việt Nam có bài Hoa không ?
Bảo không ư? Sao các anh chị lại gọi người Trung Quốc là Tàu khựa, Tàu ô, Chú Khách?
Xin thưa đó cũng là sự thật, sự thật của những câu nói đùa.
Sự thật không đùa là người Việt Nam đã thờ Khổng Tử, thờ ông Quan Vân Trường ở những đền miếu tôn nghiêm nhất. Thậm chí một tên tướng giặc như Sầm Nghi Đống cũng được dân ta cho một cái miếu thờ nho nhỏ. Tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay trong khu đô thị Phú Mỹ Hưng có một đại lộ rất đẹp mang tên Tôn Dật Tiên và một trường học mang tên một người Trung Quốc khác.
Sự thật lịch sử là đất nước và nhân dân Việt Nam đã cưu mang hàng triệu người Trung Quốc đến làm ăn sinh sống. Theo tài liệu lịch sử, cuộc di cư của người Hoa đến Việt Nam phổ biến từ sau các cuộc chiến tranh ở Trung Quốc. Họ chạy trốn các cuộc chiến cuối đời Đường – đầu đời Tống (960-1279), cuối đời Tống – đầu đời Nguyên (1279-1368), cuối đời Nguyên – đầu đời Thanh (1662-1911).
Những đô thị thương mại như Vân Đồn (TK XV), phố Hiến (TK XVI), Hội An (TK XVII) và Sài Gòn – Chợ Lớn (TK XVIII-XX) là nơi tập trung nhiều người Hoa sinh sống nhất.
Năm Kỷ Mùi (1679) hai viên tướng của nhà Minh là tổng binh Dương Ngạn Địch và phó tướng Trân Thượng Xuyên, sau khi thua trận với người Mãn Thanh, đã đem 3000 quân chạy sang vùng cửa biển Thuận An của Việt Nam. Không chịu làm tôi tớ cho nhà Thanh nhưng họ chấp nhận làm bề tôi cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn Phúc Tần đã cưu mang những người Trung Quốc này, cho họ về ở vùng Biên Hòa (Trần Thượng Xuyên) và vùng Mỹ Tho (Dương Ngạn Địch). Sau này những người Trung Quốc nói trên đã đóng góp vào việc phát triển những vùng đất đó.
Một người Trung Quốc khác cũng là tướng nhà Minh chạy sang Việt Nam là Mạc Cửu thì được chúa Nguyễn cưu mang ở vùng đất Cà Mau.
Giữa TK XIX, để tránh sự đàn áp của nhà Thanh, hàng ngàn người Trung Quốc và gia đình thuộc đội quận Cờ đen, Cờ vàng vốn là tàn quân của các cuộc khởi nghĩa của nông dân Trung Quốc dã từ Quảng Đông, Quảng Tây tràn vào Việt Nam. Đội quân Cờ đen do Lưu Vĩnh Phúc (1837-1917) cầm đầu đã tham gia cùng quân đội nhà Nguyễn đánh Pháp, giết được viên đại úy Garnier tại Cầu Giấy.
Những người Trung Quốc này sau khi tổ chức bị tan rã đã không trở về Trung Quốc. Họ định cư tại các vùng miền núi của Việt Nam như Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Tại vùng Định Hóa và Đại Từ Thái Nguyên tôi đã gặp những người họ Lương tự nhận là họ hàng của Lương Tam Kỳ một thủ lĩnh quân Cờ đen. Như vậy thêm một lần nữa đất nước Việt Nam lại cưu mang những người tị nạn đến từ phương Bắc cho dù có một thời họ làm thảo khấu.
Người Hoa hay người gốc Hoa hiện nay đang sống trên lãnh thổ Việt Nam có gần 1 triệu người. Tỉnh thành nào ở Việt Nam cũng có người Hoa. Đông nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh. Do sống ở Việt Nam lâu đời nên đa số bà con người Hoa có quốc tịch Việt Nam. Tuy thế họ vẫn giữ được bản sắc Hoa rất đậm, vẫn nói tiếng Hoa, phong tục tập quán Hoa. Đồng thời họ thông thạo tiếng nói và tập quán của người Việt. Những năm gần đây người Hoa ở Trung Quốc lục địa, Đài Loan, Hồng Kong đến làm ăn ở Việt Nam chưa có số liệu nhưng ước đoán cũng phải vài chục ngàn người. Nhìn chung người Hoa và gốc Hoa đang sống ở Việt Nam đều có đời sống khá giả hơn người Việt.
Cũng cần nói thêm là trong số những người Trung Quốc đang làm việc ở Việt Nam hiện nay có nhiều người là dân nghèo, họ đến Việt Nam để kiếm miếng cơm manh áo. Cho nên chúng ta cần nhìn họ với con mắt nhân văn.
Bây giờ xin bạn đọc trả lời giúp tôi câu hỏi: Người Việt có bài Hoa không ?
Tuy nhiên với người Trung Quốc tôi xin nhắc tại đây câu nói của nhà cách mạng Tiệp Khắc tác giả “Viết dưới giá treo cổ”: CON NGƯỜI, HÃY CẢNH GIÁC! TÔI YÊU TẤT CẢ CÁC NGƯỜI.
TP Hồ Chí Minh 26/06/2011.
*Bài viết do tác giả Bùi Công Tự gửi NXD-Blog.
Xin chân thành cảm ơn tác giả!
Đọc tiếp...