Bộ Giáo dục - Đào tạo:
Sẽ có các 'kịch bản' khác nhau cho năm học
Tuổi trẻ
11/03/2020 09:19 GMT+7
TTO - PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học - Bộ GD-ĐT - trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ về chương trình năm học khi tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Quay lại trường 16-3: Các mốc năm học đảm bảo
Ông Thành nói: "Với điều chỉnh thời gian năm học tới ngày 30-6, Bộ GD-ĐT đã tính các trường có khoảng 6 tuần để dạy học bù, bao gồm 4 tuần kéo dài năm học và 2 tuần nằm trong quỹ thời gian dự phòng có sẵn trong năm học.
Vì thế, nếu tất cả học sinh các cấp quay lại trường vào ngày 16-3 thì "kịch bản" của việc thực hiện dạy học bù sẽ diễn ra đúng với mốc thời gian năm học đã điều chỉnh, bao gồm các mốc quan trọng như thời điểm kết thúc năm học và thi THPT quốc gia".
Theo ông Thành, với "kịch bản" đi học vào ngày 16-3, Bộ GD-ĐT cũng đã có hướng dẫn chi tiết 10 nội dung để các trường chuẩn bị. Trong đó có 4 điểm cần chuẩn bị trước là vệ sinh trường lớp, dụng cụ dạy học; chuẩn bị đủ nguồn nước, dung dịch sát khuẩn; tập huấn giáo viên để nắm quy trình bảo vệ mình và hướng dẫn học sinh phòng dịch; xây dựng kế hoạch giáo dục để đón học sinh trở lại trường.
Trong các nội dung này, việc xây dựng kế hoạch giáo dục sau khi học sinh trở lại trường phải chi tiết, trên nguyên tắc tránh tập trung đông học sinh, mọi hoạt động trong phạm vi lớp, bố trí thời gian học, ra chơi lệch nhau giữa các lớp, cân đối để học sinh không bị áp lực, quá tải.
Nghỉ hết tháng 3: Phải có một số điều chỉnh
.
Phun khử trùng trường học ở Quảng Nam - Ảnh: LÊ TRUNG
Trong trường hợp các địa phương phải cho học sinh nghỉ thêm 1-2 tuần nữa so với mốc thời gian trên, có nghĩa nghỉ hết tháng 3, theo ông Thành, các mốc thời gian năm học mới quyết định vẫn có thể giữ được nhưng sẽ phải có một số điều chỉnh.
Với "kịch bản" đi học vào đầu tháng 4-2020, về cơ bản các trường vẫn thực hiện các nội dung đã hướng dẫn. Nhưng việc xây dựng kế hoạch giáo dục của mỗi nhà trường sẽ phải tính toán để tiết kiệm thời gian, ưu tiên thời gian dành cho việc dạy học theo đúng chương trình, giảm bớt thời gian dành cho các sự vụ trong nhà trườngCác nhà trường phải nghiên cứu, vận dụng hiệu quả hướng dẫn của Bộ GD-ĐT tại văn bản 4612. Cụ thể cần chủ động rà soát, tinh giản, linh hoạt thực hiện việc dạy học theo các chủ đề, sử dụng các hình thức dạy học khác nhau: trực tiếp trên lớp theo môn, tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề liên môn, dự án học tập, các hình thức ngoài lớp học, bao gồm cả dạy học trực tuyến" - ông Thành nói.
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành
Về dạy học trực tuyến, ông Thành nhấn mạnh các sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT và các nhà trường cần tăng cường mối liên hệ chặt chẽ trong cơ chế giải trình khi triển khai các hình thức dạy học linh hoạt, tránh gây hiểu nhầm, bức xúc cho phụ huynh. Các sở GD-ĐT cần có hướng dẫn và khuyến khích các nhà trường chủ động linh hoạt thực hiện nội dung dạy học.
Có thể khi học sinh chưa trở lại trường thì dạy trực tuyến, sử dụng công nghệ thông tin để thực hiện giao nhiệm vụ học tập cho học sinh từ xa, giáo viên dành thời gian xây dựng các bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học, tiết kiệm thời gian. Khi học sinh đã trở lại trường, hiệu trưởng các trường chủ động triển khai cho các tổ bộ môn trong việc sắp xếp thời khóa biểu, thời gian và hình thức học tập để tiết kiệm thời gian, đảm bảo kết thúc năm học như mốc đã quyết định.
VĨNH HÀ ghi
Dậy trực tuyến cũng như dạy trực tiếp, vì LGD của chúng ta không còn phân biệt phương thức đào tạo nữa, (Chính quy-Tại chức- Đào tạo từ xa là như nhau), cho nên việc dạy trực tuyến là một phương thức giảng dậy hợp pháp. Như vậy lo gì không hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch? Vấn đề còn lại là công tác quản lý sao cho đảm bảo chất lương!
Trả lờiXóa