Nhân viên y tế Mỹ di chuyển bệnh nhân bên ngoài khu vực đặc biệt điều trị Covid-19
tại Trung tâm Y tế Maimonides ở New York hôm 13/5. Ảnh: AFP.
116
nước ủng hộ cuộc điều tra quốc tế về Covid-19 sau khi Australia kêu gọi
điều tra độc lập loại virus gây đại dịch toàn cầu này.
Một nghị quyết được Liên minh châu Âu (EU) soạn thảo, trong đó kêu gọi đánh giá một cách độc lập, công bằng và toàn diện về "phản ứng y tế toàn cầu đối với Covid-19" đã nhận được sự ủng hộ của 116 quốc gia tại Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA). Nghị quyết sẽ được thông qua ngày 19/5 nếu được sự ủng hộ của 2/3 trong số 194 thành viên WHA, cơ quan ra quyết sách của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Nghị quyết kêu gọi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực hợp tác và khoa học để truy vết lây nhiễm, giúp giảm nguy cơ bùng phát các dịch bệnh tương tự. Nghị quyết cũng đề nghị WHO hợp tác chặt chẽ với các cơ quan và quốc gia khác để xác định nguồn gốc động vật của nCoV và tìm hiểu cách virus "nhảy" sang người.
Một số quốc gia vẫn ghi nhận ca tử vong do nCoV cao cho rằng còn quá sớm để điều tra và nghị quyết cũng đồng tình với điều này, khẳng định điều tra nên bắt đầu vào thời điểm thích hợp.
WHA hôm nay sẽ bắt đầu ngày họp trực tuyến đầu tiên về Covid-19 tại Geneva, Thụy Sĩ. Thông thường, cơ quan này họp khoảng ba tuần nhưng hiện rút ngắn còn hai ngày và dự kiến chỉ tập trung vào Covid-19. Một số nguyên thủ quốc gia, bộ trưởng y tế và nhiều quan chức sẽ tham dự cuộc họp. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị WHA.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cuối tuần trước cho biết hội nghị sẽ là một trong những sự kiện quan trọng nhất của WHA từ khi thành lập năm 1948.
Một nghị quyết được Liên minh châu Âu (EU) soạn thảo, trong đó kêu gọi đánh giá một cách độc lập, công bằng và toàn diện về "phản ứng y tế toàn cầu đối với Covid-19" đã nhận được sự ủng hộ của 116 quốc gia tại Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA). Nghị quyết sẽ được thông qua ngày 19/5 nếu được sự ủng hộ của 2/3 trong số 194 thành viên WHA, cơ quan ra quyết sách của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Nghị quyết kêu gọi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực hợp tác và khoa học để truy vết lây nhiễm, giúp giảm nguy cơ bùng phát các dịch bệnh tương tự. Nghị quyết cũng đề nghị WHO hợp tác chặt chẽ với các cơ quan và quốc gia khác để xác định nguồn gốc động vật của nCoV và tìm hiểu cách virus "nhảy" sang người.
Một số quốc gia vẫn ghi nhận ca tử vong do nCoV cao cho rằng còn quá sớm để điều tra và nghị quyết cũng đồng tình với điều này, khẳng định điều tra nên bắt đầu vào thời điểm thích hợp.
WHA hôm nay sẽ bắt đầu ngày họp trực tuyến đầu tiên về Covid-19 tại Geneva, Thụy Sĩ. Thông thường, cơ quan này họp khoảng ba tuần nhưng hiện rút ngắn còn hai ngày và dự kiến chỉ tập trung vào Covid-19. Một số nguyên thủ quốc gia, bộ trưởng y tế và nhiều quan chức sẽ tham dự cuộc họp. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị WHA.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cuối tuần trước cho biết hội nghị sẽ là một trong những sự kiện quan trọng nhất của WHA từ khi thành lập năm 1948.
Australia là quốc gia đầu tiên sau Mỹ kêu gọi điều tra độc lập và vấp phải sự phản ứng dữ dội từ Trung Quốc. Australia hiện đã giảm bớt một số yêu cầu điều tra, ngôn ngữ trong dự thảo cũng cẩn thận hơn và không đề cập đến Trung Quốc cũng như thành phố Vũ Hán, nơi dịch bệnh khởi phát.
Tuy nhiên, Australia vẫn nỗ lực thúc đẩy điều tra và rất hoan nghênh sự ủng hộ của các nước. "Nghị quyết là một phần quan trọng của cuộc trao đổi mà chúng tôi khởi đầu và tôi rất biết ơn những nỗ lực của EU cũng như những người soạn thảo đã tham gia đàm phán vài tuần qua", Ngoại trưởng Australia Marise Payne nói với các phóng viên. "Nghị quyết này toàn diện và bao gồm lời kêu gọi xác minh nguồn gốc động vật của nCoV".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hạ thấp sự liên quan của Australia trong nghị quyết mà chỉ tập trung vào EU, nói rằng Trung Quốc đã được tham vấn về nội dung dự thảo.
"Trung Quốc cùng các nước khác đã tham gia tích cực các cuộc tham vấn và đồng tình với văn bản đã được thống nhất", ông Triệu nói, song không đề cập Bắc Kinh có ủng hộ biện pháp này hay không.
Covid-19 đã xuất hiện tại 213 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 4,8 triệu người nhiễm và gần 317.000 người tử vong. Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới và chính quyền Tổng thống Donald Trump cáo buộc Trung Quốc che giấu dịch bệnh cũng như đặt nghi ngờ virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán. Trung Quốc bác bỏ những cáo buộc này, khẳng định đã chia sẻ thông tin kịp thời và virus có nguồn gốc từ động vật.
“WHO nói sẽ điều tra độc lập phản ứng chống dịch toàn cầu”, ngoạn mục chưa? Sẽ rối bung! Họ sẽ điều tra Âu Mỹ chủ quan, chậm trễ..., không điều tra TQ, Vũ hán bùng phát virus? Trung quốc không vừa đâu! Trump lại thủng lưới?
Trả lờiXóaCó VN trong số 116 nước ủng hộ cuộc điều tra quốc tế về Covid-19 gây đại dịch toàn cầu này không vậy?
Trả lờiXóa