Thứ Ba, 18 tháng 10, 2022

DỰ ÁN CAM LÂM - NHỮNG CẢNH BÁO VỀ AN NINH VÀ MÔI TRƯỜNG

Diện tích huyện Cam Lâm 543,82 km² tương đương 55.000 ha.
Phú Quốc: 574 km², Singapore: 728 km².
Như vậy Cam Lâm tương đương Phú quốc và khoảng 74% dt Singapore.

Cam Lâm nằm giữa hai Thành phố Nha Trang và Cam Ranh nơi có Quân cảng Cam Ranh và Sân bay Quốc tế.

VỀ ĐỒ ÁN KHU ĐÔ THỊ CAM LÂM

Đặng Chương Ngạn

Huyện Cam Lâm nằm sát ngay bên cạnh thành phố Cam Ranh, một vị trí hết sức nhạy cảm.

Huyện vừa phổ biến QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ MỚI CAM LÂM TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2045. Bản quy hoạch này khi lấy ý kiến của dân, 80% người dân đã phản đối.

Điểm nhấn của đồ án này là giải toả trắng dân cư hiện hữu lập KHU DÂN CƯ ĐA QUỐC GIA cho dân đa quốc gia đến ở, học tập, làm việc. Khu dân cư này dự tính 500,000 người ( nửa triệu). Với số dân như vậy đây có thể coi là một thành phố.

Chắc chắn với tên gọi KHU DÂN CƯ ĐA QUỐC GIA sẽ có công dân nhiều nước tới, nhưng chủ yếu vẫn sẽ là dân Trung Quốc. Nếu không có một chính sách cụ thể sẽ mở đường hình thành một đặc khu của TRung Quốc ở Việt Nam và hết sức bất an khi nó nằm ngay cạnh Cam Ranh một địa điểm chiến lược về quân sự.

Nên không có gì lạ khi 80% dân Cam Lâm đã phản đối dự án này khi được lấy ý kiến.

* Xem bài viết của Lê Nghị về ĐỒ ÁN QUY HOẠCH NÀY:
https://www.facebook.com/permalink.php...

Hình 1: Cam Lâm nằm cạnh TP. Cam Ranh.
Hình 2 : Quy hoạch khu dân cư ĐA QUỐC GIA 500,000 người.



DỰ ÁN CAM LÂM - TỈNH KHÁNH HÒA
PHÁ HOẠI MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VEN BIỂN 

“Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa đến năm 2045” không những đuổi 110 ngàn dân ra khỏi nơi ở, dạt về vùng ven núi ven biển, mà còn phá hoại môi trường sinh thái, làm đảo lộn các hệ sinh thái ở vùng ven biển Cam Lâm. 

Theo Dự án này, thì sẽ: Đào một kênh cắt ngang bán đảo Cam Ranh để đưa nước biển từ đại dương vào cuối vịnh Cam Ranh thường gọi là đầm Thuỷ Triều. Tiếp tục đào thêm trên đất liền khoảng 30km một con sông rộng 300m từ biển đầm xuyên qua quốc lộ 1 A, gần giáp với đường tránh QL1A, bao gồm 3/4 diện tích 3 xã và thị trấn, vốn là khu trù mật nhất của huyện. Từ đó chia làm một quần đảo với 13 đảo lớn. Tiếp tục mạng kênh rạch chia những đảo lớn thành đảo nhỏ.

Tram Nguyen

Về an ninh quốc phòng: Cam Lâm có vị trí nằm ven biển, phía Nam giáp với TP Cam Ranh không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà nó còn mang ý nghĩa an ninh quốc phòng. 

Thành phố Cam Ranh là một địa điểm chiến lược quân sự quan trọng cùng với vùng 4 Hải Quân là căn cứ quân sự trọng điểm của quốc gia. 

Việc đào kênh dẫn nước biển vào đất liền biến bán đảo Cam Ranh thành đảo nhỏ, biến Cam Lâm thành các cụm đảo nổi chia cắt với đất liền sẽ dễ dàng bị cô lập khi có bất ổn chính trị xảy ra. Nếu đồ án thực hiện thành công thì 500.000 người đa quốc gia nhập cư sẽ có công dân nhiều nước, nhưng chủ yếu vẫn sẽ là dân Trung Quốc. Nếu không có một chính sách cụ thể sẽ mở đường cho chủ đầu tư tạo một đặc khu của Trung Quốc ở Cam Lâm, vấn để này cần được xem xét và đánh giá kỹ càng. Dẫn chứng tình hình Cam Lâm từ năm 2017 - 2019 làn sóng nhà đầu tư Trung Quốc nhập cư với danh nghĩa kinh doanh dịch vụ du lịch tour 0 đồng trong các tòa nhà khép kín, chỉ tuyển nhân viên người Trung Quốc, nội bất xuất ngoại bất nhập, không đóng góp gì cho kinh tế địa phương mà còn gây mất an ninh trật tự trên địa bàn Cam Lâm.


Tín Lê Phan

THIỂN Ý VỀ ĐỒ ÁN QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ SÂN BAY CAM LÂM.

Một đồ án xoá trắng, một đô thị mới, mất gốc, không còn ký ức …

Huyện Cam Lâm được tái lập năm 2007, cư dân nơi đây đã sinh sống từ lâu đời, một vùng đất có giá trị lịch sử, minh chứng bằng các di chỉ khảo cổ, cụ thể là di chỉ khảo cổ Văn Tứ Đông và các di tích đình, chùa …

Trước hết, ta phải tiếp cận và nhận diện cho đúng, đây là ĐẦM thủy triều chứ không phải là SÔNG thủy triều, với các yếu tố đặc thù của nó & các mối quan hệ hữu cơ với các khu vực xung quanh. 

Biến bán đảo thành đảo, một vùng đất bán sơn địa thành khu đô thị sông nước ( Mặn ngọt hên xui) hữu (vô?) tình …

Bỏ tiền ra để đào một con kênh thông từ đầm Thuỷ Triều ra Biển Đông, rồi lại bỏ thêm tiền làm đập ngăn mặn để xử lý những tác hại chưa lường hết được của nó? 

Việc đào kênh này phải chăng chỉ để phục vụ cho giới nhà giàu vi vu ca nô & du thuyền từ các tư gia, biệt thự, bám theo các nhánh kênh ra đầm Thuỷ Triều, chạy ra Biển Đông và lượn ra Nha Trang cho gần, còn những tác hại của nó, những thành phần còn lại của xã hội phải gánh chịu…?

Cư dân bản địa, là chủ thể, với những nét văn hoá, tập tục, tập quán sản xuất, sinh hoạt đặc thù của mình chính là một thành tố rất quan trọng tạo nên tính đặc thù của mỗi một nơi chốn , điều đó tạo nên “ Hồn cốt đô thị “. 

Dân Hà Nội góp phần quan trọng tạo nên hồn cốt và tính đặc thù cho vùng đất thủ đô. Dân Sài Gòn góp phần quan trọng tạo nên hồn cốt & tính đặc thù cho đô thị Sài Gòn.

Nay quy hoạch đô thị Cam Lâm nhưng xem chừng không là chốn nương thân cho chủ thể - cư dân bản địa. Vậy thì còn đâu là tính đặc thù, còn đâu là hồn cốt đô thị khi đồ án được hình thành …?

Thiên nhiên - Điều kiện tự nhiên & con người- Dân bản địa, là hai chủ thể quan trọng hàng đầu trong quá trình nghiên cứu và cho ra một đồ án QH. Cần phải khai thác & phát huy tối đa những ưu điểm, lợi thế hiện hữu, khắc phục những điều kiện bất lợi nhằm phục vụ cho hai chủ thể này. Trong khi đó, đồ án này chỉ bày ra toàn những điều kiện bất lợi cho con người (Dân bản địa ) & Thiên nhiên, rồi sau đó lại tìm cách hạn chế những bất lợi đó, liệu có khả năng giải quyết thỏa đáng nổi không, liệu có thuận hợp được cho con người & thiên nhiên nơi đây không …?

Nói chung, nội dung đồ án này dường như mục tiêu chính chỉ dành cho một nhóm đối tượng, không phục vụ cho dân nghèo địa phương & tác hại của nó đến mọi lĩnh vực thật khó lường… 

 

1 nhận xét :

  1. Những người ký duyệt, thực hiện và ủng hộ dự án này đều có vấn đề về nhân cách.

    Trả lờiXóa