Các ca nhiễm virus corona chủng mới đầu tiên được ghi nhận ở thành phố Vũ Hán,
tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc - Ảnh minh họa: GETTY
194 nước cùng thông qua nghị quyết
kêu gọi điều tra về COVID-19
Tuổi trẻ
19/05/2020 20:31 GMT+7
TTO - Dự thảo nghị quyết kêu gọi điều tra về phản ứng của toàn cầu với đại dịch COVID-19 đã được thông qua ngày 19-5, với sự nhất trí của tất cả quốc gia thành viên WHO.
Ngày 19-5, các nước thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhất trí tổ chức một cuộc điều tra độc lập về phản ứng của WHO với COVID-19, trong bối cảnh Mỹ ngày càng chỉ trích cơ quan Liên Hiệp Quốc này về cách xử lý đại dịch, theo Hãng tin AFP.
Cụ thể, tại cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) và cũng là cuộc họp trực tuyến đầu tiên như vậy, các quốc gia đã nhất trí thông qua nghị quyết kêu gọi tiến hành một "cuộc đánh giá công bằng, độc lập và toàn diện" về phản ứng toàn cầu với COVID-19, bao gồm một cuộc điều tra về các hành động của WHO và "các tiến độ của họ gắn với đại dịch COVID-19".
Theo Hãng tin Reuters, không quốc gia nào trong số 194 nước thành viên của WHO - gồm Mỹ - phản đối dự thảo nghị quyết này.
Bản dự thảo nghị quyết được Liên minh châu Âu đưa ra, đại diện cho hơn 100 quốc gia, trong đó có Úc, Nhật Bản, Trung Quốc.
"Liệu Đại hội đồng Y tế thế giới có sẵn sàng thông qua dự thảo nghị quyết như đã đề xuất hay không? Vì tôi không nhận được yêu cầu phát biểu ý kiến nào, tôi chấp nhận rằng không có sự phản đối và vì vậy dự thảo nghị quyết được thông qua" - bà Keva Bain, đại sứ Bahamas và hiện là chủ tịch của WHA, tuyên bố.
Theo sau đó là tiếng vỗ tay của các quan chức đang tham gia cuộc họp.
Các ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc vào cuối năm 2019.
Sau đó nhiều ca nhiễm được ghi nhận bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, rồi xuất hiện khắp các châu lục như châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Tính đến chiều tối 19-5, trên toàn cầu đã có 4,9 triệu ca nhiễm, hơn 320.600 ca tử vong và hơn 1,9 triệu ca hồi phục. Đến nay, Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất.
Thời gian qua Mỹ và Trung Quốc đã lời qua tiếng lại liên quan tới nguồn gốc của COVID-19, khiến căng thẳng hai nước tăng cao. Tuy nhiên, nghị quyết điều tra về đại dịch trên không đề cập cụ thể tới Trung Quốc hay thành phố Vũ Hán.
Về phía Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 18-5 cho biết nước này ủng hộ "đánh giá toàn diện" về phản ứng toàn cầu trước dịch bệnh sau khi đã kiểm soát được dịch. Theo ông Tập, cuộc điều tra nên chú trọng vào việc rút kết kinh nghiệm và cải thiện những thiếu sót.
Nghị quyết được thông qua sau khi Tổng thống Donald Trump cuối ngày 18-5 dọa sẽ rút Mỹ khỏi WHO. Ông cáo buộc WHO đã làm hỏng phản ứng toàn cầu với COVID-19 và nói rằng WHO là "con rối của Trung Quốc" - một bình luận khiến Bắc Kinh nổi giận.
Bình An
Cụ thể, tại cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) và cũng là cuộc họp trực tuyến đầu tiên như vậy, các quốc gia đã nhất trí thông qua nghị quyết kêu gọi tiến hành một "cuộc đánh giá công bằng, độc lập và toàn diện" về phản ứng toàn cầu với COVID-19, bao gồm một cuộc điều tra về các hành động của WHO và "các tiến độ của họ gắn với đại dịch COVID-19".
Theo Hãng tin Reuters, không quốc gia nào trong số 194 nước thành viên của WHO - gồm Mỹ - phản đối dự thảo nghị quyết này.
Bản dự thảo nghị quyết được Liên minh châu Âu đưa ra, đại diện cho hơn 100 quốc gia, trong đó có Úc, Nhật Bản, Trung Quốc.
"Liệu Đại hội đồng Y tế thế giới có sẵn sàng thông qua dự thảo nghị quyết như đã đề xuất hay không? Vì tôi không nhận được yêu cầu phát biểu ý kiến nào, tôi chấp nhận rằng không có sự phản đối và vì vậy dự thảo nghị quyết được thông qua" - bà Keva Bain, đại sứ Bahamas và hiện là chủ tịch của WHA, tuyên bố.
Theo sau đó là tiếng vỗ tay của các quan chức đang tham gia cuộc họp.
Các ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc vào cuối năm 2019.
Sau đó nhiều ca nhiễm được ghi nhận bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, rồi xuất hiện khắp các châu lục như châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Tính đến chiều tối 19-5, trên toàn cầu đã có 4,9 triệu ca nhiễm, hơn 320.600 ca tử vong và hơn 1,9 triệu ca hồi phục. Đến nay, Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất.
Thời gian qua Mỹ và Trung Quốc đã lời qua tiếng lại liên quan tới nguồn gốc của COVID-19, khiến căng thẳng hai nước tăng cao. Tuy nhiên, nghị quyết điều tra về đại dịch trên không đề cập cụ thể tới Trung Quốc hay thành phố Vũ Hán.
Về phía Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 18-5 cho biết nước này ủng hộ "đánh giá toàn diện" về phản ứng toàn cầu trước dịch bệnh sau khi đã kiểm soát được dịch. Theo ông Tập, cuộc điều tra nên chú trọng vào việc rút kết kinh nghiệm và cải thiện những thiếu sót.
Nghị quyết được thông qua sau khi Tổng thống Donald Trump cuối ngày 18-5 dọa sẽ rút Mỹ khỏi WHO. Ông cáo buộc WHO đã làm hỏng phản ứng toàn cầu với COVID-19 và nói rằng WHO là "con rối của Trung Quốc" - một bình luận khiến Bắc Kinh nổi giận.
Bình An
cả thế giới đồng lòng theo Mỹ, điều tra WHO và Trung quốc sẽ tìm ra nguyên nhân và thủ phạm gây cúm Tàu. Nếu đúng là TQ thì cả thế giới sẽ theo Mỹ tẩy chay TQ. Tập chắc hết đất sống rồi!!!
Trả lờiXóaSAO KHÔNG CÁCH CHỨC TAY TỔNG GIÁM ĐỐC LUÔN, HẮN LÀ CON RỐI CỦA TRUNG QUỐC.
Trả lờiXóa