Nguyễn Văn Thọ
Ý KIẾN MỘT NGƯỜI ĐÃ Ở ĐỨC 35 NĂM
Ý KIẾN MỘT NGƯỜI ĐÃ Ở ĐỨC 35 NĂM
về vụ 39 người chết trong contener.
Sự kiện vượt biên trái phép nằm trong container lạnh, để chết 39 người thực sự là một sự thật kinh hoàng. Một sự kiện mà bất cứ ai có lương tâm trên thế giới phải giật mình lo ngại, đau đớn và thương xót.
Không rõ mục đích những cháu Việt sang Anh làm gì nhưng với sự vượt biên trái phép thì nhu cầu học tập là rất thấp.
Sự kiện vượt biên trái phép nằm trong container lạnh, để chết 39 người thực sự là một sự thật kinh hoàng. Một sự kiện mà bất cứ ai có lương tâm trên thế giới phải giật mình lo ngại, đau đớn và thương xót.
Không rõ mục đích những cháu Việt sang Anh làm gì nhưng với sự vượt biên trái phép thì nhu cầu học tập là rất thấp.
Như thế thì đa phần nghiêng sang phía mục đích chính là để làm giầu.
Với tư cách một người đã lăn lộn kiếm sống ở Đức 35 năm, tôi khẳng định rằng tính toán chi phí với 20 ngàn đô la để phiêu lưu làm giầu là một tính toán rất khó khả thi.
1- Không có chỗ cho người vượt biên trái phép có quyền lao động. Luật pháp châu Âu nói chung quy định rằng, nếu người nước ngoài sang tị nạn thì không có giấp phép lao động. Không có giấy phép lạo động thì người vượt biên nếu muốn có tiền phải đi làm chui, Tình trạng ở Đức hiện nay cảnh sát và sở thuế lùng xoát rất gắt gao vấn đề sử dụng lao động làm chui, nên khả năng làm chui cũng là rất hạn hẹp. Và nếu làm chui thì lương được trả cũng rất thấp, phải ít nhất từ 5 tới 10 năm, thậm chí 15 năm mới có thể tích cóp để trả nợ số tiền 20 ngàn đô. Đấy là kẻ làm chui hết sức tiết kiệm.
Thực tế là thời kì luật pháp châu Âu buông lỏng để người Việt làm giàu phi pháp đã qua từ sau năm 2000, hiện tạiđại đa số bà con ở Đức trong diện thợ khách cũ đã không thể làm giầu dù họ có giấy tờ nghiêm, ( vô thời hạn) Dù họ biết tiếng Đức tương đối tốt, đủ giao tiếp. Đa số họ ăn trợ cấp thất nghiệp hay đã về hưu và số tiền này chỉ đủ sống mức thấp nhất ở Đức - ko thể tích lũy một xu. Có người 15, 20 năm nay ko có tiền mua vé bay về VN thăm nhà.
1- Không có chỗ cho người vượt biên trái phép có quyền lao động. Luật pháp châu Âu nói chung quy định rằng, nếu người nước ngoài sang tị nạn thì không có giấp phép lao động. Không có giấy phép lạo động thì người vượt biên nếu muốn có tiền phải đi làm chui, Tình trạng ở Đức hiện nay cảnh sát và sở thuế lùng xoát rất gắt gao vấn đề sử dụng lao động làm chui, nên khả năng làm chui cũng là rất hạn hẹp. Và nếu làm chui thì lương được trả cũng rất thấp, phải ít nhất từ 5 tới 10 năm, thậm chí 15 năm mới có thể tích cóp để trả nợ số tiền 20 ngàn đô. Đấy là kẻ làm chui hết sức tiết kiệm.
Thực tế là thời kì luật pháp châu Âu buông lỏng để người Việt làm giàu phi pháp đã qua từ sau năm 2000, hiện tạiđại đa số bà con ở Đức trong diện thợ khách cũ đã không thể làm giầu dù họ có giấy tờ nghiêm, ( vô thời hạn) Dù họ biết tiếng Đức tương đối tốt, đủ giao tiếp. Đa số họ ăn trợ cấp thất nghiệp hay đã về hưu và số tiền này chỉ đủ sống mức thấp nhất ở Đức - ko thể tích lũy một xu. Có người 15, 20 năm nay ko có tiền mua vé bay về VN thăm nhà.
Số còn lại rất ít hiện nay có thu nhập có tích lũy, rơi vào kinh doanh ngành ăn uống, làm móng và số kinh doanh này không đáng kể so với gần gần 10 vạn cư dân VN đang ở Đức.
2- Một bộ phận vượt biên sang ĐỨC, TIỆP, đặc biệt ở ANH nếu muốn có tiền trả nợ đa phần rơi vào tay các băng nhóm maffia mà công việc chủ yếu trồng cỏ (ma túy) một số nhỏ rơi vào tình trạng làm điếm.
Cách kiếm tiền này cực kì mạo hiểm bởi hai áp lực. Một là thuộc phạm vi truy lùng gắt gao của các lực lượng cảnh sát đặc biệt nước sở tại, hai là ở sự quản lí ngặt nghèo, nguy hiểm về mạng sống của các tổ chức mafia người Việt.
3- Do thiếu hiểu biết nên tình trạng là con mồi cho các tổ chức đưa đường trái phép suốt 30 năm qua vẫn tồn tại trên lãnh thổ VN, cho nên chuyện 39 ngừơi chết trên container đã xảy ra và thực chất lẻ lẻ cũng nhiều vụ bỏ mạng nhưng không được dư luận biết tới.
4- Các bạn ở các cơ quan truyền thông nên điều nghiên cẩn thận các làng có người đi ra nước ngoài và cần hết sức lưu ý việc nguồn ra đi từ vượt biên trái phép.
2- Một bộ phận vượt biên sang ĐỨC, TIỆP, đặc biệt ở ANH nếu muốn có tiền trả nợ đa phần rơi vào tay các băng nhóm maffia mà công việc chủ yếu trồng cỏ (ma túy) một số nhỏ rơi vào tình trạng làm điếm.
Cách kiếm tiền này cực kì mạo hiểm bởi hai áp lực. Một là thuộc phạm vi truy lùng gắt gao của các lực lượng cảnh sát đặc biệt nước sở tại, hai là ở sự quản lí ngặt nghèo, nguy hiểm về mạng sống của các tổ chức mafia người Việt.
3- Do thiếu hiểu biết nên tình trạng là con mồi cho các tổ chức đưa đường trái phép suốt 30 năm qua vẫn tồn tại trên lãnh thổ VN, cho nên chuyện 39 ngừơi chết trên container đã xảy ra và thực chất lẻ lẻ cũng nhiều vụ bỏ mạng nhưng không được dư luận biết tới.
4- Các bạn ở các cơ quan truyền thông nên điều nghiên cẩn thận các làng có người đi ra nước ngoài và cần hết sức lưu ý việc nguồn ra đi từ vượt biên trái phép.
Để tránh lặp lại việc đau lòng trên thì việc giáo dục tuyên truyền cần làm tỏ rõ tình trạng vượt biên trái phép, khả năng xấu trong việc vượt biên ra nước ngoài để làm giầu phi pháp. Các bạn VTV 1 và Thời sự VTV cùng VTV4 nên làm một chương trình bàn sâu về vấn đề này để dân chúng rõ.
Bộ công an nên truy quyét, rà xoát các tổ chức đưa người ra nước ngoài, kể cả những trung tâm núp dưới danh nghĩa tổ chức giúp người đi du học.
Việc 39 người chết trong container phải coi như một vụ thảm sát mà nạn nhân là thuộc những người kém hiểu biết chọn một con đường đầy phiêu lưu mạo hiểm..
Việc 39 người chết trong container phải coi như một vụ thảm sát mà nạn nhân là thuộc những người kém hiểu biết chọn một con đường đầy phiêu lưu mạo hiểm..
Bài của Nguyễn văn Thọ rất bổ ích cho xã hội . Trước hết là bổ ích nâng cao dân trí chung , cho dân nghèo muốn liều mạng và bị lừa , ra đi vì tưởng dễ đổi đời . Bài viết cũng bổ ích cho ngành an ninh và quản lí xã hội .
Trả lờiXóaÝ kiến của bạn ko sai. Nhưng dòng chảy di cư ko bao giờ ngừng lại. Lúc âm ỉ, khi bùng phát. Người tiếp người nối nhau đi tìm miền đất hứa. Đã có biết bao người bỏ mạng nơi biển khơi khi di tản sau 1975. Những người phụ nữ bị bán sang Trung Quốc làm vợ làm gái sau này. Đã có biết bao người Việt người Hoa, người Syrya, châu Phi... bỏ mình khi đi tìm miền đất hứa. Chắc chắn số nạn nhân sẽ ko dừng lại. Khi khát vọng đổi đời vẫn đang sôi trong mỗi người Việt nghèo nơi gió Lào cát trắng. Tác giả có thấy những làng Nghê - Tĩnh ở Berlin chưa? Nếu ko dám dấn thân. Làm dao họ có thể đổi đời? Khi môi trường ô nhiễm. Rừng đã hết và biển thì đang chết nơi quê nhà. Xin chia buồn cùng gia đình những người ko may mắn!
Trả lờiXóaNhững thông tin trên rất bổ ích cho những ai đang mơ tưởng được đến miền đất hứa trời tây mộng ước làm giàu.
Trả lờiXóaRất tiếc là Báo chí Việt Nam cố tình không đưa tin để người dân được biết sự thật.
Họ chỉ tuyên truyền, kích thích người Việt Nam bỏ quê hương đồng ruộng đi xuất khẩu lao động để làm giàu. Thậm chí Ngân Hàng chính sách xã hội còn khuyến khích bà con bằng cách cho vay tiền không tính lãi để đi xuất khẩu lao động. Nhà nước thì ra rả tuyên truyền mỗi năm Ngân sách tăng thêm 10 tỷ USD từ nguồn Kiều bào xuất khẩu lao động gửi về, càng làm cho người dân phấn khích bỏ làng bỏ nước ra đi...Đáng lẽ nhà nước phải tuyên truyền cho người dân tự làm giàu trên đồng ruộng quê hương, Ngân Hàng nên ưu tiên vốn cho sản xuất nhưng họ không làm thế.?
Có lẽ các cán bộ của ta muốn dân cày bỏ ruông đi làm thuê ngoài nước để lấy đất bán cho các chủ doanh nghiệp rồi cùng nhau hưởng lợi.
Ôi chí tuệ Việt Nam sao thông minh đột suất khác người. Thật khó hiểu, mong được các nhà thông thái nói nhỏ cho nghe ?
Vài lời phản biện đối với nhà văn „Thọ muối“ hy vọng nếu Tễu quan tâm đến tính chính xác thì cho đăng, chứ tôi đọc thấy khó „tiêu hóa“ 1 số ý nên có ý kiến „nhặt cỏ“ vì thấy Nhà văn viết „mạnh tay“ quá, mà ai không biết thì tin sái cổ.
Trả lờiXóaÔng Thọ là nhà văn có thể hư cấu và lời văn có thể không chính xác và tôi sẵn sàng không xét nét câu chữ, tuy nhiên để cho chính xác hơn tôi có thêm vài ý kiến nhỏ sau: Thứ nhất tôi không đồng ý với câu đầu là nếu không sang Châu Âu để học tập thì là sang để „làm giầu“. tôi nghĩ có thể dễ thống nhất với nhau là đi ra nước ngoài „làm kinh tế - hay để khấm khá hơn ở nhà“ – chứ để „làm giàu“ thì chắc đa phần người đi và gia đình họ và tôi không đồng ý với câu đó. Riêng ông Thọ nói người xin tỵ nạn thì còn có thể có lý khi không được lao động, chứ người sang tỵ nạn thực sự thì có quyền lợi lao động đó ông Thọ ơi! Và đúng ví dụ ở Đức thì người ở những vùng Đông Đức cũ đang xin tỵ nạn thường khó xin đi làm (không xin được giấy phép lao động do người dân cũng không có việc làm), thì có lẽ ông Thọ không biết người Việt ở các bang Tây Đức cũ không ít người đã có việc làm – mặc dù họ chưa được công nhận tỵ nạn (phải chăng ông Thọ chỉ nêu ví dụ từ Bang Brandenburg, là Bang Đông Đức cũ nơi Ông đã sống và thời đó Ông đi bán quần áo?!). Còn nhận xét của Ông: „Đa số họ ăn trợ cấp thất nghiệp …“ (thợ khách) tôi cũng khó đồng ý, vì tôi hiểu Ông đang nói số lao động hợp tác trước kia, và tôi nghĩ Ông nói khá đông ăn thất nghiệp thì tôi còn có thể tạm nghe, chứ nói đa số thì tôi không ủng hộ - chính xác là phản đối, vì nên nhớ nguyên tắc trước đây người Việt để có thể ở lại Đức phải có công ăn việc làm, thì bây giờ sau khi có lưu trú vô thời hạn thì cũng không dễ dàng nhảy ra xin xã hội đồng loạt được. Theo số liệu của GTZ (Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức) Đức thì năm 2013 số người Việt thế hệ đầu tiên mà ông Thọ chủ yếu nhắc tới trừ số thuyền nhân có công ăn việc làm ở Đức chừng 74.000 người/tổng số 104.000 người được tính chính thức có việc làm và thực tế 90 % có việc làm thì tôi nghĩ nếu ông Thọ biết chi tiết này cũng phải suy nghĩ lại về vấn đề nói đa số người Việt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người Việt hành nghề thì ngoài số làm quán (nhiều nhất là quán ăn nhanh), móng tay thì thứ nhất ngoài bộ phận là chủ thì còn số đông hơn nhiều làm thuê. Bên cạnh đó ở Đức, hay nhất ở Berlin số người bán hoa đang tràn ngập Thành phố bên cạnh số bán quần áo và hàng quà tặng (nghề anh Thọ đã làm). Còn nói sang Anh „đa phần rơi vào tay các băng nhóm mafia“ tôi cũng không đồng ý, vì chắc chắn những người đi sang đó và gia đình cơ bản không chấp nhận sang để sẽ như vậy. Tóm lại cũng chỉ 1 phần sang đó làm chuyện „trông cỏ“, và không loại trừ cả làm „điếm“. Tuy nhiên cần hiểu số lớn sang chủ yếu vẫn là làm thuê (tất nhiên là chui) như làm việc cho tiệm nail, quán ăn, xây dựng, khách sạn ….
Tôi không biết các bạn đọc khác thì sao chứ tôi đúng là ’hết ý kiến’ khi ông Nguyễn Văn Thọ liên tiếp viết các câu như “Đa phần nghiêng sang mục đích chính là để làm giầu’’, “tính toán chi phí với 20 ngàn đô la để phiêu lưu làm giầu”, “vượt biên ra nước ngoài để làm giầu phi pháp”, “nạn nhân là thuộc những người kém hiểu biết chọn một con đường đầy phiêu lưu mạo hiểm”...
Trả lờiXóaThật vậy sao ông Thọ???
Hãy nhìn lại những đứa trẻ 19, 20 “muốn làm giầu” như ông nói chúng nó ra đi từ đâu? ông Thọ người 35 năm ở Đức hãy đọc lại Formosa, cưỡng chế đất, ô nhiễm môi sinh, tham nhũng, áp bức các thứ, hàng ngàn nguyên nhân đã đẩy những đứa trẻ và những người đang độ thanh niên khác vào chỗ chết trong xe tải đông đá rồi hãy kết tội họ “kém hiểu biết, muốn làm giầu”.
Bịnh ông quá ông Thọ ơi!
Bài viết rất hay và đúng. Nhưng hiện thực đen tối và đau xót này không bao giờ chấm dứt khi thế giới này còn các chế độ độc tài, dối trá, lừa đảo, ngu dân, đói nghèo, bạo lực. Con người, bản chất là khát khao tự do và hạnh phúc, nó vươn tới những nơi đó bằng bất cứ giá nào, giống như giọt nước, nó tìm mọi cách để chảy tới chỗ trũng. Chấm dứt nó chỉ có cách duy nhất là xóa bỏ các chế độ độc tài, xóa bỏ áp bức, bóc lột, đàn áp, đói nghèo... Còn trước khi làm được điều đó, chỉ có một cách đúng, là làm như nước Mỹ xây bức tường dài suốt biên giới với Mexico để ngăn người nhập cư trái phép. Đó là cách tàn nhẫn nhưng lý tính nhất để giúp những dòng người nô lệ đau khổ, đói khát không thể trốn chạy khỏi bóng tối mà phải quay trở lại thiêu cháy thế giới tối tăm.
Trả lờiXóa