Cắt đất lúa của dân để giao ruộng cho doanh nghiệp phân lô bán nền
Nông nghiệp VN
Thứ 5, 31/10/2019
Hàng trăm ha đất bờ xôi ruộng mật bị thu hồi, hàng nghìn hộ dân mất sinh kế, khiếu kiện kéo dài, đời sống bất ổn… tất cả xảy ra ở huyện Việt Yên (Bắc Giang) kể từ khi chính quyền thu hồi đất lúa của dân giao cho Công ty CP Xây dựng và Thương mại Lam Sơn phân lô bán nền.
Khi “niêu cơm” cuối cùng bị lấp
Quá trình thực hiện dự án Khu đô thị mới Đình Trám – Sen Hồ, tỉnh Bắc Giang tỏ rõ sự ủng hộ chủ đầu tư mặc cho người dân mất đất phản đối.
Cánh đồng nằm giữa hai xã Hoàng Ninh và Hồng Thái, một bên là hạ tầng dự án đô thị đã lấp hết ruộng, một bên, những máy móc đang đào múc cánh đồng lúa đã vào vụ thu hoạch. Nham nhở và rốt ráo. Cả chính quyền lẫn chủ đầu tư đang thực hiện cuộc vận động người dân giao ruộng cho doanh nghiệp để thực hiện dự án. Được hộ nào đồng ý thì cho máy móc múc luôn ruộng hộ đó, cả cánh đồng nham nhở hệt như người bị lở loét.
Trên bờ, từ nhiều năm nay, những nông dân mất đất vẫn kiên trì khiếu kiện chính quyền và doanh nghiệp, phản kháng bằng cách không chịu nhận tiền đền bù kể cả khi chính quyền Bắc Giang tổ chức các đoàn cưỡng chế san lấp hết ruộng của họ, trong đó có những đám ruộng lúa đang mơn mởn. Đủ các chiêu trò, từ vận động đến đe dọa, nhưng sau hàng loạt cuộc thu hồi đất phục vụ khu công nghiệp, cụm công nghiệp, người dân Hồng Thái và Hoàng Ninh đang đấu tranh đòi quyền lợi ở những thửa ruộng cuối cùng còn sót lại của họ.
Bắt đầu từ năm 2012, dự án Khu B thuộc Khu đô thị mới Đình Trám - Sen Hồ được UBND tỉnh Bắc Giang giao cho Công ty CP Xây dựng và Thương mại Lam Sơn thực hiện trên diện tích hơn 120ha với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn khoảng 1.200 tỷ đồng. Thời điểm chấp thuận cho doanh nghiệp thực hiện dự án, Bắc Giang yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành đầu tư các hạng mục vào năm 2018, bất chấp sự phản đối gay gắt của các hộ dân mất ruộng.
Tất cả cho mục tiêu trong vòng 5 năm (2013-2018) sẽ biến cánh đồng lúa vốn là “niêu cơm” của hàng nghìn hộ dân trở thành khu đô thị với các chức năng khu ở, công trình công cộng, dịch vụ thương mại, văn hóa, công viên vui chơi giải trí phục vụ đô thị, trong đó, biệt thự có diện tích 200 - 250m2/lô, đất nhà ở liền kề từ 75 - 85m2/lô, nhà chung cư từ 75 - 100m2/căn…
Cụ thể, để phục vụ dự án của Công ty Lam Sơn, xã Hồng Thái mất khoảng 27ha, xã Hoàng Ninh mất gần 80ha, gần như toàn bộ là đất hai lúa một màu. Ít nhất khoảng 1.000 hộ dân mất đất sản xuất với mức giá bồi thường vào khoảng 78 triệu đồng/sào.
Ngay từ khi Bắc Giang chấp thuận cho Lam Sơn thực hiện dự án, ông Thân Thế Đọc, Thân Văn Kiểm, Nguyễn Thị Hà và rất nhiều hộ dân có ruộng bị thu hồi đã kịch liệt phản đối, đứng đơn kêu cứu khắp các cơ quan chức năng nhưng bất chấp, chính quyền Bắc Giang tổ chức cưỡng chế để giao đất cho doanh nghiệp phân lô đem bán.
Ở tuổi 80, ông Thân Văn Phách, một đời làm nông dân ở thôn Hùng Lãm, xã Hồng Thái nói như muốn khóc: Lúa đang hung hung bị người ta cắt, hoa màu bầu bí đang xanh bời bời bị máy móc chở đất vào lấp, cả khu vực cưỡng chế này tan hoang lắm. Từ năm 2015 đến giờ dân chúng tôi không một hạt thóc, một cọng rơm, nhìn họ phá lúa, phá màu chỉ biết đứng trên bờ mà khóc thôi.
Nhà ông Phách có gần một mẫu ruộng nhưng đến 8 người con. Với mức giá bồi thường 78 triệu một sào ông bà không dám nhận bởi “nhận về chia cho con cái hết, vợ chồng tôi biết sống bằng gì”. Kể từ khi mất ruộng, đôi vợ chồng già ra khu công nghiệp bán mớ rau cỏ kiếm sống nhưng thường xuyên bị xua đuổi vì “mất mỹ quan đô thị”.
Đất ruộng của ông Phách và các hộ dân xã Hồng Thái bây giờ chủ đầu tư đã làm xong hạ tầng, chi chít những quảng cáo rao bán đất. Trên những thửa ruộng đền bù 78 triệu mỗi sào, những quảng cáo rao bán nền với mức giá tầm 2-5 tỷ đồng hệt như những vết dao cứa vào những người nông dân mất đất.
“Chúng tôi có bán hết cả mẫu ruộng (3.600m2) cũng không mua nổi một lô đất của Lam Sơn. Dân không ai còn một thước đất nào. Toàn bộ ruộng ở 7 xứ đồng giờ không còn gì. Nhà nước thu hồi làm điện, đường, trường trạm chúng tôi ủng hộ chứ thu cho doanh nghiệp phân lô bán nền thế này thì khổ dân quá”, bà Lê Thị Hoa, người nông dân từng có cả mẫu ruộng nhưng giờ không còn tấc đất nào nói.
Không thể giữ được ruộng sau những đợt cưỡng chế, biện pháp đấu tranh của dân Hồng Thái hiện nay là mang sơn, vôi viết những dòng chữ “đất chưa đền bù” lên những trụ điện, nền đường trong khu đô thị và ngăn cản những người mua đất xây nhà. Viết đêm hôm trước thì hôm sau bị xóa. Miệt mài như thế từ nhiều tháng nay, nhưng không có cách nào khác khi đơn thư của họ chưa được giải quyết thỏa đáng.
Sang xã Hoàng Ninh, những lá đơn kêu cứu khẩn cấp của hàng trăm hộ dân mất ruộng thể hiện: Dự án mới đưa ra thông báo và họp dân một lần, chưa được sự đồng thuận của người dân, đất vẫn được người dân canh tác bình thường , lúa vẫn gặt chưa khô gốc rạ, thóc vẫn còn ướt mà Công ty Lam Sơn đã đăng báo Bắc Giang bán đất…
Ông Lý Văn Ký, một trong những nông dân mất đất đứng đơn bức xúc: Đấy là hành vi cướp đất trắng trợn. Quyền dân chủ của nhân dân cũng đã bị tước đoạt.
Hàng trăm ha đất hai lúa, hàng nghìn hộ dân mất sinh kế, việc thu hồi cấp cho doanh nghiệp phân lô bán nền được bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang giải thích bằng văn bản: Dự án này thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất, không thuộc trường hợp sử dụng đất thông qua hình thức chuyển nhượng.
Chia lô bán nền
Trong các văn bản trả lời kiến nghị của người dân, chính quyền Bắc Giang nhiều lần khẳng định dự án này nằm trong diện tích đất lúa đã được Thủ tướng cho phép chuyển đổi mục đích, tuy nhiên theo tài liệu NNVN có được, mặc dù dự án triển khai từ năm 2013, song đến ngày 17/8/2018, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng mới có văn bản chấp thuận cho chuyển đổi 80ha đất lúa phục vụ dự án này (trước đó tháng 9/2015, Chính phủ cho phép Bắc Giang chuyển 22,5ha đất lúa để thực hiện dự án).
Điều này có nghĩa là Công ty Lam Sơn được giao nhiệm vụ giải phóng mặt bằng toàn bộ diện tích đất lúa trong khi 4 năm sau Chính phủ mới đồng ý cho chuyển đổi mục đích.
Không chỉ vậy, trong quá trình chủ đầu tư thực hiện dự án, UBND tỉnh Bắc Giang đã điều chỉnh quy hoạch, giãn tiến độ khi dự án này chậm tiến độ hơn 2 năm.
Theo các văn bản cung cấp cho PV NNVN, UBND huyện Việt Yên thể hiện nguyên nhân của việc chậm tiến độ là do không có đủ hồ sơ về đất đai như sổ chia ruộng, sổ địa chính; nhiều thửa đất không canh tác thường xuyên nên ranh giới không rõ ràng; một số hộ chưa nhất trí chủ trương thu hồi GPMB và đòi hỏi chế độ ngoài chính sách; người dân có đất bị thu hồi còn có tư tưởng nghe ngóng, chưa hợp tác trong quá trình kê khai, ký xác nhận hồ sơ và nhận tiền đối với phần diện tích đã ký xác nhận về diện tích…
Mặc dù chậm tiến độ và gây bức xúc trong nhân dân, UBND tỉnh Bắc Giang quán triệt chủ đầu tư không thực hiện việc chuyển nhượng khi chưa thực hiện xong GPMB, nhưng hiện tại nhiều lô đất trong phạm vi dự án đã được bán.
Ngày 26/4/2019, UBND huyện Việt Yên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 53 lô đất tại Khu B dự án, trong đó ông Ngô Văn Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Lam Sơn sở hữu 15 lô đất, bà Nguyễn Thị Loan sở hữu 15 lô đất…
Nông nghiệp VN
Thứ 5, 31/10/2019
Hàng trăm ha đất bờ xôi ruộng mật bị thu hồi, hàng nghìn hộ dân mất sinh kế, khiếu kiện kéo dài, đời sống bất ổn… tất cả xảy ra ở huyện Việt Yên (Bắc Giang) kể từ khi chính quyền thu hồi đất lúa của dân giao cho Công ty CP Xây dựng và Thương mại Lam Sơn phân lô bán nền.
Khi “niêu cơm” cuối cùng bị lấp
Quá trình thực hiện dự án Khu đô thị mới Đình Trám – Sen Hồ, tỉnh Bắc Giang tỏ rõ sự ủng hộ chủ đầu tư mặc cho người dân mất đất phản đối.
Người dân mất đất tố cáo tỉnh Bắc Giang ủng hộ doanh nghiệp lấy đất lúa chia lô bán nền.
Cánh đồng nằm giữa hai xã Hoàng Ninh và Hồng Thái, một bên là hạ tầng dự án đô thị đã lấp hết ruộng, một bên, những máy móc đang đào múc cánh đồng lúa đã vào vụ thu hoạch. Nham nhở và rốt ráo. Cả chính quyền lẫn chủ đầu tư đang thực hiện cuộc vận động người dân giao ruộng cho doanh nghiệp để thực hiện dự án. Được hộ nào đồng ý thì cho máy móc múc luôn ruộng hộ đó, cả cánh đồng nham nhở hệt như người bị lở loét.
Trên bờ, từ nhiều năm nay, những nông dân mất đất vẫn kiên trì khiếu kiện chính quyền và doanh nghiệp, phản kháng bằng cách không chịu nhận tiền đền bù kể cả khi chính quyền Bắc Giang tổ chức các đoàn cưỡng chế san lấp hết ruộng của họ, trong đó có những đám ruộng lúa đang mơn mởn. Đủ các chiêu trò, từ vận động đến đe dọa, nhưng sau hàng loạt cuộc thu hồi đất phục vụ khu công nghiệp, cụm công nghiệp, người dân Hồng Thái và Hoàng Ninh đang đấu tranh đòi quyền lợi ở những thửa ruộng cuối cùng còn sót lại của họ.
Bắt đầu từ năm 2012, dự án Khu B thuộc Khu đô thị mới Đình Trám - Sen Hồ được UBND tỉnh Bắc Giang giao cho Công ty CP Xây dựng và Thương mại Lam Sơn thực hiện trên diện tích hơn 120ha với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn khoảng 1.200 tỷ đồng. Thời điểm chấp thuận cho doanh nghiệp thực hiện dự án, Bắc Giang yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành đầu tư các hạng mục vào năm 2018, bất chấp sự phản đối gay gắt của các hộ dân mất ruộng.
Tất cả cho mục tiêu trong vòng 5 năm (2013-2018) sẽ biến cánh đồng lúa vốn là “niêu cơm” của hàng nghìn hộ dân trở thành khu đô thị với các chức năng khu ở, công trình công cộng, dịch vụ thương mại, văn hóa, công viên vui chơi giải trí phục vụ đô thị, trong đó, biệt thự có diện tích 200 - 250m2/lô, đất nhà ở liền kề từ 75 - 85m2/lô, nhà chung cư từ 75 - 100m2/căn…
Cụ thể, để phục vụ dự án của Công ty Lam Sơn, xã Hồng Thái mất khoảng 27ha, xã Hoàng Ninh mất gần 80ha, gần như toàn bộ là đất hai lúa một màu. Ít nhất khoảng 1.000 hộ dân mất đất sản xuất với mức giá bồi thường vào khoảng 78 triệu đồng/sào.
Ngay từ khi Bắc Giang chấp thuận cho Lam Sơn thực hiện dự án, ông Thân Thế Đọc, Thân Văn Kiểm, Nguyễn Thị Hà và rất nhiều hộ dân có ruộng bị thu hồi đã kịch liệt phản đối, đứng đơn kêu cứu khắp các cơ quan chức năng nhưng bất chấp, chính quyền Bắc Giang tổ chức cưỡng chế để giao đất cho doanh nghiệp phân lô đem bán.
Ở tuổi 80, ông Thân Văn Phách, một đời làm nông dân ở thôn Hùng Lãm, xã Hồng Thái nói như muốn khóc: Lúa đang hung hung bị người ta cắt, hoa màu bầu bí đang xanh bời bời bị máy móc chở đất vào lấp, cả khu vực cưỡng chế này tan hoang lắm. Từ năm 2015 đến giờ dân chúng tôi không một hạt thóc, một cọng rơm, nhìn họ phá lúa, phá màu chỉ biết đứng trên bờ mà khóc thôi.
Ông Thân Văn Phách: Họ phá lúa, phá màu của dân để lấy đất giao cho doanh nghiệp.
Nhà ông Phách có gần một mẫu ruộng nhưng đến 8 người con. Với mức giá bồi thường 78 triệu một sào ông bà không dám nhận bởi “nhận về chia cho con cái hết, vợ chồng tôi biết sống bằng gì”. Kể từ khi mất ruộng, đôi vợ chồng già ra khu công nghiệp bán mớ rau cỏ kiếm sống nhưng thường xuyên bị xua đuổi vì “mất mỹ quan đô thị”.
Đất ruộng của ông Phách và các hộ dân xã Hồng Thái bây giờ chủ đầu tư đã làm xong hạ tầng, chi chít những quảng cáo rao bán đất. Trên những thửa ruộng đền bù 78 triệu mỗi sào, những quảng cáo rao bán nền với mức giá tầm 2-5 tỷ đồng hệt như những vết dao cứa vào những người nông dân mất đất.
“Chúng tôi có bán hết cả mẫu ruộng (3.600m2) cũng không mua nổi một lô đất của Lam Sơn. Dân không ai còn một thước đất nào. Toàn bộ ruộng ở 7 xứ đồng giờ không còn gì. Nhà nước thu hồi làm điện, đường, trường trạm chúng tôi ủng hộ chứ thu cho doanh nghiệp phân lô bán nền thế này thì khổ dân quá”, bà Lê Thị Hoa, người nông dân từng có cả mẫu ruộng nhưng giờ không còn tấc đất nào nói.
Không thể giữ được ruộng sau những đợt cưỡng chế, biện pháp đấu tranh của dân Hồng Thái hiện nay là mang sơn, vôi viết những dòng chữ “đất chưa đền bù” lên những trụ điện, nền đường trong khu đô thị và ngăn cản những người mua đất xây nhà. Viết đêm hôm trước thì hôm sau bị xóa. Miệt mài như thế từ nhiều tháng nay, nhưng không có cách nào khác khi đơn thư của họ chưa được giải quyết thỏa đáng.
Sang xã Hoàng Ninh, những lá đơn kêu cứu khẩn cấp của hàng trăm hộ dân mất ruộng thể hiện: Dự án mới đưa ra thông báo và họp dân một lần, chưa được sự đồng thuận của người dân, đất vẫn được người dân canh tác bình thường , lúa vẫn gặt chưa khô gốc rạ, thóc vẫn còn ướt mà Công ty Lam Sơn đã đăng báo Bắc Giang bán đất…
Ông Lý Văn Ký, một trong những nông dân mất đất đứng đơn bức xúc: Đấy là hành vi cướp đất trắng trợn. Quyền dân chủ của nhân dân cũng đã bị tước đoạt.
Mặc người dân phản đối, máy móc của chủ đầu tư đang múc ruộng trong phạm vi dự án.
Hàng trăm ha đất hai lúa, hàng nghìn hộ dân mất sinh kế, việc thu hồi cấp cho doanh nghiệp phân lô bán nền được bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang giải thích bằng văn bản: Dự án này thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất, không thuộc trường hợp sử dụng đất thông qua hình thức chuyển nhượng.
Chia lô bán nền
Được biết chủ đầu tư dự án Khu đô thị mới Đình Trám - Sen Hồ, Công ty Lam Sơn hoạt động từ năm 1994, có trụ sở tại đường Nguyên Hồng, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang. Doanh nghiệp này đã triển khai thi công nhiều công trình có trị giá hàng trăm tỷ đồng như: Nhà làm việc 9 tầng khối Cảnh sát (Công an tỉnh), toà nhà làm việc liên cơ quan tỉnh Bắc Giang 11 tầng, công trình trại giam Ngọc Lý (Bộ Công an), toà nhà Viettel tỉnh Ninh Bình, tòa nhà làm việc các đơn vị sự nghiệp của các sở, ngành tỉnh Bắc Giang…Theo quyết định của UBND tỉnh Bắc Giang, dự án Khu đô thị Đình Trám - Sen Hồ được thực hiện trong 5 năm (2013-2018), trong đó, đến hết năm 2014, Công ty Lam Sơn phải hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 70ha đất và đầu tư xây dựng hạ tầng trên diện tích khoảng 30ha… Việc thu hồi diện tích đất lúa khá lớn để phục vụ dự án này bắt buộc UBND tỉnh Bắc Giang phải trình xin Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng.
Trong các văn bản trả lời kiến nghị của người dân, chính quyền Bắc Giang nhiều lần khẳng định dự án này nằm trong diện tích đất lúa đã được Thủ tướng cho phép chuyển đổi mục đích, tuy nhiên theo tài liệu NNVN có được, mặc dù dự án triển khai từ năm 2013, song đến ngày 17/8/2018, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng mới có văn bản chấp thuận cho chuyển đổi 80ha đất lúa phục vụ dự án này (trước đó tháng 9/2015, Chính phủ cho phép Bắc Giang chuyển 22,5ha đất lúa để thực hiện dự án).
Điều này có nghĩa là Công ty Lam Sơn được giao nhiệm vụ giải phóng mặt bằng toàn bộ diện tích đất lúa trong khi 4 năm sau Chính phủ mới đồng ý cho chuyển đổi mục đích.
Không chỉ vậy, trong quá trình chủ đầu tư thực hiện dự án, UBND tỉnh Bắc Giang đã điều chỉnh quy hoạch, giãn tiến độ khi dự án này chậm tiến độ hơn 2 năm.
Theo các văn bản cung cấp cho PV NNVN, UBND huyện Việt Yên thể hiện nguyên nhân của việc chậm tiến độ là do không có đủ hồ sơ về đất đai như sổ chia ruộng, sổ địa chính; nhiều thửa đất không canh tác thường xuyên nên ranh giới không rõ ràng; một số hộ chưa nhất trí chủ trương thu hồi GPMB và đòi hỏi chế độ ngoài chính sách; người dân có đất bị thu hồi còn có tư tưởng nghe ngóng, chưa hợp tác trong quá trình kê khai, ký xác nhận hồ sơ và nhận tiền đối với phần diện tích đã ký xác nhận về diện tích…
Mặc dù chậm tiến độ và gây bức xúc trong nhân dân, UBND tỉnh Bắc Giang quán triệt chủ đầu tư không thực hiện việc chuyển nhượng khi chưa thực hiện xong GPMB, nhưng hiện tại nhiều lô đất trong phạm vi dự án đã được bán.
Ngày 26/4/2019, UBND huyện Việt Yên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 53 lô đất tại Khu B dự án, trong đó ông Ngô Văn Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Lam Sơn sở hữu 15 lô đất, bà Nguyễn Thị Loan sở hữu 15 lô đất…
Dự án Đình Trám – Sen Hồ khiến nhiều người dân bức xúc.
Tháng 5/2018, Thanh tra Chính phủ đã công bố các quyết định thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng của tỉnh Bắc Giang, thời kỳ thanh tra từ năm 2006 - 2017; thời gian thanh tra 70 ngày làm việc thực tế.
Thiết nghĩ, đối với dự án Khu đô thị mới Đình Trám - Sen Hồ cần phải có cuộc thanh tra toàn diện nhằm giải quyết những vấn đề người dân mất đất khiếu nại tố cáo, nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân cũng như tránh gây bức xúc trong xã hội.
Hoàng Anh – Trung Hiếu
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét