CÁCH MẠNG TOÀN CỤC VÀ CẢI CÁCH CỤC BỘ
Nguyen Ngoc Chu
1 - 1 - 2020 ·
Nguyen Ngoc Chu
1 - 1 - 2020 ·
1. Chừng nào chưa có cuộc “Cách mạng Toàn cục” – Thay mới hoàn toàn Bộ Xương Khung, thì chừng đó quá trình chuyển đổi nền Kinh tế Tập trung sang Kinh tế Thị trường của Việt Nam còn tiếp tục phát sinh ung nhọt.
Những ung nhọt này sẽ gây ra vô số tổn thất đau đớn kinh hoàng mà Đường sắt Cát Linh – Hà Đông, AVG, Thép Thái Nguyên, Sợi Đình Vũ... chỉ chiếm phần nhỏ. Những ung nhọt này ủ bệnh và phát tán trên toàn bộ nền kinh tế nơi nào có sở hữu nhà nước. Đó là thời kỳ manh nha, phát triển và tung hoành của Tư bản Đỏ một cách hoang dã. Những ung nhọt này sẽ bị khoanh vùng và khống chế dần theo tiến trình thay mới Bộ Xương Khung - càng kết thúc sớm càng giảm bớt thiệt hại.
2. Trong lúc chưa thể thay mới hoàn toàn Bộ Xương Khung, thì có thể thay mới ở các bộ phận cục bộ. Sự “Cải cách Địa phương” cuối cùng sẽ dẫn tới “Cách mạng Toàn cục”.
Bởi thế, việc tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm thiểu thua lỗ cho các doanh nghiệp có sở hữu nhà nước - phải là mục tiêu cấp thiết của Chính phủ. Đợi chờ vào “Cách mạng Toàn cục” rồi mới tiến hành là điều phi thực tế. Đợi chờ một giải pháp hoàn hảo trong điều kiện trói buộc là không bao giờ có. Mà phải sử dụng các giải pháp tuy không triệt để tối ưu, nhưng chấp nhận được, mới là con đường của thực nghiệm.
3. Dưới đây mạo muội đề xuất giải pháp chống thua lỗ cho các doanh nghiệp có sở hữu nhà nước - như là một cải cách cục bộ trong giai đoạn quá độ.
Biết rằng, những người có trách nhiệm hiện nay trong Chính phủ khó mà chấp nhận đề xuất trong bài viết này. Có thể do tầm nhìn chưa thấy cái lợi, hoặc chưa biết làm như thế nào là đúng; Cũng có thể do thiếu bản lĩnh nên sợ mà không dám làm. Dẫu vậy, vẫn cứ đề xuất - âu cũng là một nỗ lực xây dựng, mưa lâu thấm dần (Bài viết dưới đây đăng trong Tạp Chí Văn Hóa Nghệ An, số 403, http://www.vanhoanghean.com.vn/…/vi-mot-viet-nam-hung-cuong…).
8 NGUYÊN NHÂN THUA LỖ VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC BỊ THUA LỖ
Theo Sách trắng Doanh nghiệp VN năm 2019 vừa được Bộ Kế hoạch - Đầu tư công bố ngày 10-7 tại Hà Nội thì tính đến cuối năm 2018, cả nước có 714.755 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó TP.HCM có 228.267 doanh nghiệp và Hà Nội có 143.119 doanh nghiệp (chiếm 52% cả nước). Nhưng trên phạm vi cả nước chỉ có 560.417 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả kinh doanh (tính đến 31/12/2017).
Doanh nghiệp nhà nước bao gồm: Công ty TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nước; Công ty cổ phần, công ty TNHH có vốn Nhà nước lớn hơn 50%. Khu vực nhà nước có 2.486 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước là các doanh nghiệp có vốn trong nước thuộc sở hữu tư nhân một người hoặc nhóm người hoặc thuộc sở hữu Nhà nước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống. Khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước gồm: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty TNHH tư nhân; Công ty TNHH có vốn Nhà nước từ 50% trở xuống; Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước; Công ty cổ phần cóvốn Nhà nước từ 50% trở xuống. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước có 541.753 doanh nghiệp đang có kết quả kinh doanh.
Doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn góp. Bao gồm: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; doanh nghiệp nhà nước liên doanh với nước ngoài; doanh nghiệp khác liên doanh với nước ngoài. Khu vực FDI có 16.178 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả kinh doanh.
Khu vực doanh nghiệp nhà nước thu hút 9,5 triệu tỉ đồng, chiếm 28,8% tổng số vốn thu hút. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước thu hút 17,5 triệu tỉ đồng vốn, chiếm 53% tổng vốn. Khu vực doanh nghiệp FDI thu hút khoảng 6 triệu tỉ đồng, chiếm 18,1%.
Sách trắng Doanh nghiệp VN năm 2019 cũng ghi nhận tổng lợi nhuận trước thuế của khu vực doanh nghiệp năm 2017 đạt 876,7 nghìn tỉ đồng, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 22,9%, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 33,3%, khu vực doanh nghiệp FDI chiếm 43,8%.
Bức tranh doanh nghiệp Việt Nam hết năm 2017 cho thấy, dù thu hút ít vốn nhất cho sản xuất kinh doanh nhưng khu vực doanh nghiệp FDI đang hoạt động hiệu quả nhất. Tiếp đó là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước. Khu vực doanh nghiệp nhà nước tiếp tục hoạt động kém hiệu quả so với 2 khu vực còn lại. Tuy không hiệu quả, nhưng khu vực nhà nước lại là nơi trả lương cao nhất.
Ở mặt khác, chỉ số nợ của doanh nghiệp nhà nước lại đứng đầu bảng – vượt xa 2 khu vực còn lại. Chỉ số nợ chung của toàn bộ doanh nghiệp năm 2017 là 2,5 lần, nói cách khác, tổng số tài sản nợ của doanh nghiệp năm 2017 gấp 2,5 lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Cụ thể, khu vực doanh nghiệp nhà nước có chỉ số nợ là 4,1 lần; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 2,3 lần và khu vực doanh nghiệp FDI là 1,6 lần.
Có một nghịch lý ngầm thừa nhận là các doanh nghiệp ngoài nhà nước và FDI thường cố gắng che dấu lợi nhuận càng nhiều càng tốt, thậm chí báo lỗ triền miên. Trong khi đó, ở chiều hướng hoàn toàn trái ngược, thì các doanh nghiệp nhà nước lại cố gắng che dấu lỗ thực. Bởi thế ở báo cáo chính thức, các doanh nghiệp nhà nước báo lời nhưng trên thực tế là lỗ; còn ngược lại – các doanh nghiệp ngoài nhà nước và FDI báo lỗ nhưng thực ra lại có lời.
Bởi thế tỷ lệ doanh nghiệp báo có lãi của khu vực nhà nước cao, còn tỷ lệ báo lỗ lại thấp – trái ngược với 2 khu vực còn lại. Cụ thể, theo thống kê chính thức năm 2017 thì khu vực nhà nước có đến 81,1% doanh nghiệp báo có lãi, trong khi tỷ lệ báo lỗ là 15,2%. Các số liệu tương ứng ở khu vực ngoài nhà nước là 45,2% (lời), 48,3%(lỗ); Và khu vực FDI là 51%(lời), 42,3%(lỗ).
Trên thực tế, tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ ở khu vực nhà nước cao hơn con số 15,2%. Ước lượng lạc quan nhất cũng ở ngưỡng 33%. Nghĩa là trung bình cứ 3 doanh nghiệp nhà nước thì có 1 doanh nghiệp thua lỗ. Còn dựa theo báo cáo lời lỗ của cả 2 khu vực ngoài nhà nước và FDI thì có thể giả thiết cũng tương đương khoảng 50%. Nghĩa là cứ 2 doanh nghiệp nhà nước thì có 1 doanh nghiệp thua lỗ.
Theo thông tin của Kiểm toán Nhà nước đưa ra trong báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2018, trình Quốc hội hồi tháng 5/2019 cho thấy có hàng loạt doanh nghiệp nhà nước lỗ nặng, nợ hàng chục ngàn tỉ khó đòi.
Một số công ty thua lỗ điển hình bao gồm PVN - Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí là 3.377 tỷ đồng, Công ty cổ phần Chế tạo tầu và giàn khoan dầu khí là 581 tỷ đồng, Samco là 266 tỷ đồng, Công ty Sông Hồng hơn 1000 tỉ đồng... Đó là chưa nói đến những dự án đại họa như 12 đại dự án đắp chiếu ngàn tỷ của Bộ Công Thương - có phạm vi thua lỗ lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.
Các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ triền miên là một tai họa lớn cho nền kinh tế nước nhà. Chẳng những làm xấu đi nền kinh tế, nó còn là đòn giáng mạnh lên nợ công. Báo cáo giám sát hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước cho thấy trong giai đoạn 2011-2016, nợ của doanh nghiệp đã gia tăng lên tới 1,6 triệu tỷ đồng (gần 73 tỷ USD).
Thua lỗ và nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước là 2 khối ung thư tàn phá nền kinh tế nhà nước. Chúng cần phải bị loại bỏ càng sớm càng tốt. Dưới đây sẽ chỉ ra một số nguyên nhân và cũng đề xuất một số giải pháp.
8 LỖI LỚN DẪN ĐẾN THUA LỖ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thua lỗ của các doanh nghiệp nhà nước. Dưới đây xin viện ra 8 nguyên nhân chính.
Lỗi đầu tiên là do hình thức sở hữu. Vì sở hữu nhà nước nên quyền lợi và trách nhiệm không phù hợp với quy luật phát triển kinh tế thị trường. Sở hữu nhà nước tức là không phải sở hữu của một cá nhân cụ thể. Do đó, tài sản sinh sôi hay tổn thất - không gắn liền với sự thịnh vượng hay mất mát sống chết của người đại diện chủ sở hữu. Kết quả là đại diện chủ sở hữu không hiến thân vì tài sản đại diện, không có trách nhiệm sống chết với tài sản mà mình đại diện.
Lỗi thứ 2 là do cơ chế quản lý. Vừa phức tạp qua nhiều cửa kiểm soát nhưng vẫn có kẽ hở. Lại rườm rà cứng nhắc nên không linh hoạt.
Lỗi thứ 3 là không thực quyền trong bổ nhiệm và bãi miễn nhân sự. Dẫn đến ngồi không đúng chỗ: Người giỏi không được cất nhắc, kẻ kém cỏi thì lại có quyền; Muốn cất nhắc không được, muốn đuổi đi không xong.
Lỗi thứ 4 là không trao quyền đủ cần thiết để nhận quyết định bao gồm cả về tài chính. Dẫn đến bỏ lỡ thời cơ.
Lỗi thứ 5 là không thưởng phạt phân minh, không dựa trên hiệu quả lao động do tính cào bằng. Hậu quả là kẻ có công không được thưởng xứng đáng, kẻ có tội không bị trừng trị thích đáng.
Lỗi thứ 6 là hình thức kỷ luật chưa khoa học, pháp luật chưa nghiêm minh. Kết tội cho ai không dựa trên quyết định của tòa án độc lập, mà lại dựa vào ban bệ. Cho nên một lá đơn tố cáo vu vơ cũng thành tội, hoặc kẻ lộng quyền muốn buộc tội ai cũng được. Từ đó dẫn đến oan sai, kiện cáo kéo dài.
Lỗi thứ 7 là chậm chạp ứng dụng tiến bộ công nghệ và khoa học. Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu suất lao động, và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Lỗi thứ 8 là ảnh hưởng của đại họa hối lộ và tham nhũng, cũng như của môi trường xã hội xuống cấp. Đây là các nhân tố có tác động không nhỏ lên quá trình quản lý và hoạt động của doanh nghiệp.
GIẢI PHÁP CHỐNG THUA LỖ CHO DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Muốn chống thua lỗ một cách căn bản - phải tiến hành đồng loạt nhiều biện pháp. Trong đó trước hết là sửa chữa lỗi thứ nhất.
Đó là phải tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên lỗi thứ nhất là không thể điều chỉnh ngày một ngày hai. Quá trình cổ phần hóa cần tiến hành một cách khoa học và phù hợp với thời gian. Đốt cháy giai đoạn thì chỉ biến tài sản nhà nước rơi vào tay các nhà tư bản thân hữu với giá rẻ mạt.
Nhưng nếu lỗi thứ nhất chưa có thể chữa trị ngay, thì các lỗi khác lại có thể trị chữa. Dẫu không tuyệt đối thì cũng đáng kể. Từ đó mà chống được sự thua lỗ cho các doanh nghiệp nhà nước.
Trong các lỗi từ số 2 đến số 8 thì phương thuốc đầu tiên cần chữa trị đó là nhân sự. Có nghĩa là phải tìm cho được các tổng giám đốc điều hành doanh nghiệp giỏi. Khi có một giám đốc điều hành doanh nghiệp giỏi thì chính người này sẽ giảm thiểu rất nhiều tác động của các lỗi còn lại. Nhất là các quyết định liên quan đến đề xuất các phương án phát triển và các chính sách, chi tiêu tài chính, cơ hội và lĩnh vực đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, bổ nhiệm sa thải và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực…
Tiếp theo là gắn quyền lợi với hình phạt thỏa đáng. Nghĩa là được hưởng xứng đáng khi mang lại lợi nhuận và bị trừng trị thích đáng khi bị thua lỗ - làm thất thoát tài sản. Tương ứng là đưa ra các ma trận về lợi ích và hình phạt trách nhiệm.
Ba là, tăng quyền điều hành doanh nghiệp. Bao gồm: Quyền lựa chọn, bổ nhiệm và sa thải nhân sự; Quyền chi tiêu và điều phối tài chính; Quyền quyết định các tác nghiệp quản lý.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN ĐƯỢC CÁC TỔNG GIẢM ĐỐC GIỎI?
1. Các công ty nhà nước lớn trong một Bộ phải được điều hành bởi các tổng giảm đốc giỏi.
Muốn chọn được các tổng giám đốc giỏi thì phải thi tuyển tự do. Nghĩa là phải từ bỏ cách bổ nhiệm hiện hành. Thay vào đó là mở cửa thi tuyển tự do - không phải chỉ cán bộ trong ngành, trong bộ; Cũng không phải chỉ cán bộ trong biên chế nhà nước, mà bất cứ ai có năng lực, không loại trừ cả người nước ngoài. Nói một cách ngắn gọn là thuê tổng giám đốc.
2. Nhưng muốn chọn được tổng giám đốc giỏi thì phải có hội đồng tuyển chọn giỏi. Như vậy phải có cách thành lập hội đồng tuyển chọn mới.
Hội đồng tuyển chọn không thể là các cán bộ giữ chức vụ trong Bộ. Hội đồng tuyển chọn độc lập với những người đương chức đương quyền thì mới giữ được tính khách quan và mới có góc nhìn độc lập. Hội đồng tuyển chọn không cố định, mà thay đổi theo yêu cầu tuyển chọn cụ thể. Hội đồng tuyển chọn phải tuyển chọn ứng viên qua nhiều vòng. Thông thường là 3 vòng. Các thành viên hội đồng tuyển chọn là những chuyên gia độc lập, có khả năng đánh giá năng lực con người, và có khí phách trung lập cao, được mời rộng rãi trong cả nước không kể biên chế hay đã nghỉ hưu. Thành viên hội đồng tuyển chọn được mời riêng cho từng hội đồng, chứ không có chỗ đương nhiên.
Những ung nhọt này sẽ gây ra vô số tổn thất đau đớn kinh hoàng mà Đường sắt Cát Linh – Hà Đông, AVG, Thép Thái Nguyên, Sợi Đình Vũ... chỉ chiếm phần nhỏ. Những ung nhọt này ủ bệnh và phát tán trên toàn bộ nền kinh tế nơi nào có sở hữu nhà nước. Đó là thời kỳ manh nha, phát triển và tung hoành của Tư bản Đỏ một cách hoang dã. Những ung nhọt này sẽ bị khoanh vùng và khống chế dần theo tiến trình thay mới Bộ Xương Khung - càng kết thúc sớm càng giảm bớt thiệt hại.
2. Trong lúc chưa thể thay mới hoàn toàn Bộ Xương Khung, thì có thể thay mới ở các bộ phận cục bộ. Sự “Cải cách Địa phương” cuối cùng sẽ dẫn tới “Cách mạng Toàn cục”.
Bởi thế, việc tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm thiểu thua lỗ cho các doanh nghiệp có sở hữu nhà nước - phải là mục tiêu cấp thiết của Chính phủ. Đợi chờ vào “Cách mạng Toàn cục” rồi mới tiến hành là điều phi thực tế. Đợi chờ một giải pháp hoàn hảo trong điều kiện trói buộc là không bao giờ có. Mà phải sử dụng các giải pháp tuy không triệt để tối ưu, nhưng chấp nhận được, mới là con đường của thực nghiệm.
3. Dưới đây mạo muội đề xuất giải pháp chống thua lỗ cho các doanh nghiệp có sở hữu nhà nước - như là một cải cách cục bộ trong giai đoạn quá độ.
Biết rằng, những người có trách nhiệm hiện nay trong Chính phủ khó mà chấp nhận đề xuất trong bài viết này. Có thể do tầm nhìn chưa thấy cái lợi, hoặc chưa biết làm như thế nào là đúng; Cũng có thể do thiếu bản lĩnh nên sợ mà không dám làm. Dẫu vậy, vẫn cứ đề xuất - âu cũng là một nỗ lực xây dựng, mưa lâu thấm dần (Bài viết dưới đây đăng trong Tạp Chí Văn Hóa Nghệ An, số 403, http://www.vanhoanghean.com.vn/…/vi-mot-viet-nam-hung-cuong…).
8 NGUYÊN NHÂN THUA LỖ VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC BỊ THUA LỖ
Theo Sách trắng Doanh nghiệp VN năm 2019 vừa được Bộ Kế hoạch - Đầu tư công bố ngày 10-7 tại Hà Nội thì tính đến cuối năm 2018, cả nước có 714.755 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó TP.HCM có 228.267 doanh nghiệp và Hà Nội có 143.119 doanh nghiệp (chiếm 52% cả nước). Nhưng trên phạm vi cả nước chỉ có 560.417 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả kinh doanh (tính đến 31/12/2017).
Doanh nghiệp nhà nước bao gồm: Công ty TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nước; Công ty cổ phần, công ty TNHH có vốn Nhà nước lớn hơn 50%. Khu vực nhà nước có 2.486 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước là các doanh nghiệp có vốn trong nước thuộc sở hữu tư nhân một người hoặc nhóm người hoặc thuộc sở hữu Nhà nước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống. Khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước gồm: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty TNHH tư nhân; Công ty TNHH có vốn Nhà nước từ 50% trở xuống; Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước; Công ty cổ phần cóvốn Nhà nước từ 50% trở xuống. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước có 541.753 doanh nghiệp đang có kết quả kinh doanh.
Doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn góp. Bao gồm: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; doanh nghiệp nhà nước liên doanh với nước ngoài; doanh nghiệp khác liên doanh với nước ngoài. Khu vực FDI có 16.178 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả kinh doanh.
Khu vực doanh nghiệp nhà nước thu hút 9,5 triệu tỉ đồng, chiếm 28,8% tổng số vốn thu hút. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước thu hút 17,5 triệu tỉ đồng vốn, chiếm 53% tổng vốn. Khu vực doanh nghiệp FDI thu hút khoảng 6 triệu tỉ đồng, chiếm 18,1%.
Sách trắng Doanh nghiệp VN năm 2019 cũng ghi nhận tổng lợi nhuận trước thuế của khu vực doanh nghiệp năm 2017 đạt 876,7 nghìn tỉ đồng, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 22,9%, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 33,3%, khu vực doanh nghiệp FDI chiếm 43,8%.
Bức tranh doanh nghiệp Việt Nam hết năm 2017 cho thấy, dù thu hút ít vốn nhất cho sản xuất kinh doanh nhưng khu vực doanh nghiệp FDI đang hoạt động hiệu quả nhất. Tiếp đó là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước. Khu vực doanh nghiệp nhà nước tiếp tục hoạt động kém hiệu quả so với 2 khu vực còn lại. Tuy không hiệu quả, nhưng khu vực nhà nước lại là nơi trả lương cao nhất.
Ở mặt khác, chỉ số nợ của doanh nghiệp nhà nước lại đứng đầu bảng – vượt xa 2 khu vực còn lại. Chỉ số nợ chung của toàn bộ doanh nghiệp năm 2017 là 2,5 lần, nói cách khác, tổng số tài sản nợ của doanh nghiệp năm 2017 gấp 2,5 lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Cụ thể, khu vực doanh nghiệp nhà nước có chỉ số nợ là 4,1 lần; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 2,3 lần và khu vực doanh nghiệp FDI là 1,6 lần.
Có một nghịch lý ngầm thừa nhận là các doanh nghiệp ngoài nhà nước và FDI thường cố gắng che dấu lợi nhuận càng nhiều càng tốt, thậm chí báo lỗ triền miên. Trong khi đó, ở chiều hướng hoàn toàn trái ngược, thì các doanh nghiệp nhà nước lại cố gắng che dấu lỗ thực. Bởi thế ở báo cáo chính thức, các doanh nghiệp nhà nước báo lời nhưng trên thực tế là lỗ; còn ngược lại – các doanh nghiệp ngoài nhà nước và FDI báo lỗ nhưng thực ra lại có lời.
Bởi thế tỷ lệ doanh nghiệp báo có lãi của khu vực nhà nước cao, còn tỷ lệ báo lỗ lại thấp – trái ngược với 2 khu vực còn lại. Cụ thể, theo thống kê chính thức năm 2017 thì khu vực nhà nước có đến 81,1% doanh nghiệp báo có lãi, trong khi tỷ lệ báo lỗ là 15,2%. Các số liệu tương ứng ở khu vực ngoài nhà nước là 45,2% (lời), 48,3%(lỗ); Và khu vực FDI là 51%(lời), 42,3%(lỗ).
Trên thực tế, tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ ở khu vực nhà nước cao hơn con số 15,2%. Ước lượng lạc quan nhất cũng ở ngưỡng 33%. Nghĩa là trung bình cứ 3 doanh nghiệp nhà nước thì có 1 doanh nghiệp thua lỗ. Còn dựa theo báo cáo lời lỗ của cả 2 khu vực ngoài nhà nước và FDI thì có thể giả thiết cũng tương đương khoảng 50%. Nghĩa là cứ 2 doanh nghiệp nhà nước thì có 1 doanh nghiệp thua lỗ.
Theo thông tin của Kiểm toán Nhà nước đưa ra trong báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2018, trình Quốc hội hồi tháng 5/2019 cho thấy có hàng loạt doanh nghiệp nhà nước lỗ nặng, nợ hàng chục ngàn tỉ khó đòi.
Một số công ty thua lỗ điển hình bao gồm PVN - Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí là 3.377 tỷ đồng, Công ty cổ phần Chế tạo tầu và giàn khoan dầu khí là 581 tỷ đồng, Samco là 266 tỷ đồng, Công ty Sông Hồng hơn 1000 tỉ đồng... Đó là chưa nói đến những dự án đại họa như 12 đại dự án đắp chiếu ngàn tỷ của Bộ Công Thương - có phạm vi thua lỗ lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.
Các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ triền miên là một tai họa lớn cho nền kinh tế nước nhà. Chẳng những làm xấu đi nền kinh tế, nó còn là đòn giáng mạnh lên nợ công. Báo cáo giám sát hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước cho thấy trong giai đoạn 2011-2016, nợ của doanh nghiệp đã gia tăng lên tới 1,6 triệu tỷ đồng (gần 73 tỷ USD).
Thua lỗ và nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước là 2 khối ung thư tàn phá nền kinh tế nhà nước. Chúng cần phải bị loại bỏ càng sớm càng tốt. Dưới đây sẽ chỉ ra một số nguyên nhân và cũng đề xuất một số giải pháp.
8 LỖI LỚN DẪN ĐẾN THUA LỖ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thua lỗ của các doanh nghiệp nhà nước. Dưới đây xin viện ra 8 nguyên nhân chính.
Lỗi đầu tiên là do hình thức sở hữu. Vì sở hữu nhà nước nên quyền lợi và trách nhiệm không phù hợp với quy luật phát triển kinh tế thị trường. Sở hữu nhà nước tức là không phải sở hữu của một cá nhân cụ thể. Do đó, tài sản sinh sôi hay tổn thất - không gắn liền với sự thịnh vượng hay mất mát sống chết của người đại diện chủ sở hữu. Kết quả là đại diện chủ sở hữu không hiến thân vì tài sản đại diện, không có trách nhiệm sống chết với tài sản mà mình đại diện.
Lỗi thứ 2 là do cơ chế quản lý. Vừa phức tạp qua nhiều cửa kiểm soát nhưng vẫn có kẽ hở. Lại rườm rà cứng nhắc nên không linh hoạt.
Lỗi thứ 3 là không thực quyền trong bổ nhiệm và bãi miễn nhân sự. Dẫn đến ngồi không đúng chỗ: Người giỏi không được cất nhắc, kẻ kém cỏi thì lại có quyền; Muốn cất nhắc không được, muốn đuổi đi không xong.
Lỗi thứ 4 là không trao quyền đủ cần thiết để nhận quyết định bao gồm cả về tài chính. Dẫn đến bỏ lỡ thời cơ.
Lỗi thứ 5 là không thưởng phạt phân minh, không dựa trên hiệu quả lao động do tính cào bằng. Hậu quả là kẻ có công không được thưởng xứng đáng, kẻ có tội không bị trừng trị thích đáng.
Lỗi thứ 6 là hình thức kỷ luật chưa khoa học, pháp luật chưa nghiêm minh. Kết tội cho ai không dựa trên quyết định của tòa án độc lập, mà lại dựa vào ban bệ. Cho nên một lá đơn tố cáo vu vơ cũng thành tội, hoặc kẻ lộng quyền muốn buộc tội ai cũng được. Từ đó dẫn đến oan sai, kiện cáo kéo dài.
Lỗi thứ 7 là chậm chạp ứng dụng tiến bộ công nghệ và khoa học. Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu suất lao động, và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Lỗi thứ 8 là ảnh hưởng của đại họa hối lộ và tham nhũng, cũng như của môi trường xã hội xuống cấp. Đây là các nhân tố có tác động không nhỏ lên quá trình quản lý và hoạt động của doanh nghiệp.
GIẢI PHÁP CHỐNG THUA LỖ CHO DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Muốn chống thua lỗ một cách căn bản - phải tiến hành đồng loạt nhiều biện pháp. Trong đó trước hết là sửa chữa lỗi thứ nhất.
Đó là phải tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên lỗi thứ nhất là không thể điều chỉnh ngày một ngày hai. Quá trình cổ phần hóa cần tiến hành một cách khoa học và phù hợp với thời gian. Đốt cháy giai đoạn thì chỉ biến tài sản nhà nước rơi vào tay các nhà tư bản thân hữu với giá rẻ mạt.
Nhưng nếu lỗi thứ nhất chưa có thể chữa trị ngay, thì các lỗi khác lại có thể trị chữa. Dẫu không tuyệt đối thì cũng đáng kể. Từ đó mà chống được sự thua lỗ cho các doanh nghiệp nhà nước.
Trong các lỗi từ số 2 đến số 8 thì phương thuốc đầu tiên cần chữa trị đó là nhân sự. Có nghĩa là phải tìm cho được các tổng giám đốc điều hành doanh nghiệp giỏi. Khi có một giám đốc điều hành doanh nghiệp giỏi thì chính người này sẽ giảm thiểu rất nhiều tác động của các lỗi còn lại. Nhất là các quyết định liên quan đến đề xuất các phương án phát triển và các chính sách, chi tiêu tài chính, cơ hội và lĩnh vực đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, bổ nhiệm sa thải và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực…
Tiếp theo là gắn quyền lợi với hình phạt thỏa đáng. Nghĩa là được hưởng xứng đáng khi mang lại lợi nhuận và bị trừng trị thích đáng khi bị thua lỗ - làm thất thoát tài sản. Tương ứng là đưa ra các ma trận về lợi ích và hình phạt trách nhiệm.
Ba là, tăng quyền điều hành doanh nghiệp. Bao gồm: Quyền lựa chọn, bổ nhiệm và sa thải nhân sự; Quyền chi tiêu và điều phối tài chính; Quyền quyết định các tác nghiệp quản lý.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN ĐƯỢC CÁC TỔNG GIẢM ĐỐC GIỎI?
1. Các công ty nhà nước lớn trong một Bộ phải được điều hành bởi các tổng giảm đốc giỏi.
Muốn chọn được các tổng giám đốc giỏi thì phải thi tuyển tự do. Nghĩa là phải từ bỏ cách bổ nhiệm hiện hành. Thay vào đó là mở cửa thi tuyển tự do - không phải chỉ cán bộ trong ngành, trong bộ; Cũng không phải chỉ cán bộ trong biên chế nhà nước, mà bất cứ ai có năng lực, không loại trừ cả người nước ngoài. Nói một cách ngắn gọn là thuê tổng giám đốc.
2. Nhưng muốn chọn được tổng giám đốc giỏi thì phải có hội đồng tuyển chọn giỏi. Như vậy phải có cách thành lập hội đồng tuyển chọn mới.
Hội đồng tuyển chọn không thể là các cán bộ giữ chức vụ trong Bộ. Hội đồng tuyển chọn độc lập với những người đương chức đương quyền thì mới giữ được tính khách quan và mới có góc nhìn độc lập. Hội đồng tuyển chọn không cố định, mà thay đổi theo yêu cầu tuyển chọn cụ thể. Hội đồng tuyển chọn phải tuyển chọn ứng viên qua nhiều vòng. Thông thường là 3 vòng. Các thành viên hội đồng tuyển chọn là những chuyên gia độc lập, có khả năng đánh giá năng lực con người, và có khí phách trung lập cao, được mời rộng rãi trong cả nước không kể biên chế hay đã nghỉ hưu. Thành viên hội đồng tuyển chọn được mời riêng cho từng hội đồng, chứ không có chỗ đương nhiên.
Chi tiết về phương thức thành lập hội đồng tuyển chọn, quy trình làm việc của hội đồng tuyển chọn, cũng như chức năng và mối quan hệ với lãnh đạo Bộ, sẽ được trình bày ở một bài viết khác.
RÀO CẢN
Rào cản đầu tiên chính là con người. Vì theo cách đề xuất trên sẽ xuất hiện tức thì 3 rào cản:
1. Sẽ tước đi cơ hội được làm tổng giám đốc của những người đang xếp hàng đua tranh các chức tổng giám đốc;
2. Tước đi chức vụ và quyền lợi của những người đang làm tổng giám đốc;
3. Sẽ tước đi quyền định đoạt chức tổng giám đốc của các cửa có quyền định đoạt.
Trong 3 rào cản trên, rào cản thứ 3 là quyết định. Đó là rào cản quyết liệt nhất. Bởi nó động chạm đến quyền lực và lợi ích. Cho nên không ai muốn tự nguyện từ bỏ - ngoại trừ bắt buộc.
Nhưng lợi ích cá nhân và phe nhóm đã làm cho nhà nước thua lỗ hàng trăm ngàn tỷ đồng, và sẽ còn thua lỗ nhiều trăm ngàn tỷ đồng nữa nếu vẫn tiếp tục duy trì doanh nghiệp nhà nước theo quy trình hiện nay.
Thuê tổng giám đốc là giải pháp chìa khóa chống sự thua lỗ trong các doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay, lương của các chủ tịch và phó chủ tịch hội đồng thành viên cũng như tổng giám đốc của các công ty nhà nước đều nằm ở mức 500 - 700 triệu đồng một năm. Đó là mức lương có thể thuê được các tổng giám đốc giỏi từ thị trường tự do. Chưa nói là số lượng các phó chủ tịch hội đồng, thành viên hội đồng, các phó tổng giám đốc lại quá đông. Tất cả làm cho quỹ trả lương cho lãnh đạo các công ty nhà nước rất lớn, quá thừa đủ để thuê các tổng giám đốc giỏi.
Thủ Tướng muốn đưa nền kinh tế nước nhà vào xa lộ cao tốc thì phải tự mình quyết định sau khi nghe cả ngàn tư vấn. Ngàn tư vấn đó cũng là tập thể. Nhưng quyết định của Thủ Tướng phải là quyết định cá nhân. Quyết định của Thủ Tướng phải sáng suốt vượt cao hơn cả ngàn tư vấn. Nếu để cho tập thể quyết định và cá nhân chịu trách nhiệm, thì trong điều hành kinh tế, nhà nước mãi luôn là người thua lỗ.
Số phận của một dân tộc, do hoàn cảnh lịch sử, có lúc bị trói buộc vào tầm nhìn của một cá nhân, mà sự sáng suốt hay tối tăm của họ có thể mang đến tiến bộ hay tụt hậu khôn lường!
sao kêu trời không thấu? ngay những người dân thường con nhìn thấy, các quan còn mải lo ghế thì làm sao đây???
Trả lờiXóa