Biển Đông, Nghị trường và Ngư dân
Trần Tuấn22-10-2019
Những bức ảnh và video clip mà ngư dân Quảng Ngãi vừa ghi được cảnh chiếc tàu ngầm hạt nhân đen trũi khổng lồ treo cờ Trung Quốc đang “kè sát” chiếc tàu cá loại giã cào nhỏ bé của của mình ở Hoàng Sa, mới đây đã xuất hiện trên truyền thông thế giới. Báo chí nước ngoài đang đặt dấu hỏi về động cơ nào khiến tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc “trồi lên” giữa tàu cá Việt Nam ở Biển Đông?
Hôm qua, tôi có cuộc trò chuyện với những ngư dân Nghĩa An – Quảng Ngãi vừa trở về từ bãi Tư Chính. Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ta, nơi mà phía Trung Quốc đang liên tục ngang nhiên tiến hành các hoạt động thăm dò phi pháp. Bà con ngư dân than vì tổn thất kinh tế quá nặng nề, khi bị bầy tàu cá giả dạng đông kịt của Trung Quốc quấy phá, xông tới xéo nát lưới, còn dọa đâm chìm tàu. Mỗi tấm lưới trị giá gần 900 ngàn đồng. Đánh bắt cá chuồn, mỗi tàu mỗi lần đều phải rải xuống biển tới 400 tấm như vậy. Thật xót xa!
Không chỉ ngư dân, mà cử tri cả nước cũng đang bày tỏ nỗi lo lắng về chủ quyền Biển Đông bị xâm phạm. Điều đó đã được thể hiện trong báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Quốc hội thông qua Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam.
Sáng qua, 21/10, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14, về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Đảng và Nhà nước ta đã nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng”. Trong diễn văn khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kin Ngân cũng nhấn mạnh Quốc hội sẽ nghe báo cáo về tình hình Biển Đông. Với phương châm “kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ Quốc gia”.
Trước đó, tiếp xúc cử tri tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Làm sao đất nước yên bình tiến lên nhưng phải giữ vững độc lập chủ quyền. Cố gắng giữ quan hệ cho tốt nhưng cái gì thuộc về độc lập chủ quyền dân tộc, ta không bao giờ nhân nhượng, tinh thần của ta là quyết chiến, quyết thắng”.
Thông điệp về Biển Đông cũng đã được nhấn mạnh nhiều lần trong các cuộc tiếp xúc cử tri nhiều địa phương của nhiều lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Ban ngành trung ương. Đều là những phát ngôn nhất quán, mạnh mẽ, cương quyết trên cơ sở gìn giữ môi trường hòa bình để phát triển.
Trong khi đang xâm phạm trắng trợn thềm lục địa của Việt Nam, nhưng tại Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh khai mạc sáng qua 21/10 với chủ đề “Duy trì trật tự quốc tế và xây dựng hòa bình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa lại một lần nữa ngụy biện. Khi tuyên bố hầu như toàn bộ Biển Đông “đều là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc”. Bất chấp sự thật lịch sử, bằng chứng pháp lý, cũng như các Công ước quốc tế khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Bất chấp sự phản đối của các quốc gia láng giềng và cộng đồng quốc tế.
Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo “chèn” bên chiếc tàu cá cũ kỹ nhỏ xíu của ngư dân Việt Nam hôm nọ nơi Hoàng Sa, đó có phải là cách “yêu chuộng hòa bình” mà Trung Quốc vẫn luôn miệng tuyên bố?!
Tôi gọi điện cho mấy đứa cháu họ trong quê Bình Sơn (Quảng Ngãi). Đều là những gã trai ngư dân dẻo dai với bão tố, gian nguy suốt bao nhiêu năm nơi Hoàng Sa, Trường Sa. Hỏi về vụ tàu ngầm, chúng nó đều biết. Hỏi mai mốt có ra lại biển nữa, không, chúng nó đều đáp “Ra chứ bác! Chuyện nhỏ, quen rồi!”.
Trần Tuấn22-10-2019
Những bức ảnh và video clip mà ngư dân Quảng Ngãi vừa ghi được cảnh chiếc tàu ngầm hạt nhân đen trũi khổng lồ treo cờ Trung Quốc đang “kè sát” chiếc tàu cá loại giã cào nhỏ bé của của mình ở Hoàng Sa, mới đây đã xuất hiện trên truyền thông thế giới. Báo chí nước ngoài đang đặt dấu hỏi về động cơ nào khiến tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc “trồi lên” giữa tàu cá Việt Nam ở Biển Đông?
Hôm qua, tôi có cuộc trò chuyện với những ngư dân Nghĩa An – Quảng Ngãi vừa trở về từ bãi Tư Chính. Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ta, nơi mà phía Trung Quốc đang liên tục ngang nhiên tiến hành các hoạt động thăm dò phi pháp. Bà con ngư dân than vì tổn thất kinh tế quá nặng nề, khi bị bầy tàu cá giả dạng đông kịt của Trung Quốc quấy phá, xông tới xéo nát lưới, còn dọa đâm chìm tàu. Mỗi tấm lưới trị giá gần 900 ngàn đồng. Đánh bắt cá chuồn, mỗi tàu mỗi lần đều phải rải xuống biển tới 400 tấm như vậy. Thật xót xa!
Không chỉ ngư dân, mà cử tri cả nước cũng đang bày tỏ nỗi lo lắng về chủ quyền Biển Đông bị xâm phạm. Điều đó đã được thể hiện trong báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Quốc hội thông qua Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam.
Sáng qua, 21/10, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14, về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Đảng và Nhà nước ta đã nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng”. Trong diễn văn khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kin Ngân cũng nhấn mạnh Quốc hội sẽ nghe báo cáo về tình hình Biển Đông. Với phương châm “kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ Quốc gia”.
Trước đó, tiếp xúc cử tri tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Làm sao đất nước yên bình tiến lên nhưng phải giữ vững độc lập chủ quyền. Cố gắng giữ quan hệ cho tốt nhưng cái gì thuộc về độc lập chủ quyền dân tộc, ta không bao giờ nhân nhượng, tinh thần của ta là quyết chiến, quyết thắng”.
Thông điệp về Biển Đông cũng đã được nhấn mạnh nhiều lần trong các cuộc tiếp xúc cử tri nhiều địa phương của nhiều lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Ban ngành trung ương. Đều là những phát ngôn nhất quán, mạnh mẽ, cương quyết trên cơ sở gìn giữ môi trường hòa bình để phát triển.
Trong khi đang xâm phạm trắng trợn thềm lục địa của Việt Nam, nhưng tại Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh khai mạc sáng qua 21/10 với chủ đề “Duy trì trật tự quốc tế và xây dựng hòa bình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa lại một lần nữa ngụy biện. Khi tuyên bố hầu như toàn bộ Biển Đông “đều là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc”. Bất chấp sự thật lịch sử, bằng chứng pháp lý, cũng như các Công ước quốc tế khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Bất chấp sự phản đối của các quốc gia láng giềng và cộng đồng quốc tế.
Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo “chèn” bên chiếc tàu cá cũ kỹ nhỏ xíu của ngư dân Việt Nam hôm nọ nơi Hoàng Sa, đó có phải là cách “yêu chuộng hòa bình” mà Trung Quốc vẫn luôn miệng tuyên bố?!
Tôi gọi điện cho mấy đứa cháu họ trong quê Bình Sơn (Quảng Ngãi). Đều là những gã trai ngư dân dẻo dai với bão tố, gian nguy suốt bao nhiêu năm nơi Hoàng Sa, Trường Sa. Hỏi về vụ tàu ngầm, chúng nó đều biết. Hỏi mai mốt có ra lại biển nữa, không, chúng nó đều đáp “Ra chứ bác! Chuyện nhỏ, quen rồi!”.
Mặc cho lưới rách tan
Trả lờiXóaDân ta ơi! Cứ giương cờ ra biển cả!!