Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2020

YÊU CẦU TRUNG QUỐC ĐIỀU TRA VỤ ĐÂM TÀU CÁ NGƯ DÂN VIỆT NAM

 
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng - Ảnh: BNG

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc điều tra vụ đâm tàu cá ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa 

Tuổi trẻ
13/06/2020 09:37 GMT+7
 
TTO - Liên quan vụ việc tàu Trung Quốc truy đuổi, đâm hỏng tàu ngư dân Việt ở Hoàng Sa, Việt Nam đã trao đổi với Trung Quốc, yêu cầu điều tra, đồng thời khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Tàu hàng va chạm tàu cá, 1 người chết, 4 người mất tích
Indonesia lên án tàu cá Trung Quốc đối xử với ngư dân như nô lệ
Trình báo việc tàu Trung Quốc truy đuổi, đâm hỏng tàu ngư dân Việt ở Hoàng Sa

Sáng 13-6, trả lời Tuổi Trẻ Online về thông tin tàu Trung Quốc va chạm dẫn đến sự cố với tàu QNg 96416 TS khi tàu QNg 96416 TS đang đánh bắt cá tại khu vực đảo Lincôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:

"Về việc này, ngay trong ngày 10-6, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh đã trao đổi với phía Trung Quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xác minh thông tin vụ việc và thông báo kết quả cho các cơ quan chức năng của Việt Nam để tiếp tục phối hợp giải quyết".

Theo người phát ngôn, sau khi khắc phục sự cố, chiều 12-6, tàu cá QNg 96416TS và toàn bộ ngư dân trên tàu đã về tới cửa Sa Kỳ, Quảng Ngãi an toàn. Các ngư dân hiện đang cách ly tại Trung tâm y tế Bình Sơn, Quảng Ngãi theo quy định phòng chống dịch COVID-19.

"Bộ Ngoại giao đã đề nghị các cơ quan chức năng Việt Nam khẩn trương tiếp xúc với các ngư dân lấy thông tin, phối hợp điều tra xác minh làm rõ vụ việc và sớm có các biện pháp giao thiệp cần thiết với phía Trung Quốc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân", bà Thu Hằng nói thêm.

Nhật Đăng

5 nhận xét :

  1. Việt Nam có trực thăng, có tàu cao tốc, có cảnh sát biển trực ban, thế thì tại sao không có mặt tại hiện trường, can thiệp nạnh mẽ như cảnh sát biển Indonesia mà lại tránh né nhiệm vụ của mình? Sợ tàu à? Tại sao cảnh sát biển Indonesia họ không sợ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sự việc đơn giãn lắm bạn à. Bởi vì cái gọi là các lực lượng cùng cán bộ quan chức của ta đã được huấn luyện kiểu cách "Ác với dân - Hèn với giặc".

      Xóa
  2. Indonesia không cần phải chờ COC, người Indonesia đã có cách ứng xử với tàu! Nếu xâm phạm ngư trường của họ thì bị bắt giữ, phạt tù, đốt bỏ tàu vi phạm! Bọn tàu sợ Indonesia.

    Trả lờiXóa
  3. Dùng Từ "va chạm" nghe có vẻ xã giao quá! Trên thực tế thằng Tầu đã cố tình đâm thẳng vào tầu cá ngư dân ta, đánh đập ngư dân và cướp tài sản của họ.

    Trả lờiXóa
  4. Tiến sĩ – Luật sư Dale J. Montpelier, người từng cố vấn pháp lý cho các vụ tranh chấp liên quan đến dầu khí với Việt Nam, tiết lộ với VOA rằng cuối năm ngoái (2019) ông đã gửi thư đến Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ và đề nghị tư vấn miễn phí cho Việt Nam kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông.
    “Tôi nhận ra sự mất mát đau đớn nếu người dân Việt Nam không bảo vệ những gì là hợp pháp của họ trước sự xâm lược bất hợp pháp của Trung Quốc”, LS. Montpelier viết trong lá thư gửi cho Đại sứ Hà Kim Ngọc.
    THế nhưng, Cho tới nay, LS. Montpelier vẫn chưa nhận được phản hồi từ chính phủ Việt Nam sau nhiều tháng gửi thư cho Đại sứ quán Việt Nam ở Mỹ. Lạ thật??? Người ta giúp mình mà mình không một lời phản hồi cảm ơn.

    Trả lờiXóa