VN: Công hàm Biển Đông 'mới mẻ, chưa từng có'
Quốc Phương
BBC News Tiếng Việt
13 tháng 4 2020
Công hàm mà Việt Nam vừa gửi tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc phản đối Trung Quốc trên Biển Đông có điểm mới chưa từng có từ trước, động thái này không chỉ rõ ràng mà còn rất mạnh mẽ, theo bình luận của một số nhà quan sát.
Hôm 13/04/2020, từ góc độ quan sát chính trị và an ninh, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore) nói với BBC News Tiếng Việt:
“Công hàm ngày 30.3 của Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc (New York) nhằm bác bỏ tuyên bố chủ quyền phi pháp từ Trung Quốc ở biển Đông, khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, thể hiện sự ủng hộ chính trị và pháp lý của Việt Nam đối với Malaysia và Philippines, tái khẳng định đường lối chính trị của Việt Nam dựa trên nền pháp lý quốc tế trong các vấn đề Biển Đông.
“Công hàm này một lần nữa bác bỏ tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc khi Trung Quốc lấy tuyên bố phí pháp đó để phản bác công hàm của Malaysia và công hàm của Philippines gửi Liên Hợp Quốc trước đó, trong bối cảnh Trung Quốc đang lợi dụng tình hình cả thế chống đại dịch COVID-19 để đẩy mạnh các hoạt động phi pháp ở Biển Đông và Hoa Đông, hòng làm thay đổi cấu trúc an ninh, trạng thái địa chính trị, địa chiến lược, tiếp tục khẳng định chủ quyền phi pháp tai biển Đông, đe dọa các nước trong khu vực.”
Về mặt phản ứng quốc tế, khu vực, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp bình luận tiếp:
“Sau sự kiện Trung Quốc cho tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, bộ ngoại giao, bộ quốc phòng Mỹ, nhiều nghị sỹ Mỹ đã lên án hành động của Trung Quốc, tái khẳng định sự ủng hộ đối với Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông. Philipines và Malaysia đã lên tiếng phản đối Bắc Kinh để tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam.
“Quad là nhóm bốn nước đang nỗ lực hành động để góp phần đảm bảo hòa bình và an ninh ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, nhóm này có sự đóng góp lớn từ Mỹ, Nhật. Quad, cùng với các nỗ lực khác của Mỹ ở Ấn Độ - Thái Bình dương, coi Trung Quốc là nguồn cơn của những nguy cơ an ninh lớn nhất ở khu vực. Các hành động cụ thể của Quad, đã và sẽ được phối hợp với hành động của Mỹ ở Thái Bình Dương, trong đó có biển Đông. Mỹ không bỏ qua bất kỳ kế hoạch hay cơ hội nào để giúp duy trì an ninh khu vực, quản trị các nguy cơ do Bắc Kinh mang lại.”
“Mỹ vẫn tiếp tục tuần tra tự do hàng hải, trong đó có tuần tra trong eo biển Đài Loan. Trung Quốc đã tiến hành tập trận ở Biển Đông, với máy bay săn ngầm và tầu ngầm. Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa các đảo nhân tạo ở biển Đông, để máy bay săn ngầm Y-8 hạ cánh xuống một đảo nhân tạo ở Trường Sa, đẩy mạnh tập trận trên biển.”
‘Đấu tranh pháp lý cao hơn’
Về mặt pháp lý, công pháp quốc tế và luật biển, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam cuối tuần qua nói thêm với BBC:
“Đánh giá về công hàm Việt Nam vừa gửi LHQ ngày 30/3, tôi xin lưu ý rằng trong công hàm này có một nội dung rất là mới, quan trọng mà nếu lưu ý, cần phải biết rằng là đặc biệt phần thứ hai, nội dung thứ hai nói về Công ước Luật biển năm 1982 là cơ sở pháp lý duy nhất để xác định phạm vi các vùng biển thuộc các quyền một quốc gia ven biển.
“Trong đó có nhấn mạnh đến các thực thể đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, thì phải được xác định hiệu lực của nó theo Điều 121, Khoản 3, tức là những đảo nào không thích hợp cho con người ở và không có đời sống kinh tế riêng, như các thực thể trong hai quần đào này, thì không có vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa 200 hải lý như Công ước Luật biển quy định, mà chỉ có tối đa 12 hải lý thôi.
“Còn một điều nữa nói rằng là những bãi cạn lúc chìm, lúc nổi hoặc hoàn toàn chìm, thì không phải là đối tượng của quyền thủ đắc lãnh thổ. Tôi nghĩ đấy là nội dung rất là cốt lõi, nó liên quan đến việc mà chúng ta (Việt Nam) có thể khởi kiện Trung Quốc về việc gọi là cố tình giải thích, áp dụng sai Công ước bằng việc họ áp dụng những điều khoản mà sai, không đúng là như chúng ta đã biết, như là họ đã vạch đường cơ sở của quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Tây Sa, vào năm 1996, rồi họ tiếp tục làm điều đó đối với ‘Nam Sa’ (tức Trường Sa) hay đang chuẩn bị làm, thì đó là hoàn toàn sai.
“Thêm nữa họ nói những bãi cạn nằm trên thực địa của Việt Nam, cũng như của Philippines, cũng như của Malaysia là phần lãnh thổ của Trung Quốc, đấy hoàn toàn là việc giải thích, áp dụng sai, nữa là cái chuyện họ nói chủ quyền lịch sử của Trung Quốc nằm trong trong đường Lưỡi bò (hay bản đồ đường 9 đoạn) cũng là hoàn toàn sai, đấy là những nội dung mà chúng ta nêu rõ quan điểm và chính nội dung này mới là nội dung chuẩn bị cho quá trình mà chúng ta có thể đưa ra các cơ quan tài phán quốc tế.
“Và nếu chỉ đơn phương, thì các cơ quan này có thẩm quyền để mà xem xét và ra phán quyết. Đấy là nội dung trước nhất chúng tôi nghĩ phải làm rõ. Và như vậy nên nhớ rằng việc mà Việt Nam tại sao không kiện, lâu nay không kiện để đòi lại chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa v.v…, thì có thể nói đây là một tính toán của phía Việt Nam, nghĩa là về nguyên tắc Việt Nam sẵn sàng chuẩn bị cho quá trình đó, nhưng vào lúc nào, làm vào thời điểm nào, phải tính hết tất cả các yếu tố để có lợi nhất, có hiệu quả nhất, chính là một trong những nội dung tôi muốn trình bày.
“Cho nên chúng tôi nghĩ rằng sau công hàm này, như mọi người đã nghiên cứu, Việt Nam sẽ có những bước tiến mới để mà đấu tranh pháp lý cao hơn.”
‘Diễn biến tích cực’
Trên trang mạng Công pháp Quốc tế từ Việt Nam, một số nhà nghiên cứu luật quốc tế bình luận về công hàm của Việt Nam và động thái xuất hiện công hàm này.
Cho rằng đây là một ‘diễn biến tích cực’, nhà nghiên cứu Phạm Ngọc Minh Trang hôm 09/4 viết:
“Chuỗi sự kiện này đã cho thấy một diễn biến tích cực trong các tranh chấp tại Biển Đông. Thứ nhất, nó chỉ ra rằng gần như có một sự phối hợp giữa ba quốc gia ASEAN (là Malaysia, Philippines và Việt Nam) trong việc sử dụng Công ước Luật biển 1982 chống lại các yêu sách phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông. Khi Kuala Lumpur mở đầu “cuộc tranh biện”, Bắc Kinh đã liên tục phản đối, Malnila và Hà Nội lần lượt vào cuộc và trực tiếp bác bỏ các lập luận này. Điều này cũng cho thấy sự đơn độc của Trung Quốc trong cuộc chiến pháp lý với các quốc gia ASEAN.
“Thứ hai, việc Philippines bắt đầu sử dụng Phán quyết của Toà trọng tài quốc tế để phản bác lại Trung Quốc ở một diễn đàn quốc tế quan trọng là Liên hiệp quốc cho thấy điểm sáng ở trong cuộc tranh chấp dai dẳng và phức tạp trong khu vực. Phán quyết này không những đã loại bỏ sự tồn tại pháp lý của đường chín đoạn, còn giúp thu hẹp các các vùng biển chồng lấn tại khu vực Trường Sa; từ đó, mở ra cơ hội hợp tác tích cực cho các quốc gia trong khu vực. Ngoài ra, Phán quyết còn là đưa ra cơ sở pháp lý chính thống để căn cứ vào đó mà giải quyết các tranh chấp còn lại ở trên biển,” và
“Thứ ba, đây là lần đầu tiên Việt Nam đưa ra các quan điểm chi tiết, trực tiếp và rõ ràng về các thực thể tại Biển Đông. Đây là một chỉ dấu quan trọng trong chuỗi các thủ tục khi tiến hành sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế, trong đó có Toà trọng tài tương tự như Toà trọng tài trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc…”
Lần đầu tiên ‘rõ ràng’
Cũng trên trang này, nhà nghiên cứu Trần H.D. Minh, giảng viên Khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao, bình luận:
“Việt Nam lần đầu tiên thể hiện rõ ràng quan điểm của mình về một số vấn đề pháp lý quan trọng tại Biển Đông.
“Mặc dù không dẫn rõ Phán quyết ngày 12.07.2016 của Toà trọng tài trong Vụ kiện Biển Đông, các quan điểm này trùng hợp với quan điểm của Toà trọng tài.
“Đây là lần đầu tiên Việt Nam thể hiện quan điểm rất rõ ràng và cụ thể về các vấn đề pháp lý thực chất trên Biển Đông…
“Với việc đưa ra quan điểm pháp lý rất rõ ràng và cụ thể, Việt Nam đang dần thể hiện cho cộng đồng quốc tế thấy cam kết nghiêm túc của Việt Nam đối với luật pháp quốc tế và với một trật tự dựa trên luật lệ (a rule-based order) trong quan hệ quốc tế nói chung.
“Nói riêng, với tranh chấp Biển Đông, Việt Nam thể hiện rõ vai trò nền tảng của luật pháp quốc tế, như là xuất phát điểm cho tiến trình giải quyết tranh chấp và là cơ sở pháp lý duy nhất cho mọi giải pháp mà Việt Nam khả dĩ chấp nhận.”
‘Không để bị động, bất ngờ’
Trở lại với tình hình, diễn biến trên Biển Đông tại thời điểm này, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp hôm 13/4 đưa ra bình luận và dự phóng :
“Có thể nói Việt Nam đang theo dõi tình hình rất sâu sát, chắc chắn không để bị động, bất ngờ.
“Trong khi cả thế giới đang chống dịch COVID-19, việc Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động ở biển Đông cho thấy Trung Quốc đang lợi dụng đại dịch để tạo các lợi thế chiến lược.
“Việc Trung Quốc điều tàu chiến, tàu sân bay... cùng với các tàu thăm dò địa chất hướng vào Biển Đông lúc này, cho thấy một phần các kế hoạch của Trung Quốc.
“Tình hình sẽ sớm trở nên rõ ràng,” nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore) nói với BBC.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi cuộc thảo luận bình luận và phân tích tình hình Biển Đông và quan hệ bang giao Việt Nam – Trung Quốc qua sự kiện Việt Nam gửi công hàm lên LHQ. Chương trình có sự tham gia của Tiến sỹ Trần Công Trục và Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao từ Hà Nội.
13 tháng 4 2020
Công hàm mà Việt Nam vừa gửi tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc phản đối Trung Quốc trên Biển Đông có điểm mới chưa từng có từ trước, động thái này không chỉ rõ ràng mà còn rất mạnh mẽ, theo bình luận của một số nhà quan sát.
Hôm 13/04/2020, từ góc độ quan sát chính trị và an ninh, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore) nói với BBC News Tiếng Việt:
“Công hàm ngày 30.3 của Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc (New York) nhằm bác bỏ tuyên bố chủ quyền phi pháp từ Trung Quốc ở biển Đông, khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, thể hiện sự ủng hộ chính trị và pháp lý của Việt Nam đối với Malaysia và Philippines, tái khẳng định đường lối chính trị của Việt Nam dựa trên nền pháp lý quốc tế trong các vấn đề Biển Đông.
“Công hàm này một lần nữa bác bỏ tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc khi Trung Quốc lấy tuyên bố phí pháp đó để phản bác công hàm của Malaysia và công hàm của Philippines gửi Liên Hợp Quốc trước đó, trong bối cảnh Trung Quốc đang lợi dụng tình hình cả thế chống đại dịch COVID-19 để đẩy mạnh các hoạt động phi pháp ở Biển Đông và Hoa Đông, hòng làm thay đổi cấu trúc an ninh, trạng thái địa chính trị, địa chiến lược, tiếp tục khẳng định chủ quyền phi pháp tai biển Đông, đe dọa các nước trong khu vực.”
Về mặt phản ứng quốc tế, khu vực, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp bình luận tiếp:
“Sau sự kiện Trung Quốc cho tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, bộ ngoại giao, bộ quốc phòng Mỹ, nhiều nghị sỹ Mỹ đã lên án hành động của Trung Quốc, tái khẳng định sự ủng hộ đối với Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông. Philipines và Malaysia đã lên tiếng phản đối Bắc Kinh để tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam.
“Quad là nhóm bốn nước đang nỗ lực hành động để góp phần đảm bảo hòa bình và an ninh ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, nhóm này có sự đóng góp lớn từ Mỹ, Nhật. Quad, cùng với các nỗ lực khác của Mỹ ở Ấn Độ - Thái Bình dương, coi Trung Quốc là nguồn cơn của những nguy cơ an ninh lớn nhất ở khu vực. Các hành động cụ thể của Quad, đã và sẽ được phối hợp với hành động của Mỹ ở Thái Bình Dương, trong đó có biển Đông. Mỹ không bỏ qua bất kỳ kế hoạch hay cơ hội nào để giúp duy trì an ninh khu vực, quản trị các nguy cơ do Bắc Kinh mang lại.”
“Mỹ vẫn tiếp tục tuần tra tự do hàng hải, trong đó có tuần tra trong eo biển Đài Loan. Trung Quốc đã tiến hành tập trận ở Biển Đông, với máy bay săn ngầm và tầu ngầm. Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa các đảo nhân tạo ở biển Đông, để máy bay săn ngầm Y-8 hạ cánh xuống một đảo nhân tạo ở Trường Sa, đẩy mạnh tập trận trên biển.”
‘Đấu tranh pháp lý cao hơn’
Về mặt pháp lý, công pháp quốc tế và luật biển, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam cuối tuần qua nói thêm với BBC:
“Đánh giá về công hàm Việt Nam vừa gửi LHQ ngày 30/3, tôi xin lưu ý rằng trong công hàm này có một nội dung rất là mới, quan trọng mà nếu lưu ý, cần phải biết rằng là đặc biệt phần thứ hai, nội dung thứ hai nói về Công ước Luật biển năm 1982 là cơ sở pháp lý duy nhất để xác định phạm vi các vùng biển thuộc các quyền một quốc gia ven biển.
“Trong đó có nhấn mạnh đến các thực thể đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, thì phải được xác định hiệu lực của nó theo Điều 121, Khoản 3, tức là những đảo nào không thích hợp cho con người ở và không có đời sống kinh tế riêng, như các thực thể trong hai quần đào này, thì không có vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa 200 hải lý như Công ước Luật biển quy định, mà chỉ có tối đa 12 hải lý thôi.
“Còn một điều nữa nói rằng là những bãi cạn lúc chìm, lúc nổi hoặc hoàn toàn chìm, thì không phải là đối tượng của quyền thủ đắc lãnh thổ. Tôi nghĩ đấy là nội dung rất là cốt lõi, nó liên quan đến việc mà chúng ta (Việt Nam) có thể khởi kiện Trung Quốc về việc gọi là cố tình giải thích, áp dụng sai Công ước bằng việc họ áp dụng những điều khoản mà sai, không đúng là như chúng ta đã biết, như là họ đã vạch đường cơ sở của quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Tây Sa, vào năm 1996, rồi họ tiếp tục làm điều đó đối với ‘Nam Sa’ (tức Trường Sa) hay đang chuẩn bị làm, thì đó là hoàn toàn sai.
“Thêm nữa họ nói những bãi cạn nằm trên thực địa của Việt Nam, cũng như của Philippines, cũng như của Malaysia là phần lãnh thổ của Trung Quốc, đấy hoàn toàn là việc giải thích, áp dụng sai, nữa là cái chuyện họ nói chủ quyền lịch sử của Trung Quốc nằm trong trong đường Lưỡi bò (hay bản đồ đường 9 đoạn) cũng là hoàn toàn sai, đấy là những nội dung mà chúng ta nêu rõ quan điểm và chính nội dung này mới là nội dung chuẩn bị cho quá trình mà chúng ta có thể đưa ra các cơ quan tài phán quốc tế.
“Và nếu chỉ đơn phương, thì các cơ quan này có thẩm quyền để mà xem xét và ra phán quyết. Đấy là nội dung trước nhất chúng tôi nghĩ phải làm rõ. Và như vậy nên nhớ rằng việc mà Việt Nam tại sao không kiện, lâu nay không kiện để đòi lại chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa v.v…, thì có thể nói đây là một tính toán của phía Việt Nam, nghĩa là về nguyên tắc Việt Nam sẵn sàng chuẩn bị cho quá trình đó, nhưng vào lúc nào, làm vào thời điểm nào, phải tính hết tất cả các yếu tố để có lợi nhất, có hiệu quả nhất, chính là một trong những nội dung tôi muốn trình bày.
“Cho nên chúng tôi nghĩ rằng sau công hàm này, như mọi người đã nghiên cứu, Việt Nam sẽ có những bước tiến mới để mà đấu tranh pháp lý cao hơn.”
‘Diễn biến tích cực’
Trên trang mạng Công pháp Quốc tế từ Việt Nam, một số nhà nghiên cứu luật quốc tế bình luận về công hàm của Việt Nam và động thái xuất hiện công hàm này.
Cho rằng đây là một ‘diễn biến tích cực’, nhà nghiên cứu Phạm Ngọc Minh Trang hôm 09/4 viết:
“Chuỗi sự kiện này đã cho thấy một diễn biến tích cực trong các tranh chấp tại Biển Đông. Thứ nhất, nó chỉ ra rằng gần như có một sự phối hợp giữa ba quốc gia ASEAN (là Malaysia, Philippines và Việt Nam) trong việc sử dụng Công ước Luật biển 1982 chống lại các yêu sách phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông. Khi Kuala Lumpur mở đầu “cuộc tranh biện”, Bắc Kinh đã liên tục phản đối, Malnila và Hà Nội lần lượt vào cuộc và trực tiếp bác bỏ các lập luận này. Điều này cũng cho thấy sự đơn độc của Trung Quốc trong cuộc chiến pháp lý với các quốc gia ASEAN.
“Thứ hai, việc Philippines bắt đầu sử dụng Phán quyết của Toà trọng tài quốc tế để phản bác lại Trung Quốc ở một diễn đàn quốc tế quan trọng là Liên hiệp quốc cho thấy điểm sáng ở trong cuộc tranh chấp dai dẳng và phức tạp trong khu vực. Phán quyết này không những đã loại bỏ sự tồn tại pháp lý của đường chín đoạn, còn giúp thu hẹp các các vùng biển chồng lấn tại khu vực Trường Sa; từ đó, mở ra cơ hội hợp tác tích cực cho các quốc gia trong khu vực. Ngoài ra, Phán quyết còn là đưa ra cơ sở pháp lý chính thống để căn cứ vào đó mà giải quyết các tranh chấp còn lại ở trên biển,” và
“Thứ ba, đây là lần đầu tiên Việt Nam đưa ra các quan điểm chi tiết, trực tiếp và rõ ràng về các thực thể tại Biển Đông. Đây là một chỉ dấu quan trọng trong chuỗi các thủ tục khi tiến hành sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế, trong đó có Toà trọng tài tương tự như Toà trọng tài trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc…”
Lần đầu tiên ‘rõ ràng’
Cũng trên trang này, nhà nghiên cứu Trần H.D. Minh, giảng viên Khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao, bình luận:
“Việt Nam lần đầu tiên thể hiện rõ ràng quan điểm của mình về một số vấn đề pháp lý quan trọng tại Biển Đông.
“Mặc dù không dẫn rõ Phán quyết ngày 12.07.2016 của Toà trọng tài trong Vụ kiện Biển Đông, các quan điểm này trùng hợp với quan điểm của Toà trọng tài.
“Đây là lần đầu tiên Việt Nam thể hiện quan điểm rất rõ ràng và cụ thể về các vấn đề pháp lý thực chất trên Biển Đông…
“Với việc đưa ra quan điểm pháp lý rất rõ ràng và cụ thể, Việt Nam đang dần thể hiện cho cộng đồng quốc tế thấy cam kết nghiêm túc của Việt Nam đối với luật pháp quốc tế và với một trật tự dựa trên luật lệ (a rule-based order) trong quan hệ quốc tế nói chung.
“Nói riêng, với tranh chấp Biển Đông, Việt Nam thể hiện rõ vai trò nền tảng của luật pháp quốc tế, như là xuất phát điểm cho tiến trình giải quyết tranh chấp và là cơ sở pháp lý duy nhất cho mọi giải pháp mà Việt Nam khả dĩ chấp nhận.”
‘Không để bị động, bất ngờ’
Trở lại với tình hình, diễn biến trên Biển Đông tại thời điểm này, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp hôm 13/4 đưa ra bình luận và dự phóng :
“Có thể nói Việt Nam đang theo dõi tình hình rất sâu sát, chắc chắn không để bị động, bất ngờ.
“Trong khi cả thế giới đang chống dịch COVID-19, việc Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động ở biển Đông cho thấy Trung Quốc đang lợi dụng đại dịch để tạo các lợi thế chiến lược.
“Việc Trung Quốc điều tàu chiến, tàu sân bay... cùng với các tàu thăm dò địa chất hướng vào Biển Đông lúc này, cho thấy một phần các kế hoạch của Trung Quốc.
“Tình hình sẽ sớm trở nên rõ ràng,” nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore) nói với BBC.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi cuộc thảo luận bình luận và phân tích tình hình Biển Đông và quan hệ bang giao Việt Nam – Trung Quốc qua sự kiện Việt Nam gửi công hàm lên LHQ. Chương trình có sự tham gia của Tiến sỹ Trần Công Trục và Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao từ Hà Nội.
Chiến thắng trận ‘BIỂN ĐÔNG YÊN TĨNH’, Trung cộng đã cắm vững trãi tại Trường Sa. Hoàn tất mưu đồ. Lấn được thêm càng tốt, nhưng không khéo lộ mặt Hán nô điệp ngầm thì lợp bất cập hại. Rất có thể khẩu chiến cứ kéo dài, nhì nhằng. Hai bên cùng thắng! Thế mới siêu!
Trả lờiXóa