bên cạnh là dòng chữ "Made in the USA" - Ảnh: AFP
Hai đảng của Mỹ đồng lòng giúp các doanh nghiệp 'thoát Trung'
Tuổi trẻ
20/05/2020 05:55 GMT+7
TTO - Các công ty Mỹ rút khỏi Trung Quốc hoặc không hợp tác với các nhà cung cấp chính đặt tại Trung Quốc có thể sẽ được giảm thuế hoặc tận hưởng các chính sách ưu đãi, thậm chí nhận trợ cấp nhà nước nếu quay về nước.
Các cuộc phỏng vấn của Hãng tin Reuters với hàng chục nghị sĩ, quan chức trong chính phủ Mỹ cùng lãnh đạo các ngành công nghiệp cho thấy vấn đề đang được thảo luận hết sức sôi nổi.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từ lâu đã cam kết "đưa việc làm trở về nước Mỹ" nhưng kết quả rất hạn chế.
Sự lây lan của virus corona cùng những lo lắng về sự phụ thuộc của Mỹ vào chuỗi cung ứng vật tư y tế và thực phẩm Trung Quốc đã thúc đẩy mạnh mẽ các ý tưởng "thoát Trung" trong chính quyền Mỹ, Reuters thông tin thêm.
Hồi tuần trước ông Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất chuyển hoạt động về Mỹ. Mục tiêu, như tổng thống Trump nhấn mạnh, là "sản xuất mọi thứ Mỹ cần cho chính mình và sau đó xuất khẩu ra thế giới, kể cả thuốc men".
Một tín hiệu tích cực là cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đều cho thấy sự đồng lòng trong vấn đề này. Các nghị sĩ thuộc hai phe đang thiết kế các dự luật nhằm giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất, vốn chiếm khoảng 18% tổng lượng nhập khẩu trong năm 2019.
"Đại dịch do virus corona là một lời cảnh tỉnh đau đớn rằng chúng ta quá phụ thuộc vào các quốc gia như Trung Quốc về các nguồn cung thiết bị y tế quan trọng", Thượng nghị sĩ Lindsey Graham lập luận. Nếu không có gì trở ngại, dự luật "thoát Trung" do ông Graham soạn thảo sẽ được công bố trong tuần này.
Các thượng nghị sĩ khác như Josh Hawley hay Marco Rubio thì đề xuất dự luật cho phép "trợ cấp hào phóng" cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tại Mỹ, cấm bán các mặt hàng nhạy cảm cho Trung Quốc, thậm chí tăng thuế thu nhập doanh nghiệp với các công ty tiếp tục hoạt động ở Trung Quốc.
.
Đài CNN nhận định những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang đặt các doanh nghiệp Mỹ làm ăn tại Trung Quốc trước nhiều rủi ro lớn. Trong ảnh: Nhà máy của tập đoàn Tesla tại Thượng Hải - Ảnh: AFP
Tuy nhiên, đề xuất thực dụng nhận được nhiều ý kiến nhất là việc thành lập một quỹ 25 tỉ USD hỗ trợ cho các công ty sản xuất hàng hóa thiết yếu rút khỏi Trung Quốc và trở về Mỹ.
Không có nghị sĩ nào lên tiếng ủng hộ công khai ý tưởng này nhưng nguồn tin của Reuters trong quốc hội Mỹ cho biết các nhà lập pháp đã thảo luận sôi nổi đề xuất trên.
Trong khi đó, các quan chức trong chính quyền Trump đã cho thấy sự phân cực. Một số người cho rằng tại sao chính phủ lại phải bỏ tiền cho những công ty đã bỏ Mỹ ra đi trước đây.
Cố vấn kinh tế của tổng thống Trump, ông Larry Kudlow, cho rằng chỉ cần ưu đãi thuế là đủ và công khai lên tiếng ủng hộ quan điểm này. Những quan chức khác như Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin thì cho rằng Mỹ cần xây dựng mạng lưới các nhà cung cấp thuốc và vật tư y tế đáng tin cậy.
Theo Reuters, hiện Bộ Ngoại giao Mỹ đang tích cực phối hợp với các cơ quan trong nước và chính phủ một số quốc gia để đa dạng chuỗi cung ứng của Mỹ, giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. "Điều này bao gồm đưa các công ty trở lại Mỹ và mở rộng các đối tác cung ứng quốc tế", một phát ngôn viên của bộ này chốt vấn đề.
Bảo Duy
Đài CNN nhận định những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang đặt các doanh nghiệp Mỹ làm ăn tại Trung Quốc trước nhiều rủi ro lớn. Trong ảnh: Nhà máy của tập đoàn Tesla tại Thượng Hải - Ảnh: AFP
Tuy nhiên, đề xuất thực dụng nhận được nhiều ý kiến nhất là việc thành lập một quỹ 25 tỉ USD hỗ trợ cho các công ty sản xuất hàng hóa thiết yếu rút khỏi Trung Quốc và trở về Mỹ.
Không có nghị sĩ nào lên tiếng ủng hộ công khai ý tưởng này nhưng nguồn tin của Reuters trong quốc hội Mỹ cho biết các nhà lập pháp đã thảo luận sôi nổi đề xuất trên.
Trong khi đó, các quan chức trong chính quyền Trump đã cho thấy sự phân cực. Một số người cho rằng tại sao chính phủ lại phải bỏ tiền cho những công ty đã bỏ Mỹ ra đi trước đây.
Cố vấn kinh tế của tổng thống Trump, ông Larry Kudlow, cho rằng chỉ cần ưu đãi thuế là đủ và công khai lên tiếng ủng hộ quan điểm này. Những quan chức khác như Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin thì cho rằng Mỹ cần xây dựng mạng lưới các nhà cung cấp thuốc và vật tư y tế đáng tin cậy.
Theo Reuters, hiện Bộ Ngoại giao Mỹ đang tích cực phối hợp với các cơ quan trong nước và chính phủ một số quốc gia để đa dạng chuỗi cung ứng của Mỹ, giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. "Điều này bao gồm đưa các công ty trở lại Mỹ và mở rộng các đối tác cung ứng quốc tế", một phát ngôn viên của bộ này chốt vấn đề.
Bảo Duy
Mỹ hãy chuyển hướng đầu tư sang Việt nam, vừa có nhân công rẻ, vừa không đểu cáng, gian lận như Tàu cộng. Nếu được như vậy thì đúng là hồng phúc cho dân tộc VN!
Trả lờiXóa