VTC
Thứ Bảy, 08/08/2020 15:19:17 +07:00
Lãnh đạo UBND TP Hà Nội giao Sở Xây dựng tạo điều kiện, hỗ trợ nhà ở xã hội cho bà Đặng Huỳnh Mai, cựu Thứ trưởng Bộ GD-ĐT trong trường hợp bà có nhu cầu.
Giữa tháng 6 vừa qua, UBND TP Hà Nội nhận được văn bản của Bộ Xây dựng về việc hỗ trợ nhà ở xã hội đối với bà Đặng Huỳnh Mai.
Mới đây, UBND TP Hà Nội có văn bản gửi Sở Xây dựng trong đó nêu ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP về vấn đề này. Theo đó, lãnh đạo TP chỉ đạo, trường hợp bà Đặng Huỳnh Mai có nhu cầu về nhà ở xã hội trên địa bàn, giao Sở Xây dựng tạo điều kiện, hỗ trợ nhà ở xã hội cho bà Đặng Huỳnh Mai theo quy định của pháp luật về nhà ở hiện hành.
Mới đây, UBND TP Hà Nội có văn bản gửi Sở Xây dựng trong đó nêu ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP về vấn đề này. Theo đó, lãnh đạo TP chỉ đạo, trường hợp bà Đặng Huỳnh Mai có nhu cầu về nhà ở xã hội trên địa bàn, giao Sở Xây dựng tạo điều kiện, hỗ trợ nhà ở xã hội cho bà Đặng Huỳnh Mai theo quy định của pháp luật về nhà ở hiện hành.
Trước đó, cựu Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Đặng Huỳnh Mai có văn bản gửi Thủ tướng trình bày nguyện vọng xin giữ lại căn hộ nhà công vụ trên.
Cựu Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Đặng Huỳnh Mai đã liên hệ Bộ Xây dựng đề nghị trả lại căn nhà công vụ ở Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội).
Theo bà Đặng Huỳnh Mai, khi bà được phân bổ căn hộ chung cư 608 nhà A2, khu nhà công vụ Hoàng Cầu, thì đây là căn hộ thô, gia đình bà tự hoàn thiện, trang bị vật dụng. Sau khi nhận sổ nghỉ hưu, gia đình bà Đặng Huỳnh Mai trả tiền thuê nhà cho Bộ Xây dựng.
Căn hộ công vụ 608 tòa chung cư A2, khu
nhà công vụ Hoàng Cầu, rộng 93m2, được giao cho gia đình bà Đặng Huỳnh
Mai ở từ tháng 9/2001, khi bà đảm nhiệm chức Thứ trưởng Bộ GD-ĐT.
Cựu Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giãi bày: “Cùng
thời với chúng tôi, nếu công tác ở hệ Đảng hoặc Quốc hội đều được hóa
giá nhà, chỉ có chúng tôi bên hệ Chính phủ thì không có gì, bản thân tôi
cũng chỉ có một căn hộ chung cư tự hoàn thiện, tự trang bị và ở gần 20
năm qua...".
Vì thế, bà Đặng Huỳnh Mai "kính mong nhận được sự quan tâm xem xét của Thủ tướng và bộ trưởng Bộ Xây dựng".
Trong văn bản này, bà Đặng Huỳnh Mai
cũng chia sẻ, cuộc đời hoạt động chưa hề nhận được một chính sách nào
của Đảng về nhà ở, đất đai hay phương tiện đi lại chỉ có một căn hộ đang
thuê để tiếp tục làm việc và ở cùng con trai là giảng viên Đại học Bách
khoa Hà Nội.
Trình bày nguyện vọng về căn hộ ở chung
cư Hoàng Cầu gửi tới Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Xây dựng, bà Đặng Huỳnh
Mai giới thiệu là nhà giáo nhân dân, học hàm tiến sĩ, nguyên Thứ trưởng,
kiêm Bí thư Đảng bộ Bộ GD-ĐT. Hiện bà Đặng Huỳnh Mai là ủy viên Đoàn
chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chủ tịch Liên hiệp hội về
người khuyết tật, Phó chủ tịch Trung ương Hội Cựu giáo chức Việt Nam.
Được biết, trước nguyện vọng của bà Đặng
Huỳnh Mai, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng đề nghị
nghiên cứu, quan tâm, ưu tiên giải quyết chính sách cho nhà giáo nhân
dân, tiến sĩ Đặng Huỳnh Mai được cải thiện điều kiện về nhà ở.
Hôm qua (ngày 7/8), Bộ Xây dựng cho
biết, gia đình cựu Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Đặng Huỳnh Mai đã liên hệ với bộ
phận chuyên trách của Bộ, đề nghị cử người đến kiểm kê để thực hiện bàn
giao lại căn hộ 608, tòa A2, khu nhà công vụ Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà
Nội).
Nhận được đề nghị trả lại nhà của gia đình cựu Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Đặng Huỳnh Mai, Bộ Xây dựng đang sắp xếp để kiểm kê, thực hiện các thủ tục tiếp nhận lại nhà công vụ theo quy định.
Nhận được đề nghị trả lại nhà của gia đình cựu Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Đặng Huỳnh Mai, Bộ Xây dựng đang sắp xếp để kiểm kê, thực hiện các thủ tục tiếp nhận lại nhà công vụ theo quy định.
Cán bộ cấp cao trả nhà công vụ sẽ được mua nhà ở xã hội
Theo Luật nhà ở năm 2014 quy định về những đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội bao gồm 10 nhóm đối tượng trong đó có các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật nhà ở năm 2014.
Ngoài ra, đối tượng này phải kèm theo điều kiện như: Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.
Với cái tâm "chất phát" của bà Đặng Huỳnh Mai thì tôi nghĩ rằng chẳng phải là nhà xã hội mà nhà cầm quyền Hà Nội ưu tiên cho bà mà nếu có cơ hội thì ngay cả cái chuồng vịt của dân bà Mai cũng chẳng buông tha đâu.
Trả lờiXóaTài sản bề nổi "khiêm tốn" của vợ chồng bà Đặng Huỳnh Mai và ông Trương Văn Sáu đồ sộ như dân biết đến có lẽ nhờ vào tánh "chất phát" của họ, chắc nhờ chạy xe ôm ngoài giờ làm việc - nhờ buôn chổi đót - nhờ nuôi thêm gà vịt - nhờ bán vé số dạo mà họ tạo nên cơ đồ, chứ với đồng lương thuần túy của họ thì có dành dụm 10 đời họ cũng không đủ tiền để mua đất đai và xây dinh thự như thế.
Tiện đây, xin hỏi ông Phú Trọng, ông có thể cho người dân biết là hiện nay có bao nhiêu đảng viên của ông là sứ quân ở đất nước VN này rồi?
Xem bảng thống kê " dàn quan " gia đình vợ chồng ông Bt tỉnh Vĩnh Long mà giật mình kinh hãi .
Trả lờiXóaCái đồng hồ bà này đeo trên tay là đồng hồ Vàng đó, nhãn hiệu cực sang chứ chẳng chơi?
Trả lờiXóaTrước đây UBND TP Hà Nội cũng đã nịnh ông Hoàng Văn Nghiên như "nịnh bố vợ". Sau khi ông chây ỳ không chịu nhả biệt thự Nguyễn Chế Nghía, HN đã giới thiệu cho ông hết nhà này đến nhà khác để ông chuyển đến, ông đều lắc đầu quầy quậy. Năm lần bảy lượt ông mới ưng ý.
Trả lờiXóaChắc bà Mai không dám "cùn" như cái ông Nghiên này.
Đã tham mà lại ngu! Nó thu hồi cái nhà ấy thì cứ ngậm bồ hòn làm ngọt, về nhà họp gia đình, cùng con cái bày mưu tính kế, chớp thời cơ gắp miếng to hơn! Kêu ca thì chúng xâu vào moi móc! Rõ khổ! Có khi còn mất cả chì lẫn chài! Làm quan lâu rồi thì ắt biết cái nghề làm quan muôn vàn lắt léo! Chỉ vì tham quá mà động khẩu thôi! Làm quan to chỉ quen ăn mà không quen nhả! Hơi thiệt một tí đã giãy đành đạch rồi, bây giờ thấy dại chưa??!!?!
Trả lờiXóaThấy mọi người chê bà ta „ngu“, chứ chưa thấy công bà ta nói ra sự thật là cứ ai trong cơ quan Đảng hay Quốc hội đều được hóa giá nhà … Tóm lại rất nhiều chuyện ma ăn cỗ dân Việt không biết được, chỉ khi nào cháy nhà thì lúc đó mới lòi ra … nhiều chuyện! Mà nhìn ra thế giới có ai như Việt nam không nhỉ?! Thảm nào các vị chen nhau, đánh nhau, chạy chọt thật lực vào các vị trí quyền lực, vì đơn giản ở Việt Nam quá béo bở, lương là phụ, mà lậu, bổng lộc mới là chính!
Trả lờiXóaThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi rời chính trường có một câu nói đáng suy nghĩ: “Ráng làm người tử tế”. Câu nói hàm một “tiền giả định” là khi tại chức có lúc ông (và quan chức của ông) đã “không tử tế”, còn từ nay sẽ quyết tâm tử tế. Có lẽ ông Dũng thấy nhiều quan chức của ông, trong đó có ông đã không tử tế vì ăn lạm vào công quỹ nhà nước quá nhiều, đó là một câu nói chân thành và đúng cho các cán bộ nhà nước như bà Mai.
Trả lờiXóaChế độ bổng lộc làm tha hóa quan chức, trở thành một trong những tử huyệt của chế độ. Vì chính sách bổng lộc, bà cựu Thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai suýt nữa có một việc làm không tử tế, nhưng báo chí và dư luận đã giúp bà nhanh chóng tỉnh ngộ. Tuy nhiên trường hợp này có lẽ là cá biệt, còn đa số thì mặc kệ dư luận, cứ đánh chén đã, tiền của dân mà!!!
Hãy tạo điều kiện cho quan chức sống tử tế, cả khi tại chức, lẫn khi nghỉ hưu. Thế thì phải cắt mọi bổng lộc, không có nhà, xe, bảo vệ gì sất, như thủ tướng các nước EU hay tổng thống Mỹ, được tặng 1 món quà từ 100USD trở lên là phải khai báo và nếu muốn giữ làm của riêng thì phải bỏ tiền ra mua món quà mình được tặng đó, nghe qua thì vô lý nhưng ở một chế độ tự do dân chủ số 1 như Mỹ thì hoàn toàn có lý!!!
Tham thì tham vừa vừa thôi chứ! "Ăn dày quá". Chẳng may Covid nó rủ đi thì có mang theo được đâu.
Trả lờiXóa