JACKIE CHAN, MỘT CÔNG CỤ
TUYÊN TRUYỀN CHÍNH TRỊ CỦA TẬP CẬN BÌNH
Trần Trung Đạo
Hiện nay, Jackie Chan không phải là con người của nghệ thuật mà chỉ mượn phương tiện nghệ thuật để thực hiện các chính sách của Tâp Cận Bình và ông ta đang thực hiện một cách trung thành và tích cực.
Jackie Chan, tên thật là Chan Kong-sang, được biết bằng tên Việt là Thành Long, sinh ngay 7 tháng 4, 1954 tại Hong Kong. Ông ta bắt đầu nghề phim ảnh và được biết nhiều qua những vai đóng thế (stuntman) trong các phim quyền cước Hong Kong.
Cái chết bất ngờ của Lý Tiểu Long năm 1973 đã trở thành cơ hội cho Jackie Chan trong lãnh vực phim quyền cước và ông ta nổi tiếng tại Hong Kong. Jackie Chan sang Mỹ để tìm cách đi vào thế giới phim ảnh Hollywood nhưng không thành công. Sau nhiều năm và nhiều phim, Jackie Chan thành công trong phim Rush Hour (1998).
Jackie Chan chỉ là một tài tử quyền cước pha hề hạng trung bình của Hollywood. Suốt 60 năm trong lãnh vực điện ảnh, ông ta chưa được đề cử một giải Osccar nào. Năm 2015 Jackie Chan được trao Oscar Danh Dự (Academy Honorary Award), một hình thức tưởng lệ để ghi nhận các đóng góp chứ không phải do đóng vai xuất sắc từ một phim được phát hành trong năm.
Đầu năm 2013, Jackie Chan được bầu vào Hội Nghị Tư Vấn Chính Trị Nhân Dân Trung Quốc (Committee of the Chinese People’s Political Consultative Conference, CPPCC). Đây là ủy ban tư vấn chính trị có quyền lực hàng đầu của Trung Cộng.
Một trong những nhiệm vụ của ủy ban này, viết một cách văn chương, là để “củng cố lòng tin vào nguồn gốc văn hóa của Trung Quốc ngoài lục địa và giới thiệu đến thế giới những câu chuyện về Trung Quốc”. Thực tế là để thực hiện chính sách “sức mạnh mềm” của Tập trong phạm vi thế giới.
Theo báo The Economist ngày 23 tháng 3, 2017, Trung Cộng dành một kinh phí khổng lồ 12 tỉ đô la mỗi năm để “thu phục cảm tình của thế giới”, cách gọi của Trung Cộng dành cho chính sách “sức mạnh mềm”.
Do đó, đừng ngạc nhiêu khi nghe các phát biểu của Jackie Chan không khác gì chiếc loa lập lại hầu hết những điều mà tờ Nhân Dân Nhật Báo của Bắc Kinh loan tải, từ bành trướng trên Biển Đông của Việt Nam cho đến chính sách đối với Hong Kong.
Theo báo Hollywoodreporter ngày 2 tháng 1, 2013, Jackie Chan phát biểu trong một cuộc phỏng vấn “Mỹ là quốc gia thối nát nhất thế giới”. Ông ta nói vậy chỉ để che lấp hình ảnh một Trung Cộng độc tài và thối nát nhất thế giới mà nhân loại đang biết.
Tháng 2, 2017, tờ Hindustan Times của Ấn Độ tố cáo Jackie Chan dùng phim Kung Fu Yoga để tuyên truyền cho chính sách Một Vành Đai Một Con Đường của Tập. Cũng theo báo này, các nhà phê bình phim cho rằng đây là một hình thức “tuyên truyền chính trị vô liêm sỉ” (brazen political propaganda).
Trong lúc tuổi trẻ Hong Kong kính trọng Lý Tiểu Long bao nhiêu họ đã ghét cay ghét đắng Jackie Chan bấy nhiêu. Lý do, ông ta đã nhiều lần biện hộ cho chính sách của Tập Cận Bình và phê bình các cuộc biểu tình vì tự do dân chủ của nhân dân Hong Kong.
Triết lý “hãy như dòng nước” của Lý Tiểu Long chẳng những là một hấp lực mà còn được vận dụng một cách tài tình trong các cuộc biểu tình: “Hãy là dòng nước! Chúng tôi không hình dạng, chúng tôi không hình thức, chúng tôi chảy, chúng tôi cuốn đi, chúng tôi như dòng nước, chúng tôi là HongKongers.”
Khác với triết lý Lý Tiểu Long tuyệt vời, trong buổi phỏng vấn về các cuộc biểu tình của người dân Hong Kong, Chan phát biểu những câu tuyên truyền rẻ tiền “lá cờ năm sao được kính trọng khắp nơi trên thế giới” và ông ta đã nhận lại những lời đáp “không biết xấu hổ”, “thuốc độc của đảng CSTQ cho ông uống mùi vị ra sao?”....
TUYÊN TRUYỀN CHÍNH TRỊ CỦA TẬP CẬN BÌNH
Trần Trung Đạo
Hiện nay, Jackie Chan không phải là con người của nghệ thuật mà chỉ mượn phương tiện nghệ thuật để thực hiện các chính sách của Tâp Cận Bình và ông ta đang thực hiện một cách trung thành và tích cực.
Jackie Chan, tên thật là Chan Kong-sang, được biết bằng tên Việt là Thành Long, sinh ngay 7 tháng 4, 1954 tại Hong Kong. Ông ta bắt đầu nghề phim ảnh và được biết nhiều qua những vai đóng thế (stuntman) trong các phim quyền cước Hong Kong.
Cái chết bất ngờ của Lý Tiểu Long năm 1973 đã trở thành cơ hội cho Jackie Chan trong lãnh vực phim quyền cước và ông ta nổi tiếng tại Hong Kong. Jackie Chan sang Mỹ để tìm cách đi vào thế giới phim ảnh Hollywood nhưng không thành công. Sau nhiều năm và nhiều phim, Jackie Chan thành công trong phim Rush Hour (1998).
Jackie Chan chỉ là một tài tử quyền cước pha hề hạng trung bình của Hollywood. Suốt 60 năm trong lãnh vực điện ảnh, ông ta chưa được đề cử một giải Osccar nào. Năm 2015 Jackie Chan được trao Oscar Danh Dự (Academy Honorary Award), một hình thức tưởng lệ để ghi nhận các đóng góp chứ không phải do đóng vai xuất sắc từ một phim được phát hành trong năm.
Đầu năm 2013, Jackie Chan được bầu vào Hội Nghị Tư Vấn Chính Trị Nhân Dân Trung Quốc (Committee of the Chinese People’s Political Consultative Conference, CPPCC). Đây là ủy ban tư vấn chính trị có quyền lực hàng đầu của Trung Cộng.
Một trong những nhiệm vụ của ủy ban này, viết một cách văn chương, là để “củng cố lòng tin vào nguồn gốc văn hóa của Trung Quốc ngoài lục địa và giới thiệu đến thế giới những câu chuyện về Trung Quốc”. Thực tế là để thực hiện chính sách “sức mạnh mềm” của Tập trong phạm vi thế giới.
Theo báo The Economist ngày 23 tháng 3, 2017, Trung Cộng dành một kinh phí khổng lồ 12 tỉ đô la mỗi năm để “thu phục cảm tình của thế giới”, cách gọi của Trung Cộng dành cho chính sách “sức mạnh mềm”.
Do đó, đừng ngạc nhiêu khi nghe các phát biểu của Jackie Chan không khác gì chiếc loa lập lại hầu hết những điều mà tờ Nhân Dân Nhật Báo của Bắc Kinh loan tải, từ bành trướng trên Biển Đông của Việt Nam cho đến chính sách đối với Hong Kong.
Theo báo Hollywoodreporter ngày 2 tháng 1, 2013, Jackie Chan phát biểu trong một cuộc phỏng vấn “Mỹ là quốc gia thối nát nhất thế giới”. Ông ta nói vậy chỉ để che lấp hình ảnh một Trung Cộng độc tài và thối nát nhất thế giới mà nhân loại đang biết.
Tháng 2, 2017, tờ Hindustan Times của Ấn Độ tố cáo Jackie Chan dùng phim Kung Fu Yoga để tuyên truyền cho chính sách Một Vành Đai Một Con Đường của Tập. Cũng theo báo này, các nhà phê bình phim cho rằng đây là một hình thức “tuyên truyền chính trị vô liêm sỉ” (brazen political propaganda).
Trong lúc tuổi trẻ Hong Kong kính trọng Lý Tiểu Long bao nhiêu họ đã ghét cay ghét đắng Jackie Chan bấy nhiêu. Lý do, ông ta đã nhiều lần biện hộ cho chính sách của Tập Cận Bình và phê bình các cuộc biểu tình vì tự do dân chủ của nhân dân Hong Kong.
Triết lý “hãy như dòng nước” của Lý Tiểu Long chẳng những là một hấp lực mà còn được vận dụng một cách tài tình trong các cuộc biểu tình: “Hãy là dòng nước! Chúng tôi không hình dạng, chúng tôi không hình thức, chúng tôi chảy, chúng tôi cuốn đi, chúng tôi như dòng nước, chúng tôi là HongKongers.”
Khác với triết lý Lý Tiểu Long tuyệt vời, trong buổi phỏng vấn về các cuộc biểu tình của người dân Hong Kong, Chan phát biểu những câu tuyên truyền rẻ tiền “lá cờ năm sao được kính trọng khắp nơi trên thế giới” và ông ta đã nhận lại những lời đáp “không biết xấu hổ”, “thuốc độc của đảng CSTQ cho ông uống mùi vị ra sao?”....
Anh này đạt tiêu chuẩn " Vừa hồng vừa chuyên " đúng " típ " đào tạo của Trung cộng . Là nghệ sỹ mà kiêm luôn làm chính trị thì " nhọ " biết nhường nào ! May mà kịp thời ngăn chặn nó vào nước ta ; nếu không thì nguy hại vô cùng .
Trả lờiXóa