Thứ Năm, 16 tháng 1, 2020

Trịnh Bá Phương: Ý KIẾN VỀ TẤM HÌNH


Ý kiến về tấm hình

Trịnh Bá Phương

Thứ trưởng bộ công an Lương Tam Quang trả lời báo chí là cả 3 viên cảnh sát bị thiêu cháy sau khi ngã xuống hố (trong hình).
 
Từ trước nay, trong các cuộc đàn áp, cưỡng chế, biểu tình, phiên toà chính trị... công an đều cắt cử một tổ phụ trách việc quay phim, ghi lại toàn bộ diễn biến vụ việc. Kể cả cưỡng chế quy mô nhỏ cấp phường, xã.

Sau đó các video đó được chuyển về cho bộ phận xử lý thông tin. họ xem đi xem lại nhiều lần clip, rồi tìm ở đó xem có nội dung nào mà 'đối tượng có hành vi' hô hào, gây rối, chống người thi hành công vụ, nhận tội, sợ hãi, ăn năn hối lỗi... tiếp đó họ cắt đoạn bất lợi như công an bóp cổ dân, đánh bắt dân...rồi công đoạn cuối cùng là chắp vá, xử dụng nội dung có lợi cho công an để đưa lên công luận. thậm chí gửi đến các ĐSQ và các tổ chức nhân quyền để bao biện cho tội ác của họ đã gây ra.

Trong vụ Đồng Tâm (ĐT), hàng nghìn cảnh sát cơ động trang bị vũ khí quân dụng đầy đủ thì không thể thiếu bộ phận quay phim ghi hình. ngoài ra còn có cả bộ phận xử lý hành lang, như canh chặn nhà, bắt người ở cách xa Đồng Tâm, như việc bắt cô Bùi Thi Minh Hằng ở tận Vũng Tàu.

Trước khi đổ bộ tấn công Đồng Tâm thì người dân đã phát hiện lực lượng quân đội phải vác chiếc máy bay điều khiển từ xa do bị hỏng động cơ rơi xuống khu vực ĐT, và đêm ngày 9/1 khi quân đổ bộ tấn công vào ĐT thì rất có thể trên bầu trời ĐT đã được bố trí đủ các Flycam và máy bay điều khiển từ xa gắn ống quay hồng ngoại quan sát nhất cử nhất động của người dân ĐT, để lên kế hoạch di chuyển quân và 'tác chiến', phải đảm bảo chắc chắn cuộc tấn công sẽ thắng, sẽ giết được cụ Kình.
 
Việc xử dụng các máy quay trên không còn có mục đích như đã nói ở trên.

Mấy hôm nay bộ công an liên tục vẽ ra các kịch bản khác nhau về việc tấn công vào ĐT và nguyên nhân cái chết của 3 viên cảnh sát, cho thấy họ không nắm giữ được video nào có lợi cho họ, cũng không có video nào chứng minh 3 viên công an bị chết cháy. Có chăng chỉ có video thể hiện sự cố thủ trong nhà, cửa đóng chặt và sự tự vệ yếu ớt của gia đình cụ Kình trước cả đội quân hùng hậu với đủ các loại vũ khí hùng hổ tấn công giết người.

Việc cho VTV sử dụng lời khai của những người bị bắt ( không có chứng kiến của Ls do gia đình chỉ định, có dấu hiệu tra tấn, ép cung) thì càng khẳng định giả thuyết này.



Nhìn kỹ cái hố này, tôi thấy không có dấu hiệu của việc có ngọn lửa đủ thiêu chết 3 người cùng lúc, lượng oxy dưới hố cũng không đủ để thiêu chết liền lúc 3 người, 4 mặt vách của hố không có vết ám khói, tường vách cũng không hề có dấu hiệu bị bong tróc do lửa. Tuy nhiên cần phải dựng lại hiện trường có sự giám sát của quốc tế thì sự thật sẽ được phơi bày. Khi dựng hiện trường thì cũng phải có mặt cả y tế, cứu hoả và cả nghìn người phía sau sẵn sàng hỗ trợ ứng cứu.

Nếu bộ công an không dám dựng lại hiện trường và mời các giám sát viên quốc tế trực tiếp giám sát thì chỉ còn cách tiếp tục nghĩ ra kịch bản khác về cái chết của 3 viên cảnh sát.

Một vấn đề nữa là nguyên nhân gây ra cái chết của cụ Kình đã rõ là do 4 viên đạn, vậy thì sau khi mang xác cụ Kình về còn mổ bụng cụ Kình để làm gì. Nếu chỉ để lấy viên đạn nhằm phi tang khoảng cách cự ly bắn, phi tang loại súng bắn cụ Kình thì chỉ cần rạch ở chỗ vết đạn. 
 
Mổ bụng cụ Kình nhanh như vậy, cũng không có sự đồng ý của gia đình, thế thì tại sao không công bố biên bản pháp y về 3 viên cảnh sát đã chết, khi rơi xuống có bị chấn thương gì không, nguyên nhân chết do chấn thương trước khi có lửa ( nếu có) hay do nguyên nhân khác.

Hiện EU đang đề nghị gặp thứ trưởng bộ công an về việc liên quan đến vụ Đồng Tâm. hãy chờ xem bộ công an có kịch bản nào mà có thể qua mắt được liên minh Châu Âu hay không.

8 nhận xét :

  1. Mục đích vụ Đồng Tâm, vụ Trịnh xuân Thanh, vụ bắt bớ các người bất đồng chính kiến có mục tiêu là muốn quốc tế cấm vận VN.

    Trả lờiXóa
  2. QUân ta giết quân mình do hoảng loạn thôi. Hố ấy rơi xuống thì không thể 3 người cùng chết được.

    Trả lờiXóa
  3. Hố này rơi xuống mà chết người thì hơi lạ. Hố sâu 4 m chỉ cao bằng mái nhà 1 tầng, ngã xuống chỉ què chân gãy tay sứt đầu mẻ trán. Còn bị đổ xăng đốt là chuyện hoang đường, hình ảnh không hề thấy có dấu vết đốt xăng, đáy giếng vẫn còn vương nhiều rác và giấy vụn. Nếu có hình ảnh thực do bị thiêu chết thì đã được trưng làm bằng chứng kết tội rồi. Vì sao té giếng mà chết cả 3 người, mà không thấy hình ảnh thi thể? Chắc chắn có gì uẩn khúc?

    Trả lờiXóa
  4. 3 người tự nhiên cùng rơi xuống một cái hố không lớn là việc rất khó xảy ra.
    Cứ cho là có việc đó đi.
    Nhưng phải mất thời gian để biết việc đó, mất thời gian để bê can xăng ra, mất thời gian để đổ xăng xuống, mất thời gian để bật lửa đốt...
    Mà không bị các đồng đội của bọn lính vũ trang chuyên nghiệp can thiệp - dùng súng bắn chết ngay người nhà cụ Kình?
    Cho cười khẩy một cái.

    Trả lờiXóa
  5. Ối giới có gì lạ đâu. Ba thằng này bị ngã xuống hố đó rồi tranh nhau đòi lên trước. Thằng này giữ thằng kia tranh dẫm đạp lên nhau mà chết, vậy thôi.

    Trả lờiXóa
  6. Cũng có thể quân ta đánh quân mình lắm chứ. Hàng xóm nhà tôi hiềm khích nhau nên cho con lôi bạn về bắt nạt nhà bên cạnh. Tối ấy vô tình ra cửa thấy có "phục binh" lại thấy thằng hàng xóm gọi cửa nhà bên cạnh nó. Chủ nhà vừa ló mặt ra lập tức bị tấn công. Định nhảy vào can thì lại thấy một thằng từ đâu cầm viên gạch rõ to ném mạnh vào thằng hàng xóm . Thấy thế tôi bụng bảo dạ : hai bên có chuẩn bị rồi nên lẩn luôn. Sáng hôm sau ra hóng mới rõ vì trời tối nên thằng bạn "tốt" nhận nhầm đối tượng. Còn ở Đồng Tâm theo tôi đoán sau khi hạ được cụ Kình thì các anh cũng hoảng loạn tháo lui . Cả ba rất thuần thục nhanh nhẹn thoát ra theo cái cửa nhỏ . Và đó là nguyên nhân cả ba cùng xuống "giếng".(Cái nẹp nhôm khung kính bị vặn đi chỉ có thể là có người leo qua.) Với sức nặng của người được tập luyện thường xuyên thì chỉ cần rơi vào nhau đã đủ chết.

    Trả lờiXóa
  7. Thời chống Mỹ chính quyền các thành phố thị trấn miền Bắc cho chôn hai bên đường những cái ống bê tông, cao khoảng 1m5 rộng khoảng 0,7m , trên có nắp đậy . Gọi là hầm cá nhân hay còn gọi là hầm tăng xê. Mỗi khi có máy bay ném bom thì ai ở gần cứ thế nhảy xuống rồi kéo nắp lại . Dự kiến chỉ chứa cùng lắm là hai người . Nhưng trong lúc vội vã thì con số không dừng ở đó . Có trường hợp người nhảy xuống đầu tiên bị chết do không chịu được những cú nhảy của những người xuống sau . Nay cái giếng trời sâu tới 4 m rất có thể lặp lại hoàn cảnh như nói ở trên.

    Trả lờiXóa
  8. Tôi cũng có nhận định vụ 3 chiến sỹ hy sinh tại thôn Hoành đêm 8 rạng ngày 9/1/2020)là bị bắn nhầm "quân ta chiến thắng quân mình"

    Trả lờiXóa