Thứ Tư, 13 tháng 12, 2023

PHẢI CHĂNG ÔNG CHU XUÂN GIAO LẠI DỰNG CHUYỆN THÁNH THẦN


ÔNG CHU XUÂN GIAO LẠI DỰNG CHUYỆN MIẾU THỜ HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA TRONG 50 TRANG BÀI VIẾT CÓ TÊN:
 
“VỀ TỔ HỢP THẦN LIỄU HẠNH - HUYỀN TRÂN: TRƯỜNG HỢP LÀNG CHÀI NAM Ô DƯỚI CHÂN ĐÈO HẢI VÂN Ở XỨ QUẢNG”
 
Ngày 20/11/2023, tại Viện nghiên cứu Tôn giáo tổ chức Hội thảo khoa học “ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI: ĐỜI SỐNG CÁC TÍN NGƯỠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY” 
 
Trong hội thảo này, TS Chu Xuân Giao đã góp bài tham luận mang tên: “Về tổ hợp thần Liễu Hạnh - Huyền Trân : trường hợp làng chài Nam Ô dưới chân đèo Hải Vân ở Xứ Quảng” bài viết có độ dài 50 trang A4 nhưng nội dung cần hiểu thì trong khoảng 2 trang A4 như sau:
 
Làng chài Nam Ô, ở phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng dưới đèo Hải Vân có một ngôi miếu thờ nhỏ được nhân dân gọi là miếu thờ bà Liễu Hạnh.

Sẽ ít người biết đến ngôi miếu này nếu như không có loạt bài báo của báo Thanh Niên viết về vấn đề các di tích tại làng Nam Ô bị ảnh hưởng do địa phương làm du lịch trong đó có Miếu bà Liễu Hạnh vì thế TS Chu Xuân Giao biết đến đến tên di tích này nhưng chưa bao giờ đến khảo sát trực tiếp và vẫn theo dõi qua các bài báo của báo Tiền phong.
 
Những tưởng Miếu đã bị san phẳng thì địa phương lại có kế hoạch gìn giữ lại những di tích của làng Nam Ô. Nhiều khu vực thuộc dự án trước đây đã được loại ra ngoài (đưa ra khỏi dự án), mà tiêu biểu nhất là: vùng ghềnh Nam Ô, lăng Ông và miếu bà Liễu Hạnh và sau đó cụm di tich này được xếp hạng di tích cấp tỉnh.
 
Mặt khác, ở Nam Ô ngoài cụm di tích miếu Bà Liễu Hạnh kể trên còn một phế tích khác trên núi Nam Ô được tương truyền là miếu thờ vọng công chúa Huyền Trân không rõ xây dựng tự bao giờ, nhưng đến năm 1915 do bị bão nên ngôi miếu đổ sập hoàn toàn.
 
Đến năm 1999 thì tại phế tích này có tên ‘miếu thờ vọng công chúa Huyền Trân’ người ta đào được 03 bài vị có ghi:
 
Ở giữa: Phụng thỉnh Chúa Tiên thần nữ chi vị; 
Ở bên phải: Phụng thỉnh Đông trù tư mệnh Táo Quân thần vị;
Ở bên trái: Phụng thỉnh Tiên Sư chi thần vị. 
 
 
Do “miếu thờ vọng công chúa Huyền Trân” ở trên núi đã bị đổ nát nên người dân đã mang 3 bài vị này về thờ trong Miếu Bà Liễu Hạnh từ đó có việc “phối thờ công chúa Huyền Trân” trong Miếu Bà Liễu Hạnh từ bấy giờ.
 
Lại nói di tích Miếu Bà Liễu Hạnh sau khi có nguy cơ bị san phẳng thì lại được ‘thoát nạn’do quy hoạch của địa phương đã được điều chỉnh và được trùng tu lại bằng ngân sách nhà nước vào cuối năm 2021.
 
Khi trùng tu xong địa phương cho khắc bia quốc ngữ giới thiệu với nội dung trên bia như sau: 
 
LÀNG NAM Ô
Tên di tích: MIẾU BÀ LIỄU HẠNH
Nơi thờ phụng :THÁNH MẪU LIỄU HẠNH/ NGŨ HÀNH NƯƠNG NƯƠNG
Phối thờ; CHÚA TIÊN THẦN NỮ (HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA)
Ngày lễ vía 20/2 Âm lịch
 
 

Tuy nhiên mặc dù tên là Miếu Bà Liễu Hạnh nhưng trong ngôi miếu đó không có bài vị thờ bà Liễu Hạnh. Chỉ có 03 bài vị thờ 3 vị:
 
1). Cao Các Quảng Độ tôn thần (ở giữa);
2) Hà Bá Thủy Quan tôn thần (bên phải);
3). Đại Đức Long Vương tôn thần (bên trái). 
 
 
Có hai vị không có bài vị là Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Ngũ Hành Nương Nương.
 
Bản thân Thánh Mẫu Liễu Hạnh thì hiện không thấy có bài vị, cũng không có sắc phong hay thần phả (một số người làng cho biết: trước đây, có sắc phong nhưng đã bị cháy toàn bộ cùng ngôi nhà của ông thủ sắc vào khoảng năm 1916-1917). 
 
Có một pho tượng nữ thần đặt ở ban thờ chính và trước bộ bài vị Cao Các - Hà Bá - Long Vương, được giới thiệu là tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, nhưng dáng vẻ giống tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu của người Hoa.
 
Hiện nay tại Miếu có ngày vía của bà Liễu Hạnh vào 20 tháng 2 âm lịch, còn những ngày kỷ niệm đến “Chúa Tiên” vị thần được cho là Huyền Trân Công chúa đều không có.
 
Tóm lại, ngoài tên là Miếu Bà Liễu Hạnh thì ngôi miếu này không có các dấu tích liên quan đến tục thờ Mẫu Liễu như ở ngoài Bắc hay ở Huế.
 
Còn với việc thờ Huyền Trân công chúa thì ngoài bài vị có tên Tiên Chúa được tìm thấy ở phế tích trên núi được cho công chúa Huyền Trân thì cũng không có thông tin thêm, ngoài tên gọi.
 
Bải nghiên cứu của TS Chu Xuân Giao cũng cho biết, chính nhà nghiên cứu người địa phương Đặng Phương Trứ cũng không chắc chắn về các vị được thờ là ai.
 
Tháng 10 năm 2022 ông Chu Văn Tuấn, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo trong một lần công tác được di tích chụp ảnh tại đây, đồng thời được TS Chu Xuân Giao nhờ kết nối trao đổi phỏng vấn live stream qua zalo giữa nhà nghiên cứu Đặng Phương Trứ (Đặng Dùng). Cuối cùng TS Chu Xuân Giao có một số suy luân và đưa các kết luận như sau:
 
Ban đầu Miếu Bà Liễu Hạnh thờ Tứ vị Thánh Nương sau đó tín ngưỡng hệ thần Liễu Hạnh đã từ vùng Sơn Nam lan tỏa ra toàn quốc ở các thế kỉ XVII - XIX, và đặc biệt phát triển mạnh ở nửa đầu thế kỉ XX trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy khi Việt Nam bị mất nước nên được thỉnh về Miếu những đầu thế kỷ XX.
 
Còn việc “Tiên Chúa” có phải “Huyền Trân Công Chúa” không thì không chắc chắn và có khi lẫn lộn.
 
Tuy vậy, cuối bài nghiên cứu TS Chu Xuân Giao vẫn có nhận xét về giá trị tổ hợp thờ chưa rõ ràng này:
 
Tại phần cuối bải nghiên cứu TS Giao kết luận:
 
Tổ hợp thần Liễu Hạnh - Huyền Trân và nhiệt tâm của cư dân làng chài đối với các vị thần, trên thực tế, đã góp phần vào việc giúp chính quyền địa phương và các doanh nghiệp địa phương “bừng tỉnh” về những giá trị văn hóa truyền thống quí báu không thể để mất đi trong quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế du lịch .
 
TỔNG KẾT
 
Một bài viết với nội dung đơn giản nhưng TS Chu Xuân Giao đã áp dụng biện pháp nghiên cứu sơ sài : KHÔNG ĐẾN KHẢO SÁT, KHÔNG ĐỌC HỒ SƠ DI TÍCH để đưa ra kết luận về việc ngôi miếu có tên Miếu Bà Liễu Hạnh chính xác là thờ Liễu Hạnh từ đầu TK20.
 
Được biết ngày 16/12 tại ĐH Cao Hùng TS lại mang các nội dung đã trình bày trong tham luận này để đi hội thảo về Tam Phủ Thánh Mẫu và Thiên Hậu Nương Nương với bài viết mang tên mới 
 
"Nữ thần Đại Việt trên vùng đất mới: Về tập hợp tín ngưỡng thờ Liễu Hạnh Công Chúa và Huyền Trân Công chúa ở chân Đèo Hải Vân ở xứ tỉnh Quảng Nam, Trung Nam Bộ Việt Nam.
 
Nội dung chi tiết chờ xem hồi sau sẽ rõ.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét