VƠ BÈO VẠT TÉP VÀ ĐÀY ĐỌA GIẢNG VIÊN
Chu Mộng Long
28 - 10 - 2019
Tôi đã phát biểu trước Hiệu trưởng, trong Hội nghị công chức - viên chức và buộc phải nói ở đây. Là chuyện Trường Đai học Quy Nhơn vơ bèo vạt tép hệ đại học ngoài chính quy và đày đọa thân phận giảng viên chúng tôi.
Do thống trị địa bàn 7 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, Trường Đại học Quy Nhơn thuộc các trường từng có số lượng đào tạo hệ ngoài chính quy gấp nhiều lần chính quy và đạt mức cao nhất nước. Như khoa chúng tôi, giảng viên phải đi dạy suốt 3 tháng hè, kể cả dạy xen Thứ Bảy, Chủ Nhật trong hai học kỳ của chính quy. Tôi dạy học gần 30 năm không biết nghỉ phép là gì.
Dạy nhiều thì tiền nhiều, ngoài tiền nhà trường chi trả, nhiều giảng viên bòn rút từ bữa ăn, tiền phong bì, quà cáp của học viên một cách đê tiện, cho nên nhiều người ham, thậm chí có người sẵn sàng bỏ mạng vì tai nạn giao thông.
Tôi không ham nhưng vì cương vị trưởng bộ môn, ngoài mời người ta dạy cho, tôi phải tham gia phần lớn vì trách nhiệm và nghĩa vụ theo lệnh cấp trên. Và tôi thật sự bất bình khi bị ràng buộc trách nhiệm, một thứ trách nhiệm... vô đạo đức.
Vô đạo đức vì đào tạo ngoài chính quy không đảm bảo chất lượng, trái luật, sai quy chế, và có hại đối với xã hội, nhất là bất công đối với sinh viên chính quy. Cách tổ chức dạy học hệ ngoài chính quy không đảm bảo thời gian (mỗi ngày 10 tiết trên giấy tờ nhưng chỉ dạy khoảng 6 tiết, quy định 3 ngày 30 tiết nhưng có trách nhiệm hết mình cũng chỉ dạy được 2 ngày rưỡi hoặc 2 ngày). Học viên chủ yếu đi học đối phó, thi đối phó để lấy bằng, kể cả hiện tượng thuê người học thay, thi thay và giảng viên chấm bài toàn phải cho đậu hoặc điểm cao. Trong khi Quốc hội vừa thông qua Luật Giáo dục đại học sửa đổi với điều luật không phân biệt giá trị văn bằng hệ chính quy và hệ không chính quy. Có bất bình đẳng và vô đạo đức đối với sinh viên chính quy không, khi đầu vào tuyển sinh của sinh viên chính quy được yêu cầu khá cao, học và thi đúng quy chế, nghiêm túc và chặt chẽ hơn. Thật là độc ác với sinh viên chính quy khi các trường đã hợp thức hóa bằng cấp của những giáo viên tại chức, chiếm hết chỗ làm, dẫn đến hàng vạn sinh viên chính quy ra trường rất khó xin việc. Khủng hoảng hệ chính quy một phần bắt đầu từ sự bất bình đẳng đó. Đến lúc người ta nhủ nhau, rằng dại gì học chính quy?
Có thể nói, nhà trường thu tiền học phí hệ ngoài chính quy vô tội vạ, thông báo đầu năm một giá, cuối năm một giá, tăng liên tục, cho đến khi phát bằng cũng đè cổ học viên thu thêm. Tôi gọi đó là hình thức bán bằng với giá độc quyền và cắt cổ khách hàng. Nhưng không ai chịu nghe. Kết quả là không dưới một lần học viên lên mạng tố cáo Trường Đại học Quy Nhơn lừa đảo, dụ học viên vào học giá thấp, sau đó thu giá cao. Không ít địa bàn đã tẩy chay Trường Đại học Quy Nhơn để hợp tác với nơi khác.
Năm nay bị mất nhiều nguồn, Nhà trường đã chuyển sang mở lớp tận vùng sâu vùng xa. Có dấu hiệu các phòng giáo dục cấu kết với các cơ sở đào tạo bắt ép giáo viên đi học. Thời gian đi dạy thì toàn vào ngày nghỉ cuối tuần, Thứ Bảy, Chủ Nhật. Vậy là giảng viên nào có giờ Thứ Sáu và Thứ Hai của chính quy tại trường thì phải bỏ dạy để ưu tiên cho hệ ngoài chính quy. Nếu không thì phải đi đêm. Tôi thử đi một chuyến ra Quảng Ngãi rồi đứng chầu chực trong mưa gió hàng tiếng đồng hồ bên đường quốc lộ chờ xe bus ngược lên huyện Ba Tơ. Bà phó phòng kế hoạch tài chính thay mặt Hiệu trưởng bố thí cho 50 ngàn đồng đi vòng vèo 60 km. Tôi dạy xong ở Ba Tơ về ốm 3 ngày. Đày đọa thân xác đến thế là cùng!
Nay tôi tuyên bố không đi như vậy nữa. Tôi là giảng viên, không phải con buôn hàng ngày rong ruổi trên xe khách hay làm nô lệ ở nhà chứa. Bất ngờ chiều nay, Trưởng khoa yêu cầu tôi phải làm tờ trình về lý do không chịu đi dạy ở vùng sâu vùng xa. Tôi nói tôi có quyền nghỉ Thứ Bảy, Chủ Nhật và ban đêm theo Luật Lao động và không phải làm tờ trình giải trình điều gì vì tôi đã dạy vượt mức. Bài viết này thay cho tờ trình vậy. Hiệu trưởng vẫn đọc hoặc cho người đọc theo dõi hàng ngày, ông sẽ hiểu lý do. Còn nếu không chịu hiểu thì tôi đề nghị ông tự vác thân ông đi Ba Tơ dạy một lần (dạy theo chế độ như chúng tôi chứ đừng đi chơi) cho biết cái thân phận nô lệ của giảng viên mà ông đang "xuất khẩu lao động" đến vùng sâu vùng xa.
Chu Mộng Long
28 - 10 - 2019
Tôi đã phát biểu trước Hiệu trưởng, trong Hội nghị công chức - viên chức và buộc phải nói ở đây. Là chuyện Trường Đai học Quy Nhơn vơ bèo vạt tép hệ đại học ngoài chính quy và đày đọa thân phận giảng viên chúng tôi.
Do thống trị địa bàn 7 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, Trường Đại học Quy Nhơn thuộc các trường từng có số lượng đào tạo hệ ngoài chính quy gấp nhiều lần chính quy và đạt mức cao nhất nước. Như khoa chúng tôi, giảng viên phải đi dạy suốt 3 tháng hè, kể cả dạy xen Thứ Bảy, Chủ Nhật trong hai học kỳ của chính quy. Tôi dạy học gần 30 năm không biết nghỉ phép là gì.
Dạy nhiều thì tiền nhiều, ngoài tiền nhà trường chi trả, nhiều giảng viên bòn rút từ bữa ăn, tiền phong bì, quà cáp của học viên một cách đê tiện, cho nên nhiều người ham, thậm chí có người sẵn sàng bỏ mạng vì tai nạn giao thông.
Tôi không ham nhưng vì cương vị trưởng bộ môn, ngoài mời người ta dạy cho, tôi phải tham gia phần lớn vì trách nhiệm và nghĩa vụ theo lệnh cấp trên. Và tôi thật sự bất bình khi bị ràng buộc trách nhiệm, một thứ trách nhiệm... vô đạo đức.
Vô đạo đức vì đào tạo ngoài chính quy không đảm bảo chất lượng, trái luật, sai quy chế, và có hại đối với xã hội, nhất là bất công đối với sinh viên chính quy. Cách tổ chức dạy học hệ ngoài chính quy không đảm bảo thời gian (mỗi ngày 10 tiết trên giấy tờ nhưng chỉ dạy khoảng 6 tiết, quy định 3 ngày 30 tiết nhưng có trách nhiệm hết mình cũng chỉ dạy được 2 ngày rưỡi hoặc 2 ngày). Học viên chủ yếu đi học đối phó, thi đối phó để lấy bằng, kể cả hiện tượng thuê người học thay, thi thay và giảng viên chấm bài toàn phải cho đậu hoặc điểm cao. Trong khi Quốc hội vừa thông qua Luật Giáo dục đại học sửa đổi với điều luật không phân biệt giá trị văn bằng hệ chính quy và hệ không chính quy. Có bất bình đẳng và vô đạo đức đối với sinh viên chính quy không, khi đầu vào tuyển sinh của sinh viên chính quy được yêu cầu khá cao, học và thi đúng quy chế, nghiêm túc và chặt chẽ hơn. Thật là độc ác với sinh viên chính quy khi các trường đã hợp thức hóa bằng cấp của những giáo viên tại chức, chiếm hết chỗ làm, dẫn đến hàng vạn sinh viên chính quy ra trường rất khó xin việc. Khủng hoảng hệ chính quy một phần bắt đầu từ sự bất bình đẳng đó. Đến lúc người ta nhủ nhau, rằng dại gì học chính quy?
Có thể nói, nhà trường thu tiền học phí hệ ngoài chính quy vô tội vạ, thông báo đầu năm một giá, cuối năm một giá, tăng liên tục, cho đến khi phát bằng cũng đè cổ học viên thu thêm. Tôi gọi đó là hình thức bán bằng với giá độc quyền và cắt cổ khách hàng. Nhưng không ai chịu nghe. Kết quả là không dưới một lần học viên lên mạng tố cáo Trường Đại học Quy Nhơn lừa đảo, dụ học viên vào học giá thấp, sau đó thu giá cao. Không ít địa bàn đã tẩy chay Trường Đại học Quy Nhơn để hợp tác với nơi khác.
Năm nay bị mất nhiều nguồn, Nhà trường đã chuyển sang mở lớp tận vùng sâu vùng xa. Có dấu hiệu các phòng giáo dục cấu kết với các cơ sở đào tạo bắt ép giáo viên đi học. Thời gian đi dạy thì toàn vào ngày nghỉ cuối tuần, Thứ Bảy, Chủ Nhật. Vậy là giảng viên nào có giờ Thứ Sáu và Thứ Hai của chính quy tại trường thì phải bỏ dạy để ưu tiên cho hệ ngoài chính quy. Nếu không thì phải đi đêm. Tôi thử đi một chuyến ra Quảng Ngãi rồi đứng chầu chực trong mưa gió hàng tiếng đồng hồ bên đường quốc lộ chờ xe bus ngược lên huyện Ba Tơ. Bà phó phòng kế hoạch tài chính thay mặt Hiệu trưởng bố thí cho 50 ngàn đồng đi vòng vèo 60 km. Tôi dạy xong ở Ba Tơ về ốm 3 ngày. Đày đọa thân xác đến thế là cùng!
Nay tôi tuyên bố không đi như vậy nữa. Tôi là giảng viên, không phải con buôn hàng ngày rong ruổi trên xe khách hay làm nô lệ ở nhà chứa. Bất ngờ chiều nay, Trưởng khoa yêu cầu tôi phải làm tờ trình về lý do không chịu đi dạy ở vùng sâu vùng xa. Tôi nói tôi có quyền nghỉ Thứ Bảy, Chủ Nhật và ban đêm theo Luật Lao động và không phải làm tờ trình giải trình điều gì vì tôi đã dạy vượt mức. Bài viết này thay cho tờ trình vậy. Hiệu trưởng vẫn đọc hoặc cho người đọc theo dõi hàng ngày, ông sẽ hiểu lý do. Còn nếu không chịu hiểu thì tôi đề nghị ông tự vác thân ông đi Ba Tơ dạy một lần (dạy theo chế độ như chúng tôi chứ đừng đi chơi) cho biết cái thân phận nô lệ của giảng viên mà ông đang "xuất khẩu lao động" đến vùng sâu vùng xa.
Chu Mộng Long
Để chấm dứt việc đào tạo tại chức không khó. Hãy thi tuyển một cách công khai, minh bạch vào các cơ quan nhà nước. Kể cả tổ chức đoàn thanh niên là đường tắt dành riêng cho con em lãnh đạo bất tài nhưng được ém vào đó để chui sâu, leo cao. Khi đó không phân biệt bằng chính quy hay không chính quy. Ai giỏi thì đậu thôi.
Trả lờiXóaTôi rất thông cảm cho ông...hiệu trưởng ĐHQN,chắc ông ấy đang theo đuổi ước mơ : nhà nhà đại học,người người đại học.
Trả lờiXóaCó lẽ vài năm nữa,cứ ra đường là đụng đại học,tự hào lắm chứ bộ.
Có điều,không biết con cái ông hiệu trưởng kia học ở đâu nhỉ?Hay là qua gọi mấy ông tư bản giãy chết bằng thầy rồi.
Ông Chu Mộng Long ơi! Bây giờ làm gì còn hệ ngoài chính quy nữa, tất cả đều gọi là đại học hết, đại học không có hệ đào tạo!
Trả lờiXóa